Chương I Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định về người phát ngôn, chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước: Quy định chung
Số hiệu: | 09/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 09/02/2017 | Ngày hiệu lực: | 30/03/2017 |
Ngày công báo: | 19/02/2017 | Số công báo: | Từ số 147 đến số 148 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định về người phát ngôn, chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước ban hành ngày 09/02/2017.
- Theo Nghị định số 09/2017, các cơ quan hành chính nhà nước phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo các hình thức sau:
+ Tổ chức họp báo;
+ Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên các trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
+ Người phát ngôn của nhà nước phát ngôn trực tiếp với báo chí hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên;
+ Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí;
+ Trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí khi được yêu cầu;
+ Đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung trên báo chí.
- Tại Nghị định 09/NĐ-CP, Chính phủ cũng quy định rõ những người có quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước là:
+ Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước (đối với UBND cấp huyện và xã sẽ là Chủ tịch UBND);
+ Người được người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên;
+ Người có trách nhiệm thuộc cơ quan hành chính nhà nước được người đứng đầu ủy quyền thực hiện phát ngôn (thông thường là ủy quyền cho cấp phó).
- Các thông tin về họ tên, chức vụ, địa chỉ mail, số điện thoại của người phát ngôn thì Nghị định 09/2017 quy định phải công bố văn bản cho cơ quan quản lý về báo chí và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước.
- Việc ủy quyền thực hiện phát ngôn phải lập thành văn bản và chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định.
Ngoài ra, những người không phải là người phát ngôn của cơ quan hành chính nhà nước thì cũng được phát ngôn cho báo chí nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn.
- Theo Nghị định số 09/CP, đình kỳ hằng tháng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phải chủ trì, phối hợp để tổ chức họp báo, cung cấp thông cáo báo chí về hoạt động và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Hàng tháng, các cơ quan hành chính nhà nước cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật trên trang thông tin điện tử.
Mặt khác, ít nhất 3 tháng/lần, phải tổ chức họp báo cung cấp thông tin cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Bên cạnh đó, theo Nghị định 09 thì Thủ tướng Chính phủ hoặc người phát ngôn của Chính phủ thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí khi xảy ra các sự cố liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước có hiệu lực ngày 30/03/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về người phát ngôn, chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Cơ quan hành chính nhà nước, gồm:
a) Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
b) Tổng cục, cục, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức cấp tỉnh thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương;
c) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).
2. Cơ quan báo chí, nhà báo và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động báo chí tại Việt Nam.
1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gồm:
a) Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước;
b) Người được người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (sau đây gọi chung là người phát ngôn);
c) Người có trách nhiệm thuộc cơ quan hành chính nhà nước được người đứng đầu ủy quyền thực hiện phát ngôn (sau đây gọi chung là người được ủy quyền phát ngôn) hoặc giao nhiệm vụ phối hợp cùng người phát ngôn thực hiện phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cục, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức, cấp tỉnh thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương, gồm:
a) Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước;
b) Trường hợp người đứng đầu cơ quan hành chính không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó là người được giao phụ trách cơ quan thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
3. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã;
b) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó của mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
4. Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước.
5. Người phát ngôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nếu không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo để người đứng đầu cơ quan hành chính ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
6. Việc ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định.
Khi thực hiện ủy quyền thì họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của người được ủy quyền phát ngôn, văn bản ủy quyền phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước hoặc niêm yết tại trụ sở (đối với Ủy ban nhân dân cấp xã chưa có trang thông tin điện tử) trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền.
7. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này không được ủy quyền tiếp cho người khác.
8. Các cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước không là người được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp.
1. Tổ chức họp báo.
2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc trang mạng xã hội chính thức của cơ quan hành chính nhà nước.
3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
4. Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
5. Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do trung ương, địa phương tổ chức khi được yêu cầu.
6. Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides spokespersons and the making of statements and provision of information by state administrative agencies to the press.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to:
1. State administrative agencies, including:
a/ The Government, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, People’s Committees of provinces and centrally run cities (below collectively referred to as provincial-level People’s Committees);
b/ General departments, directorates, departments, bureaus, specialized bodies of provincial-level People’s Committees, and provincial-level hierarchical organizations of central agencies based in localities;
c/ People’s Committees of urban districts, rural districts, towns, provincial cities and centrally run cities (below collectively referred to as district-level People’s Committees), and People’s Committees of communes, wards and townships (below collectively referred to as commune-level People’s Committees).
2. Press agencies, journalists, and organizations and individuals involved in press activities in Vietnam.
Article 3. Persons making statements and providing information to the press
1. Persons making statements and providing information to the press of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, general departments or directorates of ministries and ministerial-level agencies, and provincial-level People’s Committees, including:
a/ Heads of state administrative agencies;
b/ Persons assigned by heads of state administrative agencies to make statements and provide information to the press on a regular basis (below collectively referred to as spokespersons);
c/ Responsible persons of state administrative agencies authorized by heads of these agencies to make statements (below collectively refereed to as authorized persons), or assigned to coordinate with spokespersons in making statements or providing information on specific matters to the press.
2. Persons making statements and providing information to the press of bureaus or departments, specialized bodies of provincial-level People’s Committees, and provincial- level hierarchical organizations of central agencies based in localities, including:
a/ Heads of state administrative agencies;
b/ In case the head of an administrative agency cannot make statements and provide information to the press, he/she may authorize his/her deputy who is assigned to be in charge of the agency to do so.
3. Persons making statements and providing information to the press of district- and commune-level People’s Committees, including:
a/ Chairpersons of district- and commune-level People’s Committees;
b/ In case a chairperson cannot make statements and provide information to the press, he/she shall authorize his/her deputy to do so.
4. Full names, positions, telephone numbers and e-mail addresses of spokespersons shall be notified in writing to state management agencies in charge of the press and published on portals and websites of state administrative agencies.
5. In case spokespersons defined at Point b, Clause 1 of this Article cannot make statements and provide information to the press, they shall report such to heads of state administrative agencies for authorizing responsible persons of their agencies to do.
6. The authorization for statement making and information provision prescribed at Point c of Clause 1, Point b of Clause 2 and Point b of Clause 3 of this Article shall be made in writing and applied to each case for a specified time limit.
Full names, telephone numbers and e-mail addresses of authorized persons and written authorizations shall be posted on portals or websites of state administrative or publicized in head offices (for commune-level People’s Committees having no websites) within 12 hours after the signing of authorization.
7. Spokespersons and authorized persons specified at Points b and c, Clause 1; Point b, Clause 2, and Point b, Clause 3 of this Article may not re-authorize other persons.
8. State administrative agencies’ individuals who are not assigned to make statements or provide information to the press may provide information to the press in accordance with law but may not make statements or provide information to the press on behalf of their state administrative agencies; and shall take responsibility before law for contents of information provided.
Article 4. Forms of statement making and information provision to the press
1. Press conferences.
2. Publication of statements made and information provided to the press on portals, websites or official social network fanpages of state administrative agencies.
3. Direct statements or answering of interview questions of journalists and reporters.
4. Press releases or answers to questions of press agencies, journalists or reporters made in writing or via e-mails.
5. Provision of information in the form of direct exchange or press briefings held by central or local agencies when so requested.
6. Issuance of written requests for press agencies’ publication or broadcasting of feedback, corrections or apologies for incorrect information in the press.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực