Chương 4 Luật tương trợ tư pháp 2007: Dẫn độ
Số hiệu: | 08/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 30/01/2008 | Số công báo: | Từ số 81 đến số 82 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chương IV
DẪN ĐỘ
Điều 32. Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án
1. Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể:
a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án;
b) Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
Điều 33. Trường hợp bị dẫn độ
1. Người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật này là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.
2. Hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu.
3. Trường hợp hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.
Điều 34. Không truy cứu trách nhiệm hình sự, dẫn độ cho nước thứ ba
Người bị dẫn độ về Việt Nam không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dẫn độ cho nước thứ ba về hành vi mà người đó đã thực hiện ở nước ngoài trước khi bị dẫn độ về Việt Nam nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và không được nêu trong yêu cầu dẫn độ của Việt Nam hoặc của nước thứ ba.
Trường hợp Việt Nam là nước được yêu cầu dẫn độ thì việc dẫn độ chỉ được thực hiện khi nước yêu cầu dẫn độ cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự người bị dẫn độ về hành vi phạm tội khác ngoài hành vi phạm tội đã được nêu trong yêu cầu dẫn độ, không dẫn độ người đó cho nước thứ ba, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của Việt Nam.
Điều 35. Từ chối dẫn độ cho nước ngoài
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;
b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;
đ) Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
2. Ngoài những trường hợp từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
b) Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước yêu cầu dẫn độ.
Điều 36. Hồ sơ yêu cầu dẫn độ
1. Hồ sơ yêu cầu dẫn độ phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ;
b) Các tài liệu kèm theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Hồ sơ yêu cầu dẫn độ được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
Điều 37. Văn bản yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo
1. Văn bản yêu cầu dẫn độ phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
b) Lý do yêu cầu dẫn độ;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan được yêu cầu dẫn độ;
đ) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú và các thông tin cần thiết khác về người bị yêu cầu dẫn độ.
2. Kèm theo văn bản yêu cầu dẫn độ phải có tài liệu sau đây:
a) Tóm tắt nội dung của vụ án;
b) Các điều luật cần áp dụng để xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và tội danh, quy định về hình phạt, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thời hiệu thi hành hình phạt đối với tội phạm đó;
c) Giấy tờ về quốc tịch và nơi cư trú của người bị yêu cầu dẫn độ, nếu có;
d) Các tài liệu khác mô tả đặc điểm nhận dạng và ảnh của người bị yêu cầu dẫn độ theo pháp luật và tập quán quốc tế.
3. Trường hợp yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Bản sao lệnh bắt hoặc giam giữ của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ;
b) Văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người được nêu trong lệnh bắt hoặc giam giữ.
4. Trường hợp yêu cầu dẫn độ để thi hành án thì ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Bản sao bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước yêu cầu dẫn độ;
b) Văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người đã bị kết án.
Điều 38. Tiếp nhận yêu cầu dẫn độ
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo, Bộ Công an vào sổ hồ sơ dẫn độ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 36 của Luật này. Bộ Công an có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ cung cấp thông tin bổ sung hồ sơ. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước yêu cầu dẫn độ và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Bộ Công an chuyển ngay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền hai bộ hồ sơ để xem xét, quyết định.
Điều 39. Xem xét yêu cầu dẫn độ của nhiều nước đối với một người
1. Trong trường hợp Bộ Công an nhận được văn bản của hai hoặc nhiều nước yêu cầu dẫn độ một người về cùng một tội phạm hoặc nhiều tội phạm khác nhau thì Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định đáp ứng yêu cầu dẫn độ cho một trong các nước yêu cầu và chuyển hồ sơ yêu cầu dẫn độ cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định dẫn độ.
2. Khi xem xét yêu cầu dẫn độ quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài các quy định của pháp luật, còn phải xem xét các yếu tố liên quan sau đây:
a) Quốc tịch hữu hiệu và nơi thường trú cuối cùng của người bị yêu cầu dẫn độ;
b) Tính hợp pháp và mức độ phù hợp của yêu cầu dẫn độ;
c) Thời gian và địa điểm thực hiện tội phạm;
d) Lợi ích riêng của các nước yêu cầu;
đ) Mức độ nghiêm trọng của tội phạm;
e) Quốc tịch của người bị hại;
g) Khả năng dẫn độ tiếp theo giữa các nước yêu cầu dẫn độ;
h) Ngày đưa ra yêu cầu dẫn độ;
i) Các yếu tố khác có liên quan.
Điều 40. Quyết định dẫn độ
1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu dẫn độ do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị yêu cầu dẫn độ đang cư trú, đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc chấp hành hình phạt tù phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Văn bản yêu cầu dẫn độ và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an.
2. Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra một trong các quyết định sau đây:
a) Xem xét yêu cầu dẫn độ khi có đủ các điều kiện theo quy định của Luật này;
b) Đình chỉ việc xem xét yêu cầu dẫn độ và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc bên nước ngoài rút yêu cầu dẫn độ hoặc người bị yêu cầu dẫn độ đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được.
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét yêu cầu dẫn độ trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
4. Việc xem xét yêu cầu dẫn độ được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm ba thẩm phán trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Hội đồng xem xét yêu cầu dẫn độ làm việc theo trình tự sau đây:
a) Một thành viên của Hội đồng trình bày nội dung hồ sơ của nước yêu cầu dẫn độ và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc dẫn độ;
b) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc dẫn độ;
c) Luật sư hoặc người đại diện hợp pháp của người bị yêu cầu dẫn độ trình bày ý kiến, nếu có;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ trình bày ý kiến;
đ) Căn cứ vào các quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ.
5. Chậm nhất là mười ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định cho người bị yêu cầu dẫn độ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Người bị yêu cầu dẫn độ có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định. Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải gửi hồ sơ và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dẫn độ và kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị; Hội đồng xem xét phúc thẩm quyết định về việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ. Trình tự xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Quyết định dẫn độ có hiệu lực pháp luật bao gồm:
a) Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị;
b) Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
Điều 41. Các biện pháp ngăn chặn để dẫn độ
Khi nhận được yêu cầu chính thức của nước ngoài về việc dẫn độ, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ.
Điều 42. Thi hành quyết định dẫn độ
1. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày quyết định của Tòa án nhân dân về dẫn độ có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định thi hành quyết định dẫn độ. Quyết định thi hành quyết định dẫn độ phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an, nước yêu cầu dẫn độ và người bị dẫn độ.
2. Sau khi nhận được quyết định thi hành quyết định dẫn độ, cơ quan công an có thẩm quyền tiến hành bắt người bị dẫn độ. Việc bắt người bị dẫn độ được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thi hành việc dẫn độ và thông báo bằng văn bản cho nước yêu cầu dẫn độ.
Điều 43. Áp giải người bị dẫn độ
1. Cơ quan công an thi hành quyết định dẫn độ tổ chức việc áp giải người bị dẫn độ theo thời gian, địa điểm tiếp nhận do Việt Nam và nước yêu cầu dẫn độ thoả thuận trước bằng văn bản. Thời hạn tiếp nhận người bị dẫn độ không quá mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định thi hành quyết định dẫn độ có hiệu lực.
2. Trường hợp hết thời hạn do các nước liên quan thoả thuận trước bằng văn bản mà nước yêu cầu dẫn độ không tiếp nhận thì Bộ Công an kiến nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định dẫn độ hủy quyết định thi hành quyết định dẫn độ đó và thông báo cho nước yêu cầu dẫn độ biết.
Điều 44. Hoãn thi hành quyết định dẫn độ và dẫn độ tạm thời
1. Khi người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt trên lãnh thổ của Việt Nam về tội không phải là tội bị yêu cầu dẫn độ thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định dẫn độ có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan công an cùng cấp hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ người đó cho đến khi kết thúc quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành xong toàn bộ hoặc một phần hình phạt đã tuyên. Bộ Công an thông báo bằng văn bản cho nước yêu cầu dẫn độ về việc hoãn dẫn độ chậm nhất là mười ngày làm việc trước ngày hết thời hạn hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ phải ra quyết định thi hành quyết định dẫn độ và gửi ngay quyết định cùng tài liệu, hồ sơ liên quan cho cơ quan công an thi hành quyết định dẫn độ để thông báo cho nước yêu cầu và tiếp tục tiến hành việc dẫn độ theo thoả thuận cụ thể với nước yêu cầu.
2. Trường hợp việc hoãn thi hành quyết định dẫn độ quy định tại khoản 1 Điều này làm cản trở việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở nước ngoài do hết thời hiệu hoặc gây khó khăn nghiêm trọng cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bị yêu cầu dẫn độ thì theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan công an và theo đề nghị của nước yêu cầu dẫn độ, Tòa án nhân dân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật Việt Nam và thoả thuận cụ thể với nước yêu cầu dẫn độ có thể ra quyết định cho dẫn độ tạm thời người bị yêu cầu dẫn độ cho nước yêu cầu dẫn độ theo quy định của Luật này.
3. Người bị dẫn độ tạm thời phải được trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự của nước yêu cầu đã kết thúc hoặc hết thời hạn yêu cầu dẫn độ tạm thời mà Việt Nam và nước ngoài đã thoả thuận. Khi có yêu cầu dẫn độ mới của nước yêu cầu, Tòa án Việt Nam xem xét theo quy định của Luật này để thoả thuận về việc dẫn độ mới nếu có lý do chính đáng.
Điều 45. Dẫn độ lại
Trường hợp người đã bị dẫn độ trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt ở nước ngoài và quay trở lại Việt Nam thì nước yêu cầu dẫn độ có thể đưa ra yêu cầu dẫn độ lại người đó kèm theo các tài liệu quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này; trong trường hợp này, Tòa án nhân dân cấp tỉnh không tiến hành lại thủ tục quyết định dẫn độ theo quy định tại Điều 40 của Luật này; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã quyết định dẫn độ trước đây quyết định dẫn độ lại đối với người đó. Việc áp giải người bị dẫn độ lại được thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
Điều 46. Chuyển giao đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án
Các đồ vật, vật chứng do phạm tội mà có hoặc cần để làm chứng cứ tại phiên toà có thể được xem xét chuyển giao cho nước yêu cầu dẫn độ phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu dẫn độ là thành viên trên cơ sở tôn trọng quyền của bên thứ ba.
Điều 47. Quá cảnh
1. Trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam, việc áp giải người bị dẫn độ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam để đến nước yêu cầu dẫn độ chỉ được thực hiện sau khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp nhận yêu cầu của nước ngoài.
2. Trường hợp chuyển giao bằng đường hàng không và quá cảnh không hạ cánh trên lãnh thổ Việt Nam thì việc di chuyển người bị dẫn độ không phải xin quá cảnh Việt Nam; trường hợp phải hạ cánh thì nước dẫn độ phải gửi ngay yêu cầu xin quá cảnh Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 48. Chi phí về dẫn độ
Nước yêu cầu dẫn độ phải chịu mọi chi phí về dẫn độ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí cho việc dẫn độ thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm.
1. Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể:
a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án;
b) Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
1. Người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật này là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.
2. Hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu.
3. Trường hợp hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.
Người bị dẫn độ về Việt Nam không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dẫn độ cho nước thứ ba về hành vi mà người đó đã thực hiện ở nước ngoài trước khi bị dẫn độ về Việt Nam nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và không được nêu trong yêu cầu dẫn độ của Việt Nam hoặc của nước thứ ba.
Trường hợp Việt Nam là nước được yêu cầu dẫn độ thì việc dẫn độ chỉ được thực hiện khi nước yêu cầu dẫn độ cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự người bị dẫn độ về hành vi phạm tội khác ngoài hành vi phạm tội đã được nêu trong yêu cầu dẫn độ, không dẫn độ người đó cho nước thứ ba, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của Việt Nam.
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;
b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;
đ) Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
2. Ngoài những trường hợp từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
b) Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước yêu cầu dẫn độ.
1. Hồ sơ yêu cầu dẫn độ phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ;
b) Các tài liệu kèm theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Hồ sơ yêu cầu dẫn độ được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
1. Văn bản yêu cầu dẫn độ phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
b) Lý do yêu cầu dẫn độ;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan được yêu cầu dẫn độ;
đ) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú và các thông tin cần thiết khác về người bị yêu cầu dẫn độ.
2. Kèm theo văn bản yêu cầu dẫn độ phải có tài liệu sau đây:
a) Tóm tắt nội dung của vụ án;
b) Các điều luật cần áp dụng để xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và tội danh, quy định về hình phạt, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thời hiệu thi hành hình phạt đối với tội phạm đó;
c) Giấy tờ về quốc tịch và nơi cư trú của người bị yêu cầu dẫn độ, nếu có;
d) Các tài liệu khác mô tả đặc điểm nhận dạng và ảnh của người bị yêu cầu dẫn độ theo pháp luật và tập quán quốc tế.
3. Trường hợp yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Bản sao lệnh bắt hoặc giam giữ của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ;
b) Văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người được nêu trong lệnh bắt hoặc giam giữ.
4. Trường hợp yêu cầu dẫn độ để thi hành án thì ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Bản sao bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước yêu cầu dẫn độ;
b) Văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người đã bị kết án.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo, Bộ Công an vào sổ hồ sơ dẫn độ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 36 của Luật này. Bộ Công an có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ cung cấp thông tin bổ sung hồ sơ. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước yêu cầu dẫn độ và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Bộ Công an chuyển ngay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền hai bộ hồ sơ để xem xét, quyết định.
1. Trong trường hợp Bộ Công an nhận được văn bản của hai hoặc nhiều nước yêu cầu dẫn độ một người về cùng một tội phạm hoặc nhiều tội phạm khác nhau thì Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định đáp ứng yêu cầu dẫn độ cho một trong các nước yêu cầu và chuyển hồ sơ yêu cầu dẫn độ cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định dẫn độ.
2. Khi xem xét yêu cầu dẫn độ quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài các quy định của pháp luật, còn phải xem xét các yếu tố liên quan sau đây:
a) Quốc tịch hữu hiệu và nơi thường trú cuối cùng của người bị yêu cầu dẫn độ;
b) Tính hợp pháp và mức độ phù hợp của yêu cầu dẫn độ;
c) Thời gian và địa điểm thực hiện tội phạm;
d) Lợi ích riêng của các nước yêu cầu;
đ) Mức độ nghiêm trọng của tội phạm;
e) Quốc tịch của người bị hại;
g) Khả năng dẫn độ tiếp theo giữa các nước yêu cầu dẫn độ;
h) Ngày đưa ra yêu cầu dẫn độ;
i) Các yếu tố khác có liên quan.
1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu dẫn độ do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị yêu cầu dẫn độ đang cư trú, đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc chấp hành hình phạt tù phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Văn bản yêu cầu dẫn độ và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an.
2. Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra một trong các quyết định sau đây:
a) Xem xét yêu cầu dẫn độ khi có đủ các điều kiện theo quy định của Luật này;
b) Đình chỉ việc xem xét yêu cầu dẫn độ và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc bên nước ngoài rút yêu cầu dẫn độ hoặc người bị yêu cầu dẫn độ đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được.
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét yêu cầu dẫn độ trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
4. Việc xem xét yêu cầu dẫn độ được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm ba thẩm phán trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Hội đồng xem xét yêu cầu dẫn độ làm việc theo trình tự sau đây:
a) Một thành viên của Hội đồng trình bày nội dung hồ sơ của nước yêu cầu dẫn độ và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc dẫn độ;
b) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc dẫn độ;
c) Luật sư hoặc người đại diện hợp pháp của người bị yêu cầu dẫn độ trình bày ý kiến, nếu có;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ trình bày ý kiến;
đ) Căn cứ vào các quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ.
5. Chậm nhất là mười ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định cho người bị yêu cầu dẫn độ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Người bị yêu cầu dẫn độ có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định. Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải gửi hồ sơ và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dẫn độ và kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị; Hội đồng xem xét phúc thẩm quyết định về việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ. Trình tự xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Quyết định dẫn độ có hiệu lực pháp luật bao gồm:
a) Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị;
b) Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
Khi nhận được yêu cầu chính thức của nước ngoài về việc dẫn độ, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ.
1. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày quyết định của Tòa án nhân dân về dẫn độ có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định thi hành quyết định dẫn độ. Quyết định thi hành quyết định dẫn độ phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an, nước yêu cầu dẫn độ và người bị dẫn độ.
2. Sau khi nhận được quyết định thi hành quyết định dẫn độ, cơ quan công an có thẩm quyền tiến hành bắt người bị dẫn độ. Việc bắt người bị dẫn độ được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thi hành việc dẫn độ và thông báo bằng văn bản cho nước yêu cầu dẫn độ.
1. Cơ quan công an thi hành quyết định dẫn độ tổ chức việc áp giải người bị dẫn độ theo thời gian, địa điểm tiếp nhận do Việt Nam và nước yêu cầu dẫn độ thoả thuận trước bằng văn bản. Thời hạn tiếp nhận người bị dẫn độ không quá mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định thi hành quyết định dẫn độ có hiệu lực.
2. Trường hợp hết thời hạn do các nước liên quan thoả thuận trước bằng văn bản mà nước yêu cầu dẫn độ không tiếp nhận thì Bộ Công an kiến nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định dẫn độ hủy quyết định thi hành quyết định dẫn độ đó và thông báo cho nước yêu cầu dẫn độ biết.
1. Khi người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt trên lãnh thổ của Việt Nam về tội không phải là tội bị yêu cầu dẫn độ thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định dẫn độ có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan công an cùng cấp hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ người đó cho đến khi kết thúc quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành xong toàn bộ hoặc một phần hình phạt đã tuyên. Bộ Công an thông báo bằng văn bản cho nước yêu cầu dẫn độ về việc hoãn dẫn độ chậm nhất là mười ngày làm việc trước ngày hết thời hạn hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ phải ra quyết định thi hành quyết định dẫn độ và gửi ngay quyết định cùng tài liệu, hồ sơ liên quan cho cơ quan công an thi hành quyết định dẫn độ để thông báo cho nước yêu cầu và tiếp tục tiến hành việc dẫn độ theo thoả thuận cụ thể với nước yêu cầu.
2. Trường hợp việc hoãn thi hành quyết định dẫn độ quy định tại khoản 1 Điều này làm cản trở việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở nước ngoài do hết thời hiệu hoặc gây khó khăn nghiêm trọng cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bị yêu cầu dẫn độ thì theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan công an và theo đề nghị của nước yêu cầu dẫn độ, Tòa án nhân dân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật Việt Nam và thoả thuận cụ thể với nước yêu cầu dẫn độ có thể ra quyết định cho dẫn độ tạm thời người bị yêu cầu dẫn độ cho nước yêu cầu dẫn độ theo quy định của Luật này.
3. Người bị dẫn độ tạm thời phải được trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự của nước yêu cầu đã kết thúc hoặc hết thời hạn yêu cầu dẫn độ tạm thời mà Việt Nam và nước ngoài đã thoả thuận. Khi có yêu cầu dẫn độ mới của nước yêu cầu, Tòa án Việt Nam xem xét theo quy định của Luật này để thoả thuận về việc dẫn độ mới nếu có lý do chính đáng.
Trường hợp người đã bị dẫn độ trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt ở nước ngoài và quay trở lại Việt Nam thì nước yêu cầu dẫn độ có thể đưa ra yêu cầu dẫn độ lại người đó kèm theo các tài liệu quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này; trong trường hợp này, Tòa án nhân dân cấp tỉnh không tiến hành lại thủ tục quyết định dẫn độ theo quy định tại Điều 40 của Luật này; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã quyết định dẫn độ trước đây quyết định dẫn độ lại đối với người đó. Việc áp giải người bị dẫn độ lại được thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
Các đồ vật, vật chứng do phạm tội mà có hoặc cần để làm chứng cứ tại phiên toà có thể được xem xét chuyển giao cho nước yêu cầu dẫn độ phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu dẫn độ là thành viên trên cơ sở tôn trọng quyền của bên thứ ba.
1. Trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam, việc áp giải người bị dẫn độ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam để đến nước yêu cầu dẫn độ chỉ được thực hiện sau khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp nhận yêu cầu của nước ngoài.
2. Trường hợp chuyển giao bằng đường hàng không và quá cảnh không hạ cánh trên lãnh thổ Việt Nam thì việc di chuyển người bị dẫn độ không phải xin quá cảnh Việt Nam; trường hợp phải hạ cánh thì nước dẫn độ phải gửi ngay yêu cầu xin quá cảnh Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Nước yêu cầu dẫn độ phải chịu mọi chi phí về dẫn độ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí cho việc dẫn độ thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Chapter IV
EXTRADITION
Article 32. Extradition for penal liability examination or judgment enforcement
1. Extradition means the hand-over by one country to another country of a person who has committed a criminal act or been criminally sentenced and is being present in its territory so that the extradition-requesting country conducts the penal liability examination or judgment enforcement against such person.
2. Vietnams competent proceedings-conducting bodies may:
a/ Request competent bodies of foreign countries to extradite to Vietnam persons who have committed criminal acts or been criminally sentenced and their sentences have already taken legal effect for penal liability examination or judgment enforcement;
b/ Extradite foreigners staying in the Vietnamese territory who have committed criminal acts or been criminally sentenced and their sentences have already taken legal effect to requesting countries for penal liability examination or judgment enforcement.
Article 33. Cases of extradition
1. Persons who may be extradited under the provisions of this Law are those who commit criminal acts for which the Penal Code of Vietnam or the criminal law of the requesting country prescribes penalties of one or more years in prison, life imprisonment or death penalty or who have been sentenced to imprisonment by a court of the requesting country and the remaining imprisonment duration is at least six months.
2. Criminal acts of the persons defined in Clause 1 of this Article must not necessarily be in the same category of crimes or the same crime, and the factors that constitute their offenses must not necessarily be the same under the laws of Vietnam and the requesting countries.
3. If criminal acts of the persons defined in Clause 1 of this Article took place outside the territory of the requesting countries, the extradition of offenders may be effected if those acts are criminal acts prescribed in Vietnams Penal Code.
Article 34. Non-examination of penal liability, non-extradition to a third country
Persons extradited to Vietnam will not be examined for penal liability or extradited to a third country for the acts they have committed in foreign countries before their extradition to Vietnam which, however, do not constitute crimes under Vietnams Penal Code and are not stated in the extradition requests of Vietnam or a third country.
In case Vietnam is requested to make extradition, the extradition is effected only when the extradition-requesting countries commit not to examine the penal liability of the extradited persons for criminal acts other than those stated in the extradition requests and not to extradite such persons to a third country, unless it is so agreed in writing by Vietnam.
Article 35. Refusal of extradition to foreign countries
1. Competent proceedings-conducting bodies of Vietnam may refuse extradition if the extradition requests fall into one of the following cases:
a/ The persons requested for extradition are Vietnamese citizens;
b/ Under Vietnamese law, the persons requested for extradition cannot be examined for penal liability or serve their penalties due to expired statute of limitations or other lawful reasons;
c/ The persons requested for extradition for penal liability examination have already been condemned by Vietnamese courts with legally effective judgments for the criminal acts stated in the extradition requests or the cases have been suspended under Vietnams criminal procedure law;
d/ The persons requested for extradition are those who are residing in Vietnam for reasons of possible coercion in the extradition-requesting country due to discrimination of race, religion, gender, nationality, ethnicity, social class or political viewpoint;
dd/ The extradition requests are related to different crimes and each crime can be examined for penal liability under the law of the extradition-requesting country, but fail to comply with Clause 1, Article 33 of this Law.
2. Apart from the cases of extradition refusal specified in Clause 1 of this Article, competent proceedings-conducting bodies of Vietnam may refuse extradition if the extradition requests fall into one of the following cases:
a/ Acts committed by persons requested for extradition are not crimes under Vietnams Penal Code;
b/ Persons requested for extradition are being examined for penal liability in Vietnam for the criminal acts stated in the extradition requests.
3. Competent proceedings-conducting bodies of Vietnam that refuse extradition under the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article shall notify their counterparts in the extradition-requesting countries thereof.
Article 36. Extradition request dossiers
1. An extradition request dossier must comprise the following documents:
a/ The competent bodys written request for extradition;
b/ The enclosed documents defined in Article 37 of this Law.
2. An extradition request dossier shall be made in three sets under the provisions of this Law and the law of the requesting country. Language used in the dossier complies with Article 5 of this Law.
Article 37. Written extradition requests and enclosed documents
1. A written extradition request must contain the following details:
a/ Date, month, year and place of making the request;
b/ The reason for the extradition request;
c/ Name and address of the competent body requesting the extradition;
d/ Name and address of the body requested to effect the extradition;
dd/ Full name, gender, birth date, nationality, residence place of, and other necessary information on, the person requested for extradition.
2. A written extradition request must be enclosed with the following documents:
a/ The summarized content of the case;
b/ Legal provisions applicable for the determination of factors constituting the crime and name of the crime, the provisions on penalties, the statute of limitations for penal liability examination or the statute of limitations for enforcement of penalties against that crime;
c/ Papers on the nationality and place of residence of the person requested for extradition, if any;
d/ Other documents describing the identity and photos of the person requested for extradition as required by international law and practice.
3. In case of requesting extradition for penal liability examination, in addition to the documents specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the following documents are also required:
a/ A copy of the arrest or detention warrant of a competent body of the extradition-requesting country;
b/ The written certification that the person requested for extradition is the one mentioned in the arrest or detention warrant.
4. In case of requesting extradition for judgment enforcement, in addition to the documents specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the following documents are also required:
a/ A copy of the criminal judgment or ruling of the court of the extradition-requesting country;
b/ The written certification that the person requested for extradition is the one already sentenced.
Article 38. Receipt of extradition requests
Within twenty days after the receipt of extradition requests and enclosed documents, the Ministry of Public Security shall record in the extradition dossier book and check the dossiers under the provisions of Article 36 of this Law. It may request competent bodies of the extradition-requesting countries to supply information supplementing the dossiers. If it does not receive any additional information within sixty days after the sending of its written requests for additional information, the Ministry of Public Security shall return the dossiers to the extradition-requesting countries and clearly state the reasons therefor. If the dossiers are valid, the Ministry of Public Security shall immediately forward two dossier sets to competent provincial-level Peoples Courts for consideration and decision.
Article 39. Consideration of many countries requests for extradition of one person
1. In case the Ministry of Public Security receives written requests of two or more countries for the extradition of one person for the same crime or many different crimes, it shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice, the Supreme Peoples Procuracy and the Supreme Peoples Court in, considering them and deciding to meet the extradition request of one of the requesting countries and transfer the extradition request dossiers to the concerned provincial-level Peoples Court for extradition consideration and decision.
2. Upon consideration of extradition requests prescribed in Clause 1 of this Article, apart from legal provisions, the following relevant factors must also be taken into account:
a/ The effectual nationality and last place of residence of the person requested for extradition;
b/ The legality and compatibility of the extradition request;
c/ The time and place of crime commission;
d/ Specific interests of the requesting countries;
dd/ The severity of the crime;
e/ The nationality of the victim;
g/ The possibility of subsequent extradition between the extradition-requesting countries;
h/ The date of making the extradition request;
i/ Other relevant factors.
Article 40. Extradition decision
1. Within ten working days after the receipt of extradition request dossiers transferred by the Ministry of Public Security, the provincial-level Peoples Courts of the localities where the persons requested for extradition are residing, being detained or held in custody or serving their imprisonment sentences shall handle them and notify the Peoples Procuracies of the same level thereof in writing. While preparing to consider the extradition requests, the concerned provincial-level Peoples Courts may request competent bodies of foreign countries to clarify unclear points in the extradition request dossiers. Written extradition requests and written replies shall be sent via the Ministry of Public Security.
2. Within four months after handling the requests, provincial-level Peoples Courts shall, on a case-by-case basis, issue one of the following decisions:
a/ Decision to consider the extradition request when the conditions prescribed by this Law are fully met;
b/ Decision to suspend the consideration of the extradition request and return the dossier to the Ministry of Public Security in case the request does not fall under their jurisdiction, the foreign country withdraws the extradition request or the person requested for extradition has left Vietnam or for other reasons the consideration cannot proceed.
3. Provincial-level Peoples Courts shall consider an extradition request within thirty days after issuing the decision defined at Point a, Clause 2 of this Article and immediately transfer a dossier set to the Peoples Procuracies of the same level.
4. The extradition request shall be considered at sessions of a council consisting of three judges, including a presiding judge, with the participation of members of the Peoples Procuracy of the same level.
The extradition request-considering council works in the following order:
a/ A council member presents the contents of the dossier of the extradition-requesting country and states his/her opinions on the legal grounds of the extradition;
b/ The procurator states the Peoples Procuracys viewpoints on the extradition;
c/ The lawyer or lawful representative of the person requested for extradition presents his/her opinions, if any;
d/ The person requested for extradition states his/her opinions;
dd/ Based on the provisions of this Law, relevant provisions of other Vietnamese laws and treaties to which Vietnam is a contracting party, the council discusses and decide by majority on the extradition or extradition refusal.
5. Within five working days after the issue of decisions on extradition or extradition refusal, the provincial-level Peoples Courts shall send the decisions to the persons requested for extradition, the Peoples Procuracies of the same level and the Ministry of Public Security for the exercise of rights and performance of obligations according to law.
Persons requested for extradition may appeal and the Peoples Procuracies of the same level may protest within fifteen days, the Supreme Peoples Procuracy may protest within thirty days as from the date the provincial-level Peoples Courts issue decisions. The provincial-level Peoples Courts shall forward the dossiers, appeals and protests to the Supreme Peoples Court within seven days from the date the appeal or protest time limit expires.
Within twenty days after receiving the extradition dossiers and appeals or protests, the Supreme Peoples Court shall open court sessions to consider the appealed or protested decisions of the provincial-level Peoples Courts; the appellate council shall decide on the extradition or extradition refusal. The order for examination of appeals or protests against extradition decisions of provincial-level Peoples Courts complies with Clause 4 of this Article.
6. Legally effective extradition decisions include:
a/ Decisions of first-instance courts, which are not appealed or protested against;
b/ Decisions of the courts of appeal.
Article 41. Precautionary measures for extradition
Upon receipt of official extradition requests of foreign countries, competent bodies of Vietnam may apply precautionary measures under Vietnamese law and treaties to which Vietnam is a contracting party in order to ensure consideration of extradition requests.
Article 42. Enforcement of extradition decisions
1. Within five working days from the date the extradition decisions of Peoples Courts take legal effect, the presidents of competent provincial-level Peoples Courts shall issue decisions to enforce the extradition decisions. The decisions on enforcement of extradition decisions must be addressed to the Peoples Procuracies of the same level, the Ministry of Public Security, the extradition-requesting countries and the extradited persons.
2. After the receipt of decisions on enforcement of extradition decisions, competent police offices shall proceed with the arrest of the extradited persons. The arrest of extradited persons complies with Vietnams criminal procedure law and treaties to which Vietnam is a contracting party.
The Ministry of Public Security shall organize the enforcement of extradition and notify in writing the extradition-requesting countries thereof.
Article 43. Escorting extradited persons
1. The police offices enforcing the extradition decisions shall organize the escort of extradited persons according to the receipt time and place agreed upon in advance in writing by Vietnam and the requesting country. The time for receipt of an extradited person must not exceed fifteen days from the date the decision on enforcement of the extradition decision takes effect.
2. If the time limit agreed upon in advance by the concerned countries expires while the extradition-requesting country declines to receive the extradited person, the Ministry of Public Security shall propose the provincial-level Peoples Court that has issued the extradition decision to cancel the decision on enforcement of that extradition decision and notify the extradition-requesting country thereof.
Article 44. Postponement of enforcement of extradition decisions and temporary extradition
1. When persons requested for extradition are being examined for penal liability or serving their imprisonment sentences in the Vietnamese territory for crimes other than the crimes requested for extradition, provincial-level Peoples Courts that have issued extradition decisions may themselves or at the proposal of the Peoples Procuracies or police offices of the same level postpone the enforcement of the decisions on extradition of those persons until the process of penal liability examination ends or the declared judgments are fully or partly served. The Ministry of Public Security shall notify the extradition-requesting countries in writing of the extradition postponement at least ten working days before the expiration of the time limit for postponement of enforcement of the extradition decisions. The presidents of provincial-level Peoples Courts that have postponed the enforcement of the extradition decisions shall issue decisions to enforce the extradition decisions and send them together with relevant documents and dossiers to the police offices enforcing the extradition decisions for notification to the requesting countries and continued extradition under the specific agreement with the requesting countries.
2. If the postponement of the enforcement of extradition decisions under Clause 1 of this Article obstructs the penal liability examination in foreign countries due to the expiration of the statute of limitation therefor or causes serious difficulties to the penal liability examination for the crimes under extradition requests, at the proposal of the Peoples Procuracies or police offices and the proposal of the requesting countries, competent Peoples Courts, based on Vietnamese law and specific agreements with the requesting countries, may issue decisions permitting the temporary extradition of the persons requested for extradition to the extradition-requesting countries under this Law.
3. Persons subject to temporary extradition must be immediately returned to Vietnam after the criminal proceedings of the requesting countries end or the temporary extradition duration agreed upon by Vietnam and the concerned foreign countries has expired. Upon new extradition requests of the requesting countries, Vietnamese courts shall consider under the provisions of this Law to agree on the new extradition if there are plausible reasons therefor.
Article 45. Re-extradition
If extradited persons evade penal liability examination or penalty service in foreign countries and return to Vietnam, the extradition-requesting countries may send requests for re-extradition of such persons together with the documents defined in Articles 36 and 37 of this Law; in this case, provincial-level Peoples Courts do not renew the procedures for extradition decisions under Article 40 of this Law; the presidents of provincial-level Peoples Courts who have issued previous extradition decisions shall decide to re-extradite such persons. The escort of extradited persons must again comply with Article 43 of this Law.
Article 46. Transfer of articles and material evidence related to criminal cases
Articles and material evidence acquired from crime commission or serving as proofs at court sessions can be considered for transfer to extradition-requesting countries in accordance with treaties to which Vietnam and the extradition-requesting countries are contracting parties on the basis of respecting the rights of a third party.
Article 47. Transit
1. On the basis of treaties to which Vietnam is a contracting party and the provisions of Vietnamese law, the escort of extradited persons in transit through Vietnamese territory to the extradition-requesting countries shall be carried out only after Vietnamese competent bodies approve in writing the requests of foreign countries.
2. In case of transfer by air and transit without landing on Vietnamese territory, the movement of extradited persons needs not apply for transit in Vietnam; in case of landing, the extraditing countries shall immediately send their requests for transit through Vietnam under Clause 1 of this Article.
Article 48. Extradition expenses
Extradition-requesting countries shall bear all extradition expenses, unless otherwise agreed upon. In case Vietnam bears extradition expenses, those expenses shall be covered by the state budget.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực