Nghị định 101/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch
Số hiệu: | 101/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 30/09/2010 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2010 |
Ngày công báo: | 14/10/2010 | Số công báo: | Từ số 589 đến số 590 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 101/2010/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2010 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CÁCH LY Y TẾ, CƯỠNG CHẾ CÁCH LY Y TẾ VÀ CHỐNG DỊCH ĐẶC THÙ TRONG THỜI GIAN CÓ DỊCH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Biện pháp cách ly y tế tại nhà được áp dụng đối với các trường hợp:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch, trừ đối tượng là người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh dịch thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là một số bệnh thuộc nhóm B);
b) Người xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B;
c) Người tiếp xúc với người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B.
2. Biện pháp cách ly tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đang khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế và người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch;
b) Người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm.
3. Biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu áp dụng đối với các trường hợp:
a) Người, phương tiện, hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam có khai báo của chủ phương tiện vận tải hoặc có bằng chứng rõ ràng cho thấy trên phương tiện vận tải, người, hàng hóa có dấu hiệu mang mầm bệnh dịch thuộc nhóm A;
b) Người xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam.
4. Biện pháp cách ly y tế tại các cơ sở, địa điểm khác áp dụng đối với các trường hợp số lượng người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam thuộc quy định tại khoản 3 Điều này vượt quá khả năng tiếp nhận cách ly của cửa khẩu hoặc số lượng người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá khả năng tiếp nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có dịch.
1. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế:
a) Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà hoặc tại cơ sở y tế đối với các đối tượng quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều 1 Nghị định này;
b) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định này;
c) Người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này.
2. Việc quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế được thực hiện theo một trong các hình thức sau:
a) Ban hành quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với từng đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế;
b) Ban hành quyết định phê duyệt danh sách các trường hợp bị áp dụng biện pháp cách ly y tế;
c) Phê duyệt trực tiếp trên bản danh sách các trường hợp bị áp dụng biện pháp cách ly y tế.
3. Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế:
a) Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế do người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định nhưng không quá 21 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực. Riêng đối với hình thức cách ly y tế tại cửa khẩu, thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế không quá 02 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực;
b) Trường hợp hết thời hạn áp dụng biện pháp cách ly y tế mà đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế chưa khỏi bệnh hoặc chưa được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì phải gia hạn thời gian cách ly.
Quyết định gia hạn thời gian cách ly y tế là 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
1. Trong thời gian 03 giờ, kể từ khi phát hiện người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này, Trạm trưởng Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) lập danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để xem xét, phê duyệt.
2. Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của Trạm trưởng Trạm y tế xã, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã phải quyết định việc phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế. Trường hợp từ chối phê duyệt phải nêu rõ lý do.
3. Trong thời gian 03 giờ, kể từ khi danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế được phê duyệt, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:
a) Thông báo việc áp dụng biện pháp cách ly cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và thân nhân của họ, đồng thời thông báo cho Công an xã và tổ trưởng tổ dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn, già làng, trưởng bản, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng phum, trưởng sóc để phối hợp giám sát việc thực hiện biện pháp cách ly y tế;
b) Tổ chức thực hiện các biện pháp giám sát, theo dõi sức khỏe của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế;
c) Báo cáo và đề xuất với Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã về các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa nguy cơ lây nhiễm từ người bị cách ly y tế ra cộng đồng.
4. Trường hợp người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Sau khi tiếp nhận đối tượng, người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện việc cách ly và chăm sóc, điều trị cho người bệnh;
b) Thông báo với Trạm trưởng Trạm Y tế xã về tình trạng bệnh của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế.
6. Sau khi nhận được thông báo của người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:
a) Thông báo hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cách ly y tế trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó không mắc bệnh truyền nhiễm;
b) Lập danh sách những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó mắc bệnh truyền nhiễm.
1. Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi phát hiện đối tượng thuộc quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, trưởng khoa, phòng nơi đối tượng đang khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lập danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế và báo cáo người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để xem xét, phê duyệt.
2. Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của trưởng khoa, phòng nơi đối tượng đang khám bệnh, chữa bệnh, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải phê duyệt danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế.
Trường hợp đối tượng thuộc khoản 4 Điều 3, khoản 5 Điều 5 Nghị định này, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải phê duyệt lại danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế mà chỉ thực hiện thủ tục tiếp nhận người bệnh và chỉ đạo việc thực hiện cách ly y tế đối với đối tượng tại cơ sở của mình.
3. Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế được phê duyệt, trưởng khoa, phòng nơi đối tượng đang khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:
a) Thông báo việc áp dụng biện pháp cách ly y tế cho đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và thân nhân của họ;
b) Chuyển đối tượng đến địa điểm thực hiện cách ly y tế và phân công nhân viên trực tiếp chăm sóc, điều trị cho đối tượng.
4. Trường hợp sau khi áp dụng biện pháp cách ly y tế mà xác định người bị áp dụng biện pháp cách ly không mắc bệnh truyền nhiễm, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thông báo hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với người đó.
5. Sau khi hết thời gian cách ly, nếu người bệnh chưa khỏi bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang điều trị quyết định việc gia hạn thời gian cách ly.
1. Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi phát hiện đối tượng thuộc quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này, người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm lập danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế và báo cáo người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu để xem xét, phê duyệt.
2. Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới, người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu phải phê duyệt danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế.
3. Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế được phê duyệt, người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm:
a) Thông báo việc áp dụng biện pháp cách ly y tế cho:
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và thân nhân của họ đối với đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế là người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam;
- Thân nhân hoặc người chịu trách nhiệm vận chuyển đối với đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế là thi hài, hài cốt;
- Chủ hàng hóa, phương tiện vận tải trong trường hợp đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế là hàng hóa, phương tiện vận tải, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người;
- Cơ quan phụ trách an ninh tại cửa khẩu để phối hợp trong việc giám sát việc thực hiện cách ly y tế.
b) Chuyển đối tượng đến địa điểm thực hiện cách ly y tế và phân công nhân viên trực tiếp chăm sóc, điều trị cho đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế là người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam.
Trường hợp đối tượng bị cách ly y tế là hàng hóa, phương tiện vận tải, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người, thi hài, hài cốt, việc áp dụng các biện pháp xử lý y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm dịch y tế biên giới.
4. Sau khi hết thời gian thực hiện biện pháp cách ly y tế, người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm lập danh sách những đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và gửi cho Trạm y tế xã nơi đối tượng cư trú để thực hiện việc theo dõi sức khỏe.
5. Trường hợp người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm, người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu để xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
6. Sau khi tiếp nhận đối tượng, người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện việc cách ly y tế và chăm sóc, điều trị cho người bệnh;
b) Thông báo với người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu về tình trạng bệnh của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế.
7. Trường hợp nhận được thông báo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định người đó mắc bệnh truyền nhiễm, người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm lập danh sách những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và gửi cho Trạm Y tế xã nơi người tiếp xúc cư trú để theo dõi, giám sát tình hình sức khỏe.
1. Trường hợp số lượng người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam thuộc quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này vượt quá khả năng tiếp nhận cách ly y tế của cửa khẩu:
a) Trong thời gian 06 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới, người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu gửi văn bản về Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) nơi có cửa khẩu đề nghị hướng dẫn thực hiện việc cách ly y tế;
b) Trong thời gian 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu, Sở Y tế tỉnh phải có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện cách ly y tế.
2. Trường hợp số lượng người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá khả năng tiếp nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có dịch, trong thời gian 06 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) quyết định việc áp dụng các biện pháp chống dịch theo quy định tại khoản 3 Điều 48 và việc huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống dịch theo quy định tại Điều 55 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
1. Biện pháp ngăn chặn tạm thời được áp dụng trong thời gian chờ quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế của người có thẩm quyền quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Các biện pháp ngăn chặn tạm thời gồm:
a) Bắt buộc áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm;
b) Hạn chế giao tiếp của đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp cách ly y tế với môi trường và cộng đồng xung quanh.
3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn:
a) Trạm trưởng Trạm Y tế xã đối với đối tượng thuộc quy định khoản 1 Điều 1 Nghị định này;
b) Trưởng khoa, phòng nơi đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang khám bệnh, chữa bệnh;
c) Người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới đối với đối tượng thuộc quy định khoản 3 Điều 1 và khoản 1 Điều 6 Nghị định này;
d) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
4. Thời gian áp dụng biện pháp ngăn chặn:
a) Không quá 03 giờ đối với đối tượng thuộc quy định khoản 1 Điều 1 Nghị định này;
b) Không quá 01 giờ đối với đối tượng thuộc quy định khoản 2, 3 Điều 1 Nghị định này;
c) Không quá 06 giờ đối với đối tượng thuộc quy định Điều 6 Nghị định này.
1. Thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Thời điểm ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế:
a) Trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 1 của Nghị định này: trong vòng 24 giờ, kể từ khi phát hiện đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không tuân thủ;
b) Trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại các khoản 3 Điều 1 của Nghị định này: trong vòng 06 giờ, kể từ khi phát hiện đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không tuân thủ.
3. Nội dung của quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế:
a) Đối tượng bị bắt buộc áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế;
b) Địa điểm thực hiện việc cưỡng chế cách ly y tế;
c) Thời hạn cách ly y tế;
d) Trách nhiệm của đối tượng bị bắt buộc áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế và cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế.
4. Thời gian áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế:
a) Thời gian áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế do người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định nhưng không quá 21 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế có hiệu lực;
b) Trường hợp hết thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế mà đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế chưa khỏi bệnh hoặc chưa được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nhưng trong quá trình thực hiện biện pháp cưỡng chế cách ly y tế không tuân thủ các quy định của cơ quan thực hiện việc cưỡng chế cách ly phải gia hạn thời gian cưỡng chế cách ly.
Quyết định gia hạn thời gian cưỡng chế cách ly y tế là 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
1. Trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế đang ở trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Trưởng khoa, phòng nơi quản lý người bệnh thực hiện việc thông báo nội dung của quyết định cho đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly, thân nhân của họ và người trực tiếp chăm sóc cho người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế;
b) Thủ trưởng cơ quan công an nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở có trách nhiệm phân công cán bộ phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện cưỡng chế cách ly y tế và giám sát việc thực hiện cưỡng chế cách ly y tế trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế là đối tượng kiểm dịch y tế biên giới:
a) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thực hiện việc thông báo nội dung của quyết định cho:
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế và thân nhân của họ;
- Thân nhân hoặc người chịu trách nhiệm vận chuyển đối với đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế là thi hài, hài cốt;
- Chủ hàng hóa, phương tiện vận tải trong trường hợp đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế là hàng hóa, phương tiện vận tải, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người;
b) Cơ quan phụ trách an ninh tại cửa khẩu có trách nhiệm phối hợp với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới trong việc thực hiện cưỡng chế cách ly y tế và giám sát việc thực hiện cưỡng chế cách ly y tế theo đề nghị của Thủ trưởng tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.
3. Trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế đang lưu trú ở vùng có dịch, cơ quan công an cấp xã nơi đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly đang cư trú có trách nhiệm:
a) Thông báo nội dung của quyết định cho đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly, thân nhân của họ và người được giao nhiệm vụ chăm sóc cho người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế;
b) Thực hiện việc đưa người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế từ nơi lưu trú đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc cách ly y tế;
c) Phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc giám sát đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế.
4. Việc quản lý người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
1. Cơ sở thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được thiết lập ở vị trí ít người qua lại. Trường hợp dùng để cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc một số bệnh thuộc nhóm B phải có phòng đệm trước khi vào phòng cách ly;
b) Cửa ra vào và cửa sổ phải bảo đảm đủ độ kín và chắc chắn để bảo đảm áp lực âm so với khu vực bên ngoài. Trường hợp không có phòng cách ly áp lực âm phải đặt phòng cách ly ở cuối chiều gió và mở hai cửa sổ để bảo đảm thông khí;
c) Có điện, nước sạch, khu vệ sinh độc lập và hệ thống xử lý chất thải trước khi thải vào nơi chứa chất thải.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.
1. Thủ tục, thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với người nước ngoài thực hiện theo quy định tại các Điều 3, 4 và 5 Nghị định này. Riêng việc thông báo quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc thông báo quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với người nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp người nước ngoài có thân nhân đi cùng: người đứng đầu cơ sở trực tiếp thực hiện biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế thông báo quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và thân nhân của họ. Đồng thời gửi văn bản thông báo về việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đến Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao để tiến hành thủ tục thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế;
b) Đối với trường hợp người nước ngoài không có thân nhân đi cùng: Người đứng đầu cơ sở trực tiếp thực hiện biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế gửi thông báo về việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đến Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao để tiến hành thủ tục thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.
3. Căn cứ các quy định của Nghị định này, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Tư pháp quy định cụ thể việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
1. Trong thời gian áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được hưởng chế độ ăn, mặc, ở và không được tiếp xúc trực tiếp với người thân hoặc ra khỏi khu vực cách ly trừ các trường hợp phải chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trong thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế nếu:
a) Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế có diễn biến bệnh hoặc mắc các bệnh khác vượt quá khả năng xử lý của mình thì thủ trưởng cơ quan thực hiện việc cách ly phải chuyển người đó đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ khả năng gần nhất để điều trị cho người bệnh;
b) Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế mà bị tử vong, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ quan thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế phải tiến hành việc kiểm thảo tử vong theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện vệ sinh trong việc quàn, ướp, chôn cất, di chuyển thi hài, hài cốt theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
3. Việc vận chuyển người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế từ địa điểm này đến địa điểm khác phải sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dụng, đồng thời phải áp dụng các biện pháp dự phòng để không làm lây nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho người vận chuyển và ra cộng đồng.
1. Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được miễn viện phí.
2. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang trong thời gian cách ly mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì phải thanh toán chi phí khám, điều trị bệnh đó theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ y tế; nếu người đó có thẻ bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám, điều trị do Quỹ bảo hiểm xã hội thanh toán theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
3. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tử vong thì chi phí cho việc bảo quản, quàn ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm do ngân sách nhà nước bảo đảm.
4. Các cơ sở thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế có trách nhiệm cung cấp bữa ăn cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế bảo đảm kịp thời, thuận lợi. Chi phí tiền ăn do người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tự chi trả. Ngân sách nhà nước hỗ trợ miễn phí tiền ăn cho các đối tượng là người nghèo.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể chế độ áp dụng đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và trách nhiệm của nhà nước quy định tại Điều này.
1. Điều kiện để quyết định việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng trong vùng đang có dịch:
a) Dịch đang lưu hành là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc thuộc nhóm B nhưng có khả năng lây truyền ở mức độ cao theo quy mô và tính chất của từng loại bệnh truyền nhiễm;
b) Được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đường lây truyền của dịch là qua ăn, uống hoặc có nguy cơ trở thành trung gian truyền bệnh ở mức độ cao theo quy mô và tính chất của từng loại bệnh truyền nhiễm.
2. Việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng trong vùng đang có dịch được thực hiện khi cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đã khống chế được dịch bệnh truyền nhiễm.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng trong trường hợp dịch xảy ra trên địa bàn theo đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện.
4. Nội dung của quyết định áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng:
a) Quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng phải quy định rõ loại hình dịch vụ ăn uống bị tạm đình chỉ, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định;
b) Quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng phải quy định rõ loại hình dịch vụ ăn uống được hủy bỏ áp dụng theo quyết định tạm đình chỉ, phạm vi và thời gian áp dụng.
5. Trường hợp hết thời gian trong quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng nhưng dịch vẫn chưa được khống chế, Thường trực Ban Chỉ đạo chống dịch có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tương ứng để xem xét, quyết định việc ban hành quyết định điều chỉnh thời gian áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng.
1. Điều kiện để quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh:
a) Dịch đang lưu hành là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh và nguy cơ lây truyền qua ăn, uống ở mức độ cao.
2. Việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh được thực hiện khi cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đã khống chế được dịch bệnh truyền nhiễm.
3. Thẩm quyền quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng đối với loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh trên địa bàn tỉnh;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng trong phạm vi toàn quốc đối với loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh đã có từ hai tỉnh trở lên quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng.
4. Nội dung của quyết định áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm:
a) Quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm phải quy định rõ loại thực phẩm bị cấm kinh doanh, sử dụng, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định;
b) Quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm phải quy định rõ loại thực phẩm được hủy bỏ theo quyết định cấm kinh doanh, sử dụng, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định.
5. Trường hợp hết thời gian trong quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng đối với từng loại thực phẩm nhưng vẫn chưa khống chế được dịch, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định việc ban hành quyết định điều chỉnh thời gian áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm.
1. Điều kiện để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng:
a) Dịch đang lưu hành là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đường lây truyền của dịch bệnh là đường hô hấp và nguy cơ lây truyền ở mức độ cao.
2. Việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng được thực hiện khi cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đã khống chế được dịch bệnh truyền nhiễm.
3. Thẩm quyền quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng trong trường hợp dịch xảy ra theo đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng trong trường hợp dịch xảy ra trên địa bàn từ hai huyện trở lên theo đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh;
c) Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng đối với các hoạt động, dịch vụ có quy mô lớn ở trong nước.
4. Nội dung của quyết định áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng:
a) Quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng phải quy định rõ các hình thức tập trung đông người, hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng bị cấm, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định;
b) Quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng phải quy định rõ các hình thức tập trung đông người, hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng được hủy bỏ quyết định cấm, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định.
5. Trường hợp hết thời gian trong quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng nhưng vẫn chưa khống chế được dịch, Thường trực Ban Chỉ đạo chống dịch có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tương ứng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế để xem xét, quyết định việc ban hành quyết định điều chỉnh thời gian áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
1. Quyết định về việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch phải được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 06 giờ, kể từ thời điểm ban hành, cụ thể như sau:
a) Quyết định áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng và biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được đăng tải trên hệ thống truyền thanh của huyện và các xã thuộc huyện với tần xuất 03 lần/ngày trong thời gian 07 ngày liên tục;
b) Quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm và biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được đăng tải trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo của tỉnh và các huyện trong thời gian 07 ngày liên tục;
c) Quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm và biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được đăng tải trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, các báo có phạm vi phát hành toàn quốc trong thời gian 07 ngày liên tục.
2. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm đưa tin chính xác, kịp thời và trung thực về việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch theo đúng nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2010.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Nghị định này để đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước.
2. Căn cứ các quy định của Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với đối tượng đang thi hành hình phạt tù tại trại giam hoặc đang thi hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 101/2010/ND-CP |
Hanoi, September 30, 2010 |
DECREE
ON GUILDELINES FOR THE LAW ON PREVENTION AND CONTROL OF INFECTIOUS DISEASES IN TERMS OF IMPLEMENTATION OF ISOLATION MEASURES, ENFORCED ISOLATION MEASURES AND SPECIFIC ANTI-EPIDEMIC MEASURES DURING THE EPIDEMIC PERIOD
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on prevention and control of infectious diseases dated November 21, 2007;
At the request of the Minister of Health,
DECREE:
MEDICAL ISOLATION, ENFORCED MEDICAL ISOLATION
Article 1. Implementation of medical isolation measures
1. Isolation measure at home shall be taken in the following cases:
a) Entities prescribed in Clause 1 Article 9 of the Law on prevention and control of infectious diseases who reside in epidemic zones, other than those who contract epidemic disease of class A and number of epidemic of class-B diseases as prescribed by the Minister of Health (hereinafter referred to as some class-B diseases);
b) Persons departing from or passing through epidemic zones of class-A diseases or some class-B diseases ;
c) Persons contacting with those contracting epidemic (hereinafter referred to as contacts) of class-A diseases and some class-B diseases .
2. Isolation measure at health facilities shall be taken in the following cases:
a) Entities prescribed in Clause 1 Article 49 of the Law on prevention and control of infectious diseases receiving examination and treatment at health facilities and persons contracting epidemic of class-A diseases and some class-B diseases who are residing in epidemic zones.
b) Persons who are subject to isolation measures as prescribed in Clause 1 and Clause 3 of this Article and show signs of development to infectious diseases.
3. Isolation measure at border checkpoints shall be taken in the following cases:
a) Persons, vehicles, and goods on exit, entry, or transit in Vietnam, goods that are imported, exported, or transited in Vietnam with declaration of vehicle owners or clear evidence that persons or goods on the vehicle showing signs of carrying epidemic of class-A diseases ;
b) Persons departing from or passing through epidemic zones of class A or some class-B diseases on exit, entry or transit in Vietnam.
4. At-other-facility isolation measures shall be taken in the cases that the number of incoming/outgoing/transit passengers in Vietnam prescribed in Clause 3 beyond the quarantine capacity of the border checkpoints or the number of people contracting infectious diseases beyond the capacity of health facilities at the epidemic zones.
Article 3. Competence, decisions and period of isolation measure
1. Competence to make decision on implementation of isolation measure:
a) The Chief of steering committee of anti-epidemic shall decide to implement at-home isolation measure or at-health-facility isolation measure to those prescribed in Clause 1, Point b Clause 2 and Clause 4 Article 1 of this Decree;
b) The head of health facility shall decide to implement at-health-facility isolation measure to those prescribed in Point a Clause 2 Article 1 of this Decree;
c) The head of the checkpoint agency shall decide to implement the isolation measure to those prescribed in Clause 3 Article of this Decree.
2. The decision on implementation of isolation measure shall be made in one of the following forms:
a) Issue decision on implementation of isolation measure to each person subject to implementation of isolation measure (hereinafter referred to as entity subject to isolation measure);
b) Issue a decision on approval for the list of entities to be isolated;
c) Give a direct approval on the list of entities to be isolated.
3. Period of isolation measure:
a) The period of isolation measure shall be decided by the competent person prescribed in Clause 1 of this Article provided not exceeding 21 days, from the date on which the decision on implementation of isolation measure comes into force.
With regard to isolation measure at border checkpoints, the period of isolation measure shall last within 02 days, from the date on which the decision on implementation of isolation measure comes into force.
b) If the entity subject to isolation measure has not recovered from the disease or has not been subject to the procedure prescribed in Clause 3 Article 36 of the Law on prevention and control of infectious diseases when the period of isolation measure expires, the isolation period shall be extended.
The isolation period shall be extended to 10 days, from the date on which the decision thereon comes into force.
Article 3. Procedures for implementation of isolation measure at home
1. Within 03 hours since it detected an entity provided for in Clause 1 of Article 1 of this Decree, the head of health station of the commune, ward and town (hereinafter referred to as commune) shall make a list of cases subject to isolation measure at home and send a report to the chief of steering committee of anti-epidemic of commune (hereinafter referred to as chief of commune steering committee) for consideration.
2. Within 01 hour from the receipt of the report of the head of commune health station, the chief of commune steering committee shall decide to approve or refuse the list of entities to be isolated. In case of refusal, he/she must provide explanation.
3. Within 03 hours, since the list of entities to be isolated is approved, the head of commune health station is responsible for:
a) Providing a notice of the implementation of isolation measure to entity subject to isolation measure and his/her relatives, as well as notify the commune police and heads of neighborhood, residential group, village, hamlet, etc. (hereinafter referred to as village head) to coordinate and supervise the implementation of isolation measure;
b) Implementing the measures to supervise and monitor the health of the entity subject to isolation measure;
c) Sending a report and recommendations to the commune steering committee on measures aimed at limiting to the maximum risk of infection from the entity subject to isolation measure to the community.
4. Where the entity subject to isolation measure shows signs of progress to infectious diseases, the head of commune health station is responsible for requesting the chief of commune steering committee to consider implementing the isolation measure at health facilities.
5. The head of department/ward of a health facility that has received an entity subject to isolation measure shall:
a) Implement the isolation measure and provide healthcare and treatment for the patient;
b) Notify the head of commune health station of the medical condition of the entity subject to isolation measure.
6. After receiving the notification of the head of department/ward of the health facility that has received the entity subject to isolation measure, the head of commune health station shall:
a) Notify the cancellation of the isolation measure if the notice identifies such person does not contract the infectious disease;
b) Make a list of contacts with the entity subject to isolation measure and implement anti-epidemic measures in case of receiving notice identifying such persons contracting infectious disease.
Article 4. Procedures for implementation of isolation measure at heath facilities
1. Within 1 hour since it detected an entity prescribed in Clause 2 Article 1 of this Decree, the head of department/ward of the health facility that provide examination and treatment for such entity shall make a list of entities to be isolated and report it to the head of heath facility for consideration.
2. Within 01 hour from the receipt of the report of the head of department/ward, the head of the heath facility shall decide to approve or refuse the list of entities to be isolated.
With regard to entities prescribed in Clause 4 Article 3, Clause 5 Article 5 of this Decree, the head of the heath facility is not required to re-approve the list of entities to be isolated but receive the patients and direct the implementation of isolation measure provided for these entities at its facility.
3. Within 01 hour from the approval of the list of entities to be isolated, the head of department/ward where the entity undergo examination and treatment shall:
a) Notify the entity subject to isolation measure and his/her relatives of the implementation of isolation measure;
b) Transfer the entity subject to isolation measure to isolation area and assign health workers who directly provide healthcare and treatment for him/her.
4. If the person subject to isolation measure is considered not contracting infectious disease, the head of the heath facility shall notify the cancellation of the implementation of isolation measure taken against such person.
5. If the person subject to isolation measure has not recovered from the disease when the isolation period expires, the head of the health facility shall decide to extend the isolation period.
Article 5. Procedures for implementation of isolation measure at border checkpoints
1. Within 1 hour since it detected an entity prescribed in Clause 3 Article 1 of this Decree, the head of border quarantine body shall make a list of entities to be isolated and report it to the head of the border checkpoint authority for consideration.
2. Within 1 hour from receipt of the report sent by the head of border quarantine body, the border checkpoint authority shall approve the list of entities to be isolated.
3. Within 1 hour from the approval of the list of entities to be isolated, the head of the border quarantine body shall:
a) Provide notice of implementation of isolation measure for:
- Entities subject to isolation measure and their relatives if they are incoming/outgoing/transit passengers in Vietnam;
- Relatives or carriers of entities subject to isolation measure which are dead bodies or remains;
- Owners of goods and means of transport in the case where the entities subject to isolation measure goods, means of transport, medical microbiology samples, biological products, tissues, or body parts;
- The security agencies at the border checkpoints for the purpose of cooperating in monitoring the implementation of isolation measure.
b) Transfer the entities subject to isolation measure that are incoming/outgoing/transit passengers in Vietnam to isolation area and assign health workers who directly provide healthcare and treatment for them.
Where entities subject to isolation measure are goods, means of transport, medical microbiology samples, biological products, tissues, body parts, dead bodies, remains, the health measures shall be adopted in accordance with the law on the border medical quarantine.
4. When the isolation period expires, the head of the border quarantine body shall make a list of entities subject to isolation measure and send it to the commune health stations where the entities reside for health monitoring.
5. If a person subject to isolation measure shows signs of progress to the infectious disease, the head of the border quarantine body shall report it to the head of border checkpoint authority for considering implementing isolation measure at a heath facility.
6. The head of department/ward of a health facility which has received the aforesaid person shall:
a) Implement the isolation measure and provide healthcare and treatment for the patient;
b) Notify the head of the border checkpoint authority of medical condition of the person subject to isolation measure.
7. If the head of the border quarantine body receives a notice identifying that person subject to isolation measure contracting the infectious disease from the heath facility, he/she shall make a list of contacts with the person subject to isolation measure and send it to the commune health stations where the contacts reside for health monitoring.
Article 6. Procedures for implementation of isolation measure at other facilities
1. Where the number of people on exit, entry or transit in Vietnam under the provisions of Clause 3, Article 1 of this Decree beyond receiving capacity in terms of medical isolation of the border checkpoint:
a) a) Within 06 hours from receipt of the request of the head of the border quarantine body, the head of border checkpoint authority shall request a guidance on isolation measure from the Service of Health of province or central-affiliated city (hereinafter referred to as province).
b) Within 12 hours from receipt of the request of the head of the border checkpoint authority, the Service of Health shall provide a specific guidance on the implementation of isolation measure.
2. Where the number of people contracting infectious diseases beyond the receiving capacity of the health facility in the epidemic zone, within 06 hours from receipt of the request of the head of the health facility, the chief of province steering committee shall decide to implement anti-epidemic measures prescribed in Clause 3 of Article 48 and the mobilization, requisition of resources for anti-epidemic activities as stipulated in Article 55 of the Law on prevention and control of infectious diseases.
Article 7. Rules for the implementation of interim preventive measures
1. Interim preventive measures shall adopt pending the decision on implementation of isolation measure issued by the competent person defined in Article 2 of this Decree.
2. Interim preventive measures include:
a) Mandatory implementation of measures to prevent infectious disease transmission;
b) Restricted communication of entities proposed to be isolated with surrounding environment and community.
3. Competence to implement preventive measures:
a) The heads of commune health stations in case of entities prescribed in Clause 1 Article 1 of this Decree;
b) The heads of department/wards where the entities proposed to be isolated undergo examination and treatment;
c) The heads of border quarantine bodies in case of entities prescribed in Clause 3 Article 1 and Clause 1 Article 6 of this Decree;
d) The heads of health facilities in case of entities prescribed in Clause 2 Article 6 of this Decree.
4. Period of preventive measures:
a) No longer than 03 hours for those prescribed in Clause 1 Article 1 of this Decree;
b) No longer than 01 hour for those prescribed in Clause 2,3 Article 1 of this Decree;
c) No longer than 06 hours for those prescribed in Article 6 of this Decree.
Article 8. Cases of implementation of enforced isolation measures
The enforced isolation measures shall be implemented in case where entities to be isolated prescribed in Article 1 fail to comply with isolation requirements of the competent persons who issue the decision on implementation of isolation measure prescribed in Article 2 of this Decree.
Article 9. Competence and period of enforced isolation measures
1. Competence to implement enforced isolation measure shall be carried out in accordance with Article 2 of this Decree.
2. The time for issuing decisions on implementation of enforced isolation measure:
a) With regard to entities to be isolated as prescribed in Clauses 1, 2 and 4 Article 1 of this Decree: Within 24 hours since it detected an entity subject to the implementation of isolation measure failed to comply with such measure;
b) With regard to entities to be isolated as prescribed in Clause 3 Article 1 of this Decree: within 06 hours since it detected an entity subject to the implementation of isolation measure failed to comply with such measure.
3. Content of the decision on implementation of enforced isolation measure:
a) Entities required being subject to enforced isolation measure;
b) Location of enforced isolation measure;
c) Period of isolation measure;
d) Responsibilities of entities subject to enforced isolation measure and agencies, organizations, and individuals in charge.
4. Period of enforced isolation measure:
a) The period of enforced isolation measure shall be decided by the competent person prescribed in Clause 1 Article 1 provided that not exceeding 21 days, from the date on which the decision on enforced isolation measure comes into force;
b) If the entity subject to isolation measure has not recovered from the disease or has not been subject to the procedure prescribed in Clause 3 Article 36 of the Law on prevention and control of infectious diseases when the period of isolation measure expires, the isolation period shall be extended.
The isolation period shall be extended to 10 days, from the date on which the decision thereon comes into force.
Article 10. Procedures for implementation of force isolation measure
1. With respect to entities subject to isolation measure in heath facilities:
a) The head of department/ward where the entities undergo treatment shall inform the decision to the entities subject to enforced isolation measure, their relatives and persons providing healthcare for them;
b) The head of police authority where the heath facility is located shall assign staff to cooperate with the heath facility in implementation of the enforced isolation measure and monitoring such implementation as required by the head of the heath facility.
2. With respect to entities subject to isolation measure being entities subject to border quarantine:
a) The border quarantine bodies shall inform the decision to:
- Entities subject to enforced isolation measure and their relatives;
- Relatives or carriers of entities subject to enforced isolation measure which are dead bodies or remains;
- Owners of goods and means of transport in the case where the entities subject to isolation measure goods, means of transport, medical microbiology samples, biological products, tissues, or body parts;
b) The security agency at the border checkpoint shall cooperate with the border quarantine body in the implementation of enforced isolation measure and monitoring such implementation at the request of the head of border quarantine body.
3. If an entity subject to the isolation measure is residing in an epidemic zone, the police authority of commune where such entity resides shall:
a) Provide notice of the decision for the entity subject to enforced isolation measure and his/her relatives and the persons providing healthcare for him/her;
b) Transfer the person subject to enforced isolation measure from his/her residence to a heath facility;
c) Cooperate with the health facility in monitoring the implementation of enforced isolation measure.
4. The management of the entity subject to enforced isolation measure shall be carried out in accordance with Article 13 of this Decree.
Article 11. Conditions to be satisfied by the facilities implementing isolation measure or enforced isolation measure
1. The facilities implementing isolation measure or enforced isolation measure must satisfy the conditions:
a) To be established in an unfrequented position. The facility used for isolation of persons contracting class-A infectious diseases or some class-B infectious diseases must have anterooms before being transferred into the isolation rooms;
b) Doors and windows must meet the tightness and solidity requirements to ensure negative pressure compared to outside areas outside. If there is no negative pressure isolation room, the isolation room must be located at the end of downwind side with two open windows to ensure the ventilation;
c) There is electricity, water, independent toilets and waste treatment system before discharging into the waste containers.
2. The Minister of Health shall promulgate a national technical regulation on bases of implementation of medical isolation, enforced medical isolation.
Article 12. Medical isolation and enforced medical isolation for foreigners
1. Procedures and competence to apply isolation measure or enforced isolation measure to foreigners shall be carried out in accordance with Articles 3, 4 and 5 of this Decree. The notice of decision on implementation of isolation measure or enforced isolation measure shall be otherwise carried out in accordance with Article 2 of this Decree.
2. The notice of decision on implementation of isolation measure or enforced isolation measure for foreigners shall be carried out as follows:
a) In the case of foreigners who come with their relatives: the head of the facility directly implement isolation measure, or enforced isolation measure shall notify such implementation to the persons subject to isolation measure, or enforced isolation measure and their relatives. Concurrently, a written notice on the implementation of isolation measure, or enforced isolation measure shall be sent to the Consular Department of the Ministry of Foreign Affairs to carry out the notification procedure for the diplomatic missions of the countries of those subject to isolation measure, or enforced isolation measure;
b) In the case of foreigners who come with no relative: The head of the facility directly implementing isolation measure, or enforced isolation measure shall send a notice on the implementation of isolation measure, or enforced isolation measure to the Consular Department of the Ministry of Foreign Affairs to carry out the notification procedure for the diplomatic missions of the countries of those subject to isolation measure, or enforced isolation measure.
3. Pursuant to the provisions of this Decree, the Ministry of Foreign Affairs shall, in collaboration with the Ministry of Health, Ministry of Public Security, and Ministry of Justice specify the implementation of isolation measure, or enforced isolation measure for those entitled to the privileges and diplomatic immunity.
Article 13. Management of the person subject to isolation measure, or enforced isolation measure
1. During the implementation of isolation measure, or enforced isolation measure, the person subject to the isolation measure is entitled to food, clothing, accommodation, and not in direct contact with relatives or out of the isolation area except for the case being transferred to other health facilities as provided for in paragraph 2 of this Article.
2. During the period of isolation measure or enforced isolation measure, if:
a) The person subject to isolation measure, or enforced isolation measure develops the disease in the direction or contracts other diseases beyond the facility's capacity, the head of the facility shall transfer such patient to another nearest qualified health facility for prompt treatment;
b) If the person subject to isolation measure, or enforced isolation measure dies, the health facility, medical or the agency in charge of isolation measure, or enforced isolation measure shall hold a review meeting of the death in accordance with the law on examination and treatment and hygiene practices in lie in state, embalmment, burial, and movement of the bodies or remains under the provisions of the law on the prevention and control of infectious diseases.
3. The movement of the person subject to isolation measure or enforced isolation measure from a place to another place must be carried out with specialized transport, and to adopt preventive measures so as not to infect contagious disease agents to the carrier and to the community.
Article 14. Regulations on persons subject to isolation measure or enforced isolation measure
1. Persons subject to the isolation measure as defined in Clauses 2, 3 and 4 of Article 1 of this Decree shall be exempt from hospital fees.
2. If the person subject to isolation measure, during the isolation period, contracts any of other diseases and under examination and treatment, he/she must pay the cost of such examination and treatment as provided by the law on prices of health services; if that person has health insurance card, the costs of examination and treatment shall be covered by the social insurance fund under the provisions of the law on health insurance.
3. If the person subject to isolation measure dies, the costs of the preservation, embalmment, funeral, burial, movement of bodies, the remains in accordance with the law on the prevention and control of infectious diseases shall be covered by the state budget.
4. The facility in charge of isolation measure or enforced isolation measure shall provide meals for those subject to isolation measure or enforced isolation measure timely and conveniently. Food expenses are at those subject to isolation measure’s expenses. The state budget shall cover meal costs for those being the poor.
5. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Health in specific guidelines for persons subject to isolation measures and state responsibilities prescribed in this Article.
IMPLEMENTATION OF SPECIFIC ANTI-EPIDEMIC MEASURES DURING EPIDEMIC PERIOD
Article 15. Temporary suspension imposed on public catering facilities
1. Conditions for issuing a decision on temporary suspension imposed on public catering facilities in an epidemic zone:
a) The spreading epidemic is the epidemic of class-A infectious diseases or some class-B infectious diseases in high infectivity according to the scope and the nature of each type of infectious diseases;
b) The competent health authority has determined that the epidemic transmission is oral transmission or the epidemic poses high risks of becoming vectors according to the scope and nature of each type of infectious diseases.
2. The cancellation of decision on temporary suspension imposed on public catering facilities in the epidemic zone shall be carried out when the competent health authority determines that the epidemic has been controlled.
3. The President of People's Committee of district, town or provincial city (hereinafter referred to as district) shall consider approving or cancelling the temporary suspension imposed on public catering facilities in case where epidemic happens in the district at the request of the Permanent Steering Committee of district.
4. The content of the decision on approval or cancellation of temporary suspension imposed on public catering facilities:
a) The decision on approval for temporary suspension imposed on public catering facilities shall specify the type(s) of catering services to be suspended, scope and duration of the decision;
b) The decision on cancellation for temporary suspension imposed on public catering facilities shall specify the type(s) of catering services for which the decision on approval is cancelled, scope and duration of the decision.
5. In the case where the epidemic has not yet been controlled even though the duration of decision on approval for temporary suspension imposed on public catering facilities expires, the permanent steering committee shall request the President of the People’s Committee at the same administrative level to consider issuing a decision on extension of the duration of temporary suspension imposed on public catering facilities.
Article 16. Prohibition of trading and usage of foods being vectors
1. Conditions for issuing a decision on prohibition of trading and usage of foods being vectors:
a) Spreading epidemic is an epidemic of class-A infectious diseases;
b) The competent health authority has determined that food being used is vector with high risks of oral transmission.
2. The cancellation of decision on prohibition of trading and usage of foods being shall be carried out when the competent health authority determines that the epidemic has been controlled.
3. Competence to issue a decision on approval or cancellation of prohibition of trading and usage of foods being vectors:
a) The President of the People’s Committee of province shall consider approving or cancelling the prohibition of trading and usage of foods being vectors in the province;
b) The Minister of Health shall consider approving or cancelling the prohibition of trading and usage of foods being vectors nationwide for kinds of food being vectors against which at least two provinces have imposed prohibition of trading and usage.
4. Content of the decision on approval or cancellation of the prohibition of trading and usage of foods being vectors
a) The decision on approval for prohibition of trading and usage of foods being vectors must specify the types of food being prohibited from trading or usage, scope and duration of decision;
b) The decision on cancellation of prohibition of trading and usage of foods being vectors must specify the types of food for which the decision on prohibition of trading or usage is cancelled, scope and duration of decision.
5. In the case where the epidemic has not yet been controlled even though the duration of decision on approval for prohibition of trading and usage of each kind of food expires, the competent person prescribed in Clause 2 of this Article consider issuing a decision on extension of the duration of prohibition of trading and usage of foods.
Article 17. Adopting measures to restrict concentration of people or suspension of business in public places in epidemic zones
1. Conditions for issuing a decision on adoption of measures to restrict concentration of people or suspension of business in public places:
a) Spreading epidemic is an epidemic of class-A infectious diseases;
b) The competent health authority has determined that the epidemic transmission is airborne transmission with high infectivity.
2. The cancellation of decision on measures to restrict concentration of people or suspension of business in public places shall be carried out when the competent health authority determines that the epidemic has been controlled.
3. Competence to approve or cancel on adoption of measures to restrict concentration of people or suspension of business in public places:
a) The President of People’s Committee of district shall consider approving or canceling the measures to restrict concentration of people or suspension of business in public places where epidemic happens at the request of the permanent steering committee of district;
b) President of People’s Committee of province shall consider approving or canceling the measures to restrict concentration of people or suspension of business in public places where epidemic happens in at least two districts at the request of the permanent steering committee of province;
c) The Minister of Health shall take charge and cooperate with Ministers or Heads of ministerial-level agencies in considering approving or canceling the measures to restrict concentration of people or suspension of large-scale businesses in public places nationwide.
4. Content of the decision on approval or cancellation of measures to restrict concentration of people or suspension of business in public places:
a) The decision on approval for measures to restrict concentration of people or suspension of business in public places must specify the types of concentration of people or businesses in public places being prohibited, scope, and duration of the decision;
b) The decision on approval for measures to restrict concentration of people or suspension of business in public places must specify the types of concentration of people or businesses in public places for which the decision on prohibition is cancelled, scope, and duration of the decision.
5. In the case where the epidemic has not yet been controlled even though the duration of decision on approval for measure to restrict concentration of people or suspension of business in public places expires, the permanent steering committee shall request the President of the People’s Committee at the same administrative level or the Minister of Health to consider issuing a decision on extension of the duration of measure to restrict concentration of people or suspension of business in public places.
Article 18. Reporting on the implementation of specific anti-epidemic measures during the epidemic period
1. A decision on approval or cancellation of specific anti-epidemic measures during the epidemic period must be published in the mass media no later than 06 hours from the time of issuance, in particular:
a) A decision on approval or cancellation of temporary suspension imposed on public catering facilities and measure to restrict concentration of people or suspension of business in public places issued by the President of People’s Committee of district shall be posted on the radio system of the district and communes therein with a frequency of 03 times per day during 07 consecutive days;
b) A decision on approval or cancellation of prohibition of trading and usage of foods and measure to restrict concentration of people or suspension of business in public places issued by the President of People’s Committee of province shall be posted on radio, television, newspapers of province and districts therein during 07 consecutive days;
c) A decision on approval or cancellation of prohibition of trading and usage of foods and measure to restrict concentration of people or suspension of business in public places issued by the Minister of Health shall be posted on Voice of Vietnam, Vietnam Television, Viet Nam Digital Television, and newspapers releasing nationwide during 07 consecutive days.
2. The mass media agencies are responsible for reporting accurately, timely and truthfully on the implementation or cancellation of specific anti-epidemic measures during epidemic period according to the contents provided by health authorities.
IMPLEMENTATION
This Decree comes into forces from November 15, 2010.
1. The Minister of Health shall provide guidelines for articles and clauses as assigned in the Decree; and other necessary contents of this Decree in order to meet the requirements of state management.
2. Pursuant to the provisions of this Decree, the Minister of Public Security, the Minister of Defense shall specify the competence, procedures for implementation of isolation measure or enforced isolation measure for entities that are serving imprisonment sentences in prisons or serving penalties for administrative violations in educational establishments, reformatories within their competence.
3. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People's Committees of provinces shall implement this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực