Chương 1 Nghị định 06/2013/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 06/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/01/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2013 |
Ngày công báo: | 23/01/2013 | Số công báo: | Từ số 41 đến số 42 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cơ quan nhà nước không được thuê bảo vệ
Từ ngày 1/3/2013, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước sẽ không được thuê dịch vụ bảo vệ thường xuyên, lâu dài.
Trường hợp các cơ quan trên đã và đang có hợp đồng thuê bảo vệ thì có thể sử dụng dịch vụ đến khi hết thời hạn hợp đồng đã kí.
Nội dung trên được quy định tại Nghị định 06/2013/NĐ-CP về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
Ngoài ra, đối với một số trường hợp đặc biệt, Nghị định cho phép các cơ quan, đơn vị trên được kí hợp đồng dịch vụ bảo vệ theo hình thức hợp đồng công việc, hợp đồng thời vụ.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/3/2013, thay thế Nghị định 73/2001/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng bảo vệ tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, doanh nghiệp).
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam; doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Các cơ quan, doanh nghiệp do Công an nhân dân và Quân đội nhân dân quản lý không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
1. Tổ chức bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định thành lập; chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan Công an.
2. Tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1. Nghiệp vụ bảo vệ là tổng hợp các biện pháp chuyên môn trang bị cho lực lượng bảo vệ nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cơ quan, doanh nghiệp. Biện pháp nghiệp vụ bảo vệ bao gồm:
a) Biện pháp hành chính;
b) Biện pháp quần chúng;
c) Biện pháp tuần tra, canh gác.
2. Bộ Công an quy định cụ thể các biện pháp nghiệp vụ quy định tại Khoản 1 Điều này.
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ do Công an cấp tỉnh hoặc cấp tương đương tổ chức và cấp giấy chứng nhận.
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên; có lý lịch rõ ràng; phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên (đối với miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên), có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ. Ưu tiên tuyển dụng lực lượng bảo vệ là những người đã có thời gian công tác trong lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân.
1. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị:
a) Chịu trách nhiệm toàn diện về việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn tài sản của cơ quan, doanh nghiệp; chỉ đạo xây dựng, tổ chức, kiểm tra thực hiện kế hoạch, nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; chỉ đạo lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an, chính quyền địa phương trong việc triển khai kế hoạch, phương án bảo vệ; xây dựng lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp trong sạch, vững mạnh;
b) Căn cứ yêu cầu, tính chất, quy mô của cơ quan, doanh nghiệp để quyết định hình thức tổ chức lực lượng bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp mình cho phù hợp; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động của lực lượng bảo vệ;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an có thẩm quyền tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ; tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công an về công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ quan, doanh nghiệp.
2. Người đứng đầu các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước không được thuê dịch vụ bảo vệ thường xuyên, lâu dài (trừ một số lĩnh vực theo quy định của Bộ Công an). Trong trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn hội nghị, hội thảo hoặc trường hợp cần thiết khác, được thuê dịch vụ bảo vệ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo công việc hoặc thời vụ.
3. Người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp khác thực hiện trách nhiệm quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này và Khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
4. Cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia xây dựng, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng bảo vệ thực hiện nhiệm vụ.
1. Quy định việc phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp trong công tác quản lý và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp.
2. Quy định nội dung huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ, mẫu giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ, mẫu trang phục, phù hiệu, biển hiệu cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
Chapter 1.
GENERAL REGULATIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree specifies the functions, tasks, entitlements, organization, activities, regimes, and policies applicable to the security staff at state agencies, enterprises, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, socio-professional organizations, and social organizations established within Vietnam’s law (hereinafter referred to as organizations)
Article 2. Subjects of application
This Decree is applicable to the Vietnamese and foreign organizations that operate within the territory of the Socialist Republic of Vietnam, the organizations and individuals relevant to the security at the organizations. The organizations under the management of the People's Police and the People's Army are regulated by this Decree.
When an International Agreement to which Vietnam is a signatory is not consistent with this Decree, such International Agreement shall apply.
Article 3. The organization and operation of the security staff at organizations
1. The security department shall be established by the head of the organization; be subject to the direct management and direction from the head of the organization, the guidance and inspection from the police.
2. The organization and operation of the security staff of organizations must comply with this Decree and other relevant laws. It is prohibited to misuse the security position of the organization to commit illegal acts that violate the lawful rights and interests of organizations and individuals.
Article 4. Security techniques
1. Security techniques are the professional measures provided for the security staff in order to ensure the security, order, and safety of organizations. The security measures include:
a) Administrative measures;
b) Public measures;
c) Patrolling and guarding
2. The Ministry of Public Security shall specify the professional measures prescribed in Clause 1 this Article.
Article 5. Training security techniques
The provincial police department or an equivalent agency shall train the security techniques and issue certificates.
Article 6. Standards of security staff
Vietnamese citizens at the age of 18 or above; having clear records, good political credentials and moral sense, having graduated from high schools or above (or middle schools in highland, borderlands, remote areas), capable of civil acts, and having good health that meet the requirements for security works. The former police officers and soldiers shall be prioritized.
Article 7. Responsibility of the heads of organizations and the employees therein.
1. Responsibility of the heads of state organizations and political organizations:
a) Take total responsibility for the assurance of security, order, and safety of the property of the organization; direct the construction, organization, and inspection of the plan and regulation on the security at the organization; direct the security staff to cooperate with the police and local authorities in launching the security plans; assemble a principled and mighty security staff at the organization;
b) Decide a suitable form of the security staff depending on the requirements, nature, and scale of the organization; ensure the work conditions, facilities, equipment, and instruments serving the activities of the security staff;
c) Preside and cooperate with the police to train the security staff; organize the implementation of the documents issue by the Ministry of Public Security guiding the assurance of security and order at organizations.
2. The heads of the organizations funded by the State budget may not purchase permanent security services (except for some fields prescribed by the Ministry of Public Security). The casual or seasonal security services provided by security companies may be purchased when it is necessary to mobilize forces to protect the security, order, and safety of conventions, seminars, or in other cases.
3. The heads of other organizations shall fulfill the responsibility prescribed in Points a, b, and c Clause 1 of this Article and Clause 2 Article 11 of this Decree.
4. The employees in organizations shall participating in assisting and facilitating the tasks of security staff.
Article 8. Responsibility of the Ministry of Public Security
1. Specifying the cooperation with organizations in the managing and inspecting the security at organizations.
2. Specifying the content of the training courses in security techniques, the certificate form of security staff, uniforms, badges, signboards of security staff at organizations.
3. Train the security techniques of security staff at organizations an..