Chương III Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Số hiệu: | 03/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khải |
Ngày ban hành: | 11/01/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2024 |
Ngày công báo: | 21/01/2024 | Số công báo: | Từ số 131 đến số 132 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra BHXH Việt Nam từ 01/3/2024
Ngày 11/01/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 03/2024/NĐ-CP về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Vị trí, chức năng của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ 01/3/2024
- Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và luật chuyên ngành khác, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự chỉ đạo, điều hành của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ 01/3/2024
- Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Bảo hiểm xã hội tỉnh) xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp và trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
+ Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Thanh tra vụ việc khác khi được Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao;
+ Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với vụ việc do Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết luận khi cần thiết;
+ Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh;
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
- Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Nghị định 03/2024/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
Điều 19. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, bao gồm Tổng cục, Cục và tương đương thuộc Bộ (sau đây gọi là Tổng cục, Cục thuộc Bộ), Cục thuộc Tổng cục và tương đương (sau đây gọi là Cục thuộc Tổng cục), cơ quan khác được quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Điều 20. Tổng cục, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
1. Bộ Công Thương: Cục Công nghiệp, Cục Điều tiết điện lực, Cục Hóa chất, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
2. Bộ Giao thông vận tải: Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ: Cục Sở hữu trí tuệ, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Cục An toàn lao động, Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chăn nuôi, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Cục Lâm nghiệp, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Cục Thú y, Cục Thủy lợi, Cục Thủy sản, Cục Trồng trọt.
6. Bộ Nội vụ: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
7. Bộ Tài chính: Cục Quản lý công sản, Cục Quản lý giá, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Cục Khoáng sản Việt Nam, Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục An toàn thông tin, Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Viễn thông, Cục Xuất bản, In và Phát hành.
10. Bộ Tư pháp: Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
11. Bộ Y tế: Cục An toàn thực phẩm, Cục Dân số.
Điều 21. Cục thuộc Tổng cục và tương đương
1. Bảo hiểm xã hội tỉnh.
2. Cục Dự trữ Nhà nước.
3. Cục Hải quan.
4. Cục Quản lý thị trường.
5. Cục Thống kê.
6. Cục Thuế.
7. Kho bạc Nhà nước tỉnh.
Điều 22. Tổ chức tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao nhiệm vụ tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành cho đơn vị trực thuộc.
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
1. Tổng cục, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ; tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của mình trong kế hoạch thanh tra của Bộ;
Tổng cục thuộc Bộ hướng dẫn Cục trực thuộc được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Cục trực thuộc được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
b) Thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra.
2. Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Tổng cục hoặc gửi Tổng cục thuộc Bộ trong trường hợp không có Thanh tra Tổng cục để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ; tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của mình trong kế hoạch thanh tra của Bộ.
Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của mình;
b) Thanh tra những vụ việc khác do Tổng cục trưởng giao; Bảo hiểm xã hội tỉnh thanh tra những vụ việc khác do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao;
c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình;
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra.
Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được giao.
2. Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của người có thẩm quyền; phân công công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
3. Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra.
4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện, tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
1. Khi tham gia Đoàn thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như Thanh tra viên theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn được quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật Thanh tra và các điều kiện khác tùy theo đặc thù của ngành, lĩnh vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định.
Điều 26. Chế độ, chính sách của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra; được cấp trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
2. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được hưởng chế độ bồi dưỡng tính theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Mức bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là 80.000 đồng/ngày.
Chế độ bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được áp dụng đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Kinh phí thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành, được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh thì thực hiện theo cơ chế tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Việc lập, chấp hành, kế toán và quyết toán kinh phí thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, bao gồm Tổng cục, Cục và tương đương thuộc Bộ (sau đây gọi là Tổng cục, Cục thuộc Bộ), Cục thuộc Tổng cục và tương đương (sau đây gọi là Cục thuộc Tổng cục), cơ quan khác được quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này, trừ trường hợp luật có quy định khác.
1. Bộ Công Thương: Cục Công nghiệp, Cục Điều tiết điện lực, Cục Hóa chất, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
2. Bộ Giao thông vận tải: Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ: Cục Sở hữu trí tuệ, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Cục An toàn lao động, Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chăn nuôi, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Cục Lâm nghiệp, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Cục Thú y, Cục Thủy lợi, Cục Thủy sản, Cục Trồng trọt.
6. Bộ Nội vụ: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
7. Bộ Tài chính: Cục Quản lý công sản, Cục Quản lý giá, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Cục Khoáng sản Việt Nam, Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục An toàn thông tin, Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Viễn thông, Cục Xuất bản, In và Phát hành.
10. Bộ Tư pháp: Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
11. Bộ Y tế: Cục An toàn thực phẩm, Cục Dân số.
1. Bảo hiểm xã hội tỉnh.
2. Cục Dự trữ Nhà nước.
3. Cục Hải quan.
4. Cục Quản lý thị trường.
5. Cục Thống kê.
6. Cục Thuế.
7. Kho bạc Nhà nước tỉnh.
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao nhiệm vụ tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành cho đơn vị trực thuộc.
1. Tổng cục, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ; tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của mình trong kế hoạch thanh tra của Bộ;
Tổng cục thuộc Bộ hướng dẫn Cục trực thuộc được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Cục trực thuộc được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
b) Thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra.
2. Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Tổng cục hoặc gửi Tổng cục thuộc Bộ trong trường hợp không có Thanh tra Tổng cục để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ; tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của mình trong kế hoạch thanh tra của Bộ.
Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của mình;
b) Thanh tra những vụ việc khác do Tổng cục trưởng giao; Bảo hiểm xã hội tỉnh thanh tra những vụ việc khác do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao;
c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình;
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được giao.
2. Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của người có thẩm quyền; phân công công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
3. Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra.
4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Khi tham gia Đoàn thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như Thanh tra viên theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn được quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật Thanh tra và các điều kiện khác tùy theo đặc thù của ngành, lĩnh vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định.
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra; được cấp trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
2. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được hưởng chế độ bồi dưỡng tính theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Mức bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là 80.000 đồng/ngày.
Chế độ bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được áp dụng đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Kinh phí thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành, được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh thì thực hiện theo cơ chế tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Việc lập, chấp hành, kế toán và quyết toán kinh phí thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực