Chương 3 Luật tương trợ tư pháp 2007: Tương trợ tư pháp về hình sự
Số hiệu: | 08/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 30/01/2008 | Số công báo: | Từ số 81 đến số 82 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chương III
TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ
Điều 17. Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự
Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự;
2. Triệu tập người làm chứng, người giám định;
3. Thu thập, cung cấp chứng cứ;
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự;
5. Trao đổi thông tin;
6. Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.
Điều 18. Hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự
1. Hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự;
b) Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
Điều 19. Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự
1. Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
b) Tên, địa chỉ cơ quan ủy thác tư pháp;
c) Tên, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan được ủy thác tư pháp;
d) Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp về hình sự;
đ) Nội dung công việc được ủy thác tư pháp về hình sự phải nêu rõ mục đích ủy thác; tóm tắt nội dung vụ án, các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật và hình phạt có thể được áp dụng; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử; thời hạn thực hiện ủy thác.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp cụ thể, theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài, văn bản ủy thác tư pháp về hình sự có thể có các nội dung sau đây:
a) Đặc điểm nhận dạng, quốc tịch và nơi ở của đối tượng trong vụ án hình sự hoặc những người có thông tin liên quan đến vụ án đó;
b) Vấn đề cần thẩm vấn, câu hỏi đặt ra, tài liệu, hồ sơ hoặc vật chứng được đưa ra và nếu có thể thì mô tả đặc điểm, hình dạng người được yêu cầu xuất trình tài liệu, hồ sơ, vật chứng đối với ủy thác thu thập chứng cứ;
c) Nội dung công việc, câu hỏi, yêu cầu đối với người làm chứng, người giám định được triệu tập;
d) Mô tả về tài sản và nơi có tài sản cần tìm; căn cứ để xác định tài sản do phạm tội mà có đang có tại nước yêu cầu và có thể thuộc quyền tài phán của nước yêu cầu; việc thực hiện bản án, quyết định của Tòa án đối với ủy thác về khám xét, thu giữ hoặc truy tìm, tịch thu tài sản do phạm tội mà có;
đ) Biện pháp cần áp dụng đối với ủy thác tư pháp về hình sự có thể dẫn đến việc phát hiện hoặc thu hồi tài sản do phạm tội mà có;
e) Yêu cầu hoặc thủ tục của nước yêu cầu để bảo đảm thực hiện có hiệu quả ủy thác tư pháp, cách thức hoặc hình thức cung cấp thông tin, chứng cứ, tài liệu, đồ vật;
g) Yêu cầu về bảo mật ủy thác tư pháp;
h) Mục đích, dự định thời gian và lịch trình chuyến đi trong trường hợp người có thẩm quyền của nước yêu cầu cần phải đến lãnh thổ của nước được yêu cầu vì mục đích liên quan đến ủy thác tư pháp;
i) Bản án, quyết định hình sự của Tòa án và tài liệu, chứng cứ hoặc thông tin khác cần thiết cho việc thực hiện ủy thác tư pháp.
3. Trường hợp thông tin nêu trong văn bản ủy thác tư pháp về hình sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không đủ để thực hiện ủy thác thì cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu còn có thể đề nghị bằng văn bản với nước yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung và ấn định thời hạn cụ thể trả lời kết quả bổ sung.
Điều 20. Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang cư trú ở nước được yêu cầu;
b) Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu;
c) Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam;
d) Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó mang quốc tịch;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải được lập thành văn bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định của Luật này.
Điều 21. Từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài
1. Uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài bị từ chối thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia;
c) Liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã bị kết án, được tuyên không có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Việt Nam;
d) Liên quan đến hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
đ) Liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
2. Uỷ thác tư pháp về hình sự có thể bị hoãn thực hiện tại Việt Nam nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại Việt Nam.
3. Khi quyết định từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo cho nước yêu cầu biết lý do và các biện pháp cần áp dụng.
Điều 22. Thủ tục ủy thác tư pháp về hình sự cho nước ngoài
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải lập hồ sơ ủy thác tư pháp theo quy định tại Điều 18 của Luật này và gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự.
Điều 23. Thủ tục tiếp nhận và xử lý ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ và chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao.
3. Trường hợp ủy thác tư pháp về hình sự không thực hiện được hoặc quá thời hạn mà nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao và nêu rõ lý do để Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu.
Điều 24. Tống đạt giấy triệu tập người làm chứng, người giám định
1. Nước yêu cầu muốn triệu tập người làm chứng, người giám định đang cư trú tại Việt Nam thì phải gửi giấy triệu tập cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao chậm nhất là chín mươi ngày, trước ngày dự định người đó phải có mặt tại nước yêu cầu. Thủ tục tiếp nhận giấy triệu tập người làm chứng, người giám định được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Cơ quan thực hiện việc tống đạt giấy triệu tập phải gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao văn bản xác nhận đã tống đạt để Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển cho nước yêu cầu; trường hợp không tống đạt được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 25. Dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ
1. Người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam có thể được dẫn giải cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu để cung cấp chứng cứ trong vụ án hình sự tại nước yêu cầu.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định tại khoản 1 Điều này với các điều kiện sau đây:
a) Người đó đồng ý với việc dẫn giải và cung cấp chứng cứ tại nước yêu cầu;
b) Cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu phải cam kết bằng văn bản về việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, điều kiện ăn ở, đi lại, thời hạn, phương thức tiếp nhận, trao trả và các điều kiện cụ thể khác liên quan đến việc dẫn giải do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị. Văn bản cam kết được lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế liên quan đến việc dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ. Việc trao trả lại người bị dẫn giải cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải được thực hiện theo đúng thời hạn đã cam kết.
3. Thời gian mà người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải, lưu lại ở nước yêu cầu được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù của người đó.
Điều 26. Cung cấp thông tin
Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp các thông tin liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự hoặc bản sao bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với công dân của nước yêu cầu.
Điều 27. Việc sử dụng thông tin, chứng cứ trong tương trợ tư pháp về hình sự
1. Thông tin, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp chỉ được sử dụng phù hợp với mục đích đã nêu trong ủy thác tư pháp về hình sự, không được tiết lộ hoặc chuyển giao, trừ trường hợp có sự đồng ý trước bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải áp dụng biện pháp thích hợp để giữ bí mật về ủy thác tư pháp về hình sự, nội dung ủy thác, tài liệu kèm theo, những hành vi tố tụng hình sự sẽ được tiến hành theo ủy thác tư pháp. Trong trường hợp không thể thực hiện được ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và thoả thuận với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về các biện pháp thay thế, nếu có.
3. Khi ủy thác tư pháp về hình sự cho nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng các biện pháp để:
a) Giữ bí mật thông tin, chứng cứ mà Việt Nam đã cung cấp và sử dụng thông tin, chứng cứ trong phạm vi cần thiết cho mục đích nêu trong yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự;
b) Bảo đảm thông tin, chứng cứ không bị sai lệch, thay đổi, tiết lộ trái phép hoặc các hành vi lạm dụng khác.
Điều 28. Yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự; giao hồ sơ, vật chứng của vụ án cho nước ngoài
1. Đối với vụ án có người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam mà người đó đã trốn ra nước ngoài và Việt Nam đã yêu cầu dẫn độ nhưng cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài từ chối việc dẫn độ thì cơ quan đang thụ lý vụ án chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để yêu cầu nước nơi người phạm tội đang có mặt tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi quyết định chuyển giao hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể chuyển giao cả vật chứng của vụ án.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định các điều kiện cụ thể về tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án.
Điều 29. Xử lý yêu cầu của nước ngoài về truy cứu trách nhiệm hình sự công dân Việt Nam tại Việt Nam
Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam theo trình tự sau đây:
1. Trường hợp vụ án trong giai đoạn điều tra và thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh) thì chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú cuối cùng trước khi ra nước ngoài để yêu cầu cơ quan điều tra cùng cấp tiến hành điều tra; đối với vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra Bộ Công an thì chuyển cho cơ quan điều tra Bộ Công an để tiến hành điều tra;
2. Trường hợp vụ án trong giai đoạn truy tố và thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thì chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú cuối cùng trước khi ra nước ngoài để tiến hành truy tố;
3. Việc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Điều 30. Thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài về điều tra đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về điều tra đối với công dân nước ngoài đã phạm tội ở nước đó hiện đang cư trú tại Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền của Việt Nam để tiến hành điều tra. Kết quả điều tra được gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để chuyển cho nước yêu cầu.
Điều 31. Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự
Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí cho việc thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự;
2. Triệu tập người làm chứng, người giám định;
3. Thu thập, cung cấp chứng cứ;
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự;
5. Trao đổi thông tin;
6. Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.
1. Hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự;
b) Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
1. Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
b) Tên, địa chỉ cơ quan ủy thác tư pháp;
c) Tên, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan được ủy thác tư pháp;
d) Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp về hình sự;
đ) Nội dung công việc được ủy thác tư pháp về hình sự phải nêu rõ mục đích ủy thác; tóm tắt nội dung vụ án, các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật và hình phạt có thể được áp dụng; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử; thời hạn thực hiện ủy thác.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp cụ thể, theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài, văn bản ủy thác tư pháp về hình sự có thể có các nội dung sau đây:
a) Đặc điểm nhận dạng, quốc tịch và nơi ở của đối tượng trong vụ án hình sự hoặc những người có thông tin liên quan đến vụ án đó;
b) Vấn đề cần thẩm vấn, câu hỏi đặt ra, tài liệu, hồ sơ hoặc vật chứng được đưa ra và nếu có thể thì mô tả đặc điểm, hình dạng người được yêu cầu xuất trình tài liệu, hồ sơ, vật chứng đối với ủy thác thu thập chứng cứ;
c) Nội dung công việc, câu hỏi, yêu cầu đối với người làm chứng, người giám định được triệu tập;
d) Mô tả về tài sản và nơi có tài sản cần tìm; căn cứ để xác định tài sản do phạm tội mà có đang có tại nước yêu cầu và có thể thuộc quyền tài phán của nước yêu cầu; việc thực hiện bản án, quyết định của Tòa án đối với ủy thác về khám xét, thu giữ hoặc truy tìm, tịch thu tài sản do phạm tội mà có;
đ) Biện pháp cần áp dụng đối với ủy thác tư pháp về hình sự có thể dẫn đến việc phát hiện hoặc thu hồi tài sản do phạm tội mà có;
e) Yêu cầu hoặc thủ tục của nước yêu cầu để bảo đảm thực hiện có hiệu quả ủy thác tư pháp, cách thức hoặc hình thức cung cấp thông tin, chứng cứ, tài liệu, đồ vật;
g) Yêu cầu về bảo mật ủy thác tư pháp;
h) Mục đích, dự định thời gian và lịch trình chuyến đi trong trường hợp người có thẩm quyền của nước yêu cầu cần phải đến lãnh thổ của nước được yêu cầu vì mục đích liên quan đến ủy thác tư pháp;
i) Bản án, quyết định hình sự của Tòa án và tài liệu, chứng cứ hoặc thông tin khác cần thiết cho việc thực hiện ủy thác tư pháp.
3. Trường hợp thông tin nêu trong văn bản ủy thác tư pháp về hình sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không đủ để thực hiện ủy thác thì cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu còn có thể đề nghị bằng văn bản với nước yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung và ấn định thời hạn cụ thể trả lời kết quả bổ sung.
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang cư trú ở nước được yêu cầu;
b) Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu;
c) Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam;
d) Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó mang quốc tịch;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải được lập thành văn bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định của Luật này.
1. Uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài bị từ chối thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia;
c) Liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã bị kết án, được tuyên không có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Việt Nam;
d) Liên quan đến hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
đ) Liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
2. Uỷ thác tư pháp về hình sự có thể bị hoãn thực hiện tại Việt Nam nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại Việt Nam.
3. Khi quyết định từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo cho nước yêu cầu biết lý do và các biện pháp cần áp dụng.
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải lập hồ sơ ủy thác tư pháp theo quy định tại Điều 18 của Luật này và gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ và chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao.
3. Trường hợp ủy thác tư pháp về hình sự không thực hiện được hoặc quá thời hạn mà nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao và nêu rõ lý do để Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu.
1. Nước yêu cầu muốn triệu tập người làm chứng, người giám định đang cư trú tại Việt Nam thì phải gửi giấy triệu tập cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao chậm nhất là chín mươi ngày, trước ngày dự định người đó phải có mặt tại nước yêu cầu. Thủ tục tiếp nhận giấy triệu tập người làm chứng, người giám định được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Cơ quan thực hiện việc tống đạt giấy triệu tập phải gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao văn bản xác nhận đã tống đạt để Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển cho nước yêu cầu; trường hợp không tống đạt được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam có thể được dẫn giải cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu để cung cấp chứng cứ trong vụ án hình sự tại nước yêu cầu.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định tại khoản 1 Điều này với các điều kiện sau đây:
a) Người đó đồng ý với việc dẫn giải và cung cấp chứng cứ tại nước yêu cầu;
b) Cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu phải cam kết bằng văn bản về việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, điều kiện ăn ở, đi lại, thời hạn, phương thức tiếp nhận, trao trả và các điều kiện cụ thể khác liên quan đến việc dẫn giải do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị. Văn bản cam kết được lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế liên quan đến việc dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ. Việc trao trả lại người bị dẫn giải cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải được thực hiện theo đúng thời hạn đã cam kết.
3. Thời gian mà người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải, lưu lại ở nước yêu cầu được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù của người đó.
Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp các thông tin liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự hoặc bản sao bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với công dân của nước yêu cầu.
1. Thông tin, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp chỉ được sử dụng phù hợp với mục đích đã nêu trong ủy thác tư pháp về hình sự, không được tiết lộ hoặc chuyển giao, trừ trường hợp có sự đồng ý trước bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải áp dụng biện pháp thích hợp để giữ bí mật về ủy thác tư pháp về hình sự, nội dung ủy thác, tài liệu kèm theo, những hành vi tố tụng hình sự sẽ được tiến hành theo ủy thác tư pháp. Trong trường hợp không thể thực hiện được ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và thoả thuận với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về các biện pháp thay thế, nếu có.
3. Khi ủy thác tư pháp về hình sự cho nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng các biện pháp để:
a) Giữ bí mật thông tin, chứng cứ mà Việt Nam đã cung cấp và sử dụng thông tin, chứng cứ trong phạm vi cần thiết cho mục đích nêu trong yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự;
b) Bảo đảm thông tin, chứng cứ không bị sai lệch, thay đổi, tiết lộ trái phép hoặc các hành vi lạm dụng khác.
1. Đối với vụ án có người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam mà người đó đã trốn ra nước ngoài và Việt Nam đã yêu cầu dẫn độ nhưng cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài từ chối việc dẫn độ thì cơ quan đang thụ lý vụ án chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để yêu cầu nước nơi người phạm tội đang có mặt tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi quyết định chuyển giao hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể chuyển giao cả vật chứng của vụ án.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định các điều kiện cụ thể về tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam theo trình tự sau đây:
1. Trường hợp vụ án trong giai đoạn điều tra và thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh) thì chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú cuối cùng trước khi ra nước ngoài để yêu cầu cơ quan điều tra cùng cấp tiến hành điều tra; đối với vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra Bộ Công an thì chuyển cho cơ quan điều tra Bộ Công an để tiến hành điều tra;
2. Trường hợp vụ án trong giai đoạn truy tố và thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thì chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú cuối cùng trước khi ra nước ngoài để tiến hành truy tố;
3. Việc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về điều tra đối với công dân nước ngoài đã phạm tội ở nước đó hiện đang cư trú tại Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền của Việt Nam để tiến hành điều tra. Kết quả điều tra được gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để chuyển cho nước yêu cầu.
Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí cho việc thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Chapter III
LEGAL ASSISTANCE IN CRIMINAL MATTERS
Article 17. Scope of criminal legal assistance
The scope of criminal legal assistance between Vietnam and foreign countries covers:
1. Service of papers, dossiers and documents related to criminal legal assistance;
2. Summon of witnesses and experts;
3. Collection and supply of evidence;
4. Penal liability examination;
5. Information sharing;
6. Other requests for criminal legal assistance.
Article 18. Criminal legal mandate dossiers
1. A criminal legal mandate dossier comprises the following documents:
a/ A competent proceedings-conducting bodys written request for criminal legal assistance;
b/ The written criminal legal mandate prescribed in Article 19 of this Law.
2. A criminal legal mandate dossier is made in three sets in accordance with this Law and the law of the requested country. Language used in the dossiers complies with Article 5 of this Law.
Article 19. Criminal legal mandate documents.
1. A criminal legal mandate document must contain the following details:
a/ Date, month, year and place of making the document;
b/ Name and address of the legal mandator;
c/ Name and address or head office of the legal mandatory;
d/ Full names and places of permanent residence or working of individuals, full names, addresses or head offices of agencies or organizations directly involved in the criminal legal mandate;
dd/ The jobs subject to criminal legal mandates, clearly indicating the mandate purpose; summarized contents of the case, related circumstances, applicable legal provisions and penalties; schedule of investigation, prosecution and trial; the mandate performance duration.
2. In addition to the contents defined in Clause 1 of this Article, depending on each specific case and at the request of competent bodies of Vietnam or foreign countries, a criminal legal mandate document may cover the following contents:
a/ Signs of identity, nationality and places of residence of subjects in the criminal case or persons having information relating to that case;
b/ Matters to be questioned, questions to be asked, documents, dossiers or material evidences shown and, if possible, a description of characters and appearance of persons requested to produce documents, dossiers and material evidences with regard to evidence collection mandates;
c/ Contents of jobs, questions and requests for summoned witnesses and experts;
d/ Description of assets and places where assets need to be searched for; grounds for determining that the assets acquired from commission of crimes are located in the requesting country and may fall under the jurisdiction of the requesting country; the execution of court judgments or rulings on mandate for search, seizure of, or look for, confiscation of assets acquired from commission of crimes;
dd/ Measures applicable to the criminal legal mandate, which may lead to detection or recovery of assets acquired from commission of crimes;
e/ Requests or procedures of the requesting country to ensure the effective performance of legal mandate, mode or form of supplying information, evidence, documents and articles;
g/ Request for confidentiality of legal mandate;
h/ The purpose, expected time and itinerary of the trip in case competent persons of the requesting country need to arrive in the territory of the requested country for the purpose related to the legal mandate;
i/ The criminal judgment or ruling of a court and documents, evidence or other information necessary for the performance of legal mandates.
3. In case the information stated in the criminal legal mandate document defined in Clauses 1 and 2 of this Article is not sufficient for the performance of legal mandate, competent bodies of the requested country may also send documents to the requesting country, requesting the supply of additional information and fixing a specific deadline for reply on the additional results.
Article 20. Requesting foreign countries to provide criminal legal assistance
1. Vietnams competent proceedings-conducting bodies, in the course of handling criminal cases, may request competent foreign bodies to provide legal assistance in the following circumstances:
a/ Service of papers, dossiers and documents on persons who are residing in the requested countries;
b/ Summon of witness and experts who are living in the requested countries;
c/ Collection or supply of evidence in the requested countries for settlement of criminal cases in Vietnam;
d/ Examination of penal liability of persons who are staying in the countries of which they bear the nationality;
dd/ Other circumstances prescribed by Vietnamese law.
2. Requests for criminal legal assistance from foreign countries must be made in the form of criminal legal mandate under the provisions of this Law.
Article 21. Refusal or postponement of performance of criminal legal mandates of foreign countries
1. Foreign criminal legal mandates are rejected for performance in one of the following cases:
a/ They do not conform to treaties to which Vietnam is a contracting party or to Vietnamese law;
b/ They cause harm to national sovereignty or security;
c/ They are related to the examination of penal liability of a person for his/her criminal act for which he/she was sentenced, declared unguilty or granted general or special amnesty in Vietnam;
d/ They are related to criminal acts for which the penal liability examination statute of limitations has expired under the provisions of Vietnams Penal Code.
dd/ They are related to law-breaking acts which, however, do not constitute a crime under the provisions of Vietnams Penal Code.
2. The performance of criminal legal mandates in Vietnam may be postponed if it obstructs the process of investigation, prosecution, trial or judgment enforcement in Vietnam.
3. When deciding to refuse or postpone the performance of criminal legal mandates as provided for in Clauses 1 and 2 of this Article, the Supreme Peoples Procuracy shall notify the requesting countries of the reasons therefor and measures to be applied.
Article 22. Procedures for criminal legal mandates to foreign countries
1. Vietnams competent proceeding-conducting bodies requesting competent foreign bodies to provide criminal legal assistance shall make legal mandate dossiers as provided for in Article 18 of this Law and send them to the Supreme Peoples Procuracy.
2. Within ten working days after receiving the criminal legal mandate dossiers, the Supreme Peoples Procuracy shall record in the legal mandate book, examine the validity of the dossiers and transfer them to competent bodies of foreign countries under the provisions of treaties to which Vietnam and those foreign countries are contracting parties or through the diplomatic channel. If the dossiers are invalid, the Supreme Peoples Procuracy shall return them to the dossier-making agencies and clearly state the reasons therefor.
3. Within five working days after receiving the documents of competent bodies of foreign countries notifying the performance of criminal legal mandates, the Supreme Peoples Procuracy shall transfer those documents to Vietnams competent bodies which have sent the criminal legal mandate dossiers.
Article 23. Procedures for receiving and handling criminal legal mandates of foreign countries
1. Within fifteen days after receiving the criminal legal mandate dossiers of competent foreign bodies, the Supreme Peoples Procuracy shall record in the legal mandate book, examine the validity of the dossiers and transfer them to competent proceedings-conducting bodies of Vietnam for implementation. If the dossiers are invalid, the Supreme Peoples Procuracy shall return them to the competent bodies of the requesting countries and clearly state the reasons therefor.
2. Within five working days after receiving the written notices of Vietnams competent proceedings-conducting bodies on the performance of the legal mandates, the Supreme Peoples Procuracy shall transfer the notices to competent bodies of the requesting countries under the provisions of treaties to which Vietnam and the requesting countries are contracting parties or through the diplomatic channel.
3. In case the criminal legal mandates cannot be performed or expire while foreign countries request or need to supplement relevant information or documents, the competent proceedings-conducting bodies of Vietnam shall notify in writing the Supreme Peoples Procuracy thereof and clearly state the reasons therefor so that the latter notifies such to competent bodies of the requesting countries.
Article 24. Service of summons on witnesses, experts
1. The requesting countries wishing to summon witnesses or experts who are residing in Vietnam shall send the summons to the Supreme Peoples Procuracy at least ninety days before the expected date of those persons presence in the requesting countries. The procedures to receive summons of witnesses or experts comply with Article 23 of this Law.
2. Agencies serving the summons shall immediately send to the Supreme Peoples Procuracy written certifications of such service so that the latter transfers them to the requesting countries; in case of non-service, they shall notify such in writing and clearly state the reasons therefor.
Article 25. Transfer of persons who are serving their imprisonment sentence for supply of evidence
1. Persons who are serving their imprisonment sentence in Vietnam may be transferred to competent bodies of requesting countries for supply of evidence in criminal cases in the requesting countries.
2. Competent bodies of Vietnam may transfer persons who are serving their imprisonment sentence as provided for in Clause 1 of this Article only under the following conditions:
a/ Such persons agree with the transfer and to supply evidence in requesting countries;
b/ Competent bodies of the requesting countries commit in writing to ensure their life safety, health, accommodation and meal, travel conditions, duration and mode of receipt and return as well as other specific conditions related to the transfer as proposed by competent proceedings-conducting bodies of Vietnam. Such written commitment is made in accordance with the Vietnamese law and international law related to the transfer of persons who are serving their imprisonment sentence for supply of evidence. The return of transferred persons to competent proceedings-conducting bodies of Vietnam must be made on time as committed.
3. The duration for which the persons who are serving their imprisonment sentence are transferred to and stay in the requesting countries is counted into their sentence-serving duration.
Article 26. Supply of information
Upon request of competent bodies of Vietnam or foreign countries, the Supreme Peoples Procuracy shall request competent bodies of foreign countries or competent proceedings-conducting bodies of Vietnam to supply information relating to criminal legal assistance requests or copies of the criminal judgments or rulings of courts which have taken legal effect on citizens of the requesting countries.
Article 27. Use of information and evidence in criminal legal assistance
1. Information or evidence supplied by competent proceedings-conducting bodies of Vietnam may be used only for the purposes stated in the criminal legal mandates, must not be disclosed or transferred, unless prior written consent of competent bodies of Vietnam is obtained.
2. Competent proceedings-conducting bodies of Vietnam shall apply appropriate measures to keep secret criminal legal mandates, mandate contents, enclosed documents and criminal proceedings to be conducted under legal mandates. In case of non-performance of criminal legal mandates of foreign countries under the law on protection of state secrets, the Supreme Peoples Procuracy shall notify in writing competent bodies of foreign countries thereof, clearly stating the reasons therefor and reach agreement with the latter on substitute measures, if any.
3. When making criminal legal mandates to foreign countries, the Supreme Peoples Procuracy shall request competent bodies of such foreign countries to apply measures to:
a/ Keep secret the information and evidence supplied by Vietnam and use the information and evidence within a scope necessary for the purpose stated in the criminal legal assistance request;
b/ Ensure that information and evidence are not distorted, modified, illegally disclosed or otherwise abused.
Article 28. Request for penal liability examination; hand-over of files and material evidence of cases to foreign countries
1. For cases involving foreigners who committed crimes in the Vietnamese territory but have fled abroad and Vietnam has made an extradition request which was, however, rejected by foreign competent bodies, the agencies which are handling the cases shall transfer the case files to the Supreme Peoples Procuracy for requesting the countries where the offenders are present to continue with the penal liability examination. When deciding to transfer the case files, the Supreme Peoples Procuracy may also transfer material evidence of the cases.
2. The Supreme Peoples Procuracy shall prescribe specific conditions for receipt and transfer of case files and material evidence.
Article 29. Handling of foreign requests for penal liability examination of Vietnamese citizens in Vietnam
The Supreme Peoples Procuracy shall consider requests of competent bodies of foreign countries for further penal liability examination of Vietnamese citizens who committed crimes overseas and are present in Vietnam in the following order:
1. If the case is being under investigation and falls under the jurisdiction of the proceedings-conducting body of a province or centrally run city (below referred to as provincial-level proceedings-conducting body), such request will be transferred to the provincial-level Peoples Procuracy of the locality where those Vietnamese citizens resided last before fleeing abroad in order to request the investigating body of the same level to conduct the investigation; if the case falls under the jurisdiction of the investigating body of the Ministry of Public Security, it will be transferred to the investigating body of the Ministry of Public Security for investigation;
2. If the case is being under prosecution and falls under the jurisdiction of the provincial-level Peoples Procuracy, it will be transferred to the provincial-level Peoples Procuracy of the locality where those Vietnamese citizens last resided before fleeing abroad for prosecution;
3. The investigation, prosecution and trial applicable to the cases specified in this Article comply with Vietnams criminal procedure law.
Article 30. Performance of foreign legal mandates for investigation of foreign nationals in Vietnam
Within five working days after the receipt of legal mandate dossiers for investigation of foreign nationals, who have committed crimes in their countries and are residing in Vietnam, the Supreme Peoples Procuracy shall transfer the dossiers to competent investigating bodies of Vietnam for investigation. Investigation results will be sent to the Supreme Peoples Procuracy for transfer to the requesting countries.
Article 31. Expenses for provision of criminal legal assistance
Expenses for provision of criminal legal assistance between Vietnam and foreign countries will be paid by the requesting countries, unless otherwise agreed upon. In case Vietnam bears the cost of criminal legal mandate performance, such cost will be covered by the state budget.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực