Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
Số hiệu: | 06/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/01/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2013 |
Ngày công báo: | 23/01/2013 | Số công báo: | Từ số 41 đến số 42 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cơ quan nhà nước không được thuê bảo vệ
Từ ngày 1/3/2013, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước sẽ không được thuê dịch vụ bảo vệ thường xuyên, lâu dài.
Trường hợp các cơ quan trên đã và đang có hợp đồng thuê bảo vệ thì có thể sử dụng dịch vụ đến khi hết thời hạn hợp đồng đã kí.
Nội dung trên được quy định tại Nghị định 06/2013/NĐ-CP về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
Ngoài ra, đối với một số trường hợp đặc biệt, Nghị định cho phép các cơ quan, đơn vị trên được kí hợp đồng dịch vụ bảo vệ theo hình thức hợp đồng công việc, hợp đồng thời vụ.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/3/2013, thay thế Nghị định 73/2001/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng bảo vệ tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, doanh nghiệp).
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam; doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Các cơ quan, doanh nghiệp do Công an nhân dân và Quân đội nhân dân quản lý không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
1. Tổ chức bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định thành lập; chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan Công an.
2. Tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1. Nghiệp vụ bảo vệ là tổng hợp các biện pháp chuyên môn trang bị cho lực lượng bảo vệ nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cơ quan, doanh nghiệp. Biện pháp nghiệp vụ bảo vệ bao gồm:
a) Biện pháp hành chính;
b) Biện pháp quần chúng;
c) Biện pháp tuần tra, canh gác.
2. Bộ Công an quy định cụ thể các biện pháp nghiệp vụ quy định tại Khoản 1 Điều này.
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ do Công an cấp tỉnh hoặc cấp tương đương tổ chức và cấp giấy chứng nhận.
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên; có lý lịch rõ ràng; phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên (đối với miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên), có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ. Ưu tiên tuyển dụng lực lượng bảo vệ là những người đã có thời gian công tác trong lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân.
1. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị:
a) Chịu trách nhiệm toàn diện về việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn tài sản của cơ quan, doanh nghiệp; chỉ đạo xây dựng, tổ chức, kiểm tra thực hiện kế hoạch, nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; chỉ đạo lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an, chính quyền địa phương trong việc triển khai kế hoạch, phương án bảo vệ; xây dựng lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp trong sạch, vững mạnh;
b) Căn cứ yêu cầu, tính chất, quy mô của cơ quan, doanh nghiệp để quyết định hình thức tổ chức lực lượng bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp mình cho phù hợp; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động của lực lượng bảo vệ;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an có thẩm quyền tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ; tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công an về công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ quan, doanh nghiệp.
2. Người đứng đầu các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước không được thuê dịch vụ bảo vệ thường xuyên, lâu dài (trừ một số lĩnh vực theo quy định của Bộ Công an). Trong trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn hội nghị, hội thảo hoặc trường hợp cần thiết khác, được thuê dịch vụ bảo vệ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo công việc hoặc thời vụ.
3. Người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp khác thực hiện trách nhiệm quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này và Khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
4. Cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia xây dựng, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng bảo vệ thực hiện nhiệm vụ.
1. Quy định việc phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp trong công tác quản lý và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp.
2. Quy định nội dung huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ, mẫu giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ, mẫu trang phục, phù hiệu, biển hiệu cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
1. Tham mưu giúp cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, kế hoạch công tác bảo vệ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; triển khai các yêu cầu công tác bảo vệ theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
2. Tổ chức thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp.
1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có nhiệm vụ:
a) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của lực lượng Công an để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; kịp thời đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp biện pháp xử lý;
b) Trực tiếp kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp. Khi xảy ra các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự và an toàn cơ quan, doanh nghiệp phải tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của cơ quan, doanh nghiệp, cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang và báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất;
c) Thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng;
d) Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp; xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn;
đ) Phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng trong công tác nắm tình hình, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, kế hoạch, biện pháp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong cơ quan, doanh nghiệp;
e) Thực hiện các quy định về quản lý vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại (nếu có); giúp người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp trong việc phối hợp với cơ quan Công an để quản lý, giáo dục người có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác đang làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp;
g) Phối hợp với các tổ chức quần chúng trong cơ quan, doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho mọi người; hướng dẫn các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn trong cơ quan, doanh nghiệp;
h) Thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khác để bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao theo đúng quy định của pháp luật.
2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp khác thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, g, h Khoản 1 Điều này.
1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có quyền hạn sau:
a) Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp;
b) Trong khi làm nhiệm vụ, được kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;
c) Tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền;
d) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp khác thực hiện quyền hạn quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này.
1. Tổ chức lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị nằm trong hệ thống tổ chức của các cơ quan, doanh nghiệp; tùy theo yêu cầu, quy mô, tính chất của cơ quan, doanh nghiệp mà thành lập phòng, ban, đội, tổ bảo vệ.
2. Tổ chức lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định thành lập hoặc không thành lập, với hình thức phù hợp yêu cầu, quy mô, tính chất của cơ quan, doanh nghiệp.
1. Nhân viên bảo vệ khi hết thời hạn thử việc, được đánh giá đạt yêu cầu thì được xem xét tuyển dụng, được hưởng lương và các quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu bị thương, bị hy sinh thì được xem xét và có thể được công nhận hưởng chế độ như thương binh, liệt sĩ và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Chế độ, chính sách của nhân viên bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định thông qua hợp đồng lao động trên cơ sở quy định của pháp luật.
1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được cấp trang phục, trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận, trang bị biển hiệu, băng chức danh và các phương tiện cần thiết khác theo quy định để phục vụ công tác bảo vệ.
3. Bộ Công an quy định và hướng dẫn cụ thể về trang bị phương tiện và quản lý, sử dụng trang bị phương tiện đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định của Điều này.
1. Kinh phí hoạt động của lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, tổ chức được bảo đảm chung trong kinh phí hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức đó.
2. Kinh phí hoạt động của lực lượng bảo vệ tại các doanh nghiệp được tính trong chi phí quản lý của các doanh nghiệp.
3. Tài trợ, ủng hộ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013 và thay thế Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
2. Đối với các cơ quan, doanh nghiệp thuộc diện không được thuê dịch vụ bảo vệ thường xuyên, lâu dài theo quy định của Nghị định này, nhưng thực tế đã và đang có hợp đồng thuê dịch vụ bảo vệ thì khi hết thời hạn hợp đồng đã ký, phải thực hiện đúng theo các quy định của Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 06/2013/ND-CP |
Hanoi, January 09, 2013 |
DECREE
ON THE SECURITY STAFF AT ORGANIZATIONS AND ENTERPRISES
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25th 2001;
Pursuant to the Law on National security dated December 03rd 2004;
At the proposal of the Minister of Public Security;
The Government issues a Decree on the security staff at organizations and enterprises,
Chapter 1.
GENERAL REGULATIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree specifies the functions, tasks, entitlements, organization, activities, regimes, and policies applicable to the security staff at state agencies, enterprises, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, socio-professional organizations, and social organizations established within Vietnam’s law (hereinafter referred to as organizations)
Article 2. Subjects of application
This Decree is applicable to the Vietnamese and foreign organizations that operate within the territory of the Socialist Republic of Vietnam, the organizations and individuals relevant to the security at the organizations. The organizations under the management of the People's Police and the People's Army are regulated by this Decree.
When an International Agreement to which Vietnam is a signatory is not consistent with this Decree, such International Agreement shall apply.
Article 3. The organization and operation of the security staff at organizations
1. The security department shall be established by the head of the organization; be subject to the direct management and direction from the head of the organization, the guidance and inspection from the police.
2. The organization and operation of the security staff of organizations must comply with this Decree and other relevant laws. It is prohibited to misuse the security position of the organization to commit illegal acts that violate the lawful rights and interests of organizations and individuals.
Article 4. Security techniques
1. Security techniques are the professional measures provided for the security staff in order to ensure the security, order, and safety of organizations. The security measures include:
a) Administrative measures;
b) Public measures;
c) Patrolling and guarding
2. The Ministry of Public Security shall specify the professional measures prescribed in Clause 1 this Article.
Article 5. Training security techniques
The provincial police department or an equivalent agency shall train the security techniques and issue certificates.
Article 6. Standards of security staff
Vietnamese citizens at the age of 18 or above; having clear records, good political credentials and moral sense, having graduated from high schools or above (or middle schools in highland, borderlands, remote areas), capable of civil acts, and having good health that meet the requirements for security works. The former police officers and soldiers shall be prioritized.
Article 7. Responsibility of the heads of organizations and the employees therein.
1. Responsibility of the heads of state organizations and political organizations:
a) Take total responsibility for the assurance of security, order, and safety of the property of the organization; direct the construction, organization, and inspection of the plan and regulation on the security at the organization; direct the security staff to cooperate with the police and local authorities in launching the security plans; assemble a principled and mighty security staff at the organization;
b) Decide a suitable form of the security staff depending on the requirements, nature, and scale of the organization; ensure the work conditions, facilities, equipment, and instruments serving the activities of the security staff;
c) Preside and cooperate with the police to train the security staff; organize the implementation of the documents issue by the Ministry of Public Security guiding the assurance of security and order at organizations.
2. The heads of the organizations funded by the State budget may not purchase permanent security services (except for some fields prescribed by the Ministry of Public Security). The casual or seasonal security services provided by security companies may be purchased when it is necessary to mobilize forces to protect the security, order, and safety of conventions, seminars, or in other cases.
3. The heads of other organizations shall fulfill the responsibility prescribed in Points a, b, and c Clause 1 of this Article and Clause 2 Article 11 of this Decree.
4. The employees in organizations shall participating in assisting and facilitating the tasks of security staff.
Article 8. Responsibility of the Ministry of Public Security
1. Specifying the cooperation with organizations in the managing and inspecting the security at organizations.
2. Specifying the content of the training courses in security techniques, the certificate form of security staff, uniforms, badges, signboards of security staff at organizations.
3. Train the security techniques of security staff at organizations an..
Chapter 2.
FUNCTIONS, TASKS, ENTITLEMENTS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE SECURITY STAFF AT ORGANIZATIONS
Article 9. Functions of the security staff at organizations
1. Giving advices to the managers on the formulation and implementation of regulations and security plan; ensuring the security, order, and safety of the organizations; satisfy the security requirements under the direction and guidance from competent police departments.
2. Fulfill the requirements, tasks, and implement the measures for protecting the security, order, and safety of organizations.
Article 10. Tasks of the security staff at organizations
1. The security staff at state organizations and political organizations shall:
a) Implement the professional measures in accordance with law and guidance from the police in order to prevent, detect and stop the illegal acts and violations of the internal regulations; suggest handling measures to the head of the organization.
b) Directly monitor people that enter and leave the organization. Upon the occurrence of events related to the security, order, and safety, the organization must preserve the scene, protect the property of the organization, help people, seize the suspects, and notify the nearest police department;
c) Comply with the regulations on fire prevention and fighting, preserve the public order;
d) Lead the movement for the public participation in the national security at organizations; create a safe environment in organizations;
dd) Cooperate with local police department in updating information, ensuring the security, order, and safety of the organization; request the head of the organization to formulate regulations on the security of the organization, the plan and measures for preventing crimes and illegal acts in the organization;
e) Implement the regulations on the management of simple weapons, gadgets, explosives, inflammable substances, toxic substances (if any); assist the head of the organization in cooperating with the police in managing and educating the workers that have previous convictions, previous offences, have implemented other measures for handling administrative violations;
g) Cooperate with the internal public organizations in disseminating law in order to raise the awareness of people; guide the public organizations to participating in the protection of security, order, and safety in the organization;
h) Perform other tasks to protect the organization assigned by the head of the organization in accordance with law.
2. The security staff at other organizations shall perform the tasks prescribed in Points a, b, c, d, dd, g, h Clause 1 of this Article.
Article 11. Entitlements of the security staff at organizations
1. The security staff at state organizations and political organizations shall:
a) Inspect and expedite the implementation of the laws on security, safety, and the internal regulation on the security of the organization;
b) Inspect the papers, goods, and vehicles that enter and leave the organization while on duty if they are suspected of violating laws or internal regulations.
c) Verify the cases happened at the organization under the assignment of the head of the organization, or at the request of the competent police department.
d) Refuse the illegal request while on duty, and report such cases to the functional agencies for handling in accordance with law.
2. The security staff at other organizations shall exercise the entitlements prescribed in Points b, c, and dd Clause 1 of this Article.
Article 12. The organization of the security staff at organizations
1. The security department or team shall be established at the state organizations, enterprises, and political organizations depending on the requirements, scale, and nature of them.
2. The establishment of the security staff at other organizations shall be decided by the Boards of Directors, the Member assemblies, or the heads of the organizations, in a way that suit the requirements, scale, and nature of such organization.
Chapter 3.
REGIMES, POLICIES, EQUIPMENT, AND BUDGET OF THE SECURITY STAFF AT ORGANIZATIONS
Article 13. The regimes and policies applicable to the security staff at state organizations, state enterprises, and political organizations
1. A security guard that have passed the probation period and considered qualified, he or she shall be employed, paid, and shall enjoy the benefits and policies prescribed by law.
2. If a security guard hurts or dies while working, he or she may enjoy the regimes and rewards applicable to martyrs as prescribed by the laws on incentives for contributors to the revolution, and the laws on emulation and commendation.
Article 14. The regimes and policies applicable to the security staff at other organizations
The regimes and policies applicable to the security staff at other organizations shall be decided by the Boards of Directors, the Member assemblies, or the heads of the organizations based on the labor contracts and laws.
Article 15. The equipment for the security staff at organizations
1. The security staff at organizations shall be provided with uniforms, equipment, simple weapons and gadgets as prescribed by law.
2. The security staff at organizations shall be provided with certificates, signboards, title bands, and other instruments as prescribed to serve the security protection.
3. The Ministry of Public Security shall specify the equipment, the management and use of equipment applicable to the security staff at organizations as prescribed in this Article.
Article 16. Budget the security staff at organizations and enterprises
1. The budget for the security staff at an organization is included in its regular budget.
2. The budget the security staff at a enterprise is included in the management cost of that enterprise ,
3. The legitimate sponsorship from other organizations and individuals.
Chapter 4.
IMPLEMENTATION ORGANIZATION
Article 17. Effects
1. This Decree takes effect on March 01st 2013, and supersedes the Government's Decree No. 73/2001/NĐ-CP dated October 05th 2001 on the operation and organization of the security staff at organizations and enterprises.
2. The organizations and enterprises that are not allowed to purchase permanent security services as prescribed in Decree, but have signed security service contracts, must comply with this Decree after such contracts expire.
Article 18. Implementation responsibility
1. The Minister of Public Security shall guide the implementation of this Decree.
2. The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decree./.
|
FOR THE GOVERNMENT |