Chương 3 Nghị định 101/2012/NĐ-CP: Dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán
Số hiệu: | 101/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 16/03/2013 |
Ngày công báo: | 09/12/2012 | Số công báo: | Từ số 729 đến số 730 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
30/06/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ ngày 26/3/2013, Tổ chức cung ứng dịch vụ: trung gian thanh toán, thanh toán không dùng tiền mặt, người sử dụng dịch vụ này khi mở và sử dụng tài khoản thanh toán phải làm hợp đồng.
Phí dịch vụ trong thanh toán vẫn do tổ chức quy định và niêm yết, nhưng trong trường hợp có diễn biến bất thường, NHNN sẽ xác định phí này.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, có tài sản riêng được quyền mở tài khoản thanh toán nhưng phải có người giám hộ.
Chủ tài khoản có thể nộp, rút tiền mặt và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện các giao dịch hợp lệ. Đồng thời có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán.
Nội dung này được triển khai trong Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, thay thế cho Nghị định 64/2001/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm:
a) Cung ứng phương tiện thanh toán;
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ;
c) Các dịch vụ thanh toán khác.
2. Các dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng được thực hiện:
a) Ngân hàng Nhà nước cung ứng các dịch vụ thanh toán cho các khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng chính sách cung ứng tất cả các dịch vụ thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Ngân hàng hợp tác xã được cung ứng một số dịch vụ thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
3. Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm: dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và một số dịch vụ thanh toán khác.
4. Các dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng được thực hiện:
a) Các ngân hàng được quy định tại khoản 2 Điều này được cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán cho khách hàng;
b) Quỹ tín dụng nhân dân được cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên của mình;
c) Tổ chức tài chính vi mô được cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;
d) Các tổ chức khác cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm:
a) Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử;
b) Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán;
c) Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó hoạt dộng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ chức;
b) Có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức;
c) Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;
Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức xin phép phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách.
Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm;
đ) Điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ gồm: cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và quy định của Ngân hàng Nhà nước; hệ thống kỹ thuật dự phòng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố; quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo an toàn, bảo mật và phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với dịch vụ trung gian thanh toán trong các giao dịch điện tử theo quy định hiện hành của pháp luật.
1. Quy trình, thủ tục cấp Giấy phép
a) Tổ chức xin cấp Giấy phép gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép (bao gồm 05 bộ) qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này. Tổ chức xin cấp Giấy phép phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin cung cấp;
b) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra hồ sơ theo các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định này;
c) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ thẩm định và cấp Giấy phép hoặc có văn bản từ chối cấp phép trong đó nêu rõ lý do;
d) Tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định;
b) Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên, Hội đồng Quản trị (hoặc Đại hội cổ đông phù hợp với quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức) thông qua Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
d) Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật và Biên bản nghiệm thu thử nghiệm kỹ thuật với một tổ chức hợp tác;
đ) Hồ sơ về nhân sự: sơ yếu lý lịch, bản sao chứng thực các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
e) Giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức (bản sao chứng thực).
3. Thời hạn Giấy phép
Thời hạn của Giấy phép là 10 năm tính từ ngày tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
a) Tổ chức được cấp phép sẽ bị thu hồi Giấy phép và phải chấm dứt hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với một trong các trường hợp sau:
Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức đó không tiến hành triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép mà không có lý do chính đáng; trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo cho tổ chức có vi phạm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định này và phải thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng tổ chức không khắc phục được; tổ chức bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật liên quan.
b) Quy trình, thủ tục thu hồi Giấy phép:
Khi tổ chức được cấp phép vi phạm một trong các trường hợp nêu tại điểm a, khoản 4 Điều này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản gửi tổ chức được cấp phép thông báo về việc thu hồi Giấy phép và thông báo lý do thu hồi Giấy phép. Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố công khai về việc thu hồi Giấy phép của tổ chức đó trên trang tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Ngay khi nhận được thông báo bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải lập tức ngừng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải gửi thông báo bằng văn bản tới các tổ chức và cá nhân liên quan để thanh lý hợp đồng và hoàn tất các nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các bên.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin cấp lại Giấy phép của tổ chức, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét và cấp lại Giấy phép hoặc có văn bản thông báo từ chối trong đó nêu rõ lý do đối với các trường hợp sau đây:
a) Hết hạn Giấy phép
Trước khi Giấy phép hết hạn ít nhất 60 ngày, tổ chức được cấp Giấy phép phải gửi văn bản xin cấp lại Giấy phép và bản sao Giấy phép đang có hiệu lực tới Ngân hàng Nhà nước.
b) Bị thu hồi Giấy phép
Sau thời hạn 6 tháng, kể từ ngày khắc phục được hoàn toàn nguyên nhân bị thu hồi Giấy phép, tổ chức bị thu hồi Giấy phép có văn bản giải trình và xin cấp lại Giấy phép tới Ngân hàng Nhà nước.
c) Sửa đổi, bổ sung Giấy phép
Khi có nhu cầu thay đổi nội dung quy định trong Giấy phép tổ chức phải có văn bản đề nghị trong đó nêu chi tiết nội dung đề nghị sửa đổi và lý do thay đổi nội dung Giấy phép cùng bản sao Giấy phép đang có hiệu lực tới Ngân hàng Nhà nước.
d) Trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hư hỏng không sử dụng được, tổ chức phải gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép và nêu rõ lý do tới Ngân hàng Nhà nước.
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ấn định và phải niêm yết công khai các mức phí cung ứng dịch vụ.
2. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế xác định phí dịch vụ thanh toán và phí dịch vụ trung gian thanh toán.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại do vi phạm thỏa thuận giữa các bên liên quan và theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không có thỏa thuận về các điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn trong thanh toán theo quy định của pháp luật. Người sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn trong thanh toán theo quy định và hướng dẫn của các tổ chức cung ứng dịch vụ.
PAYMENT SERVICES AND PAYMENT INTERMEDIARY SERVICES
1. Payment services via the clients’ payment accounts, including:
a) Provision of payment facilities;
b) Provisions of payment services via cheques, payment order, collection order, bank cards, letter of credit, bank transfer, payment authorization;
c) Other payment services.
2. Payment services via the clients’ payment accounts:
a) The State bank shall provide the payment services for the clients that open payment accounts at the State bank;
a) Commercial bank, branches of foreign banks, banks for social policies shall provide all payment services prescribed in Clause 1 this Article;
c) Cooperative banks may provide some payment services prescribed in Clause 1 this Article after obtaining the approval from the State bank.
3. Payment services via clients’ payment accounts, including: money transfer services, payment authorization, and other payment services.
4. Payment services without clients’ payment accounts:
a) The banks prescribed in Clause 2 this Article may provide payment services without payment accounts for their clients;
b) The people's credit funds may provide money transfer services, and provided services of authorized payment and authorized collection for their members;
c) The microfinance institutions may provide services of authorized collection, authorized payment, and money transfer to microfinance clients
d) Other organizations that provide payment services without payment accounts must comply with the regulations of the State bank.
Article 15. The payment intermediary services and conditions thereof
1. Payment intermediary services include:
a) Provision of electronic payment facilities;
b) Payment service support;
c) Other payment intermediary services as prescribed by the State bank.
2. Requirements for providing payment intermediary services
The organizations not being banks that wish to provide payment intermediary services must satisfy the following requirements:
a) Having a License for establishment or Certificate of business registration issued by competent State agencies, in which the provision of payment intermediary services is one of their primary businesses;
b) Having an approved plan for payment intermediary service provisions in accordance with the regulations on investment authority prescribed in their charter;
c) Having at least 50 billion VND of charter capital;
d) Requirements of human resources:
The legal representative, the General Director (Director) of the applying organization must have proficiency or experience in business administration or their discipline.
The employees that run the payment intermediary services must be proficient in their job;
dd) The technical and professional conditions include: facilities and technical infrastructure that suit the requirements for providing payment intermediary services and the regulations of the State bank; the back-up technical system independent from the primary system that ensures the safe and continuous service provision when the primary system has problems; the technical and professional process in the provision of payment intermediary services that ensures the safety, security, and suite the laws on electronic transaction; the process of internal inspection of payment intermediary services in electronic transactions as prescribed by current law.
Article 16. The procedure and documents for issuing, revoking, and reissuing the Licenses to provide payment intermediary services
1. The procedure for issuing the License
a) The applicant shall send the dossier of application for the License (including 05 sets), by post or directly, to the State bank as prescribed in Clause 2 this Article. The applicant is responsible before law for the accuracy of the information provided;
b) Based on the dossier of application, the State bank shall examine the dossier according to the conditions in Clause 2 Article 15 of this Decree;
c) Within 60 days as from receiving the complete and valid dossier, the State bank shall appraise and issue the License, or the written refusal to issue the license and specify the reasons;
d) The organization that is issued with the License to provide payment intermediary services must pay fees as prescribed by law.
2. 2. The dossier of application for the Licenses to provide payment intermediary services includes:
a) The written application for the License according to the form provided by the State bank;
b) The Record or the Resolution of the Member assembly meeting, the Board of Directors meeting (or shareholder meeting as prescribed in the Charter of the organization) that pass the scheme for the provision of payment intermediary services;
c) The scheme for the provision of payment intermediary services;
d) The description of technical solution and the written acceptance of technical experiment with another organization;
dd) The documents about personnel: the résumés, the authenticated copies of the qualifications proving the capability and proficiency of the legal representative, General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director) and the senior officers that execute the Scheme for the provision of payment intermediary services;
e) The License for establishment or Certificate of business registration issued by competent State agencies, the Charter of organization and operation (authenticated copy);
3. License period
The period of the License is 10 years as from the day the organization is issued with the License by the State bank.
4. Revoking the License
a) The organization shall have its License revoked, and have to terminate the provision of payment intermediary services in one of the following cases:
The organization fails to commence the provision of licensed payment intermediary services without legitimate reasons within 06 months as from the date of issue of the License; the organization fails to rectify the violations within 03 months as from the State bank notifies the organization of one of the violations of the requirements prescribed in Clause 2 Article 15 of this Decree, and requests it to rectify; the organization is dissolved or bankrupt as prescribed by relevant laws.
b) The procedure for revoking the License
When the licensed organization commits one of the violations prescribed in Point a Clause 4 this Article, the State bank shall send written notification to the licensed organization of the revocation of the License, and provide the explanation. The State bank shall announce the License revocation of such organization on the State bank’s website.
When receiving the written notification from the State bank of the revocation of the License to provide payment intermediary services, the organization that has its License revoked must immediately stop providing payment intermediary services.
Within 30 days as from receiving the notification from the State bank, the organization that has its license revoked must send written notification to relevant organizations and individuals to liquidate the contracts and settle the obligations among them.
5. Reissuing the License
Within 30 days as from receiving the application for reissuing the License, the State bank shall consider and issue the License, or the written refusal to issue the license enclosed with the explanation in one of the following cases:
a) The License expires
At least 60 days before the License expires, the organization must apply for reissuing the License and a copy of the unexpired License to the State bank.
b) The License is revoked
After 6 months as from the reasons for revoking the License are completely rectified, the organization that had its Licensed expired may send an explanation and application for reissuing the License to the State bank.
c) Amending and supplementing the License
If the organization wishes to change the content of the License, its must make and send a written request, specifying the amendment and the reason for it, enclosed with a copy of the unexpired License, to the State bank.
d) In case the License in lost or damaged, the organization must send a written application for reissuing the License and, and the explanation, to the State bank.
1. The providers of payment services and the providers of payment intermediary services must fix and post their service charges.
2. If the banking activities are unpredictable, the State bank shall provide a mechanism for determining the charges for payment services and charges for payment intermediary services.
The providers of payment services and providers of payment intermediary services must pay compensation for damage if they violate the agreements among the relevant parties, or violate laws.
Article 19. Dispute settlement
If there is no agreement on the dispute settlement in the contract, the dispute shall be settled as prescribed by law.
Article 20. Ensuring the safe payment
Providers of payment services and providers of payment intermediary services must take measures for ensuring the safe payment as prescribed by law. Service users must implement the safety measures when making payment guided by the service providers.