Chương 4 Nghị định 101/2009/NĐ-CP: Quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước
Số hiệu: | 101/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/11/2009 | Ngày hiệu lực: | 20/12/2009 |
Ngày công báo: | 20/11/2009 | Số công báo: | Từ số 527 đến số 528 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ bao gồm:
a) Quyết định thành lập mới, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty;
b) Quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của công ty;
c) Phê duyệt Điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ của công ty;
d) Quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của công ty;
đ) Quyết định việc đầu tư, góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết theo thẩm quyền; phê duyệt chủ trương vay, cho vay, thuê, cho thuê của công ty;
e) Quyết định chế độ tài chính đối với công ty, phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của công ty;
g) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc;
h) Quy định chế độ tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, quyết định mức lương, phụ cấp lương đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị;
i) Quy định chế độ đặt hàng, đấu thầu hoặc giao nhiệm vụ, mức giá bán, mức bù chênh lệch để thực hiện sản xuất, cung ứng các sản phẩm và dịch vụ công ích;
k) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, thực hiện các quyết định của chủ sở hữu và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty mẹ.
2. Chủ sở hữu nhà nước có các nghĩa vụ sau đây đối với công ty mẹ:
a) Đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty mẹ;
b) Thực hiện đúng các quy định tại Điều lệ công ty mẹ liên quan đến chủ sở hữu;
c) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty mẹ trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty mẹ;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi quyết định dự án đầu tư; phê duyệt chủ trương mua, bán, vay, cho vay, thuê và cho thuê theo thẩm quyền;
đ) Đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm theo pháp luật của công ty mẹ; không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của công ty mẹ;
e) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ thống nhất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ.
2. Người đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước là người được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị công ty mẹ.
1. Chính phủ:
a) Thống nhất thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và đối với phần vốn nhà nước tại tập đoàn kinh tế nhà nước.
b) Ban hành quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý đối với tập đoàn kinh tế nhà nước; ban hành cơ chế quản lý, giám sát đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước.
c) Giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và vốn nhà nước đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước đã ủy quyền hoặc phân công cho các cơ quan theo quy định tại Nghị định này.
d) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân được ủy quyền hoặc phân công thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và vốn nhà nước đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được ủy quyền hoặc phân công; về tình hình hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước.
2. Thủ tướng Chính phủ:
a) Quyết định thành lập công ty mẹ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này; quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ theo đề nghị của Bộ quản lý ngành và ý kiến của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Phê duyệt mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của công ty mẹ theo đề nghị của Hội đồng quản trị và ý kiến của Bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Phê duyệt Điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty mẹ theo đề nghị của Hội đồng quản trị và ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối với công ty mẹ theo đề nghị của Hội đồng quản trị và ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
đ) Quyết định các dự án đầu tư của công ty mẹ, các dự án đầu tư ra ngoài công ty mẹ thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu tư và Nghị định này;
e) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị của công ty mẹ theo đề nghị của Bộ quản lý ngành và thẩm định của Bộ Nội vụ;
g) Chấp thuận để Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc theo đề nghị của Hội đồng quản trị và thẩm định của Bộ quản lý ngành;
3. Bộ quản lý ngành:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ: quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị của công ty mẹ;
b) Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: phê duyệt Điều lệ công ty mẹ; phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty mẹ; quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ; chấp thuận để Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc;
c) Chỉ đạo triển khai, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn của công ty mẹ;
d) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực của thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty mẹ trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
4. Bộ Tài chính:
a) Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ; phê duyệt Điều lệ công ty mẹ; phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty mẹ; đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối với công ty mẹ;
b) Thực hiện việc đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty mẹ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Phê duyệt Quy chế quản lý tài chính công ty mẹ theo đề nghị của Hội đồng quản trị công ty mẹ, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ; mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của công ty mẹ; phê duyệt Điều lệ công ty mẹ; phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty mẹ; đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối với công ty mẹ.
6. Bộ Nội vụ:
a) Thẩm định việc thực hiện quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị do Bộ quản lý ngành trình Thủ tướng Chính phủ.
b) Hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế hoạch trưởng và các chức danh quản lý chủ chốt khác trong công ty mẹ.
7. Hội đồng quản trị công ty mẹ được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và vốn nhà nước đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước, trừ các quyền và nghĩa vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
1. Thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền và nghĩa vụ quy định tại các Điều 21, 22, khoản 7 Điều 40 Nghị định này và các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Theo dõi, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước về tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên theo quy định của pháp luật, Điều lệ doanh nghiệp;
b) Điều hòa, phối hợp hoặc định hướng các doanh nghiệp thành viên thông qua các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này; đề xuất giải pháp để điều chỉnh công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên thực hiện đúng mục tiêu, định hướng được giao;
c) Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước;
d) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty mẹ; nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền giao;
đ) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ được giao. Trường hợp thiếu trách nhiệm, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng quản trị công ty mẹ có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các nội dung sau đây:
a) Tình hình và kết quả định hướng tập đoàn thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chủ sở hữu nhà nước giao cho tập đoàn kinh tế, bao gồm cả mục tiêu kinh tế trong ngành nghề kinh doanh chính;
b) Danh mục và cơ cấu đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề không có liên quan;
c) Tình hình huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán;
d) Các hình thức và mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn kinh tế;
đ) Công tác tổ chức, cán bộ của công ty mẹ; nguồn nhân lực kinh doanh ngành nghề chính, các ngành nghề có liên quan và ngành nghề không liên quan;
e) Quy định của công ty mẹ về những vấn đề phải được công ty mẹ thông qua trước khi người đại diện theo ủy quyền tại các doanh nghiệp thành viên quyết định hoặc tham gia quyết định tại các doanh nghiệp thành viên.
3. Thành viên Hội đồng quản trị công ty mẹ phải kê khai các lợi ích liên quan sau đây với công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên tập đoàn:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
b) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ.
1. Nội dung quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua giám sát công ty mẹ bao gồm:
a) Quản lý, giám sát công tác tổ chức và cán bộ, bao gồm: việc tổ chức, thành lập, gia nhập, tổ chức lại, giải thể tập đoàn kinh tế; quá trình thay đổi cơ cấu sở hữu của công ty con dẫn đến chuyển thành doanh nghiệp có vốn dưới mức chi phối của công ty mẹ; việc thực hiện Điều lệ công ty mẹ; việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chế độ lương, thưởng, thực hiện nhiệm vụ và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị công ty mẹ;
b) Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh, bao gồm: mục tiêu, phương hướng, chiến lược kinh doanh của tập đoàn kinh tế; kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính của công ty mẹ; danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính và các ngành nghề không có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính; đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, dự án có nguy cơ rủi ro; nhiệm vụ hoạt động công ích;
c) Quản lý, giám sát tài chính: việc bảo toàn và phát triển vốn; tình hình và kết quả hoạt động tài chính; tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước; hiệu quả đầu tư và kinh doanh; chi phí tiền lương; vay, nợ và khả năng thanh toán nợ; vốn điều lệ, tăng giảm vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu vốn điều lệ; các dự án đầu tư vượt quá mức phân cấp cho công ty mẹ.
2. Phân công thực hiện nội dung giám sát quy định tại khoản 1 Điều này như sau:
a) Bộ Tài chính giám sát, đánh giá hoạt động tài chính, kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ và toàn bộ tập đoàn kinh tế; giám sát việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên; chi phí tiền lương; giám sát việc vay vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán; giám sát việc chuyển dịch vốn, đầu tư và các nguồn lực bên trong tập đoàn và giữa trong và ngoài tập đoàn kinh tế; theo dõi báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn kinh tế;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước thực hiện quy định tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động;
c) Bộ quản lý ngành có trách nhiệm giám sát danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan; đánh giá về cơ cấu ngành nghề chính và ngành nghề có liên quan; theo dõi cán bộ lãnh đạo quản lý tại công ty mẹ; đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về nhân lực lãnh đạo quản lý đối với ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan;
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, giám sát việc triển khai đề án hình thành tập đoàn kinh doanh nhà nước; giám sát công ty mẹ thành lập doanh nghiệp mới, tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp khác thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, các dự án có nguy cơ rủi ro; giám sát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế nhà nước; đánh giá về kết quả thực hiện Đề án; phân tích các thuận lợi và rủi ro của phát triển tập đoàn kinh tế; giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước;
đ) Việc thực hiện các hoạt động giám sát khác không quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền thực hiện.
3. Các Bộ, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này định kỳ hàng năm báo cáo thực trạng và kết quả giám sát, đánh giá do Thủ tướng Chính phủ. Bộ tài chính có trách nhiệm tổng hợp báo cáo giám sát, đánh giá của các Bộ, cơ quan, tổ chức được ủy quyền; báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ.
1. Việc quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Thông qua chế độ báo cáo của Hội đồng quản trị công ty mẹ;
b) Thông qua thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên;
c) Thông qua thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ;
d) Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan quy định tại Điều 42 Nghị định này.
2. Căn cứ quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước:
a) Chính phủ ban hành quy chế quản lý, giám sát, đánh giá đối với tập đoàn kinh tế nhà nước; quy định các chỉ tiêu và việc đánh giá, xếp hạng hàng năm đối với tập đoàn kinh tế nhà nước; quy định các chỉ tiêu và việc đánh giá hoạt động của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty mẹ;
b) Kết quả giám sát, đánh giá quy định tại điểm a khoản này là cơ sở để quyết định mức lương, thưởng, bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng công ty mẹ.
MANAGEMENT AND SUPERVISION OF STATE ECONOMIC GROUPS
Article 38. Rights and obligations of the state owner towards parent companies:
1. Rights of the state owner towards a parent company:
a/ To decide on establishment, organizational structure, management mechanism, reorganization, dissolution or ownership transformation of the company;
b/ To decide on objectives, strategies, long-term plans and business lines of the. company;
c/ To approve the company charter and amendments and supplements thereto;
d/ To decide on capital investment for formation or adjustment of the charter capital of the company;
e/ To decide on investment, contribution of capital for investment, joint venture or association according to its competence; to approve policies on the company's borrowing or provision of loans, hire or lease;
f/ To promulgate financial regulations applicable to the company, distribution of incomes, appropriation and use of funds of the company;
g/ To decide on appointment, re-appointment, dismissal, removal from office, commendation or disciplining of the chairman and members of the Board of Directors and the director general;
h/ To promulgate regulations on salaries, salary-based allowances and bonuses, and decide on salaries and salary-based allowances for the chairman and members of the Board of Directors;
i/ To promulgate regulations on order placement, bidding or assignment of tasks, sale prices and price subsidies for production of public-utility products or provision of public-utility services;
j/ To inspect and supervise the achievement of objectives, performance of tasks and implementation of the owner's decisions, and assess the operation effectiveness of the parent company.
2. Obligations of the stale owner towards a parent company:
a/ To fully invest in the parent company's charter capital:
b/ To strictly comply with the provisions of the parent company's charter concerning the owner;
c/ To bear liability for the parent company's debts and other financial obligations up to the parent company's charter capital;
d/ To take responsibility before law for its decisions on investment projects; to approve policies on purchase, sale, loan borrowing and provision, hire and lease according to its competence;
e/ To guarantee the parent company's right to business autonomy and responsibility before law; not to illegally intervene in the parent company's business operations;
f/ To perform other obligations specified by law.
Article 39. The state owner and its representative in a state economic group
1. The Government uniformly exercises the rights and performs the obligations of the state owner towards a parent company.
2. The state owner's direct representative in a parent company of a state economic group is a person appointed by the Prime Minister as a member of the Board of Directors of the parent company.
Article 40. Assignment of tasks and decentralization of powers to exercise the state owner's rights towards parent companies of state economic groups
1. The Government shall:
a/ Uniformly exercise the state owner's rights towards parent companies and the state capital portions in state economic groups;
b/ Promulgate regulations on establishment, organization, operation and management of state economic groups; promulgate mechanisms of management and supervision of state economic groups;
c/ Supervise and assess the exercise of the state owner's rights and obligations towards parent companies and state-invested capital in state economic groups by agencies already authorized or assigned tasks by it under this Decree;
d/ Request agencies, organizations and individuals that are authorized or assigned tasks to exercise the state owner's rights and obligations towards parent companies and state-invested capital in state economic groups to report on the performance of authorized or assigned tasks and operation of state economic groups.
2. The Prime Minister shall:
a/ Decide on establishment of parent companies under Article 11 of this Decree; decide on reorganization, dissolution or ownership transformation of parent companies at the request of line ministries and based on opinions of the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment;
b/ Approve objectives, strategies, long-term plans and business lines of parent companies at the request of their Boards of Directors and based on opinions of line ministries, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment:
c/ Approve charters of parent companies and amendments and supplements thereto at the request of their Boards of Directors and based on opinions of line ministries, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment;
d/ Decide on capital investment for the formation of charter capital of parent companies and adjustment of charter capital in the course of their operation at the request of their Boards of Directors and based on opinions of line ministries, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment;
e/ Decide on investment projects of parent companies and outward investment projects which fall under the Prime Minister's deciding competence under the investment law and this Decree:
f/ Decide on appointment, re-appointment, dismissal, removal from office, commendation and disciplining of chairpersons and members of Boards of Directors of parent companies at the request of line ministries and according to verification by the Ministry of Home Affairs;
g/ Permit the Boards of Directors to decide on appointment, re-appointment or dismissal of directors general or enter into labor contracts with, commend or discipline directors generals at the request of the Boards of Directors and upon verification by line ministries;
3. Line ministries shall:
a/ Propose to the Prime Minister for decision the establishment, reorganization, dissolution or ownership transformation of parent companies; the appointment, re-appointment, dismissal, removal from office, commendation and disciplining of chairpersons of the Boards of Directors of parent companies;
b/ Give their opinions on charters of parent companies or amendments and supplements thereto; appointment, re-appointment, dismissal, commendation or disciplining of. and entry into labor contracts with directors general, before the Prime Minister approves them: or on objectives, strategies, long-term plans, business lines, charter capital and adjusted charter capital of parent companies before the Prime Minister decides on them;
c/ Direct the implementation and realization of objectives, strategies and long-term plans of parent companies and the inspection thereof;
d/ Take responsibility for the observance of processes, procedures, standards, qualities and capacity of members of the Boards of Directors and directors general of parent companies before proposing ihem to the Prime Minister for appointment.
4. The Ministry of Finance shall:
a/ Give its opinions, before the Prime Minister considers and decides, on the establishment, reorganization, dissolution and ownership transformation of parent companies: approval of charters of parent companies and amendments and supplements thereto; capital investment for the formation of charter capital and adjustment of charter capital in the course of operation of parent companies;
b/ Fully invest in charter capital of parent companies under the Prime Minister's decisions;
c/ Approve financial management regulations of parent companies at the request of the Boards of Directors of parent companies, unless otherwise prescribed by the Government.
5. The Ministry of Planning and Investment shall give its opinions, before the Prime Minister considers and decides, on the establishment, reorganization, dissolution and ownership transformation of parent companies; objectives, strategies, long-term plans and business lines of parent companies; approval of the charter capital of parent companies; approval of amendments and supplements to the charter capital of parent companies; capital investment for the formation of charter capital and adjustment of charter capital in the course of operation of parent companies.
6. The Ministry of Home Affairs shall:
a/ Assess the observance of processes, procedures, standards and conditions for appointment, re-appointment, dismissal, removal from office, commendation and disciplining of chairpersons and members of Boards of Directors as proposed by line ministries to the Prime Minister;
b/ Guide the order and procedures for appointment, re-appointment, dismissal, removal from office, commendation and disciplining of chairpersons and members of Boards of Directors, directors general or directors, deputy directors general or deputy directors, chief accountants and other key managerial posts of parent companies.
7. The Boards of Directors of parent companies may be authorized by the Prime Minister to exercise the rights and perform the obligations of the state owner towards parent companies and state-invested capital in state economic groups, except for rights and obligations specified in Clauses 1 thru 6 of this Article.
Article 41. Rights and obligations of the state owner's direct representatives in parent companies
1. Members of Boards of Directors shall exercise the rights and perform the obligations specified in Articles 21 and 22, Clause 7, Article 40 of this Decree, and the following rights and obligations:
a/ To monitor, supervise and report, on a periodical basis or at the request of the Government, the Prime Minister and agencies assigned or decentralized to exercise the state owner's rights, on business operation, financial status and business operation results of parent companies and member enterprises under law and enterprise charters;
b/ To harmonize and coordinate or direct member enterprises through activities specified in Clause 3. Article 13 of this Decree; to propose solutions to putting parent companies and. member enterprises on the right track to realize assigned objectives and orientations;
c/ To guarantee the State's interests and state economic groups' operation effectiveness;
d/To exercise other rights and perform other obligations under law and parent companies' charters; to perform tasks assigned by the Prime Minister or persons authorized by the Prime Minister;
e/ To be answerable to the Government and Prime Minister for their assigned tasks. In case they show irresponsibility or abuse their tasks and powers to cause damage to the State, they shall bear liability and pay material compensations therefor under law.
2. The Board of Directors of a parent company shall make annual reports and extraordinary reports at the request of the Government and the Prime Minister on the following:
a/ The direction and results of direction of its economic group to realize objectives, including business objectives in its main business lines, and fulfill tasks assigned by the state owner to its groups:
b/ Portfolios and the structure of investment in main and unrelated business lines;
c/ The raising of capital for investment in finance, banking real estate and securities;
d/ Forms and levels of association among enterprises of its economic group;
e/ Organization and personnel work of the parent company: human resources engaged in main, related and unrelated business lines;
f/ Regulations of the parent company on issues which must be adopted by the parent company before its authorized representatives in member enterprises decide or participating in deciding on them.
3. Members of the Boards of Director of a parent company shall report to the parent company and member enterprises of its group the following information and related benefits:
a/ Names, addresses of head offices, business lines, serial numbers and dates and places of issuance of business registration certificates of enterprises in which they hold shares or capital contributions: rate and time of holding these shares or capital contributions;
b/ Names and addresses of head offices, business lines, serial numbers and dates and places of issuance of business registration certificates of enterprises in which their affiliated persons jointly or separately hold shares or capital contributions equal to over 35% of the charter capital.
Article 42. Management, supervision and assessment of state economic groups by the state owner
1. The management and supervision of a state economic group by the state owner through supervision of the parent company cover:
a/ Management and supervision of organization and personnel work, covering organization, establishment, reorganization and dissolution of and admission into the group: the process of changing the ownership structure of affiliate companies leading to their transformation into enterprises with capital below the parent company's controlling level; observance of the parent company's charter; appointment, re-appointment, dismissal, payment of salaries and bonuses for. performance of tasks and operation results of the parent company's Board of Directors;
b/ Management and supervision of business operations, covering business objectives, orientations and strategy of the group; the parent company's investment and financial plans; investment portfolio, main business lines and unrelated business lines; investment in risky sectors, industries, geographical areas and projects; performance of public-utility tasks;
c/ Financial management and supervision, covering capital preservation and development: financial operations and their results: profit ratio to state capital: investment and business efficiency: expenses for salary payment: loans, debts and solvency; charter capital, increase or decrease in charter capital, and change in the charter capital structure; investment projects beyond the powers decentralized to the parent company.
2. Assignment of tasks to perform supervision jobs specified in Clause 1 of this Article:
a/ The Ministry of Finance shall supervise and assess financial operations, business results and effectiveness of the parent company and the entire group; supervision of issuance of stocks, increase in the charter capital of the parent company and member enterprises: expenses for salary payment; supervision of borrowing of loans for investment in financial, banking, real estate and securities areas; supervise the movement of capital, investment and resources within the group and from the group to the outside or vice versa: and monitor consolidated financial statements of the groups;
b/ The Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs shall supervise state economic groups in implementing regulations on the average salary increase rate which is lower than the labor productivity increase rate;
c/ Line ministries shall supervise investment portfolios, main and related business lines: assess the structure of main and related business lines; oversee leading management personnel of parent companies; assess the capability to satisfy demands for leading management personnel for main and related business lines;
d/ The Ministry of Planning and Investment shall monitor and supervise the implementation of schemes on establishment of state economic groups; supervise parent companies in establishing new enterprises, contributing capital to other enterprises in risky sectors, industries, geographical areas and projects; supervise and assess the performance of the state owner's function towards parent companies in state economic groups: assess results of implementation of these schemes; analyze advantages and risks of development of economic groups: supervise and assess the implementation of development strategies of state economic groups;
e/ Other supervision jobs not specified at Points a. b, c and d of this Clause shall be performed by the Government or the Prime Minister or agencies and organizations authorized by the Government or the Prime Minister.
3. Ministries, agencies and organizations defined in Clause 2 of this Article shall annually report on their supervision and assessment and supervision and assessment results to the Prime Minister. The Ministry of Finance shall sum up supervision and assessment reports of authorized ministries, agencies and organizations, then, report to the Government and the Prime Minister.
Article 43. Methods of management and supervision of state economic groups
1. The management and supervision of state economic groups shall be conducted by the following methods:
a/ Through reports of Boards of Directors of parent companies;
b/ Through the audit of parent companies and member enterprises;
c/ Through periodical or extraordinary reports of parent companies;
d/ Through inspection, supervision and assessment by the agencies defined in Article 42 of this Decree.
2. Grounds for management and supervision of state economic groups:
a/ The Government shall promulgate regulations on management, supervision and assessment of state economic groups; specify norms and prescribe annual assessment and ranking of state economic groups; specify norms and prescribe the assessment of operations of Boards of Directors, directors general, deputy directors general and chief accountants of parent companies:
b/ Supervision and assessment results specified at Point a of this Clause serve as a basis for deciding on salaries, bonuses, appointment, re-appointment, dismissal, commendation, disciplining or handling of responsibility of presidents, members of Boards of Directors, directors general, deputy directors general and chief accountants of parent companies.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực