Chương 1 Nghị định 105/2013/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 105/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/09/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2013 |
Ngày công báo: | 30/09/2013 | Số công báo: | Từ số 627 đến số 628 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/05/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giả mạo chứng từ kế toán: tăng mức phạt tối thiểu
Vừa qua, Nghị định 105/2013/NĐ-CP được ban hành đã tăng mức phạt tối thiểu đối với các hành vi vi phạm về chứng từ kế toán.
Cụ thể, với hành vi giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu, trước đây mức phạt đối với hành vi này từ 10 - 30 triệu.
Hình phạt bổ sung cho hành vi này là tịch thu chứng từ kế toán, tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán và đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán từ 01 đến 03 tháng.
Bên cạnh đó, hành vi ký chứng từ kế toán khi chưa đủ nội dung chứng từ, không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký sẽ bị phạt từ 5 – 10 triệu, trước đây là từ 2-10 triệu.
Nghị định 105 có hiệu lực từ ngày 01/12/2013, thay thế các Nghị định 185/2004/NĐ-CP, 39/2011/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
1. Cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) vi phạm quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và những cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm;
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm;
3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
4. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
5. Trong thời hạn được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền:
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kế toán đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 60.000.000 đồng. Mức phạt tiền quy định từ Điều 7 đến Điều 16 Chương II Nghị định này áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kiểm toán độc lập đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 100.000.000 đồng.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động có thời hạn trong trong lĩnh vực kiểm toán độc lập:
- Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với tổ chức kiểm toán đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
- Đình chỉ hành nghề kiểm toán đối với kiểm toán viên hành nghề đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
- Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
- Đình chỉ việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đến 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
- Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đến 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
- Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đến 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
2. Ngoài các hình thức xử phạt chính quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:
a) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán đối với người hành nghề kế toán từ 1 tháng đến 3 tháng; đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán từ 1 tháng đến 3 tháng;
b) Tịch thu chứng từ kế toán, sổ kế toán, tịch thu báo cáo tài chính.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực kế toán bao gồm:
a) Buộc phải hủy các chứng từ kế toán đã lập trùng lặp;
b) Buộc phải khôi phục lại sổ kế toán;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực kiểm toán độc lập bao gồm:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
c) Buộc tiêu hủy hồ sơ, tài liệu, bằng cấp, chứng chỉ, giấy chứng nhận gian lận, giả mạo, khai man.
Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến kế toán, kiểm toán độc lập đã được quy định tại các văn bản khác thì việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo các văn bản đó.
Article 1. Scope of adjustment
This Decree specifies acts of administrative violation, statute of limitations for sanctioning, sanctioning forms and levels, remedies; competence for making minutes and competence for sanctioning administrative violations in domains of accounting and independent audit.
Article 2. Subjects of application
1. Domestic and foreign individuals and organizations (hereinafter collectively referred to as individuals and organizations) who violate provisions of law on accounting, independent audit in Vietnam’s territory, but not to the extent of being examined for penal liability will be sanctioned administrative violations as prescribed in this Decree.
2. The persons competent to making minutes, handling of administrative violations and other concerned individuals and organizations.
Article 3. Statute of limitations for handling of administrative violations
1. Statute of limitations for sanctioning administrative violations in domain of accounting will be 2 years;
2. Statute of limitations for sanctioning administrative violations in domain of independent audit will be 1 year;
3. Time to calculate the statute of limitations for sanctioning administrative violations specified in Clause 1, Clause 2 of this Article is defined as follows:
a) For an act of administrative violation already ended, statute of limitations is calculated from time of ending act of violation.
b) For an act of administrative violation currently being performed, statute of limitations is calculated from time of detecting act of violation.
4. In case of sanctioning administrative violations for individuals which are transferred by the agencies conducting the proceedings, statute of limitations will comply with provisions in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article. Duration for the agencies conducting the proceeding to process and consider will be included in statute of limitations for sanctioning administrative violations.
5. In time limit prescribed in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article, if individuals or organizations deliberately shirk or obstruct the sanction, statute of limitations for sanctioning administrative violations will be recounted, starting from the time of termination of acts of shirking or obstructing sanction.
Article 4. Forms of sanctioning administrative violations
1. For each act of administrative violation in domains of accounting, independent audit, organizations and individuals violated must suffer one of following principal sanctioning forms:
a) Impose warning;
b) Fine:
The maximum fine levels in accounting will be VND 30,000,000 for individuals and VND 60,000,000 for organizations. The fine levels defined in Articles from 7 thru 16 Chapter 2 of this Decree will be the fine levels applicable to individuals. For the same act of administrative violation, the fine level for infringing organizations will be twice as the fine level for individual.
The maximum fine levels in dependent audit will be VND 50,000,000 for individuals and VND 100,000,000 for organizations.
c) Deprive of the right to use practice permits or certificates or operation suspension for a definite period in independent audit:
- Suspension of provision of audit service applicable to audit organization for up 12 months from the effective day of sanction decision;
- Suspension of practicing audit applicable to the practice auditors for up 12 months from the effective day of sanction decision;
- Suspension of updating knowledge for auditors for up 06 months from the effective day of sanction decision;
- Suspension of providing through-border audit service in Vietnam of foreign audit enterprises for up 24 months from the effective day of sanction decision;
- Deprive of the right to use certificates of registration for practicing audit for up 24 months from the effective day of sanction decision;
- Deprive of the right to use certificates of eligibility for provision of audit service for up 24 months from the effective day of sanction decision;
2. Apart from principal sanctioning forms prescribed in Clause 1 of this Article, depending on nature and seriousness of violations, organizations and individuals violating administratively in accounting may also be forced to apply the following additional sanctioning forms:
a) Deprive of the right to use the accountancy practice certificates for persons practicing accountancy from 1 month to 3 months; suspension of provision of accounting service for organizations providing accounting service from 1 month to 3 months;
b) Confiscation of accounting vouchers, accounting books, financial statements.
Individuals and organizations violating administratively in domains of accounting and independent audit, apart from being applied to the sanctioning forms, may also be forced to apply the following remedies:
1. Remedial measures in accounting include:
a) Forcible destruction of accounting vouchers which have been made in an overlapping manner;
b) Forcible restoration of the accounting books;
c) Forcible remittance of illicit earnings from the commission of administrative violations.
2. Remedial measures in independent audit include:
a) Forcible correction of wrong or misleading information;
b) Forcible remittance of illicit earnings from the commission of administrative violations.
c) Forcible destruction of dossiers, documents, diplomas, certificates which are fraud, forgery, perjury.
Article 6. Application of provisions of law on sanctioning of administrative violations in relevant domains
If acts of administrative violations related to accounting, independent audit have been prescribed in other documents, the sanction will comply with such documents.