Chương I Luật Xuất bản 2004: Những quy định chung
Số hiệu: | 30/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 03/12/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2005 |
Ngày công báo: | 03/01/2005 | Số công báo: | Số 3 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản.
Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm.
Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân); tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người nhằm giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài và còn được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh trên các vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác nhau.
Tài liệu theo quy định của Luật này bao gồm tài liệu tuyên truyền, cổ động, hướng dẫn học tập, thi hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn kỹ thuật sản xuất; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; kỷ yếu hội thảo.
1. Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả.
2. Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.
3. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng ngành xuất bản trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật phát triển toàn diện.
2. Nhà nước có chính sách đặt hàng đối với xuất bản phẩm về lý luận, chính trị; xuất bản phẩm phục vụ thiếu niên, nhi đồng, đồng bào dân tộc thiểu số, người khiếm thị; xuất bản phẩm cần phổ biến rộng rãi nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội trọng yếu và thông tin đối ngoại; trợ cước vận chuyển đối với xuất bản phẩm cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại; xuất bản phẩm phục vụ đồng bào miền núi, hải đảo.
3. Nhà nước mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện các chính sách quy định tại Điều này.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về hoạt động xuất bản.
2. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản.
3. Quản lý hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản.
4. Tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản.
6. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi trái pháp luật; cá nhân có quyền tố cáo các hành vi trái pháp luật trong hoạt động xuất bản. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khiếu nại, tố cáo của mình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản, tác giả cải chính trên báo chí, bồi thường thiệt hại, khởi kiện về dân sự hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố về hình sự khi xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.
4. Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
This Law regulates the organization of publishing and publishing activities; and the rights and obligations of bodies, organizations and individuals participating in publishing activities.
Publishing activities include the sectors of publishing, printing of publications and distribution of publications.
Article 2. Applicable entities
This Law shall apply to Government bodies, political organizations, socio- political organizations, socio-politico-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, professional entities, units of the people's armed forces and Vietnamese citizens (hereinafter together referred to as bodies, organizations and individuals); and to international organizations and foreign organizations operating in the territory of Vietnam and to foreign individuals residing in Vietnam. If an international treaty which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains different provisions, the provisions of such international treaty shall prevail.
Article 3. Status and objectives of publishing activities
Publishing activities belong to the cultural and ideological sector by way of the production and distribution of publications amongst the people aimed at introducing ideas from all sectors of social life, ethnic cultural values and the essential culture of mankind, satisfying the spiritual needs of the people and raising their intellectual standards, creating good and ethical standards for the Vietnamese people, expanding cultural exchange with other countries, contributing to socio-economic development, fighting ideology and conduct which are harmful to the national interest, and contributing to the building and protection of the Socialist Republic of Vietnam.
Publications means works and data about politics, economics, culture, society, education and training, science and technology, literature and art which are published in the Vietnamese language, in languages of ethnic minorities or in foreign languages, and which may also be expressed in the forms of images and music on different materials and facilities.
Data as regulated in this Law shall comprise propaganda, campaign material, study guides, operating instructions, resolutions of the Party and laws of the State; technical guidelines for manufacturing; material fighting against natural disasters and epidemics; and seminar bulletins.
Article 5. Assurance of right to distribute works and right to protection of copyright
1. The State shall assure the right to distribute works in the form of publications by publishing houses and shall assure protection of copyright.
2. The State shall not censor works prior to their publication.
3. No body, organization or individual shall be permitted to take advantage of its right to distribute works in order to harm the interests of the State or the lawful rights and interests of other bodies, organizations and individuals.
Article 6. Policy on development of publishing profession
1. It is the policy of the State to encourage and facilitate the development of the publishing industry into a multi-faceted eco-technical industry.
2. It is the policy of the State to place orders for publications on theoretical and political subjects; publications for young persons, infants, ethnic minority groups, and the blind; publications which require wide distribution for important political and social purposes and in order to provide information about external relations; and it is the policy of the State to provide financial assistance for the costs of delivery of publications to areas with difficult and specially difficult socio-economic conditions, publications which provide information about external relations, and publications servicing compatriots in mountainous and sea island areas.
3. The State shall purchase manuscripts of valuable works when it is not yet appropriate to publish them or for which readership is limited; and shall provide financial assistance to purchase copyright in domestic and foreign works with value in servicing economic, cultural and social development.
The Government shall provide specific regulations on implementation of the policies stipulated in this article.
Article 7. State administrative body for publishing activities
1. The Government shall exercise uniform State administration of publishing activities throughout the whole country.
2. The Ministry of Culture and Information shall be responsible to assist the Government to exercise uniform State administration of publishing activities.
Ministries and ministerial equivalent bodies shall, in accordance with the authority delegated to them, co-ordinate with the Ministry of Culture and Information in the exercise of State administration of publishing activities.
3. People's committees of provinces and cities under central authority
(hereinafter referred to as provincial people's committees) shall, in accordance with the authority delegated to them by the Government, exercise State administration of publishing activities within their respective localities.
Article 8 Contents of State administration of publishing activities
1. Formulation of strategies, master planning and specific plans for development of the publishing profession; promulgation of legal instruments and policies on publishing activities.
2. Administration of the work of scientific research and application of technology in publishing activities; training and fostering professional experts in publishing activities.
3. Administration of international co-operation in publishing activities.
4. Organization of the reading of copies of publications submitted for copyright registration.
5. Conduct of checks and inspections and resolution of complaints and denunciations about breaches of law during publishing activities.
6. Conduct of the work of providing commendations or of imposing
disciplinary penalties for publishing activities; selecting persons worthy of awards and conferring such awards for publications with a high value.
Article 9. Complaints and denunciations about publishing activities
1. Bodies, organizations and individuals shall have the right to lodge complaints about any decision or conduct contrary to law; and individuals shall have the right to lodge denunciations about any conduct contrary to law in publishing activities. Bodies, organizations and individuals shall be responsible before the law for their complaints and denunciations.
2. Bodies, organizations and individuals shall have the right to require a publishing house, a body or organization which is authorized to publish, or an author to publish a correction in the press or to pay compensation for loss and damage, to institute civil proceedings, or to request the competent State body to institute a prosecution when a publication contains errors about, slanders, or offends the honour and dignity of any such body, organization or individual or causes loss and damage to the legal rights and interests of such body, organization or individual.
Article 10. Conduct which is prohibited during publishing activities
1. Propaganda against the Socialist Republic of Vietnam; destruction of the unity of all citizens.
2. Propaganda about or incitement towards war and aggression, causing rancour between the citizens and those of other countries; incitement towards violence; spread of reactionary ideology, depraved life styles, cruel acts, social evils and superstition, or destruction of good morals and customs.
3. Disclosure of secrets of the Party, State, military, defence, economics or external relations; disclosure of secrets from the private lives of individuals, and of other secrets as stipulated by law.
4. Distortion of historical facts; opposing the achievements of the revolution; offending citizens, great persons and heroes; slandering or harming the reputation of bodies and organizations or offending the honour and dignity of individuals.