Chương II Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Thanh tra cơ yếu, thanh tra bảo hiểm xã hội Việt Nam; thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ; thanh tra sở
Số hiệu: | 03/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khải |
Ngày ban hành: | 11/01/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2024 |
Ngày công báo: | 21/01/2024 | Số công báo: | Từ số 131 đến số 132 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra BHXH Việt Nam từ 01/3/2024
Ngày 11/01/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 03/2024/NĐ-CP về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Vị trí, chức năng của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ 01/3/2024
- Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và luật chuyên ngành khác, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự chỉ đạo, điều hành của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ 01/3/2024
- Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Bảo hiểm xã hội tỉnh) xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp và trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
+ Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Thanh tra vụ việc khác khi được Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao;
+ Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với vụ việc do Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết luận khi cần thiết;
+ Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh;
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
- Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Nghị định 03/2024/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THANH TRA CƠ YẾU, THANH TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM; THANH TRA TỔNG CỤC, CỤC THUỘC BỘ; THANH TRA SỞ
Điều 4. Vị trí, chức năng của Thanh tra Cơ yếu
1. Thanh tra Cơ yếu là cơ quan của Ban Cơ yếu Chính phủ, giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, chữ ký số chuyên dùng công vụ, mật mã dân sự, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cơ yếu; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Cơ yếu chịu sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cơ yếu
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Cơ yếu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu, xây dựng, báo cáo Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện quy định về tổ chức, hoạt động của Thanh tra Cơ yếu;
b) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Ban Cơ yếu Chính phủ, trình Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Ban Cơ yếu Chính phủ;
d) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, chữ ký số chuyên dùng công vụ, mật mã dân sự;
đ) Thanh tra vụ việc khác khi được Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ giao;
e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Cơ yếu, quyết định xử lý về thanh tra của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;
g) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Cơ yếu
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra Cơ yếu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ; lãnh đạo Thanh tra Cơ yếu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Kiến nghị Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đình chỉ theo thẩm quyền việc thi hành quyết định trái pháp luật trong lĩnh vực quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ được phát hiện qua thanh tra.
5. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra.
6. Kiến nghị Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu, kiến nghị người có thẩm quyền xem xét trách nhiệm, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
7. Kiến nghị Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra.
Điều 7. Tổ chức, hoạt động của Thanh tra Cơ yếu
1. Thanh tra Cơ yếu có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và người làm công tác cơ yếu.
Chánh Thanh tra Cơ yếu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái theo quy định của pháp luật về cơ yếu, Luật Thanh tra và quy định khác có liên quan sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra Cơ yếu do Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái theo quy định của pháp luật về cơ yếu, Luật Thanh tra và quy định khác có liên quan.
2. Hoạt động thanh tra của Thanh tra Cơ yếu được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này, pháp luật về cơ yếu, quy định khác của pháp luật có liên quan và các quy định cụ thể sau:
a) Chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hằng năm, Chánh Thanh tra Cơ yếu trình Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ ban hành kế hoạch thanh tra của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hằng năm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ ban hành kế hoạch thanh tra của Ban Cơ yếu Chính phủ sau khi được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;
b) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra của Thanh tra Cơ yếu với Thanh tra Bộ, Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện, cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thì Chánh Thanh tra Cơ yếu trao đổi với các Chánh thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành để xử lý. Trường hợp không thống nhất được thì Thanh tra Cơ yếu tiến hành thanh tra;
c) Thời hạn thanh tra, gia hạn thời hạn thanh tra, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Cơ yếu được áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47, điểm b khoản 4 Điều 73 và điểm b khoản 5 Điều 75 của Luật Thanh tra;
d) Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Cơ yếu thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên.
3. Thanh tra Cơ yếu có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 8. Thanh tra viên của Thanh tra Cơ yếu
1. Thanh tra viên của Thanh tra Cơ yếu là người làm công tác cơ yếu được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn, việc bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên, miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này, pháp luật về cơ yếu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thanh tra viên của Thanh tra Cơ yếu được cấp trang phục thanh tra, thẻ thanh tra, được hưởng lương, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra và các chế độ, chính sách khác theo quy định.
Điều 9. Thanh tra lại kết luận của Thanh tra Cơ yếu
1. Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Cơ yếu nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Căn cứ, thời hạn, trình tự, thủ tục thanh tra lại, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra lại, Trưởng đoàn thanh tra lại, thành viên Đoàn thanh tra lại được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP và Nghị định này.
Mục 2. THANH TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Điều 10. Vị trí, chức năng của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và luật chuyên ngành khác, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự chỉ đạo, điều hành của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Bảo hiểm xã hội tỉnh) xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp và trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
c) Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Thanh tra vụ việc khác khi được Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao;
đ) Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
g) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với vụ việc do Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết luận khi cần thiết;
h) Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh;
i) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; lãnh đạo Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Đề nghị Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tiến hành thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh không thực hiện thì ra quyết định thanh tra hoặc báo cáo Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định.
4. Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
5. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Yêu cầu Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, chấn chỉnh, khắc phục sai phạm thuộc phạm vi quản lý do Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát hiện qua thanh tra.
7. Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra của các cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
8. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra.
9. Kiến nghị Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu, kiến nghị người có thẩm quyền xem xét trách nhiệm, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
10. Kiến nghị Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra.
Điều 13. Tổ chức, hoạt động của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và viên chức.
Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, bố trí, phân công công tác, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
2. Tổ chức của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hoạt động thanh tra của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra, thời hạn thanh tra, gia hạn thời hạn thanh tra, thời hạn thanh tra lại, tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được áp dụng như quy định đối với Thanh tra Bộ.
4. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 14. Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là viên chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn, việc bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên, miễn nhiệm Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ nhiệm viên chức vào các ngạch thanh tra viên, Thanh tra viên chính; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ nhiệm viên chức vào ngạch thanh tra viên cao cấp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.
3. Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được cấp trang phục thanh tra, thẻ thanh tra theo quy định pháp luật.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý và cấp thẻ thanh tra cho các ngạch thanh tra viên thuộc quyền quản lý của mình.
4. Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được hưởng các quyền lợi như viên chức của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; được hưởng lương, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra và các chế độ, chính sách khác theo quy định.
Mục 3. THANH TRA TỔNG CỤC, CỤC THUỘC BỘ
Điều 15. Cơ quan Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ
1. Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
2. Thanh tra Cục Bổ trợ tư pháp.
3. Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam.
4. Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam.
5. Thanh tra Ủy ban Chứng khoán nhà nước.
6. Thanh tra Kho bạc Nhà nước.
7. Thanh tra Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
8. Thanh tra Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
9. Thanh tra Tổng cục Thống kê.
Điều 16. Tổ chức, hoạt động của Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ
1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, tổ chức, hoạt động của Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ phải bảo đảm đáp ứng các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế, pháp luật về thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 17. Thành lập Thanh tra sở
1. Thanh tra sở được thành lập theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật Thanh tra bao gồm:
a) Thanh tra Sở Công Thương;
b) Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
c) Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo;
d) Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư;
đ) Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ;
e) Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
g) Thanh tra Sở Nội vụ;
h) Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
i) Thanh tra Sở Tài chính;
k) Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường;
l) Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông;
m) Thanh tra Sở Tư pháp;
n) Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao, Thanh tra Sở Du lịch;
o) Thanh tra Sở Xây dựng;
p) Thanh tra Sở Y tế.
2. Tại những sở không thành lập cơ quan thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Thanh tra sở căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tại địa phương và biên chế được giao. Trường hợp Thanh tra sở được luật quy định thì thực hiện theo quy định của luật và văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 18. Tổ chức, hoạt động của Thanh tra sở
1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở, Chánh Thanh tra sở và tổ chức, hoạt động của Thanh tra sở được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc thành lập Thanh tra sở phải bảo đảm đáp ứng các tiêu chí như thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương.
3. Tại những sở không thành lập cơ quan thanh tra, Giám đốc sở giao đơn vị thuộc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
4. Thanh tra sở có con dấu và tài khoản riêng.
1. Thanh tra Cơ yếu là cơ quan của Ban Cơ yếu Chính phủ, giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, chữ ký số chuyên dùng công vụ, mật mã dân sự, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cơ yếu; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Cơ yếu chịu sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Cơ yếu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu, xây dựng, báo cáo Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện quy định về tổ chức, hoạt động của Thanh tra Cơ yếu;
b) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Ban Cơ yếu Chính phủ, trình Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Ban Cơ yếu Chính phủ;
d) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, chữ ký số chuyên dùng công vụ, mật mã dân sự;
đ) Thanh tra vụ việc khác khi được Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ giao;
e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Cơ yếu, quyết định xử lý về thanh tra của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;
g) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra Cơ yếu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ; lãnh đạo Thanh tra Cơ yếu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Kiến nghị Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đình chỉ theo thẩm quyền việc thi hành quyết định trái pháp luật trong lĩnh vực quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ được phát hiện qua thanh tra.
5. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra.
6. Kiến nghị Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu, kiến nghị người có thẩm quyền xem xét trách nhiệm, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
7. Kiến nghị Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra.
1. Thanh tra Cơ yếu có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và người làm công tác cơ yếu.
Chánh Thanh tra Cơ yếu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái theo quy định của pháp luật về cơ yếu, Luật Thanh tra và quy định khác có liên quan sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra Cơ yếu do Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái theo quy định của pháp luật về cơ yếu, Luật Thanh tra và quy định khác có liên quan.
2. Hoạt động thanh tra của Thanh tra Cơ yếu được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này, pháp luật về cơ yếu, quy định khác của pháp luật có liên quan và các quy định cụ thể sau:
a) Chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hằng năm, Chánh Thanh tra Cơ yếu trình Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ ban hành kế hoạch thanh tra của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hằng năm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ ban hành kế hoạch thanh tra của Ban Cơ yếu Chính phủ sau khi được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;
b) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra của Thanh tra Cơ yếu với Thanh tra Bộ, Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện, cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thì Chánh Thanh tra Cơ yếu trao đổi với các Chánh thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành để xử lý. Trường hợp không thống nhất được thì Thanh tra Cơ yếu tiến hành thanh tra;
c) Thời hạn thanh tra, gia hạn thời hạn thanh tra, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Cơ yếu được áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47, điểm b khoản 4 Điều 73 và điểm b khoản 5 Điều 75 của Luật Thanh tra;
d) Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Cơ yếu thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên.
3. Thanh tra Cơ yếu có con dấu và tài khoản riêng.
1. Thanh tra viên của Thanh tra Cơ yếu là người làm công tác cơ yếu được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn, việc bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên, miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này, pháp luật về cơ yếu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thanh tra viên của Thanh tra Cơ yếu được cấp trang phục thanh tra, thẻ thanh tra, được hưởng lương, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra và các chế độ, chính sách khác theo quy định.
1. Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Cơ yếu nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Căn cứ, thời hạn, trình tự, thủ tục thanh tra lại, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra lại, Trưởng đoàn thanh tra lại, thành viên Đoàn thanh tra lại được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP và Nghị định này.
1. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và luật chuyên ngành khác, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự chỉ đạo, điều hành của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Bảo hiểm xã hội tỉnh) xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp và trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
c) Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Thanh tra vụ việc khác khi được Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao;
đ) Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
g) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với vụ việc do Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết luận khi cần thiết;
h) Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh;
i) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; lãnh đạo Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Đề nghị Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tiến hành thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh không thực hiện thì ra quyết định thanh tra hoặc báo cáo Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định.
4. Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
5. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Yêu cầu Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, chấn chỉnh, khắc phục sai phạm thuộc phạm vi quản lý do Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát hiện qua thanh tra.
7. Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra của các cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
8. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra.
9. Kiến nghị Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu, kiến nghị người có thẩm quyền xem xét trách nhiệm, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
10. Kiến nghị Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra.
1. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và viên chức.
Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, bố trí, phân công công tác, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
2. Tổ chức của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hoạt động thanh tra của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra, thời hạn thanh tra, gia hạn thời hạn thanh tra, thời hạn thanh tra lại, tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được áp dụng như quy định đối với Thanh tra Bộ.
4. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng.
1. Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là viên chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn, việc bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên, miễn nhiệm Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ nhiệm viên chức vào các ngạch thanh tra viên, Thanh tra viên chính; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ nhiệm viên chức vào ngạch thanh tra viên cao cấp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.
3. Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được cấp trang phục thanh tra, thẻ thanh tra theo quy định pháp luật.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý và cấp thẻ thanh tra cho các ngạch thanh tra viên thuộc quyền quản lý của mình.
4. Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được hưởng các quyền lợi như viên chức của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; được hưởng lương, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra và các chế độ, chính sách khác theo quy định.
1. Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
2. Thanh tra Cục Bổ trợ tư pháp.
3. Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam.
4. Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam.
5. Thanh tra Ủy ban Chứng khoán nhà nước.
6. Thanh tra Kho bạc Nhà nước.
7. Thanh tra Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
8. Thanh tra Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
9. Thanh tra Tổng cục Thống kê.
1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, tổ chức, hoạt động của Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ phải bảo đảm đáp ứng các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế, pháp luật về thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ có con dấu và tài khoản riêng.
1. Thanh tra sở được thành lập theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật Thanh tra bao gồm:
a) Thanh tra Sở Công Thương;
b) Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
c) Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo;
d) Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư;
đ) Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ;
e) Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
g) Thanh tra Sở Nội vụ;
h) Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
i) Thanh tra Sở Tài chính;
k) Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường;
l) Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông;
m) Thanh tra Sở Tư pháp;
n) Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao, Thanh tra Sở Du lịch;
o) Thanh tra Sở Xây dựng;
p) Thanh tra Sở Y tế.
2. Tại những sở không thành lập cơ quan thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Thanh tra sở căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tại địa phương và biên chế được giao. Trường hợp Thanh tra sở được luật quy định thì thực hiện theo quy định của luật và văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở, Chánh Thanh tra sở và tổ chức, hoạt động của Thanh tra sở được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc thành lập Thanh tra sở phải bảo đảm đáp ứng các tiêu chí như thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương.
3. Tại những sở không thành lập cơ quan thanh tra, Giám đốc sở giao đơn vị thuộc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
4. Thanh tra sở có con dấu và tài khoản riêng.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực