Nghị định 01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ
Số hiệu: | 01/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/01/2010 | Ngày hiệu lực: | 25/02/2010 |
Ngày công báo: | 17/01/2010 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Chứng khoán, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2012 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2010/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2010 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ của các công ty cổ phần thành lập và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức chào bán).
Công ty cổ phần thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài không được chào bán cổ phần trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
1. Công ty cổ phần
2. Các doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần, ngoại trừ các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ của các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện phải tuân thủ quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật chuyên ngành.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp và không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho một trong các đối tượng sau:
a) Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
b) Dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
2. Công ty đại chúng là công ty cổ phần đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Luật Chứng khoán.
1. Cổ phần chào bán riêng lẻ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng đồng Việt Nam.
2. Mệnh giá cổ phần chào bán riêng lẻ là 10.000 (mười nghìn) đồng Việt Nam.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chào bán cổ phần riêng lẻ (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) bao gồm:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: trong trường hợp tổ chức chào bán cổ phần riêng lẻ là tổ chức tín dụng;
2. Bộ Tài chính: trong trường hợp tổ chức chào bán là doanh nghiệp bảo hiểm cổ phần;
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: trong trường hợp tổ chức chào bán là công ty cổ phần chứng khoán, công ty cổ phần quản lý quỹ, công ty đại chúng (trừ các công ty đại chúng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, bảo hiểm);
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: trong trường hợp tổ chức chào bán là công ty cổ phần không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có ý kiến bằng văn bản yêu cầu tổ chức chào bán bổ sung, sửa đổi hồ sơ.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho tổ chức đăng ký biết và công bố trên trang thông tin điện tử (website) của cơ quan danh sách tổ chức đăng ký chào bán thuộc phạm vi quản lý của mình theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp tổ chức chào bán là doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện, nếu pháp luật liên quan có quy định khác thì trình tự, thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trình tự, thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ phải được niêm yết công khai tại cơ quan có thẩm quyền.
3. Chậm nhất vào ngày 05 hàng tháng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm gửi cho Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) danh sách bằng văn bản và file điện tử về tổ chức đã đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ của tháng trước có hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Chậm nhất vào ngày 25 hàng tháng, Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) có trách nhiệm tổng hợp và công bố danh sách tổ chức chào bán riêng lẻ thuộc mọi đối tượng của tháng trước theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Giám sát hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về chào bán cổ phần riêng lẻ tại Nghị định này.
1. Là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Có quyết định thông qua phương án chào bán cổ phần riêng lẻ và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị theo Điều lệ công ty hoặc ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông cho Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần); hoặc Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển thành công ty cổ phần); hoặc chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần).
Phương án chào bán phải xác định rõ đối tượng và số lượng nhà đầu tư được chào bán dưới 100 nhà đầu tư và hạn chế chuyển nhượng cổ phần tối thiểu trong vòng 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Trường hợp chào bán cho các đối tác chiến lược, tổ chức chào bán phải xây dựng tiêu chí xác định, lựa chọn đối tác chiến lược. Đối tác chiến lược là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp.
Những người có quyền lợi liên quan đến đợt chào bán riêng lẻ không được tham gia biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về việc này.
3. Có hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất 20 ngày trước ngày dự kiến thực hiện việc chào bán, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
4. Trường hợp tổ chức chào bán là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài việc phải đáp ứng các quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan.
5. Các đợt chào bán riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng.
6. Đảm bảo tuân thủ các quy định về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư, trong trường hợp có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ gồm:
1. Báo cáo chào bán cổ phần riêng lẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần); hoặc Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần); hoặc chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần) thông qua phương án chào bán và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán. Phương án chào bán và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán có những nội dung chủ yếu theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị theo Điều lệ công ty hoặc ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông thông qua tiêu chuẩn đối tác chiến lược, người lao động, trong trường hợp chào bán cho đối tác chiến lược, người lao động trong công ty.
4. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua danh sách đối tác chiến lược, người lao động, trong trường hợp chào bán cho đối tác chiến lược, người lao động trong công ty.
5. Tài liệu cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư nêu tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này.
6. Tài liệu chứng minh đáp ứng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và tuân thủ quy định về hình thức đầu tư, trong trường hợp chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài.
7. Các tài liệu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Trong thời hạn 90 ngày, trước và trong khi thực hiện việc chào bán cổ phần riêng lẻ, tổ chức chào bán không được quảng cáo việc chào bán trên các phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp công bố thông tin theo pháp luật về chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc công bố thông tin không được chứa đựng nội dung có tính chất quảng cáo và mời chào về việc chào bán cổ phần riêng lẻ.
2. Gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định này; sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện chào bán. Trường hợp quá 15 ngày sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này mà tổ chức chào bán không nhận được ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức chào bán được tiến hành chào bán cổ phần riêng lẻ theo hồ sơ đã đăng ký.
3. Cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Tổ chức thực hiện việc chào bán theo đúng phương án đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Tiền mua chứng khoán phải được chuyển vào tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng thương mại cho đến khi hoàn tất đợt chào bán.
6. Trường hợp là công ty đại chúng, ngoài việc thực hiện theo các quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
1. Trong vòng 10 ngày, kể từ khi kết thúc đợt chào bán, tổ chức chào bán có nghĩa vụ gửi Báo cáo kết quả đợt chào bán và danh sách cổ đông (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời công bố kết quả chào bán trên website của tổ chức chào bán (nếu có).
2. Sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán theo đúng phương án đã được thông qua theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng vốn tổ chức chào bán phải công bố thông tin về lý do thay đổi và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (nếu được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền) về việc thay đổi.
3. Nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán.
4. Tổ chức chào bán khi công bố thông tin đồng thời phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin được công bố. Việc công bố thông tin phải do người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do người được ủy quyền công bố thông tin công bố.
5. Ngoài nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định tại Nghị định này, tổ chức chào bán có nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin theo quy định của pháp luật khác liên quan.
6. Sau khi chào bán cổ phần riêng lẻ mà trở thành công ty đại chúng, tổ chức chào bán có nghĩa vụ đăng ký công ty đại chúng theo quy định tại Luật Chứng khoán.
7. Tổ chức chào bán trở thành công ty đại chúng do việc chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông, trong vòng 7 ngày sau khi thực hiện chứng nhận chuyển nhượng tạo ra số cổ đông của công ty từ trên 100 cổ đông theo quy định tại Điều 25 Luật Chứng khoán, có nghĩa vụ:
a) Thông báo bằng văn bản cho tất cả cổ đông về việc trở thành công ty đại chúng và kế hoạch đăng ký công ty đại chúng;
b) Gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền kế hoạch đăng ký công ty đại chúng và danh sách cổ đông tại thời điểm gần nhất;
c) Làm thủ tục đăng ký công ty đại chúng trong thời hạn 90 ngày theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Luật Chứng khoán.
1. Tổ chức chào bán không được chứng nhận chuyển nhượng cổ phần trong thời gian hạn chế chuyển nhượng theo phương án chào bán đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp tổ chức chào bán trở thành công ty đại chúng do việc chào bán riêng lẻ, trong thời gian thực hiện đăng ký công ty đại chúng, tổ chức chào bán không được chứng nhận chuyển nhượng cổ phần.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Đình chỉ có thời hạn hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ;
b) Tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm hành chính;
b) Buộc hủy bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, thông tin sai sự thật;
c) Trong trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu, buộc phải thu hồi số cổ phần đã chào bán, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua cổ phần cộng thêm lãi tiền gửi không kỳ hạn cho nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hủy bỏ đợt chào bán cổ phần riêng lẻ.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về chào bán cổ phần riêng lẻ.
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về chào bán cổ phần riêng lẻ được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức chào bán và tổ chức, cá nhân tham gia lập, xác nhận hồ sơ chào bán đã thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Lập hồ sơ chào bán có những thông tin sai lệch, gây hiểu nhầm cho nhà đầu tư hoặc không chính xác; không có đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật;
b) Nộp hồ sơ chào bán không đúng thời hạn hoặc không bổ sung, sửa đổi hồ sơ chào bán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức chào bán thực hiện việc chào bán cổ phần riêng lẻ khi chưa đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức chào bán và tổ chức, cá nhân tham gia lập, xác nhận hồ sơ chào bán và tổ chức việc chào bán đã thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Có sự giả mạo trong hồ sơ chào bán, gây thiệt hại cho nhà đầu tư;
b) Thực hiện chào bán khi không đáp ứng đủ các điều kiện chào bán quy định tại Điều 8 Nghị định này;
c) Thực hiện chào bán không đúng với nội dung của phương án chào bán trong hồ sơ chào bán nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán không đúng với phương án đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này; trừ trường hợp có sự thay đổi mục đích sử dụng vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức chào bán dùng các thủ đoạn gian dối để thực hiện chào bán trái với quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ đợt chào bán trong thời hạn ba mươi ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trong thời gian bị đình chỉ chào bán, tổ chức chào bán phải khắc phục được vi phạm;
b) Buộc hủy bỏ đợt chào bán nếu sau thời hạn đình chỉ quy định tại điểm a khoản này mà tổ chức chào bán vẫn không khắc phục được hành vi vi phạm.
6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về việc chào bán cổ phần riêng lẻ;
b) Buộc thu hồi số cổ phần đã chào bán, hoàn trả lại tiền đặt cọc hoặc tiền mua cổ phần cộng thêm lãi tiền gửi không kỳ hạn cho nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư yêu cầu hủy bỏ việc đặt mua trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày bị đình chỉ đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức chào bán không báo cáo, công bố thông tin hoặc báo cáo, công bố thông tin không đầy đủ, kịp thời, đúng hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 10 hoặc Điều 11 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức chào bán thực hiện công bố thông tin nhưng trong đó có chứa đựng những nội dung sai lệch, sai sự thật.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức chào bán thực hiện quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về đợt chào bán.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về báo cáo và công bố thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức chào bán và người có liên quan thực hiện chứng nhận chuyển nhượng cổ phần trong thời gian hạn chế chuyển nhượng theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2010.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
BÁO CÁO VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN RIÊNG LẺ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ)
Kính gửi: ………… (Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
………….. (tên tổ chức chào bán) báo cáo về đợt chào bán cổ phần riêng lẻ như sau:
I. Giới thiệu về tổ chức chào bán
1. Giới thiệu chung (tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ thực có, ngành nghề hoạt động kinh doanh)
2. Kết quả hoạt động kinh doanh
3. Tình hình hoạt động tài chính
4. Kế hoạch hoạt động kinh doanh (tối thiểu 03 năm tiếp theo)
II. Thông tin về đợt chào bán cổ phần riêng lẻ
1. Loại cổ phần
2. Mệnh giá cổ phần
3. Số lượng cổ phần đang lưu hành
4. Số lượng cổ phần dự kiến chào bán riêng lẻ
5. Giá chào bán dự kiến
6. Phương pháp tính giá
7. Phương thức phân phối
8. Thời hạn phân phối
9. Đăng ký mua cổ phần (Thời hạn, số lượng, phương thức thanh toán, chuyển giao cổ phần, quyền lợi người mua cổ phần, số lượng cổ phần đặt mua tối thiểu, thời hạn và cách thức trả lại tiền đặt mua cổ phần trong trường hợp số lượng cổ phần đăng ký mua không đạt mức tối thiểu)
10. Phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán
11. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài
12. Các thông tin liên quan đến việc hạn chế chứng nhận chuyển nhượng cổ phần chào bán riêng lẻ
III. Danh sách các đối tác chiến lược dự kiến đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua
|
……, ngày … tháng … năm …. |
TÀI LIỆU CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN RIÊNG LẺ CHO NHÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ)
1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp:
2. Ngành nghề kinh doanh (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …):
3. Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu:
4. Tài sản chủ yếu của doanh nghiệp
- Tổng số diện tích đất đai doanh nghiệp đang sử dụng, trong đó:
+ Diện tích đất thuê: …... m2, tại …, (ghi rõ đang sử dụng để làm gì)
+ Diện tích đất giao: …….m2, tại ……….. (ghi rõ đang sử dụng để làm gì và giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp là bao nhiêu)
- Máy móc, thiết bị:
- Phương tiện vận tải:
5. Danh sách những công ty mẹ và công ty con
6. Tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm chào bán cổ phần riêng lẻ:
a) Tình hình hoạt động kinh doanh:
- Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ
- Nguyên vật liệu
+ Nguồn nguyên vật liệu;
+ Sự ổn định của các nguồn cung cấp này;
+ Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu, lợi nhuận.
- Chi phí sản xuất (cao hay thấp, có tính cạnh tranh hay không?)
- Trình độ công nghệ
- Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (nếu có)
- Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm/dịch vụ
+ Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng;
+ Bộ phận kiểm tra chất lượng của công ty.
- Hoạt động Marketing
- Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền
- Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã được ký kết (nêu tên, trị giá, thời gian thực hiện, sản phẩm, đối tác trong hợp đồng).
b) Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm chào bán cổ phần riêng lẻ:
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
|
1. Vốn chủ sở theo sổ sách kế toán |
|
|
2. Nợ vay ngắn hạn: trong đó: Nợ quá hạn: |
|
|
3. Nợ vay dài hạn trong đó: Nợ quá hạn: |
|
|
4. Tổng doanh thu |
|
|
5. Tổng chi phí |
|
|
6. Lợi nhuận thực hiện |
|
|
7. Lợi nhuận sau thuế |
|
|
8. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn |
|
|
Các chỉ tiêu khác (tùy theo đặc điểm riêng của ngành, của công ty để làm rõ kết quả hoạt động kinh doanh).
c) Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (Nêu rõ những nhân tố tác động chính đến tình hình kinh doanh của công ty. Trường hợp tình hình kinh doanh của công ty giảm sút, cần giải trình rõ nguyên nhân).
7. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
- Vị thế của công ty trong ngành;
- Triển vọng phát triển của ngành;
- Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới.
8. Một số thông tin chủ yếu về kế hoạch đầu tư và chiến lược phát triển doanh nghiệp
9. Thông tin về đợt chào bán cổ phần riêng lẻ
- Loại cổ phần
- Mệnh giá cổ phần
- Số lượng cổ phần đang lưu hành
- Số lượng cổ phần dự kiến chào bán riêng lẻ
- Giá chào bán dự kiến
- Phương pháp tính giá
- Phương thức phân phối
- Thời gian phân phối
- Đăng ký mua cổ phần (Thời hạn, số lượng, phương thức thanh toán, chuyển giao cổ phần, quyền lợi của người mua cổ phần, số lượng cổ phần đặt mua tối thiểu, thời hạn và cách thức trả lại tiền đặt mua cổ phần trong trường hợp số lượng cổ phần đăng ký mua không đạt mức tối thiểu)
- Phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán
- Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Các thông tin liên quan đến việc hạn chế chứng nhận chuyển nhượng cổ phần chào bán riêng lẻ.
10. Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung các thông tin về doanh nghiệp: ………
|
….., ngày … tháng … năm |
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỢT CHÀO BÁN CỔ PHẦN RIÊNG LẺ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ)
Tên tổ chức chào bán:
Địa chỉ trụ sở chính:
Điện thoại:
Fax:
I. Cổ phần chào bán riêng lẻ
1. Tên cổ phần chào bán:
2. Loại cổ phần:
3. Mệnh giá:
4. Số lượng cổ phần đăng ký chào bán:
5. Tổng số lượng vốn huy động dự kiến:
6. Thời hạn đăng ký mua: từ ngày … đến ngày …
7. Ngày thanh toán tiền mua cổ phần:
8. Ngày kết thúc chuyển giao cổ phần:
II. Kết quả chào bán cổ phần riêng lẻ
Đối tượng mua cổ phần |
Giá chào bán (đồng/ cổ phần) |
Số lượng cổ phần dự kiến chào bán |
Số lượng cổ phần đăng ký mua |
Số lượng cổ phần được phân phối |
Số người đăng ký mua |
Số người được phân phối |
Số người không được phân phối |
Số cổ phần còn lại |
Tỷ lệ cổ phần phân phối |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8=6-7 |
9=3-5 |
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Tổng hợp kết quả đợt chào bán cổ phần riêng lẻ
1. Tổng số cổ phần đã phân phối: …….., chiếm ……..% tổng số cổ phần dự kiến chào bán.
2. Tổng số tiền thu từ việc chào bán cổ phần: ………….. đồng.
3. Tổng chi phí: ………………….. đồng
- Phí phân phối cổ phần:
- Phí kiểm toán:
- ………….
4. Tổng thu ròng từ đợt chào bán: …………….. đồng
IV. Cơ cấu vốn của tổ chức chào bán sau khi kết thúc đợt chào bán:
STT |
Danh mục |
Số lượng cổ phần |
Tỷ lệ (%) |
Số cổ đông (người) |
|
Tổng số lượng cổ phần phổ thông: - Cổ đông sáng lập: - Cổ đông lớn: - Cổ đông nắm giữ dưới 1% cổ phần có quyền biểu quyết: Trong đó: - Nhà nước: - Người nước ngoài: |
|
|
|
Danh sách và tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn: (đính kèm)
V. Danh sách và tỷ lệ sở hữu của các cổ đông sau khi kết thúc đợt chào bán:
STT |
Tên cổ đông |
Số Giấy CMND hoặc Hộ chiếu (đối với cổ đông là cá nhân) hoặc GCN ĐKKD hoặc Giấy phép TL và HĐ (đối với cổ đông là tổ chức) |
Số lượng cổ phần |
Tỷ lệ (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….., ngày … tháng … năm |
DANH SÁCH TỔ CHỨC CHÀO BÁN CỔ PHẦN RIÊNG LẺ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ)
TÊN CƠ QUAN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước – Bộ Tài chính.
…………… (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thông báo danh sách tổ chức đã đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ của tháng … năm như sau:
TT |
Tên doanh nghiệp |
Năm thành lập |
Vốn điều lệ (triệu đồng) |
Số lượng cổ phần phổ thông |
Mệnh giá cổ phần |
Số lượng cổ đông (người) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….., ngày … tháng … năm |
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ)
TÊN CƠ QUAN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
...., ngày ... tháng ... năm ... |
DANH SÁCH TỔ CHỨC CHÀO BÁN CỔ PHẦN RIÊNG LẺ
TT |
Tên doanh nghiệp |
Năm thành lập |
Vốn điều lệ (triệu đồng) |
Số lượng cổ phần phổ thông |
Mệnh giá cổ phần |
Số lượng cổ đông (người) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người đại diện có thẩm quyền của cơ quan |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 01/2010/ND-CP |
Hanoi, January 04, 2010 |
ON PRIVATE PLACEMENT OF SHARES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Enterprises;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Investment;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Securities;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides for activities of private placement of shares and sanctioning of administrative violations in these activities of joint-stock companies established and operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam (below collectively referred to as placing institutions).
Joint-stock companies established and operating under foreign laws may not privately place shares in the territory of the Socialist Republic of Vietnam, unless otherwise provided by a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 2. Subjects of application
1. Joint-stock companies
2. Enterprises, excluding wholly state-owned enterprises transformed into joint-stock companies.
Article 3. Application of laws
Private placement of shares by enterprises engaged in conditional business lines must comply with this Decree and other relevant specialized laws.
Article 4. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. Private placement of shares means a direct placement of shares or the right to purchase shares to any of the following entities not through the mass media:
a/ Professional securities investors;
b/ Fewer than 100 non-professional securities investors.
2. Public company means a joint-stock company satisfying the conditions specified in Articles 25 and 26 of the Law on Securities.
1. Shares to be privately placed in the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall be denominated in Vietnam dong.
2. The par value of shares to be privately placed is 10.000 (ten thousand) Vietnam dong.
TASKS AND POWERS OF STATE AGENCIES COMPETENT TO MANAGE PRIVATE PLACEMENT OF SHARES
Article 6. State agencies competent to manage private placement of shares
State agencies competent to manage private placement of shares (below collectively referred to as competent state agencies) include:
1. The State Bank of Vietnam, in case placing institutions are credit institutions;
2. The Ministry of Finance, in case placing institutions are share insurance businesses;
3. The State Securities Commission, in case placing institutions are joint-stock securities companies, joint-stock fund management companies and public companies (except public companies engaged in the credit or insurance domain);
4. Provincial-level Planning and Investment Departments and management boards of industrial parks, export processing zones, hi-tech parks and economic zones, in case placing institutions are joint-stock companies other than those defined in Clauses 1,2 and 3 of this Article.
Article 7. Tasks and powers of competent state agencies
1. To receive dossiers of registration for private placement of shares under this Decree and relevant laws.
In case of incomplete and invalid dossiers of registration for private placement of shares, competent state agencies shall, within 10 days after receiving these dossiers, request in writing placing institutions to supplement or modify their dossiers.
2. Within 15 days after receiving complete and valid registration dossiers, to notify such to registering institutions and publish on their websites lists of institutions registered for share placement under their management, made according to a set form provided in an appendix to this Decree (not printed herein).
In case placing institutions are enterprises engaged in conditional business lines, if relevant laws otherwise provide for, the order and procedures for receiving and processing dossiers must comply with these laws.
The order and procedures for receiving and processing dossiers for registration of private placement of shares shall be publicized at competent agencies.
3. No later than the 5* every month, to send to the Ministry of Finance (the State Securities Commission) written and electronic lists of institutions which registered for private placement of shares in the last month with complete and valid dossiers, made according to a set form provided in an appendix to this Decree (not printed herein).
4. No later than the 25lh every month, the Ministry of Finance (the State Securities Commission) shall sum up and publish a list of placing institutions of all economic sectors which registered in the last month, made according to a set form provided in an appendix to this Decree (not printed herein).
5. To supervise activities of private placement of shares and handle according to their competence violations of this Decree's provisions on private placement of shares.
Article 8. Conditions on a private placement of shares
1. The placing institution is an enterprise defined in Article 2 of this Decree.
2. There is a decision of the Shareholders General Meeting or the Board of Directors adopting a plan on private placement of shares and a plan on use of proceeds from the placement according to the company charter or under the authority given by the Shareholders General Meeting to the Board of Directors (for joint-stock companies); or authority of the Members Council or the company owner (for limited liability companies transformed into joint-stock companies); the enterprise owner, for wholly foreign-owned enterprises; or the Board of Directors, for joint-venture enterprises (for foreign-invested enterprises transformed into joint-stock companies).
The placement plan must clearly identify investors eligible for placement of shares that will be fewer than 100 in number and restricted from transferring shares within at least one year after the placement is completed.
In case shares are placed to strategic partners, the placing institution shall elaborate criteria for identifying and selecting strategic partners. These strategic partners must be domestic or overseas organizations and individuals that have adequate financial capability, are capable of business administration, transfer of new technologies, supply of raw materials and materials, market development, and commit to attach their longterm benefits to the enterprise.
Persons with interests related to the private placement of shares may not vote to adopt the Shareholders General Meeting's resolution on the placement.
3. The placing institution sends a complete and valid dossier of registration for private placement of shares as specified in Article 9 of this Decree to a competent state agency at least 20 days before the projected date of placement, unless otherwise provided by a specialized law.
4. In case the placing institution is an enterprise engaged in conditional business lines, it shall, apart from satisfying the conditions specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, satisfy the conditions specified by relevant specialized laws.
5. The interval between two consecutive private placements of shares must be at least 6 months.
6. Regulations on capital holding cap and investment forms must be complied with in case foreign investors are involved.
Article 9. Dossiers of registration for private placement of shares
A dossier of registration for private placement of shares comprises:
1. A report on private placement of shares, made according to a set form provided in an appendix to this Decree (not printed herein).
2. A decision of the Shareholders General Meeting or the Board of Directors (for joint-stock companies); or the Members Council (for limited liability companies transformed into joint-stock companies); or the enterprise owner of the wholly foreign-owned enterprise or the Board of Directors of the joint-venture enterprise (for foreign-invested enterprises transformed into joint-stock companies) adopting a plan on private placement of shares and a plan on use of proceeds from the placement. These plans must have principal contents specified in Appendix I to this Decree (not printed herein).
3. A resolution of the Shareholders General Meeting or the Board of Directors according to the company charter or authorization by the Shareholders General Meeting approving the criteria for strategic partners and employees, in case of placement of shares to strategic partners and employees of the company.
4. A decision of the Board of Directors approving the list of strategic partners and employees, in case of placement of shares to strategic partners and employees of the company.
5. Documents providing information on the placement to investors as specified in Clause 3, Article 10 of this Decree.
6. Documents evidencing the satisfaction of the condition on shareholding rate of foreign investors and compliance with regulations on investment forms, in case shares are placed to foreign investors.
7. Other documents specified by relevant laws.
OBLIGATIONS OF PLACING INSTITUTIONS
Article 10. Obligations of a placing institution upon private placement of shares
1. Within 90 days before or during the private placement of shares, to refrain from advertising the placement on the mass media, except cases of information disclosure under the securities law and relevant legal documents. The information disclosure must not contain details which purport to advertise the private placement of shares or solicit interested parties.
2. To send to a competent state agency a dossier of registration for private placement of shares under Articles 8 and 9 of this Decree; to modify or supplement its dossier at the request of the competent state agency before conducting the placement. Past 15 days after the time limit prescribed in Clause 2. Article 7 of this Decree, if the placing institution receives no opinions of the competent state agency, it may privately place shares according to the registered dossier.
3. To provide information on the placement to investors according to Appendix II to this Decree (not printed herein).
4. To organize the placement according to the plan registered with the competent state agency.
5. Securities purchase payment must be transferred to a frozen account at a commercial bank until the placement is completed.
6. Public companies shall, apart from complying with Clauses I. 2, 3. 4 and 5 of this Article, comply with the securities law.
Article 11. Obligations of a placing institution after a private placement of shares
1. Within 10 days after the placement is completed, to send a report on placement results and a list of shareholders (made according to a set form provided in an appendix to this Decree. not printed herein) to a competent state agency, and concurrently publish placement results on its website (if any).
2. To use capital mobilized from the placement according to the approved plan under Clause 2, Article 8 of this Decree. In case the capital use purpose changes, it shall disclose information on the reason for such change and a decision of the Shareholders General Meeting or the Board of Directors (as authorized by the Shareholders General Meeting) on the change.
3. To submit to a competent state agency and publicize its financial statements under the accounting law.
4. Upon information disclosure, to concurrently report to a competent state agency on disclosed information. The information disclosure shall be conducted by the enterprise's lawful representative or an authorized person. The enterprise's lawful representative shall take responsibility for information disclosed by the authorized person.
5. Apart from the obligation to disclose information under this Decree, to report on and disclose information under other relevant laws.
6. When becoming a public company as a result of the private placement of shares, to register itself as a public company under the Securities Law.
7. A placing institution that becomes a public company as a result of the transfer of shares among its shareholders, within 7 days after certifying the share transfer which results in an increase in the number of its shareholders to over 100 under Article 25 of the Securities Law, shall:
a/ Notify in writing all shareholders of the fact that it has become a public company and the plan on public company registration;
b/ Send to a competent state agency a plan on public company registration and a list of shareholders at the latest time;
c/ Carry out procedures for public company registration within 90 days under Articles 25 and 26 of the Securities Law.
Article 12. Restriction on certification of transfer of privately placed shares
1. Placing institutions may not certify share transfers during the period of transfer restriction according to placement plans registered with competent state agencies.
2. In case placing institutions become public companies as a result of private placement, they may not certify share transfers during the time of public company registration.
Section I. PRINCIPLES FOR HANDLING OF VIOLATIONS, FORMS OF SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND SANCTIONING COMPETENCE
Article 13. Principles for handling of violations
1. Organizations and individuals that violate this Decree and provisions of relevant laws on private placement of shares shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability. If causing material damage, they shall pay compensations under law.
2. The sanctioning of administrative violations in private placement of shares must comply with this Decree and the law on sanctioning of administrative violations.
Article 14. Forms of sanctioning of administrative violations and consequence remedies
1. Organizations and individuals that violate this Decree are subject to either of the following principal sanctions:
a/ Caution;
b/ Fine.
2. Depending on the nature and severity of their violations, violators may also be subject to either or both of the following additional sanctions:
a/ Suspension of private placement of shares for a definite time;
b/ Confiscation of all illicit gains from the commission of violations.
3. In addition to the sanctions specified in Clauses 1 and 2 of this Article, violators may also be obliged to take one or several of the following consequence remedies:
a/ Forcible compliance with legal provisions against acts of administrative violation;
b/ Forcible cancellation or correction of falsified or untruthful information;
c/ At the request of investors, forcible recall of placed shares and refund of deposits or purchase payments plus demand deposit interests to investors within 30 days after the private placement of shares is cancelled.
Article 15. Statute of limitations for sanctioning
The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in private placement of shares activities is 2 years after this violation is committed.
Article 16. Competence to sanction administrative violations
Competent state agencies defined in Article 6 of this Decree shall administratively sanction violations of the law on private placement of shares.
Article 17. Procedures for sanctioning administrative violations
Procedures for sanctioning administrative violations in private placement of shares comply with the Ordinance on Handling of Administrative Violations and other relevant legal documents.
Section 2. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS AND LEVELS
Article 18. Violations of regulations on placement dossiers, conditions and organization
1. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed on placing institutions and organizations and individuals participating in the compilation and certification of placement dossiers that commit any of the following violations:
a/ Compiling a placement dossier containing falsified information which may cause investors' misunderstanding or inaccurate or inadequate information as prescribed by law;
b/ Submitting a placement dossier beyond the submission time limit or failing to supplement or modify placement dossiers submitted to a competent state agency under Clause 2, Article 10 of this Decree.
2. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 shall be imposed on placing institutions that conduct private placement of shares without having registered them with competent state agencies.
3. A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 shall be imposed on placing institutions and organizations and individuals participating in the compilation and certification of placement dossiers or organization of placements that commit any of the following violations:
a/ Forging documents in placement dossiers, causing damage to investors;
b/ Conducting placements without satisfying the placement conditions specified in Article 8 of this Decree;
c/ Conducting placements not according to placement plans included in placement dossiers submitted to competent state agencies;
d/ Using capital mobilized from placements not according to registered plans under Clause 2. Article 8 of this Decree, except cases of change of the capital use purpose under Clause 2, Article 11 of this Decree.
4. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 shall be imposed on placing institutions that employ deceitful tricks in conducting placements in contravention of law.
5. Additional sanctions:
a/ Suspension of a placement for 30 days, for violations specified in Clause 3 of this Article. During the suspension period, the placing institution shall remedy its violation;
b/ Forcible cancellation of a placement if the placing institution fails to remedy its violation after the suspension period.
6. Application of consequence remedies:
a/ Forcible compliance with legal provisions on private placement of shares;
b/ Forcible recall of placed shares, refund of share deposits or purchase payments plus demand deposit interests to investors if these investors request the cancellation of their subscriptions within 30 days after the private placement of shares is suspended under Point a, Clause 5 of this Article.
Article 19. Violations of regulations on reporting and information disclosure
1. A caution shall be served or a fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on placing institutions that fail to report or disclose information or fail to report or disclose information in an adequate and timely manner or within the prescribed time limit under Clause 3, Article 10 or Article 11 of this Decree.
2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on placing institutions that disclose information containing falsified or untruthful details.
3. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 shall be imposed on placing institutions that advertise share placements on the mass media.
4.Application of consequence remedies:
a/ Forcible compliance with regulations on reporting and information disclosure, for violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article:
b/ Forcible cancellation and correction of falsified or untruthful information, for violations specified in Clause 2 of this Article.
Article 20. Violations of regulations on certification of transfer of privately placed shares
1. A fine of between VND 10,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on placing institutions and their affiliated persons that certify share transfers during the period of transfer restriction specified in Article 12 of this Decree.
2. Application of consequence remedies:
Forcible compliance with regulations on period of share transfer restriction.
This Decree takes effect on February 25, 2010.
Article 22. Organization of implementation
1. The Minister of Finance shall guide the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees, and concerned organizations and individuals shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực