Chương 2 Nghị định 02/2009/NĐ-CP: Tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân
Số hiệu: | 02/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/01/2009 | Ngày hiệu lực: | 08/03/2009 |
Ngày công báo: | 22/01/2009 | Số công báo: | Từ số 69 đến số 70 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/10/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tên của thư viện được đặt theo một trong các căn cứ sau:
a) Phạm vi và nội dung hoạt động của thư viện;
b) Tên sưu tập tài liệu chính của thư viện;
c) Tên người đứng tên thành lập thư viện.
2. Tên của thư viện được nêu trong đơn đăng ký hoạt động thư viện và được ghi rõ trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện. Trong trường hợp tên thư viện có sử dụng thêm tiếng nước ngoài thì phải ghi ở dưới tên tiếng Việt, cỡ chữ nhỏ hơn cỡ chữ tiếng Việt.
3. Tên của thư viện tư nhân không được trùng lặp với tên của thư viện khác đang hoạt động trên địa bàn.
Thư viện tư nhân được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
2. Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hóa.
3. Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông.
4. Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện:
a) Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện.
b) Người làm việc trong thư viện:
- Đối với thư viện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thư viện;
- Đối với thư viện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung cấp thư viện hoặc tương đương. Nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tương đương trình độ trung cấp thư viện;
- Đối với thư viện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện – thông tin. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thư viện tương đương trình độ đại học thư viện – thông tin
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động thư viện gồm có:
a) Đơn đăng ký hoạt động thư viện (mẫu số 1);
b) Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (mẫu số 2);
c) Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú;
d) Nội quy thư viện.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện:
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động thư viện
Căn cứ vốn tài liệu ban đầu của thư viện, người đứng tên thành lập thư viện gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định như sau:
a) Thư viện có vốn sách ban đầu từ 500 bản đến dưới 1.000 bản gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thư viện đặt trụ sở;
b) Thư viện có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản gửi hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, nơi thư viện đặt trụ sở;
c) Thư viện có vốn sách ban đầu từ 20.000 bản trở lên gửi hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nơi thư viện đặt trụ sở;
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người đứng tên thành lập thư viện, cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện cho thư viện (mẫu số 3). Trong trường hợp từ chối phải có ý kiến bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện, người đứng tên thành lập thư viện phải gắn biển hiệu và nội quy thư viện tại thư viện.
Thư viện vi phạm một trong những quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này sẽ bị đình chỉ hoạt động và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện.
Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện trong trường hợp thư viện bị đình chỉ hoạt động.
1. Hoạt động phát triển thư viện:
a) Hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện: sưu tầm, lựa chọn và xử lý kỹ thuật tài liệu;
b) Tổ chức phục vụ nhân dân trong cộng đồng sử dụng vốn tài liệu thư viện theo hình thức đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà phù hợp với nội quy của thư viện.
2. Hoạt động tuyên truyền giới thiệu vốn tài liệu thư viện và các dịch vụ thư viện nhằm thu hút người đọc đến thư viện.
3. Tham gia xây dựng phong trào đọc sách báo trong nhân dân; tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân đến sử dụng vốn tài liệu thư viện; xây dựng đội ngũ cộng tác viên của thư viện
1. Đối với thư viện:
a) Tàng trữ các tài liệu có nội dung:
- Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;
- Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phẩm phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;
- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.
b) Lợi dụng hoạt động nghiệp vụ thư viện để truyền bá những tài liệu có nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Đối với cá nhân, cơ quan nhà nước liên quan:
Có các hành vi gây khó khăn, cản trở việc thành lập và hoạt động của thư viện tư nhân.
ORGANIZATION AND OPERATION OF PRIVATE LIBRARIES
Article 4. Name of the private library
1. Name of the library is given by one of the following bases:
a) The scope and contents of library activities;
b) Name of collection of library’s main documents;
c) Name of the person who established the library.
2. Name of the library is stated in the application for library’s operation and is recorded clearly in the certificate of operation registration of library. In the case the library’s name is added a foreign name, it must be recorded under the Vietnamese name; font size is smaller than Vietnamese font size.
3. Private library’s name is not coincided with the name of the other library operating in the area.
Article 5. Conditions of the establishment
Private library is established when meeting all the following conditions:
1. There are an initial number of documents for one or many subjects of type of scientific knowledge with the number of at least 500 books and 1 periodical name of publication, processed according to the rule of library professional skill.
2. There is an area meeting the requirements on preservation of documents and serving for the public with a number of seats for reading at least 10 seats, not affecting the order and traffic safety; ensuring environmental hygiene and cultural landscape.
3. There are enough means of fire prevention and fighting and other specialized equipment such as shelves, bookcase, tables, chairs for the readers; box of contents or list of library documents to lookup; depending on the specific conditions of the library, it can have the other modern equipment such as computers, telecommunications devices.
4. The persons who establish and persons who work in the libraries:
a) The persons who establish the libraries must be Vietnamese citizenship, full 18 years old or older; have adequate legal capacity and behavior capacity; knowledge of books and library areas.
b) Persons who work in the library:
- For the libraries specified at Point a, Clause 2, Article 6: people who work in the library must graduate from high school or higher degree and trained knowledge of library professional skill;
- For the libraries specified at Point b, Clause 2, Article 6: persons who work in the libraries must graduate from library intermediate degree or equivalent. If they have graduated from intermediate degree of other disciplines, they must be retrained professional knowledge equivalent to library intermediate degree;
- For the libraries specified at Point c, Clause 2, Article 6: persons who work in the libraries must graduate from BA degree in library - information. If they have graduated from BA degree of other disciplines, they must be retrained library professional knowledge equivalent to BA degree of library - information.
Article 6. Procedures for registration of operation of private libraries
1. Dossier registering for library operation includes:
a) An application for registration of library operation (Form No.1);
b) A list of existing library documents (Form No.2);
c) The curriculum vitae of the person who establish the library certified by the People's Committee of commune, ward or township (hereinafter referred to as the commune level) where he/she resides;
d) Rules of library.
2. Dossier receiving agency and issue of certificate of operation registration of library:
Commune-level People's Committee or the Departments of Culture and Information of districts, towns and provincial cities (hereinafter referred to as the District level) or the Departments of Culture, Sports and Tourism are responsible for providing dossier; guiding procedures for registration of library’s operation.
Based on the initial number of documents of the library, the person who establishes the library shall send a registration dossier for operation to the competent authorities in accordance with provisions as follows:
a) The library that have initial number of books between 500 and less than 1,000 books shall send a set of dossier to the commune-level People's Committee, where the library is located;
b) The library that have initial number of books between 1,000 and less than 2,000 books shall send a set of dossier to the District-level Department of Culture and Information, where the library is located;
c) The library that have initial number of books of 20,000 or more books shall send a set of dossier to the Department of Culture, Sports and Tourism, where the library is located;
After receiving the complete and valid dossier of the person who establishes the library, the dossier receiving agency shall issue a certificate of operation registration of library (Form No.3). In case of refusal, it must be issued written reply and stating clearly the reasons.
After being granted a certificate of operation registration of library, the person who establishes the library must fix sign and rules of the library in the library.
Article 7. Suspension of operation and revocation of operation registration certificate of library
Library violating one of the provisions in Clause 1 of Article 9 of this Decree will be suspended its operation and revoked operation registration certificate of library.
Agency granting Certificate of operation registration of library shall revoke the Certificate of operation registration of library in the case the library is suspended its operation.
Article 8. Operation of the library
1. Library development activity:
a) Professional activities of library: collection, selection and processing of technical documents;
b) Organization to serve people in the community using library’s documents in the form of reading on the spot or borrowing to take home in accordance with the rules of the library.
2. Dissemination, introduction of library’s documents and library services in order to attract readers to come to the library.
3. Participation in building reading movement amongst people; create favorable conditions for the people to use library’s documents; setting up a team of collaborators for library.
1. For libraries:
a) Storing the documents with content:
- Fighting against the Socialist Republic of Vietnam; undermining the unity of the nation;
- Propagating violence, wars of aggression, sowing hatred among nations and peoples of the countries; spreading reactionary ideology and cultural products, pornographic, obscene lifestyle, crimes, social evils, superstition; destructing fine habits and customs of the people;
- Distorting history, denying revolutionary achievements, offending great people, national heroes, slandering, insulting the organization's reputation, honor, and dignity of citizens.
b) Taking advantage of library professional to spread the documents with content as specified in clause 1 of this Article.
2. For relevant individuals, state agencies:
Having behaviors to cause difficult, interfere the establishment and operation of private libraries.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực