Luật tương trợ tư pháp 2007 số 08/2007/QH12
Số hiệu: | 08/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 30/01/2008 | Số công báo: | Từ số 81 đến số 82 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp với Việt Nam.
Điều 3. Áp dụng pháp luật
1. Tương trợ tư pháp được thực hiện theo quy định của Luật này; trường hợp Luật này không quy định thì áp dụng quy định của pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
2. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 4. Nguyên tắc tương trợ tư pháp
1. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Điều 5. Ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp
1. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài đã có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp là ngôn ngữ được quy định trong điều ước quốc tế đó.
2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hồ sơ phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc dịch ra một ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận.
3. Cơ quan lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp phải dịch hồ sơ ra ngôn ngữ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 6. Uỷ thác tư pháp và hình thức thực hiện tương trợ tư pháp
1. Uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua ủy thác tư pháp.
Điều 7. Hợp pháp hóa lãnh sự và việc công nhận giấy tờ, tài liệu ủy thác tư pháp
1. Hợp pháp hóa lãnh sự là việc Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam hoặc cơ quan khác ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự chứng nhận chữ ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng ở Việt Nam.
2. Giấy tờ, tài liệu ủy thác tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận, nếu giấy tờ, tài liệu đó đã được hợp pháp hoá lãnh sự.
Điều 8. Triệu tập và bảo vệ người làm chứng, người giám định
1. Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền có thể triệu tập người làm chứng, người giám định theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Trong giấy triệu tập phải ghi rõ điều kiện làm chứng, giám định và cam kết về việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, điều kiện ăn ở, đi lại cho người làm chứng, người giám định.
3. Người làm chứng, người giám định được tạo điều kiện thuận lợi trong nhập cảnh, xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Người làm chứng, người giám định được triệu tập đến Việt Nam không bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ hoặc bị điều tra, truy tố, xét xử vì những hành vi sau đây trước khi đến Việt Nam:
a) Cung cấp lời khai làm chứng, bản kết luận chuyên môn đối với vụ án mà người đó được triệu tập;
b) Phạm tội ở Việt Nam;
c) Có quan hệ với đối tượng đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hình sự tại Việt Nam;
d) Có liên quan đến vụ việc dân sự hoặc hành chính khác tại Việt Nam.
5. Quyền không bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ hoặc bị điều tra, truy tố, xét xử của người làm chứng, người giám định quy định tại khoản 4 Điều này chấm dứt nếu người đó không rời Việt Nam sau thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc không cần thiết sự có mặt của họ tại Việt Nam. Thời hạn này không tính vào thời gian mà người làm chứng, người giám định không thể rời Việt Nam vì lý do bất khả kháng.
Điều 9. Việc giao nhận tài liệu, đồ vật và tiền
Việc giao nhận tài liệu, đồ vật và tiền liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Luật này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp với Việt Nam.
1. Tương trợ tư pháp được thực hiện theo quy định của Luật này; trường hợp Luật này không quy định thì áp dụng quy định của pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
2. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế
1. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài đã có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp là ngôn ngữ được quy định trong điều ước quốc tế đó.
2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hồ sơ phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc dịch ra một ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận.
3. Cơ quan lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp phải dịch hồ sơ ra ngôn ngữ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua ủy thác tư pháp.
1. Hợp pháp hóa lãnh sự là việc Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam hoặc cơ quan khác ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự chứng nhận chữ ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng ở Việt Nam.
2. Giấy tờ, tài liệu ủy thác tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận, nếu giấy tờ, tài liệu đó đã được hợp pháp hoá lãnh sự.
1. Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền có thể triệu tập người làm chứng, người giám định theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Trong giấy triệu tập phải ghi rõ điều kiện làm chứng, giám định và cam kết về việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, điều kiện ăn ở, đi lại cho người làm chứng, người giám định.
3. Người làm chứng, người giám định được tạo điều kiện thuận lợi trong nhập cảnh, xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Người làm chứng, người giám định được triệu tập đến Việt Nam không bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ hoặc bị điều tra, truy tố, xét xử vì những hành vi sau đây trước khi đến Việt Nam:
a) Cung cấp lời khai làm chứng, bản kết luận chuyên môn đối với vụ án mà người đó được triệu tập;
b) Phạm tội ở Việt Nam;
c) Có quan hệ với đối tượng đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hình sự tại Việt Nam;
d) Có liên quan đến vụ việc dân sự hoặc hành chính khác tại Việt Nam.
5. Quyền không bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ hoặc bị điều tra, truy tố, xét xử của người làm chứng, người giám định quy định tại khoản 4 Điều này chấm dứt nếu người đó không rời Việt Nam sau thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc không cần thiết sự có mặt của họ tại Việt Nam. Thời hạn này không tính vào thời gian mà người làm chứng, người giám định không thể rời Việt Nam vì lý do bất khả kháng.
Việc giao nhận tài liệu, đồ vật và tiền liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chương II
TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ
Điều 10. Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự
Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự;
2. Triệu tập người làm chứng, người giám định;
3. Thu thập, cung cấp chứng cứ;
4. Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.
Điều 11. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự
1. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự;
b) Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự quy định tại Điều 12 của Luật này;
c) Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được ủy thác.
2. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được ủy thác. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
Điều 12. Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự
Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự phải có các nội dung sau đây:
1. Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
2. Tên, địa chỉ cơ quan ủy thác tư pháp;
3. Tên, địa chỉ cơ quan được ủy thác tư pháp;
4. Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp;
5. Nội dung công việc được ủy thác tư pháp về dân sự phải nêu rõ mục đích ủy thác, công việc và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật có thể áp dụng, các biện pháp để thực hiện ủy thác và thời hạn thực hiện ủy thác.
Điều 13. Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự
1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang ở nước được yêu cầu;
b) Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu;
c) Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự tại Việt Nam;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự phải được lập thành văn bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về dân sự theo quy định của Luật này.
Điều 14. Thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự
1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự phải lập hồ sơ ủy thác theo quy định tại Điều 11 của Luật này và gửi cho Bộ Tư pháp.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự, Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự.
Điều 15. Thủ tục tiếp nhận và xử lý ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài
1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu, Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao.
3. Trường hợp ủy thác tư pháp không thực hiện được hoặc quá thời hạn mà nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và nêu rõ lý do để Bộ Tư pháp thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu.
Điều 16. Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự
1. Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Cá nhân, tổ chức Việt Nam yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì phải trả chi phí theo quy định của Việt Nam và của nước được yêu cầu. Trong thời hạn mười ngày làm việc, trước ngày quyết định lập hồ sơ ủy thác tư pháp, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo cho cá nhân, tổ chức về chi phí thực hiện ủy thác tư pháp. Hồ sơ ủy thác tư pháp chỉ được lập và gửi ra nước ngoài sau khi cá nhân, tổ chức đã nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định.
Công dân Việt Nam thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý thì có thể được xem xét hỗ trợ chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của Chính phủ.
Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự;
2. Triệu tập người làm chứng, người giám định;
3. Thu thập, cung cấp chứng cứ;
4. Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.
1. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự;
b) Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự quy định tại Điều 12 của Luật này;
c) Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được ủy thác.
2. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được ủy thác. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự phải có các nội dung sau đây:
1. Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
2. Tên, địa chỉ cơ quan ủy thác tư pháp;
3. Tên, địa chỉ cơ quan được ủy thác tư pháp;
4. Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp;
5. Nội dung công việc được ủy thác tư pháp về dân sự phải nêu rõ mục đích ủy thác, công việc và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật có thể áp dụng, các biện pháp để thực hiện ủy thác và thời hạn thực hiện ủy thác.
1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang ở nước được yêu cầu;
b) Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu;
c) Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự tại Việt Nam;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự phải được lập thành văn bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về dân sự theo quy định của Luật này.
1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự phải lập hồ sơ ủy thác theo quy định tại Điều 11 của Luật này và gửi cho Bộ Tư pháp.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự, Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự.
1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu, Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao.
3. Trường hợp ủy thác tư pháp không thực hiện được hoặc quá thời hạn mà nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và nêu rõ lý do để Bộ Tư pháp thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu.
1. Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Cá nhân, tổ chức Việt Nam yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì phải trả chi phí theo quy định của Việt Nam và của nước được yêu cầu. Trong thời hạn mười ngày làm việc, trước ngày quyết định lập hồ sơ ủy thác tư pháp, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo cho cá nhân, tổ chức về chi phí thực hiện ủy thác tư pháp. Hồ sơ ủy thác tư pháp chỉ được lập và gửi ra nước ngoài sau khi cá nhân, tổ chức đã nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định.
Công dân Việt Nam thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý thì có thể được xem xét hỗ trợ chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của Chính phủ.
Chương III
TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ
Điều 17. Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự
Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự;
2. Triệu tập người làm chứng, người giám định;
3. Thu thập, cung cấp chứng cứ;
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự;
5. Trao đổi thông tin;
6. Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.
Điều 18. Hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự
1. Hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự;
b) Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
Điều 19. Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự
1. Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
b) Tên, địa chỉ cơ quan ủy thác tư pháp;
c) Tên, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan được ủy thác tư pháp;
d) Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp về hình sự;
đ) Nội dung công việc được ủy thác tư pháp về hình sự phải nêu rõ mục đích ủy thác; tóm tắt nội dung vụ án, các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật và hình phạt có thể được áp dụng; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử; thời hạn thực hiện ủy thác.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp cụ thể, theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài, văn bản ủy thác tư pháp về hình sự có thể có các nội dung sau đây:
a) Đặc điểm nhận dạng, quốc tịch và nơi ở của đối tượng trong vụ án hình sự hoặc những người có thông tin liên quan đến vụ án đó;
b) Vấn đề cần thẩm vấn, câu hỏi đặt ra, tài liệu, hồ sơ hoặc vật chứng được đưa ra và nếu có thể thì mô tả đặc điểm, hình dạng người được yêu cầu xuất trình tài liệu, hồ sơ, vật chứng đối với ủy thác thu thập chứng cứ;
c) Nội dung công việc, câu hỏi, yêu cầu đối với người làm chứng, người giám định được triệu tập;
d) Mô tả về tài sản và nơi có tài sản cần tìm; căn cứ để xác định tài sản do phạm tội mà có đang có tại nước yêu cầu và có thể thuộc quyền tài phán của nước yêu cầu; việc thực hiện bản án, quyết định của Tòa án đối với ủy thác về khám xét, thu giữ hoặc truy tìm, tịch thu tài sản do phạm tội mà có;
đ) Biện pháp cần áp dụng đối với ủy thác tư pháp về hình sự có thể dẫn đến việc phát hiện hoặc thu hồi tài sản do phạm tội mà có;
e) Yêu cầu hoặc thủ tục của nước yêu cầu để bảo đảm thực hiện có hiệu quả ủy thác tư pháp, cách thức hoặc hình thức cung cấp thông tin, chứng cứ, tài liệu, đồ vật;
g) Yêu cầu về bảo mật ủy thác tư pháp;
h) Mục đích, dự định thời gian và lịch trình chuyến đi trong trường hợp người có thẩm quyền của nước yêu cầu cần phải đến lãnh thổ của nước được yêu cầu vì mục đích liên quan đến ủy thác tư pháp;
i) Bản án, quyết định hình sự của Tòa án và tài liệu, chứng cứ hoặc thông tin khác cần thiết cho việc thực hiện ủy thác tư pháp.
3. Trường hợp thông tin nêu trong văn bản ủy thác tư pháp về hình sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không đủ để thực hiện ủy thác thì cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu còn có thể đề nghị bằng văn bản với nước yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung và ấn định thời hạn cụ thể trả lời kết quả bổ sung.
Điều 20. Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang cư trú ở nước được yêu cầu;
b) Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu;
c) Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam;
d) Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó mang quốc tịch;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải được lập thành văn bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định của Luật này.
Điều 21. Từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài
1. Uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài bị từ chối thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia;
c) Liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã bị kết án, được tuyên không có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Việt Nam;
d) Liên quan đến hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
đ) Liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
2. Uỷ thác tư pháp về hình sự có thể bị hoãn thực hiện tại Việt Nam nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại Việt Nam.
3. Khi quyết định từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo cho nước yêu cầu biết lý do và các biện pháp cần áp dụng.
Điều 22. Thủ tục ủy thác tư pháp về hình sự cho nước ngoài
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải lập hồ sơ ủy thác tư pháp theo quy định tại Điều 18 của Luật này và gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự.
Điều 23. Thủ tục tiếp nhận và xử lý ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ và chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao.
3. Trường hợp ủy thác tư pháp về hình sự không thực hiện được hoặc quá thời hạn mà nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao và nêu rõ lý do để Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu.
Điều 24. Tống đạt giấy triệu tập người làm chứng, người giám định
1. Nước yêu cầu muốn triệu tập người làm chứng, người giám định đang cư trú tại Việt Nam thì phải gửi giấy triệu tập cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao chậm nhất là chín mươi ngày, trước ngày dự định người đó phải có mặt tại nước yêu cầu. Thủ tục tiếp nhận giấy triệu tập người làm chứng, người giám định được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Cơ quan thực hiện việc tống đạt giấy triệu tập phải gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao văn bản xác nhận đã tống đạt để Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển cho nước yêu cầu; trường hợp không tống đạt được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 25. Dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ
1. Người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam có thể được dẫn giải cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu để cung cấp chứng cứ trong vụ án hình sự tại nước yêu cầu.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định tại khoản 1 Điều này với các điều kiện sau đây:
a) Người đó đồng ý với việc dẫn giải và cung cấp chứng cứ tại nước yêu cầu;
b) Cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu phải cam kết bằng văn bản về việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, điều kiện ăn ở, đi lại, thời hạn, phương thức tiếp nhận, trao trả và các điều kiện cụ thể khác liên quan đến việc dẫn giải do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị. Văn bản cam kết được lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế liên quan đến việc dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ. Việc trao trả lại người bị dẫn giải cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải được thực hiện theo đúng thời hạn đã cam kết.
3. Thời gian mà người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải, lưu lại ở nước yêu cầu được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù của người đó.
Điều 26. Cung cấp thông tin
Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp các thông tin liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự hoặc bản sao bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với công dân của nước yêu cầu.
Điều 27. Việc sử dụng thông tin, chứng cứ trong tương trợ tư pháp về hình sự
1. Thông tin, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp chỉ được sử dụng phù hợp với mục đích đã nêu trong ủy thác tư pháp về hình sự, không được tiết lộ hoặc chuyển giao, trừ trường hợp có sự đồng ý trước bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải áp dụng biện pháp thích hợp để giữ bí mật về ủy thác tư pháp về hình sự, nội dung ủy thác, tài liệu kèm theo, những hành vi tố tụng hình sự sẽ được tiến hành theo ủy thác tư pháp. Trong trường hợp không thể thực hiện được ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và thoả thuận với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về các biện pháp thay thế, nếu có.
3. Khi ủy thác tư pháp về hình sự cho nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng các biện pháp để:
a) Giữ bí mật thông tin, chứng cứ mà Việt Nam đã cung cấp và sử dụng thông tin, chứng cứ trong phạm vi cần thiết cho mục đích nêu trong yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự;
b) Bảo đảm thông tin, chứng cứ không bị sai lệch, thay đổi, tiết lộ trái phép hoặc các hành vi lạm dụng khác.
Điều 28. Yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự; giao hồ sơ, vật chứng của vụ án cho nước ngoài
1. Đối với vụ án có người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam mà người đó đã trốn ra nước ngoài và Việt Nam đã yêu cầu dẫn độ nhưng cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài từ chối việc dẫn độ thì cơ quan đang thụ lý vụ án chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để yêu cầu nước nơi người phạm tội đang có mặt tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi quyết định chuyển giao hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể chuyển giao cả vật chứng của vụ án.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định các điều kiện cụ thể về tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án.
Điều 29. Xử lý yêu cầu của nước ngoài về truy cứu trách nhiệm hình sự công dân Việt Nam tại Việt Nam
Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam theo trình tự sau đây:
1. Trường hợp vụ án trong giai đoạn điều tra và thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh) thì chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú cuối cùng trước khi ra nước ngoài để yêu cầu cơ quan điều tra cùng cấp tiến hành điều tra; đối với vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra Bộ Công an thì chuyển cho cơ quan điều tra Bộ Công an để tiến hành điều tra;
2. Trường hợp vụ án trong giai đoạn truy tố và thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thì chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú cuối cùng trước khi ra nước ngoài để tiến hành truy tố;
3. Việc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Điều 30. Thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài về điều tra đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về điều tra đối với công dân nước ngoài đã phạm tội ở nước đó hiện đang cư trú tại Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền của Việt Nam để tiến hành điều tra. Kết quả điều tra được gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để chuyển cho nước yêu cầu.
Điều 31. Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự
Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí cho việc thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự;
2. Triệu tập người làm chứng, người giám định;
3. Thu thập, cung cấp chứng cứ;
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự;
5. Trao đổi thông tin;
6. Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.
1. Hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự;
b) Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
1. Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
b) Tên, địa chỉ cơ quan ủy thác tư pháp;
c) Tên, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan được ủy thác tư pháp;
d) Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp về hình sự;
đ) Nội dung công việc được ủy thác tư pháp về hình sự phải nêu rõ mục đích ủy thác; tóm tắt nội dung vụ án, các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật và hình phạt có thể được áp dụng; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử; thời hạn thực hiện ủy thác.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp cụ thể, theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài, văn bản ủy thác tư pháp về hình sự có thể có các nội dung sau đây:
a) Đặc điểm nhận dạng, quốc tịch và nơi ở của đối tượng trong vụ án hình sự hoặc những người có thông tin liên quan đến vụ án đó;
b) Vấn đề cần thẩm vấn, câu hỏi đặt ra, tài liệu, hồ sơ hoặc vật chứng được đưa ra và nếu có thể thì mô tả đặc điểm, hình dạng người được yêu cầu xuất trình tài liệu, hồ sơ, vật chứng đối với ủy thác thu thập chứng cứ;
c) Nội dung công việc, câu hỏi, yêu cầu đối với người làm chứng, người giám định được triệu tập;
d) Mô tả về tài sản và nơi có tài sản cần tìm; căn cứ để xác định tài sản do phạm tội mà có đang có tại nước yêu cầu và có thể thuộc quyền tài phán của nước yêu cầu; việc thực hiện bản án, quyết định của Tòa án đối với ủy thác về khám xét, thu giữ hoặc truy tìm, tịch thu tài sản do phạm tội mà có;
đ) Biện pháp cần áp dụng đối với ủy thác tư pháp về hình sự có thể dẫn đến việc phát hiện hoặc thu hồi tài sản do phạm tội mà có;
e) Yêu cầu hoặc thủ tục của nước yêu cầu để bảo đảm thực hiện có hiệu quả ủy thác tư pháp, cách thức hoặc hình thức cung cấp thông tin, chứng cứ, tài liệu, đồ vật;
g) Yêu cầu về bảo mật ủy thác tư pháp;
h) Mục đích, dự định thời gian và lịch trình chuyến đi trong trường hợp người có thẩm quyền của nước yêu cầu cần phải đến lãnh thổ của nước được yêu cầu vì mục đích liên quan đến ủy thác tư pháp;
i) Bản án, quyết định hình sự của Tòa án và tài liệu, chứng cứ hoặc thông tin khác cần thiết cho việc thực hiện ủy thác tư pháp.
3. Trường hợp thông tin nêu trong văn bản ủy thác tư pháp về hình sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không đủ để thực hiện ủy thác thì cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu còn có thể đề nghị bằng văn bản với nước yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung và ấn định thời hạn cụ thể trả lời kết quả bổ sung.
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang cư trú ở nước được yêu cầu;
b) Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu;
c) Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam;
d) Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó mang quốc tịch;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải được lập thành văn bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định của Luật này.
1. Uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài bị từ chối thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia;
c) Liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã bị kết án, được tuyên không có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Việt Nam;
d) Liên quan đến hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
đ) Liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
2. Uỷ thác tư pháp về hình sự có thể bị hoãn thực hiện tại Việt Nam nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại Việt Nam.
3. Khi quyết định từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo cho nước yêu cầu biết lý do và các biện pháp cần áp dụng.
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải lập hồ sơ ủy thác tư pháp theo quy định tại Điều 18 của Luật này và gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ và chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao.
3. Trường hợp ủy thác tư pháp về hình sự không thực hiện được hoặc quá thời hạn mà nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao và nêu rõ lý do để Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu.
1. Nước yêu cầu muốn triệu tập người làm chứng, người giám định đang cư trú tại Việt Nam thì phải gửi giấy triệu tập cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao chậm nhất là chín mươi ngày, trước ngày dự định người đó phải có mặt tại nước yêu cầu. Thủ tục tiếp nhận giấy triệu tập người làm chứng, người giám định được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Cơ quan thực hiện việc tống đạt giấy triệu tập phải gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao văn bản xác nhận đã tống đạt để Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển cho nước yêu cầu; trường hợp không tống đạt được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam có thể được dẫn giải cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu để cung cấp chứng cứ trong vụ án hình sự tại nước yêu cầu.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định tại khoản 1 Điều này với các điều kiện sau đây:
a) Người đó đồng ý với việc dẫn giải và cung cấp chứng cứ tại nước yêu cầu;
b) Cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu phải cam kết bằng văn bản về việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, điều kiện ăn ở, đi lại, thời hạn, phương thức tiếp nhận, trao trả và các điều kiện cụ thể khác liên quan đến việc dẫn giải do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị. Văn bản cam kết được lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế liên quan đến việc dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ. Việc trao trả lại người bị dẫn giải cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải được thực hiện theo đúng thời hạn đã cam kết.
3. Thời gian mà người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải, lưu lại ở nước yêu cầu được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù của người đó.
Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp các thông tin liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự hoặc bản sao bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với công dân của nước yêu cầu.
1. Thông tin, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp chỉ được sử dụng phù hợp với mục đích đã nêu trong ủy thác tư pháp về hình sự, không được tiết lộ hoặc chuyển giao, trừ trường hợp có sự đồng ý trước bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải áp dụng biện pháp thích hợp để giữ bí mật về ủy thác tư pháp về hình sự, nội dung ủy thác, tài liệu kèm theo, những hành vi tố tụng hình sự sẽ được tiến hành theo ủy thác tư pháp. Trong trường hợp không thể thực hiện được ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và thoả thuận với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về các biện pháp thay thế, nếu có.
3. Khi ủy thác tư pháp về hình sự cho nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng các biện pháp để:
a) Giữ bí mật thông tin, chứng cứ mà Việt Nam đã cung cấp và sử dụng thông tin, chứng cứ trong phạm vi cần thiết cho mục đích nêu trong yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự;
b) Bảo đảm thông tin, chứng cứ không bị sai lệch, thay đổi, tiết lộ trái phép hoặc các hành vi lạm dụng khác.
1. Đối với vụ án có người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam mà người đó đã trốn ra nước ngoài và Việt Nam đã yêu cầu dẫn độ nhưng cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài từ chối việc dẫn độ thì cơ quan đang thụ lý vụ án chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để yêu cầu nước nơi người phạm tội đang có mặt tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi quyết định chuyển giao hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể chuyển giao cả vật chứng của vụ án.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định các điều kiện cụ thể về tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam theo trình tự sau đây:
1. Trường hợp vụ án trong giai đoạn điều tra và thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh) thì chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú cuối cùng trước khi ra nước ngoài để yêu cầu cơ quan điều tra cùng cấp tiến hành điều tra; đối với vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra Bộ Công an thì chuyển cho cơ quan điều tra Bộ Công an để tiến hành điều tra;
2. Trường hợp vụ án trong giai đoạn truy tố và thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thì chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú cuối cùng trước khi ra nước ngoài để tiến hành truy tố;
3. Việc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về điều tra đối với công dân nước ngoài đã phạm tội ở nước đó hiện đang cư trú tại Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền của Việt Nam để tiến hành điều tra. Kết quả điều tra được gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để chuyển cho nước yêu cầu.
Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí cho việc thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Chương IV
DẪN ĐỘ
Điều 32. Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án
1. Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể:
a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án;
b) Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
Điều 33. Trường hợp bị dẫn độ
1. Người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật này là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.
2. Hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu.
3. Trường hợp hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.
Điều 34. Không truy cứu trách nhiệm hình sự, dẫn độ cho nước thứ ba
Người bị dẫn độ về Việt Nam không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dẫn độ cho nước thứ ba về hành vi mà người đó đã thực hiện ở nước ngoài trước khi bị dẫn độ về Việt Nam nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và không được nêu trong yêu cầu dẫn độ của Việt Nam hoặc của nước thứ ba.
Trường hợp Việt Nam là nước được yêu cầu dẫn độ thì việc dẫn độ chỉ được thực hiện khi nước yêu cầu dẫn độ cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự người bị dẫn độ về hành vi phạm tội khác ngoài hành vi phạm tội đã được nêu trong yêu cầu dẫn độ, không dẫn độ người đó cho nước thứ ba, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của Việt Nam.
Điều 35. Từ chối dẫn độ cho nước ngoài
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;
b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;
đ) Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
2. Ngoài những trường hợp từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
b) Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước yêu cầu dẫn độ.
Điều 36. Hồ sơ yêu cầu dẫn độ
1. Hồ sơ yêu cầu dẫn độ phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ;
b) Các tài liệu kèm theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Hồ sơ yêu cầu dẫn độ được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
Điều 37. Văn bản yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo
1. Văn bản yêu cầu dẫn độ phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
b) Lý do yêu cầu dẫn độ;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan được yêu cầu dẫn độ;
đ) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú và các thông tin cần thiết khác về người bị yêu cầu dẫn độ.
2. Kèm theo văn bản yêu cầu dẫn độ phải có tài liệu sau đây:
a) Tóm tắt nội dung của vụ án;
b) Các điều luật cần áp dụng để xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và tội danh, quy định về hình phạt, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thời hiệu thi hành hình phạt đối với tội phạm đó;
c) Giấy tờ về quốc tịch và nơi cư trú của người bị yêu cầu dẫn độ, nếu có;
d) Các tài liệu khác mô tả đặc điểm nhận dạng và ảnh của người bị yêu cầu dẫn độ theo pháp luật và tập quán quốc tế.
3. Trường hợp yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Bản sao lệnh bắt hoặc giam giữ của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ;
b) Văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người được nêu trong lệnh bắt hoặc giam giữ.
4. Trường hợp yêu cầu dẫn độ để thi hành án thì ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Bản sao bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước yêu cầu dẫn độ;
b) Văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người đã bị kết án.
Điều 38. Tiếp nhận yêu cầu dẫn độ
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo, Bộ Công an vào sổ hồ sơ dẫn độ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 36 của Luật này. Bộ Công an có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ cung cấp thông tin bổ sung hồ sơ. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước yêu cầu dẫn độ và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Bộ Công an chuyển ngay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền hai bộ hồ sơ để xem xét, quyết định.
Điều 39. Xem xét yêu cầu dẫn độ của nhiều nước đối với một người
1. Trong trường hợp Bộ Công an nhận được văn bản của hai hoặc nhiều nước yêu cầu dẫn độ một người về cùng một tội phạm hoặc nhiều tội phạm khác nhau thì Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định đáp ứng yêu cầu dẫn độ cho một trong các nước yêu cầu và chuyển hồ sơ yêu cầu dẫn độ cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định dẫn độ.
2. Khi xem xét yêu cầu dẫn độ quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài các quy định của pháp luật, còn phải xem xét các yếu tố liên quan sau đây:
a) Quốc tịch hữu hiệu và nơi thường trú cuối cùng của người bị yêu cầu dẫn độ;
b) Tính hợp pháp và mức độ phù hợp của yêu cầu dẫn độ;
c) Thời gian và địa điểm thực hiện tội phạm;
d) Lợi ích riêng của các nước yêu cầu;
đ) Mức độ nghiêm trọng của tội phạm;
e) Quốc tịch của người bị hại;
g) Khả năng dẫn độ tiếp theo giữa các nước yêu cầu dẫn độ;
h) Ngày đưa ra yêu cầu dẫn độ;
i) Các yếu tố khác có liên quan.
Điều 40. Quyết định dẫn độ
1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu dẫn độ do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị yêu cầu dẫn độ đang cư trú, đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc chấp hành hình phạt tù phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Văn bản yêu cầu dẫn độ và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an.
2. Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra một trong các quyết định sau đây:
a) Xem xét yêu cầu dẫn độ khi có đủ các điều kiện theo quy định của Luật này;
b) Đình chỉ việc xem xét yêu cầu dẫn độ và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc bên nước ngoài rút yêu cầu dẫn độ hoặc người bị yêu cầu dẫn độ đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được.
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét yêu cầu dẫn độ trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
4. Việc xem xét yêu cầu dẫn độ được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm ba thẩm phán trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Hội đồng xem xét yêu cầu dẫn độ làm việc theo trình tự sau đây:
a) Một thành viên của Hội đồng trình bày nội dung hồ sơ của nước yêu cầu dẫn độ và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc dẫn độ;
b) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc dẫn độ;
c) Luật sư hoặc người đại diện hợp pháp của người bị yêu cầu dẫn độ trình bày ý kiến, nếu có;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ trình bày ý kiến;
đ) Căn cứ vào các quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ.
5. Chậm nhất là mười ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định cho người bị yêu cầu dẫn độ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Người bị yêu cầu dẫn độ có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định. Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải gửi hồ sơ và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dẫn độ và kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị; Hội đồng xem xét phúc thẩm quyết định về việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ. Trình tự xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Quyết định dẫn độ có hiệu lực pháp luật bao gồm:
a) Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị;
b) Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
Điều 41. Các biện pháp ngăn chặn để dẫn độ
Khi nhận được yêu cầu chính thức của nước ngoài về việc dẫn độ, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ.
Điều 42. Thi hành quyết định dẫn độ
1. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày quyết định của Tòa án nhân dân về dẫn độ có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định thi hành quyết định dẫn độ. Quyết định thi hành quyết định dẫn độ phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an, nước yêu cầu dẫn độ và người bị dẫn độ.
2. Sau khi nhận được quyết định thi hành quyết định dẫn độ, cơ quan công an có thẩm quyền tiến hành bắt người bị dẫn độ. Việc bắt người bị dẫn độ được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thi hành việc dẫn độ và thông báo bằng văn bản cho nước yêu cầu dẫn độ.
Điều 43. Áp giải người bị dẫn độ
1. Cơ quan công an thi hành quyết định dẫn độ tổ chức việc áp giải người bị dẫn độ theo thời gian, địa điểm tiếp nhận do Việt Nam và nước yêu cầu dẫn độ thoả thuận trước bằng văn bản. Thời hạn tiếp nhận người bị dẫn độ không quá mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định thi hành quyết định dẫn độ có hiệu lực.
2. Trường hợp hết thời hạn do các nước liên quan thoả thuận trước bằng văn bản mà nước yêu cầu dẫn độ không tiếp nhận thì Bộ Công an kiến nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định dẫn độ hủy quyết định thi hành quyết định dẫn độ đó và thông báo cho nước yêu cầu dẫn độ biết.
Điều 44. Hoãn thi hành quyết định dẫn độ và dẫn độ tạm thời
1. Khi người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt trên lãnh thổ của Việt Nam về tội không phải là tội bị yêu cầu dẫn độ thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định dẫn độ có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan công an cùng cấp hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ người đó cho đến khi kết thúc quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành xong toàn bộ hoặc một phần hình phạt đã tuyên. Bộ Công an thông báo bằng văn bản cho nước yêu cầu dẫn độ về việc hoãn dẫn độ chậm nhất là mười ngày làm việc trước ngày hết thời hạn hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ phải ra quyết định thi hành quyết định dẫn độ và gửi ngay quyết định cùng tài liệu, hồ sơ liên quan cho cơ quan công an thi hành quyết định dẫn độ để thông báo cho nước yêu cầu và tiếp tục tiến hành việc dẫn độ theo thoả thuận cụ thể với nước yêu cầu.
2. Trường hợp việc hoãn thi hành quyết định dẫn độ quy định tại khoản 1 Điều này làm cản trở việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở nước ngoài do hết thời hiệu hoặc gây khó khăn nghiêm trọng cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bị yêu cầu dẫn độ thì theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan công an và theo đề nghị của nước yêu cầu dẫn độ, Tòa án nhân dân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật Việt Nam và thoả thuận cụ thể với nước yêu cầu dẫn độ có thể ra quyết định cho dẫn độ tạm thời người bị yêu cầu dẫn độ cho nước yêu cầu dẫn độ theo quy định của Luật này.
3. Người bị dẫn độ tạm thời phải được trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự của nước yêu cầu đã kết thúc hoặc hết thời hạn yêu cầu dẫn độ tạm thời mà Việt Nam và nước ngoài đã thoả thuận. Khi có yêu cầu dẫn độ mới của nước yêu cầu, Tòa án Việt Nam xem xét theo quy định của Luật này để thoả thuận về việc dẫn độ mới nếu có lý do chính đáng.
Điều 45. Dẫn độ lại
Trường hợp người đã bị dẫn độ trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt ở nước ngoài và quay trở lại Việt Nam thì nước yêu cầu dẫn độ có thể đưa ra yêu cầu dẫn độ lại người đó kèm theo các tài liệu quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này; trong trường hợp này, Tòa án nhân dân cấp tỉnh không tiến hành lại thủ tục quyết định dẫn độ theo quy định tại Điều 40 của Luật này; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã quyết định dẫn độ trước đây quyết định dẫn độ lại đối với người đó. Việc áp giải người bị dẫn độ lại được thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
Điều 46. Chuyển giao đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án
Các đồ vật, vật chứng do phạm tội mà có hoặc cần để làm chứng cứ tại phiên toà có thể được xem xét chuyển giao cho nước yêu cầu dẫn độ phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu dẫn độ là thành viên trên cơ sở tôn trọng quyền của bên thứ ba.
Điều 47. Quá cảnh
1. Trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam, việc áp giải người bị dẫn độ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam để đến nước yêu cầu dẫn độ chỉ được thực hiện sau khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp nhận yêu cầu của nước ngoài.
2. Trường hợp chuyển giao bằng đường hàng không và quá cảnh không hạ cánh trên lãnh thổ Việt Nam thì việc di chuyển người bị dẫn độ không phải xin quá cảnh Việt Nam; trường hợp phải hạ cánh thì nước dẫn độ phải gửi ngay yêu cầu xin quá cảnh Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 48. Chi phí về dẫn độ
Nước yêu cầu dẫn độ phải chịu mọi chi phí về dẫn độ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí cho việc dẫn độ thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm.
1. Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể:
a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án;
b) Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
1. Người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật này là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.
2. Hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu.
3. Trường hợp hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.
Người bị dẫn độ về Việt Nam không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dẫn độ cho nước thứ ba về hành vi mà người đó đã thực hiện ở nước ngoài trước khi bị dẫn độ về Việt Nam nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và không được nêu trong yêu cầu dẫn độ của Việt Nam hoặc của nước thứ ba.
Trường hợp Việt Nam là nước được yêu cầu dẫn độ thì việc dẫn độ chỉ được thực hiện khi nước yêu cầu dẫn độ cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự người bị dẫn độ về hành vi phạm tội khác ngoài hành vi phạm tội đã được nêu trong yêu cầu dẫn độ, không dẫn độ người đó cho nước thứ ba, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của Việt Nam.
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;
b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;
đ) Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
2. Ngoài những trường hợp từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
b) Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước yêu cầu dẫn độ.
1. Hồ sơ yêu cầu dẫn độ phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ;
b) Các tài liệu kèm theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Hồ sơ yêu cầu dẫn độ được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
1. Văn bản yêu cầu dẫn độ phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
b) Lý do yêu cầu dẫn độ;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan được yêu cầu dẫn độ;
đ) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú và các thông tin cần thiết khác về người bị yêu cầu dẫn độ.
2. Kèm theo văn bản yêu cầu dẫn độ phải có tài liệu sau đây:
a) Tóm tắt nội dung của vụ án;
b) Các điều luật cần áp dụng để xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và tội danh, quy định về hình phạt, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thời hiệu thi hành hình phạt đối với tội phạm đó;
c) Giấy tờ về quốc tịch và nơi cư trú của người bị yêu cầu dẫn độ, nếu có;
d) Các tài liệu khác mô tả đặc điểm nhận dạng và ảnh của người bị yêu cầu dẫn độ theo pháp luật và tập quán quốc tế.
3. Trường hợp yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Bản sao lệnh bắt hoặc giam giữ của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ;
b) Văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người được nêu trong lệnh bắt hoặc giam giữ.
4. Trường hợp yêu cầu dẫn độ để thi hành án thì ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Bản sao bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước yêu cầu dẫn độ;
b) Văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người đã bị kết án.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo, Bộ Công an vào sổ hồ sơ dẫn độ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 36 của Luật này. Bộ Công an có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ cung cấp thông tin bổ sung hồ sơ. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước yêu cầu dẫn độ và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Bộ Công an chuyển ngay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền hai bộ hồ sơ để xem xét, quyết định.
1. Trong trường hợp Bộ Công an nhận được văn bản của hai hoặc nhiều nước yêu cầu dẫn độ một người về cùng một tội phạm hoặc nhiều tội phạm khác nhau thì Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định đáp ứng yêu cầu dẫn độ cho một trong các nước yêu cầu và chuyển hồ sơ yêu cầu dẫn độ cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định dẫn độ.
2. Khi xem xét yêu cầu dẫn độ quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài các quy định của pháp luật, còn phải xem xét các yếu tố liên quan sau đây:
a) Quốc tịch hữu hiệu và nơi thường trú cuối cùng của người bị yêu cầu dẫn độ;
b) Tính hợp pháp và mức độ phù hợp của yêu cầu dẫn độ;
c) Thời gian và địa điểm thực hiện tội phạm;
d) Lợi ích riêng của các nước yêu cầu;
đ) Mức độ nghiêm trọng của tội phạm;
e) Quốc tịch của người bị hại;
g) Khả năng dẫn độ tiếp theo giữa các nước yêu cầu dẫn độ;
h) Ngày đưa ra yêu cầu dẫn độ;
i) Các yếu tố khác có liên quan.
1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu dẫn độ do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị yêu cầu dẫn độ đang cư trú, đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc chấp hành hình phạt tù phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Văn bản yêu cầu dẫn độ và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an.
2. Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra một trong các quyết định sau đây:
a) Xem xét yêu cầu dẫn độ khi có đủ các điều kiện theo quy định của Luật này;
b) Đình chỉ việc xem xét yêu cầu dẫn độ và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc bên nước ngoài rút yêu cầu dẫn độ hoặc người bị yêu cầu dẫn độ đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được.
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét yêu cầu dẫn độ trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
4. Việc xem xét yêu cầu dẫn độ được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm ba thẩm phán trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Hội đồng xem xét yêu cầu dẫn độ làm việc theo trình tự sau đây:
a) Một thành viên của Hội đồng trình bày nội dung hồ sơ của nước yêu cầu dẫn độ và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc dẫn độ;
b) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc dẫn độ;
c) Luật sư hoặc người đại diện hợp pháp của người bị yêu cầu dẫn độ trình bày ý kiến, nếu có;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ trình bày ý kiến;
đ) Căn cứ vào các quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ.
5. Chậm nhất là mười ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định cho người bị yêu cầu dẫn độ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Người bị yêu cầu dẫn độ có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định. Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải gửi hồ sơ và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dẫn độ và kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị; Hội đồng xem xét phúc thẩm quyết định về việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ. Trình tự xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Quyết định dẫn độ có hiệu lực pháp luật bao gồm:
a) Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị;
b) Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
Khi nhận được yêu cầu chính thức của nước ngoài về việc dẫn độ, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ.
1. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày quyết định của Tòa án nhân dân về dẫn độ có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định thi hành quyết định dẫn độ. Quyết định thi hành quyết định dẫn độ phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an, nước yêu cầu dẫn độ và người bị dẫn độ.
2. Sau khi nhận được quyết định thi hành quyết định dẫn độ, cơ quan công an có thẩm quyền tiến hành bắt người bị dẫn độ. Việc bắt người bị dẫn độ được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thi hành việc dẫn độ và thông báo bằng văn bản cho nước yêu cầu dẫn độ.
1. Cơ quan công an thi hành quyết định dẫn độ tổ chức việc áp giải người bị dẫn độ theo thời gian, địa điểm tiếp nhận do Việt Nam và nước yêu cầu dẫn độ thoả thuận trước bằng văn bản. Thời hạn tiếp nhận người bị dẫn độ không quá mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định thi hành quyết định dẫn độ có hiệu lực.
2. Trường hợp hết thời hạn do các nước liên quan thoả thuận trước bằng văn bản mà nước yêu cầu dẫn độ không tiếp nhận thì Bộ Công an kiến nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định dẫn độ hủy quyết định thi hành quyết định dẫn độ đó và thông báo cho nước yêu cầu dẫn độ biết.
1. Khi người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt trên lãnh thổ của Việt Nam về tội không phải là tội bị yêu cầu dẫn độ thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định dẫn độ có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan công an cùng cấp hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ người đó cho đến khi kết thúc quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành xong toàn bộ hoặc một phần hình phạt đã tuyên. Bộ Công an thông báo bằng văn bản cho nước yêu cầu dẫn độ về việc hoãn dẫn độ chậm nhất là mười ngày làm việc trước ngày hết thời hạn hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ phải ra quyết định thi hành quyết định dẫn độ và gửi ngay quyết định cùng tài liệu, hồ sơ liên quan cho cơ quan công an thi hành quyết định dẫn độ để thông báo cho nước yêu cầu và tiếp tục tiến hành việc dẫn độ theo thoả thuận cụ thể với nước yêu cầu.
2. Trường hợp việc hoãn thi hành quyết định dẫn độ quy định tại khoản 1 Điều này làm cản trở việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở nước ngoài do hết thời hiệu hoặc gây khó khăn nghiêm trọng cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bị yêu cầu dẫn độ thì theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan công an và theo đề nghị của nước yêu cầu dẫn độ, Tòa án nhân dân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật Việt Nam và thoả thuận cụ thể với nước yêu cầu dẫn độ có thể ra quyết định cho dẫn độ tạm thời người bị yêu cầu dẫn độ cho nước yêu cầu dẫn độ theo quy định của Luật này.
3. Người bị dẫn độ tạm thời phải được trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự của nước yêu cầu đã kết thúc hoặc hết thời hạn yêu cầu dẫn độ tạm thời mà Việt Nam và nước ngoài đã thoả thuận. Khi có yêu cầu dẫn độ mới của nước yêu cầu, Tòa án Việt Nam xem xét theo quy định của Luật này để thoả thuận về việc dẫn độ mới nếu có lý do chính đáng.
Trường hợp người đã bị dẫn độ trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt ở nước ngoài và quay trở lại Việt Nam thì nước yêu cầu dẫn độ có thể đưa ra yêu cầu dẫn độ lại người đó kèm theo các tài liệu quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này; trong trường hợp này, Tòa án nhân dân cấp tỉnh không tiến hành lại thủ tục quyết định dẫn độ theo quy định tại Điều 40 của Luật này; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã quyết định dẫn độ trước đây quyết định dẫn độ lại đối với người đó. Việc áp giải người bị dẫn độ lại được thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
Các đồ vật, vật chứng do phạm tội mà có hoặc cần để làm chứng cứ tại phiên toà có thể được xem xét chuyển giao cho nước yêu cầu dẫn độ phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu dẫn độ là thành viên trên cơ sở tôn trọng quyền của bên thứ ba.
1. Trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam, việc áp giải người bị dẫn độ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam để đến nước yêu cầu dẫn độ chỉ được thực hiện sau khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp nhận yêu cầu của nước ngoài.
2. Trường hợp chuyển giao bằng đường hàng không và quá cảnh không hạ cánh trên lãnh thổ Việt Nam thì việc di chuyển người bị dẫn độ không phải xin quá cảnh Việt Nam; trường hợp phải hạ cánh thì nước dẫn độ phải gửi ngay yêu cầu xin quá cảnh Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Nước yêu cầu dẫn độ phải chịu mọi chi phí về dẫn độ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí cho việc dẫn độ thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Chương V
CHUYỂN GIAO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
Điều 49. Căn cứ chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù
1. Người đang chấp hành hình phạt tù có thể được chuyển giao đến nước mà người đó mang quốc tịch hoặc đến nước khác đồng ý tiếp nhận chuyển giao để tiếp tục chấp hành hình phạt tù mà nước chuyển giao đã tuyên đối với người đó.
2. Việc chuyển giao được thực hiện căn cứ vào điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên khi có yêu cầu của người đang chấp hành hình phạt tù hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao hoặc nước tiếp nhận; trường hợp chưa có điều ước quốc tế liên quan đến việc chuyển giao thì việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù được thực hiện theo thoả thuận trực tiếp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước liên quan trên cơ sở quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Điều 50. Điều kiện tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù
1. Người đang chấp hành hình phạt tù ở nước ngoài có thể được tiếp nhận về Việt Nam để thi hành hình phạt tù khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Có nơi thường trú cuối cùng ở Việt Nam;
c) Hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Vào thời điểm nhận được yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành hình phạt tù phải còn ít nhất là một năm; trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này còn ít nhất là sáu tháng;
đ) Bản án đối với người được chuyển giao đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó tại nước chuyển giao;
e) Có sự đồng ý của nước chuyển giao;
g) Có sự đồng ý của người được chuyển giao.
2. Người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam có thể được chuyển giao cho nước ngoài để thi hành hình phạt tù khi có các điều kiện sau đây:
a) Là công dân của nước tiếp nhận hoặc là người được phép cư trú không thời hạn hoặc có người thân thích tại nước tiếp nhận chuyển giao;
b) Có đủ các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ, e, g khoản 1 Điều này và đã thực hiện xong phần trách nhiệm dân sự, hình phạt bổ sung là phạt tiền, tịch thu tài sản và các trách nhiệm pháp lý khác trong bản án;
c) Có sự đồng ý của nước tiếp nhận chuyển giao.
Điều 51. Từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi có căn cứ cho rằng người được chuyển giao có thể bị tra tấn, trả thù hoặc truy bức tại nước tiếp nhận chuyển giao;
2. Việc chuyển giao có thể phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia của Việt Nam.
Điều 52. Hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù
1. Hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đang chấp hành hình phạt tù yêu cầu chuyển giao người đó;
b) Các tài liệu kèm theo quy định tại Điều 53 của Luật này.
2. Hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
Điều 53. Văn bản yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và tài liệu kèm theo
1. Văn bản yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
b) Lý do yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan được yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù;
đ) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi thường trú cuối cùng, các căn cứ pháp lý về việc người được yêu cầu chuyển giao đủ tư cách pháp lý để chuyển giao và các thông tin cần thiết khác về người được yêu cầu chuyển giao.
2. Kèm theo văn bản yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù phải có các thông tin, tài liệu sau đây:
a) Tài liệu để chứng minh người được yêu cầu chuyển giao đã có đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này;
b) Văn bản nêu tóm tắt nội dung của vụ án, bản sao bản án, quyết định của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù được yêu cầu chuyển giao;
c) Điều luật áp dụng để xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và tội danh, quy định về hình phạt, thời hiệu thi hành hình phạt đối với tội phạm đó của bản án;
d) Tài liệu mô tả đặc điểm nhận dạng và ảnh của người được yêu cầu chuyển giao theo pháp luật và tập quán quốc tế;
đ) Văn bản, tài liệu xác nhận thời gian người được yêu cầu chuyển giao đã chấp hành hình phạt tù tại nước yêu cầu chuyển giao và thời gian còn lại phải chấp hành hình phạt tù tại nước tiếp nhận;
e) Tài liệu liên quan đến tình hình sức khoẻ, trạng thái tâm thần, hồ sơ bệnh án của người được yêu cầu chuyển giao, nếu có;
g) Điều ước quốc tế giữa nước được yêu cầu chuyển giao và nước tiếp nhận.
Điều 54. Tiếp nhận yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và tài liệu kèm theo, Bộ Công an vào sổ hồ sơ chuyển giao và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật này. Bộ Công an có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu chuyển giao cung cấp thông tin bổ sung hồ sơ. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Bộ Công an chuyển ngay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền hai bộ hồ sơ để xem xét, quyết định.
Điều 55. Quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài
1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, Tòa án nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu chuyển giao. Văn bản yêu cầu và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra một trong các quyết định sau đây:
a) Xem xét yêu cầu chuyển giao khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này;
b) Đình chỉ việc xem xét yêu cầu chuyển giao và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc người yêu cầu chuyển giao rút lại yêu cầu chuyển giao hoặc người được yêu cầu chuyển giao đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì các lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được.
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét yêu cầu chuyển giao trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
4. Việc xem xét yêu cầu chuyển giao được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm ba thẩm phán trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Hội đồng xem xét yêu cầu chuyển giao làm việc theo trình tự sau đây:
a) Một thành viên của Hội đồng trình bày nội dung hồ sơ của nước yêu cầu chuyển giao và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc chuyển giao;
b) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc chuyển giao;
c) Luật sư hoặc người đại diện hợp pháp của người được yêu cầu chuyển giao trình bày ý kiến, nếu có;
d) Người yêu cầu chuyển giao trình bày ý kiến;
đ) Căn cứ vào các quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số việc chuyển giao hoặc từ chối chuyển giao.
5. Chậm nhất là mười ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chuyển giao hoặc từ chối chuyển giao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định cho người được chuyển giao, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Người yêu cầu chuyển giao có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định. Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải gửi hồ sơ và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển giao và kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị; Hội đồng xem xét phúc thẩm quyết định về việc chuyển giao hoặc từ chối chuyển giao. Trình tự xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định chuyển giao của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Quyết định chuyển giao có hiệu lực pháp luật bao gồm:
a) Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị;
b) Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
Điều 56. Thẩm quyền quyết định tiếp nhận người đang chấp hành hình phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người được chuyển giao có nơi cư trú cuối cùng tại Việt Nam quyết định việc tiếp nhận. Trình tự, thủ tục xem xét việc tiếp nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
Điều 57. Thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù
1. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù của Tòa án nhân dân có hiệu lực, Chánh án Tòa án đã ra quyết định sơ thẩm phải ra quyết định thi hành quyết định chuyển giao. Quyết định thi hành quyết định chuyển giao phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an, cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu chuyển giao và người được chuyển giao.
2. Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thi hành việc chuyển giao quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo bằng văn bản cho nước yêu cầu chuyển giao.
Điều 58. Tiếp tục chấp hành hình phạt tại Việt Nam
1. Việc tiếp tục chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam của người được chuyển giao thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Trong trường hợp thời hạn của hình phạt do nước chuyển giao đã tuyên phù hợp với pháp luật Việt Nam thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định tiếp nhận chuyển giao. Trong quyết định tiếp nhận chuyển giao ghi rõ thời hạn người được chuyển giao phải tiếp tục thi hành hình phạt tù tại Việt Nam.
Trường hợp tính chất hoặc thời hạn của hình phạt do nước chuyển giao đã tuyên không phù hợp với pháp luật Việt Nam thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định tiếp nhận chuyển giao căn cứ vào các tình tiết của vụ án quyết định chuyển đổi hình phạt cho phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam theo hình phạt được chuyển đổi không được dài hơn so với hình phạt đã tuyên tại nước chuyển giao.
3. Khi nhận được thông báo về quyết định đặc xá, đại xá hoặc miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù, Bộ Công an phải gửi ngay thông báo đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 59. Áp giải người được chuyển giao
1. Bộ Công an thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tổ chức việc áp giải người được chuyển giao đến địa điểm và vào thời gian do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước yêu cầu chuyển giao thoả thuận trước bằng văn bản.
2. Trường hợp thời hạn thoả thuận quy định tại khoản 1 Điều này đã hết mà nước yêu cầu chuyển giao không tiếp nhận thì Bộ Công an kiến nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền đã ra quyết định chuyển giao hủy quyết định thi hành quyết định chuyển giao đó và thông báo cho nước yêu cầu chuyển giao biết.
Điều 60. Chi phí về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù
Nước yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù phải chịu mọi chi phí về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm.
1. Người đang chấp hành hình phạt tù có thể được chuyển giao đến nước mà người đó mang quốc tịch hoặc đến nước khác đồng ý tiếp nhận chuyển giao để tiếp tục chấp hành hình phạt tù mà nước chuyển giao đã tuyên đối với người đó.
2. Việc chuyển giao được thực hiện căn cứ vào điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên khi có yêu cầu của người đang chấp hành hình phạt tù hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao hoặc nước tiếp nhận; trường hợp chưa có điều ước quốc tế liên quan đến việc chuyển giao thì việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù được thực hiện theo thoả thuận trực tiếp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước liên quan trên cơ sở quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
1. Người đang chấp hành hình phạt tù ở nước ngoài có thể được tiếp nhận về Việt Nam để thi hành hình phạt tù khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Có nơi thường trú cuối cùng ở Việt Nam;
c) Hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Vào thời điểm nhận được yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành hình phạt tù phải còn ít nhất là một năm; trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này còn ít nhất là sáu tháng;
đ) Bản án đối với người được chuyển giao đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó tại nước chuyển giao;
e) Có sự đồng ý của nước chuyển giao;
g) Có sự đồng ý của người được chuyển giao.
2. Người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam có thể được chuyển giao cho nước ngoài để thi hành hình phạt tù khi có các điều kiện sau đây:
a) Là công dân của nước tiếp nhận hoặc là người được phép cư trú không thời hạn hoặc có người thân thích tại nước tiếp nhận chuyển giao;
b) Có đủ các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ, e, g khoản 1 Điều này và đã thực hiện xong phần trách nhiệm dân sự, hình phạt bổ sung là phạt tiền, tịch thu tài sản và các trách nhiệm pháp lý khác trong bản án;
c) Có sự đồng ý của nước tiếp nhận chuyển giao.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi có căn cứ cho rằng người được chuyển giao có thể bị tra tấn, trả thù hoặc truy bức tại nước tiếp nhận chuyển giao;
2. Việc chuyển giao có thể phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia của Việt Nam.
1. Hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đang chấp hành hình phạt tù yêu cầu chuyển giao người đó;
b) Các tài liệu kèm theo quy định tại Điều 53 của Luật này.
2. Hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
1. Văn bản yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
b) Lý do yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan được yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù;
đ) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi thường trú cuối cùng, các căn cứ pháp lý về việc người được yêu cầu chuyển giao đủ tư cách pháp lý để chuyển giao và các thông tin cần thiết khác về người được yêu cầu chuyển giao.
2. Kèm theo văn bản yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù phải có các thông tin, tài liệu sau đây:
a) Tài liệu để chứng minh người được yêu cầu chuyển giao đã có đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này;
b) Văn bản nêu tóm tắt nội dung của vụ án, bản sao bản án, quyết định của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù được yêu cầu chuyển giao;
c) Điều luật áp dụng để xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và tội danh, quy định về hình phạt, thời hiệu thi hành hình phạt đối với tội phạm đó của bản án;
d) Tài liệu mô tả đặc điểm nhận dạng và ảnh của người được yêu cầu chuyển giao theo pháp luật và tập quán quốc tế;
đ) Văn bản, tài liệu xác nhận thời gian người được yêu cầu chuyển giao đã chấp hành hình phạt tù tại nước yêu cầu chuyển giao và thời gian còn lại phải chấp hành hình phạt tù tại nước tiếp nhận;
e) Tài liệu liên quan đến tình hình sức khoẻ, trạng thái tâm thần, hồ sơ bệnh án của người được yêu cầu chuyển giao, nếu có;
g) Điều ước quốc tế giữa nước được yêu cầu chuyển giao và nước tiếp nhận.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và tài liệu kèm theo, Bộ Công an vào sổ hồ sơ chuyển giao và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật này. Bộ Công an có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu chuyển giao cung cấp thông tin bổ sung hồ sơ. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Bộ Công an chuyển ngay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền hai bộ hồ sơ để xem xét, quyết định.
1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, Tòa án nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu chuyển giao. Văn bản yêu cầu và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra một trong các quyết định sau đây:
a) Xem xét yêu cầu chuyển giao khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này;
b) Đình chỉ việc xem xét yêu cầu chuyển giao và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc người yêu cầu chuyển giao rút lại yêu cầu chuyển giao hoặc người được yêu cầu chuyển giao đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì các lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được.
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét yêu cầu chuyển giao trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
4. Việc xem xét yêu cầu chuyển giao được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm ba thẩm phán trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Hội đồng xem xét yêu cầu chuyển giao làm việc theo trình tự sau đây:
a) Một thành viên của Hội đồng trình bày nội dung hồ sơ của nước yêu cầu chuyển giao và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc chuyển giao;
b) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc chuyển giao;
c) Luật sư hoặc người đại diện hợp pháp của người được yêu cầu chuyển giao trình bày ý kiến, nếu có;
d) Người yêu cầu chuyển giao trình bày ý kiến;
đ) Căn cứ vào các quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số việc chuyển giao hoặc từ chối chuyển giao.
5. Chậm nhất là mười ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chuyển giao hoặc từ chối chuyển giao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định cho người được chuyển giao, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Người yêu cầu chuyển giao có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định. Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải gửi hồ sơ và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển giao và kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị; Hội đồng xem xét phúc thẩm quyết định về việc chuyển giao hoặc từ chối chuyển giao. Trình tự xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định chuyển giao của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Quyết định chuyển giao có hiệu lực pháp luật bao gồm:
a) Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị;
b) Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người được chuyển giao có nơi cư trú cuối cùng tại Việt Nam quyết định việc tiếp nhận. Trình tự, thủ tục xem xét việc tiếp nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
1. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù của Tòa án nhân dân có hiệu lực, Chánh án Tòa án đã ra quyết định sơ thẩm phải ra quyết định thi hành quyết định chuyển giao. Quyết định thi hành quyết định chuyển giao phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an, cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu chuyển giao và người được chuyển giao.
2. Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thi hành việc chuyển giao quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo bằng văn bản cho nước yêu cầu chuyển giao.
1. Việc tiếp tục chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam của người được chuyển giao thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Trong trường hợp thời hạn của hình phạt do nước chuyển giao đã tuyên phù hợp với pháp luật Việt Nam thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định tiếp nhận chuyển giao. Trong quyết định tiếp nhận chuyển giao ghi rõ thời hạn người được chuyển giao phải tiếp tục thi hành hình phạt tù tại Việt Nam.
Trường hợp tính chất hoặc thời hạn của hình phạt do nước chuyển giao đã tuyên không phù hợp với pháp luật Việt Nam thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định tiếp nhận chuyển giao căn cứ vào các tình tiết của vụ án quyết định chuyển đổi hình phạt cho phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam theo hình phạt được chuyển đổi không được dài hơn so với hình phạt đã tuyên tại nước chuyển giao.
3. Khi nhận được thông báo về quyết định đặc xá, đại xá hoặc miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù, Bộ Công an phải gửi ngay thông báo đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
1. Bộ Công an thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tổ chức việc áp giải người được chuyển giao đến địa điểm và vào thời gian do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước yêu cầu chuyển giao thoả thuận trước bằng văn bản.
2. Trường hợp thời hạn thoả thuận quy định tại khoản 1 Điều này đã hết mà nước yêu cầu chuyển giao không tiếp nhận thì Bộ Công an kiến nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền đã ra quyết định chuyển giao hủy quyết định thi hành quyết định chuyển giao đó và thông báo cho nước yêu cầu chuyển giao biết.
Nước yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù phải chịu mọi chi phí về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Điều 61. Trách nhiệm của Chính phủ trong hoạt động tương trợ tư pháp
1. Thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp.
2. Chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ trong hoạt động tương trợ tư pháp; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong hoạt động tương trợ tư pháp.
3. Hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động tương trợ tư pháp.
Điều 62. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp.
2. Tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các ủy thác tư pháp về dân sự.
3. Trao đổi thông tin về pháp luật và thực tiễn tương trợ tư pháp với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4. Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp.
5. Hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động tương trợ tư pháp.
Điều 63. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao
1. Hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp thực hiện tương trợ tư pháp.
2. Xem xét, quyết định các vụ việc về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo thẩm quyền.
3. Định kỳ sáu tháng và hằng năm thông báo với Bộ Tư pháp tình hình thực hiện tương trợ tư pháp thuộc thẩm quyền.
Điều 64. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các ủy thác tư pháp về hình sự; xem xét, quyết định việc thực hiện và yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự; từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo thẩm quyền.
2. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo thẩm quyền.
3. Hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự.
4. Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp.
5. Định kỳ sáu tháng và hằng năm thông báo với Bộ Tư pháp tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự.
Điều 65. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Tiếp nhận, chuyển giao, xem xét, giải quyết các yêu cầu của nước ngoài về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; xem xét và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp theo thẩm quyền.
2. Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp.
3. Định kỳ sáu tháng và hằng năm thông báo với Bộ Tư pháp tình hình thực hiện yêu cầu dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.
Điều 66. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ tương trợ tư pháp với nước hữu quan.
2. Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp.
3. Định kỳ sáu tháng và hằng năm thông báo với Bộ Tư pháp tình hình áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ tương trợ tư pháp với nước hữu quan.
Điều 67. Trách nhiệm của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài
1. Thực hiện các ủy thác tư pháp có liên quan đến công dân Việt Nam ở nước sở tại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trong nước theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và không trái với pháp luật của nước sở tại.
2. Tiếp nhận các yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài và chuyển về cho các cơ quan có thẩm quyền trong nước.
3. Chuyển hồ sơ ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho Bộ Ngoại giao của nước sở tại để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước này xem xét, thực hiện.
Điều 68. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài theo quy định của Luật này.
2. Xem xét, quyết định dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù hoặc từ chối dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của Luật này.
3. Tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp khác theo thẩm quyền.
4. Báo cáo kết quả thực hiện tương trợ tư pháp cho Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 69. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài theo quy định của Luật này.
2. Tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp khác theo thẩm quyền.
3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo thẩm quyền.
4. Báo cáo kết quả thực hiện tương trợ tư pháp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 70. Trách nhiệm của cơ quan điều tra
1. Tiếp nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù từ cơ quan có thẩm quyền chuyển đến.
2. Tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Báo cáo kết quả thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù cho cơ quan có thẩm quyền.
1. Thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp.
2. Chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ trong hoạt động tương trợ tư pháp; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong hoạt động tương trợ tư pháp.
3. Hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động tương trợ tư pháp.
1. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp.
2. Tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các ủy thác tư pháp về dân sự.
3. Trao đổi thông tin về pháp luật và thực tiễn tương trợ tư pháp với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4. Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp.
5. Hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động tương trợ tư pháp.
1. Hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp thực hiện tương trợ tư pháp.
2. Xem xét, quyết định các vụ việc về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo thẩm quyền.
3. Định kỳ sáu tháng và hằng năm thông báo với Bộ Tư pháp tình hình thực hiện tương trợ tư pháp thuộc thẩm quyền.
1. Tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các ủy thác tư pháp về hình sự; xem xét, quyết định việc thực hiện và yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự; từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo thẩm quyền.
2. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo thẩm quyền.
3. Hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự.
4. Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp.
5. Định kỳ sáu tháng và hằng năm thông báo với Bộ Tư pháp tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự.
1. Tiếp nhận, chuyển giao, xem xét, giải quyết các yêu cầu của nước ngoài về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; xem xét và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp theo thẩm quyền.
2. Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp.
3. Định kỳ sáu tháng và hằng năm thông báo với Bộ Tư pháp tình hình thực hiện yêu cầu dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.
1. Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ tương trợ tư pháp với nước hữu quan.
2. Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp.
3. Định kỳ sáu tháng và hằng năm thông báo với Bộ Tư pháp tình hình áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ tương trợ tư pháp với nước hữu quan.
1. Thực hiện các ủy thác tư pháp có liên quan đến công dân Việt Nam ở nước sở tại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trong nước theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và không trái với pháp luật của nước sở tại.
2. Tiếp nhận các yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài và chuyển về cho các cơ quan có thẩm quyền trong nước.
3. Chuyển hồ sơ ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho Bộ Ngoại giao của nước sở tại để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước này xem xét, thực hiện.
1. Thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài theo quy định của Luật này.
2. Xem xét, quyết định dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù hoặc từ chối dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của Luật này.
3. Tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp khác theo thẩm quyền.
4. Báo cáo kết quả thực hiện tương trợ tư pháp cho Tòa án nhân dân tối cao.
1. Thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài theo quy định của Luật này.
2. Tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp khác theo thẩm quyền.
3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo thẩm quyền.
4. Báo cáo kết quả thực hiện tương trợ tư pháp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Tiếp nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù từ cơ quan có thẩm quyền chuyển đến.
2. Tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Báo cáo kết quả thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù cho cơ quan có thẩm quyền.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 71. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008.
Điều 72. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008.
Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
|
No. 08/2007/QH12 |
Hanoi, November 21, 2007 |
ON LEGAL ASSISTANCE
(Law No. 08/2007/QH12)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented in a number of articles under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on Legal Assistance.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Governing scope
This Law prescribes the principles, competence, order and procedures for the provision of legal assistance in civil and criminal matters, extradition and transfer of persons who are serving imprisonment sentences between Vietnam and foreign countries; and responsibilities of Vietnamese state agencies in legal assistance.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to Vietnamese agencies, organizations and individuals and foreign agencies, organizations and individuals engaged in legal assistance activities with Vietnam.
Article 3. Application of law
1. Legal assistance complies with the provisions of this Law; in case this Law does not prescribe it, the provisions of civil procedure law, criminal procedure law and other relevant provisions of Vietnamese law prevail.
2. The application of foreign laws shall be effected only under the provisions of treaties to which Vietnam is a contracting party.
Article 4. Legal assistance principles
1. Legal assistance is provided on the principles of respect for independence, sovereignty and territorial integrity, non-interference into internal affairs of each other, equality and mutual benefit, compliance with Vietnams Constitution and law and with treaties to which Vietnam is a contracting party.
2. Where there exist no treaties on legal assistance between Vietnam and foreign countries, legal assistance activities follow the principle of reciprocity which, however, do not contravene Vietnamese law and conform to international law and practice.
Article 5. Language in legal assistance
1. In case there has existed a treaty on legal assistance between Vietnam and a foreign country, the language in legal assistance is the language prescribed in that treaty.
2. In case there has been no treaty on legal assistance between Vietnam and a foreign country, dossiers must be enclosed with a translation in the language of the country requested to provide legal assistance or a translation in another language accepted by the requested country.
3. Agencies making dossiers to request foreign countries to provide legal assistance shall translate the dossiers into the language prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article.
Article 6. Legal mandate and form of provision of legal assistance
1. Legal mandate means a written request of a competent body of Vietnam or a foreign country for the performance of one or a number of legal assistance activities under the provisions of the law of the concerned country or the treaty to which Vietnam is a contracting party.
2. Legal assistance is provided on the basis of the request of a competent body of Vietnam or a foreign country through legal mandate.
Article 7. Consular legalization and recognition of legal mandate papers or documents
1. Consular legalization means the certification by the Vietnamese Ministry of Foreign Affairs, diplomatic missions, consulates or other overseas-based offices authorized to perform the consular function of the signatures and seals on papers or documents made, issued or certified by foreign competent bodies for use in Vietnam.
2. Legal mandate papers or documents made, issued or certified by foreign competent bodies under foreign law are recognized by competent bodies of Vietnam, if those papers or documents have been consularly legalized.
Article 8. Summon and protection of witnesses and experts
1. While conducting proceedings, competent proceedings-conducting bodies may summon witnesses and experts under the provisions of this Law and treaties to which Vietnam is a contracting party.
2. A summons must clearly state the conditions for the witness or expert and the commitment to guarantee the life and health safety, accommodation, meal and travel conditions for the witness or expert.
3. Witnesses and experts are given favorable entry and exit conditions under the provisions of Vietnamese law.
4. Witnesses and experts summoned to Vietnam may not be arrested, detained, held in custody or investigated, prosecuted or tried for the following acts before their arrival in Vietnam:
a/ Supplying testimonies or written expert conclusions on the cases for which they are summoned;
b/ Committing crime in Vietnam;
c/ Having relations with persons being subject to criminal investigation, prosecution or trial in Vietnam,
d/ Involving in civil or administrative matter in Vietnam.
5. Witnesses and experts rights not to be arrested detained, held in custody or investigated, prosecuted and tried, which are defined in Clause 4 of this Article, will terminate if those persons do not leave Vietnam within fifteen days after receiving written notices of competent Vietnamese bodies on their unnecessary presence in Vietnam. This duration is not counted into the time during which the witnesses or experts cannot leave Vietnam for force majeure reasons.
Article 9. Hand-over and receipt of documents, articles and money
The hand-over and receipt of documents, articles and money related to legal assistance activities comply with Vietnamese law.
Chapter II
LEGAL ASSISTANCE IN CIVIL MATTERS
Article 10. Scope of civil legal assistance
The scope of civil legal assistance between Vietnam and foreign countries covers:
1. Service of papers, dossiers and documents related to civil legal assistance;
2. Summon of witnesses and experts;
3. Collection and supply of evidence;
4. Other requests for civil legal assistance.
Article 11. Civil legal mandate dossiers
1. A civil legal mandate dossier comprises the following documents:
a/ A competent bodys written request for civil legal assistance;
b/ The written civil legal mandate specified in Article 12 of this Law;
c/ Other papers as requested by a competent body of the mandating country.
2. A civil legal assistance dossier is made in three sets in accordance with this Law and the law of the mandating country. Language used in the dossiers complies with Article 5 of this Law.
Article 12. Civil legal assistance documents
A civil legal assistance document must contain the following details:
1. Date, month, year and place of making the document;
2. The name and address of the legal mandator;
3. The name and address of the legal mandatory;
4. Full names and places of resident or working of individuals; full names and addresses or head offices of agencies or organizations directly involved in legal mandate;
5. Jobs subject to civil legal mandate, indicating the mandate purpose, jobs and related circumstances, quotation of applicable legal provisions, measures to effect the mandate and the mandate performance duration.
Article 13. Requesting foreign countries to provide civil legal assistance
1. Vietnams competent bodies, while settling civil matters, may request foreign competent bodies to provide legal assistance in the following circumstances:
a/ Service of papers, dossiers, documents on persons who are staying in the requested countries;
b/ Summon of witnesses and experts who are staying in the requested countries;
c/ Collection and supply of evidence in the requested countries for settlement of civil matters in Vietnam;
d/ Other circumstances prescribed by Vietnamese law.
2. Requests for civil legal assistance by foreign countries must be made in the form of civil legal mandate under the provisions of this Law.
Article 14. Procedures for requesting foreign countries to provide civil legal assistance
1. Vietnams competent bodies requesting foreign competent bodies to provide civil legal assistance shall make mandate dossiers under the provisions of Article 11 of this Law and send them to the Ministry of Justice.
2. Within ten working days after the receipt of civil legal mandate dossiers, the Ministry of Justice shall record in the legal mandate book, examine the validity of the dossiers and send them to foreign competent bodies under the provisions of treaties to which Vietnam and those foreign countries are contracting parties or through the diplomatic channel. If the dossiers are invalid, the Ministry of Justice shall return them to the dossier-making agencies and clearly state the reasons therefor.
3. Within five working days after the receipt of foreign competent bodies written notices on the performance of legal mandate, the Ministry of Justice shall transfer the notices to Vietnams competent bodies that have sent the civil legal mandate dossiers.
Article 15. Procedures to receive and handle civil legal mandates of foreign countries
1. Within ten working days after the receipt of legal mandate dossiers of competent bodies of the requesting countries, the Ministry of Justice shall record in the legal mandate book, examine the validity of the dossiers and transfer them to competent Vietnamese bodies for implementation. If the dossiers are invalid, the Ministry of Justice shall return them to competent bodies of the requesting countries and clearly state the reasons therefor.
2. Within five working days after the receipt of competent Vietnamese bodies written notices on the performance of legal mandates, the Ministry of Justice shall transfer the notices to competent bodies of the requesting countries in accordance with the treaties to which Vietnam and the requesting countries are contracting parties or through the diplomatic channel.
3. If the legal mandate cannot be performed or the time limit has expired but the foreign countries request or need to supplement relevant information or documents, the competent Vietnamese bodies performing the legal mandates shall notify in writing the Ministry of Justice thereof and clearly state the reasons therefor so that the Ministry of Justice shall notify such to the competent bodies of the requesting countries.
Article 16. Expenses for provision of civil legal assistance
1. Expenses for the provision of civil legal assistance between Vietnam and foreign countries shall be paid by requesting countries, unless otherwise agreed upon.
2. Vietnamese individuals or organizations requesting competent state bodies of Vietnam to settle civil matters which give rise to requests for legal mandates overseas shall pay expenses according to regulations of Vietnam and the requested countries. Within ten working days prior to the date of deciding to make legal mandate dossiers, the dossier-making agencies shall notify those individuals or organizations of the expenses for performance of legal mandates. Legal mandate dossiers shall be made and sent overseas only after those individuals or organizations pay the expenses for performance of legal mandates according to regulations.
Vietnamese citizens entitled to legal assistance may be considered for support in expenses for performance of legal mandates according to the Governments regulations.
Chapter III
LEGAL ASSISTANCE IN CRIMINAL MATTERS
Article 17. Scope of criminal legal assistance
The scope of criminal legal assistance between Vietnam and foreign countries covers:
1. Service of papers, dossiers and documents related to criminal legal assistance;
2. Summon of witnesses and experts;
3. Collection and supply of evidence;
4. Penal liability examination;
5. Information sharing;
6. Other requests for criminal legal assistance.
Article 18. Criminal legal mandate dossiers
1. A criminal legal mandate dossier comprises the following documents:
a/ A competent proceedings-conducting bodys written request for criminal legal assistance;
b/ The written criminal legal mandate prescribed in Article 19 of this Law.
2. A criminal legal mandate dossier is made in three sets in accordance with this Law and the law of the requested country. Language used in the dossiers complies with Article 5 of this Law.
Article 19. Criminal legal mandate documents.
1. A criminal legal mandate document must contain the following details:
a/ Date, month, year and place of making the document;
b/ Name and address of the legal mandator;
c/ Name and address or head office of the legal mandatory;
d/ Full names and places of permanent residence or working of individuals, full names, addresses or head offices of agencies or organizations directly involved in the criminal legal mandate;
dd/ The jobs subject to criminal legal mandates, clearly indicating the mandate purpose; summarized contents of the case, related circumstances, applicable legal provisions and penalties; schedule of investigation, prosecution and trial; the mandate performance duration.
2. In addition to the contents defined in Clause 1 of this Article, depending on each specific case and at the request of competent bodies of Vietnam or foreign countries, a criminal legal mandate document may cover the following contents:
a/ Signs of identity, nationality and places of residence of subjects in the criminal case or persons having information relating to that case;
b/ Matters to be questioned, questions to be asked, documents, dossiers or material evidences shown and, if possible, a description of characters and appearance of persons requested to produce documents, dossiers and material evidences with regard to evidence collection mandates;
c/ Contents of jobs, questions and requests for summoned witnesses and experts;
d/ Description of assets and places where assets need to be searched for; grounds for determining that the assets acquired from commission of crimes are located in the requesting country and may fall under the jurisdiction of the requesting country; the execution of court judgments or rulings on mandate for search, seizure of, or look for, confiscation of assets acquired from commission of crimes;
dd/ Measures applicable to the criminal legal mandate, which may lead to detection or recovery of assets acquired from commission of crimes;
e/ Requests or procedures of the requesting country to ensure the effective performance of legal mandate, mode or form of supplying information, evidence, documents and articles;
g/ Request for confidentiality of legal mandate;
h/ The purpose, expected time and itinerary of the trip in case competent persons of the requesting country need to arrive in the territory of the requested country for the purpose related to the legal mandate;
i/ The criminal judgment or ruling of a court and documents, evidence or other information necessary for the performance of legal mandates.
3. In case the information stated in the criminal legal mandate document defined in Clauses 1 and 2 of this Article is not sufficient for the performance of legal mandate, competent bodies of the requested country may also send documents to the requesting country, requesting the supply of additional information and fixing a specific deadline for reply on the additional results.
Article 20. Requesting foreign countries to provide criminal legal assistance
1. Vietnams competent proceedings-conducting bodies, in the course of handling criminal cases, may request competent foreign bodies to provide legal assistance in the following circumstances:
a/ Service of papers, dossiers and documents on persons who are residing in the requested countries;
b/ Summon of witness and experts who are living in the requested countries;
c/ Collection or supply of evidence in the requested countries for settlement of criminal cases in Vietnam;
d/ Examination of penal liability of persons who are staying in the countries of which they bear the nationality;
dd/ Other circumstances prescribed by Vietnamese law.
2. Requests for criminal legal assistance from foreign countries must be made in the form of criminal legal mandate under the provisions of this Law.
Article 21. Refusal or postponement of performance of criminal legal mandates of foreign countries
1. Foreign criminal legal mandates are rejected for performance in one of the following cases:
a/ They do not conform to treaties to which Vietnam is a contracting party or to Vietnamese law;
b/ They cause harm to national sovereignty or security;
c/ They are related to the examination of penal liability of a person for his/her criminal act for which he/she was sentenced, declared unguilty or granted general or special amnesty in Vietnam;
d/ They are related to criminal acts for which the penal liability examination statute of limitations has expired under the provisions of Vietnams Penal Code.
dd/ They are related to law-breaking acts which, however, do not constitute a crime under the provisions of Vietnams Penal Code.
2. The performance of criminal legal mandates in Vietnam may be postponed if it obstructs the process of investigation, prosecution, trial or judgment enforcement in Vietnam.
3. When deciding to refuse or postpone the performance of criminal legal mandates as provided for in Clauses 1 and 2 of this Article, the Supreme Peoples Procuracy shall notify the requesting countries of the reasons therefor and measures to be applied.
Article 22. Procedures for criminal legal mandates to foreign countries
1. Vietnams competent proceeding-conducting bodies requesting competent foreign bodies to provide criminal legal assistance shall make legal mandate dossiers as provided for in Article 18 of this Law and send them to the Supreme Peoples Procuracy.
2. Within ten working days after receiving the criminal legal mandate dossiers, the Supreme Peoples Procuracy shall record in the legal mandate book, examine the validity of the dossiers and transfer them to competent bodies of foreign countries under the provisions of treaties to which Vietnam and those foreign countries are contracting parties or through the diplomatic channel. If the dossiers are invalid, the Supreme Peoples Procuracy shall return them to the dossier-making agencies and clearly state the reasons therefor.
3. Within five working days after receiving the documents of competent bodies of foreign countries notifying the performance of criminal legal mandates, the Supreme Peoples Procuracy shall transfer those documents to Vietnams competent bodies which have sent the criminal legal mandate dossiers.
Article 23. Procedures for receiving and handling criminal legal mandates of foreign countries
1. Within fifteen days after receiving the criminal legal mandate dossiers of competent foreign bodies, the Supreme Peoples Procuracy shall record in the legal mandate book, examine the validity of the dossiers and transfer them to competent proceedings-conducting bodies of Vietnam for implementation. If the dossiers are invalid, the Supreme Peoples Procuracy shall return them to the competent bodies of the requesting countries and clearly state the reasons therefor.
2. Within five working days after receiving the written notices of Vietnams competent proceedings-conducting bodies on the performance of the legal mandates, the Supreme Peoples Procuracy shall transfer the notices to competent bodies of the requesting countries under the provisions of treaties to which Vietnam and the requesting countries are contracting parties or through the diplomatic channel.
3. In case the criminal legal mandates cannot be performed or expire while foreign countries request or need to supplement relevant information or documents, the competent proceedings-conducting bodies of Vietnam shall notify in writing the Supreme Peoples Procuracy thereof and clearly state the reasons therefor so that the latter notifies such to competent bodies of the requesting countries.
Article 24. Service of summons on witnesses, experts
1. The requesting countries wishing to summon witnesses or experts who are residing in Vietnam shall send the summons to the Supreme Peoples Procuracy at least ninety days before the expected date of those persons presence in the requesting countries. The procedures to receive summons of witnesses or experts comply with Article 23 of this Law.
2. Agencies serving the summons shall immediately send to the Supreme Peoples Procuracy written certifications of such service so that the latter transfers them to the requesting countries; in case of non-service, they shall notify such in writing and clearly state the reasons therefor.
Article 25. Transfer of persons who are serving their imprisonment sentence for supply of evidence
1. Persons who are serving their imprisonment sentence in Vietnam may be transferred to competent bodies of requesting countries for supply of evidence in criminal cases in the requesting countries.
2. Competent bodies of Vietnam may transfer persons who are serving their imprisonment sentence as provided for in Clause 1 of this Article only under the following conditions:
a/ Such persons agree with the transfer and to supply evidence in requesting countries;
b/ Competent bodies of the requesting countries commit in writing to ensure their life safety, health, accommodation and meal, travel conditions, duration and mode of receipt and return as well as other specific conditions related to the transfer as proposed by competent proceedings-conducting bodies of Vietnam. Such written commitment is made in accordance with the Vietnamese law and international law related to the transfer of persons who are serving their imprisonment sentence for supply of evidence. The return of transferred persons to competent proceedings-conducting bodies of Vietnam must be made on time as committed.
3. The duration for which the persons who are serving their imprisonment sentence are transferred to and stay in the requesting countries is counted into their sentence-serving duration.
Article 26. Supply of information
Upon request of competent bodies of Vietnam or foreign countries, the Supreme Peoples Procuracy shall request competent bodies of foreign countries or competent proceedings-conducting bodies of Vietnam to supply information relating to criminal legal assistance requests or copies of the criminal judgments or rulings of courts which have taken legal effect on citizens of the requesting countries.
Article 27. Use of information and evidence in criminal legal assistance
1. Information or evidence supplied by competent proceedings-conducting bodies of Vietnam may be used only for the purposes stated in the criminal legal mandates, must not be disclosed or transferred, unless prior written consent of competent bodies of Vietnam is obtained.
2. Competent proceedings-conducting bodies of Vietnam shall apply appropriate measures to keep secret criminal legal mandates, mandate contents, enclosed documents and criminal proceedings to be conducted under legal mandates. In case of non-performance of criminal legal mandates of foreign countries under the law on protection of state secrets, the Supreme Peoples Procuracy shall notify in writing competent bodies of foreign countries thereof, clearly stating the reasons therefor and reach agreement with the latter on substitute measures, if any.
3. When making criminal legal mandates to foreign countries, the Supreme Peoples Procuracy shall request competent bodies of such foreign countries to apply measures to:
a/ Keep secret the information and evidence supplied by Vietnam and use the information and evidence within a scope necessary for the purpose stated in the criminal legal assistance request;
b/ Ensure that information and evidence are not distorted, modified, illegally disclosed or otherwise abused.
Article 28. Request for penal liability examination; hand-over of files and material evidence of cases to foreign countries
1. For cases involving foreigners who committed crimes in the Vietnamese territory but have fled abroad and Vietnam has made an extradition request which was, however, rejected by foreign competent bodies, the agencies which are handling the cases shall transfer the case files to the Supreme Peoples Procuracy for requesting the countries where the offenders are present to continue with the penal liability examination. When deciding to transfer the case files, the Supreme Peoples Procuracy may also transfer material evidence of the cases.
2. The Supreme Peoples Procuracy shall prescribe specific conditions for receipt and transfer of case files and material evidence.
Article 29. Handling of foreign requests for penal liability examination of Vietnamese citizens in Vietnam
The Supreme Peoples Procuracy shall consider requests of competent bodies of foreign countries for further penal liability examination of Vietnamese citizens who committed crimes overseas and are present in Vietnam in the following order:
1. If the case is being under investigation and falls under the jurisdiction of the proceedings-conducting body of a province or centrally run city (below referred to as provincial-level proceedings-conducting body), such request will be transferred to the provincial-level Peoples Procuracy of the locality where those Vietnamese citizens resided last before fleeing abroad in order to request the investigating body of the same level to conduct the investigation; if the case falls under the jurisdiction of the investigating body of the Ministry of Public Security, it will be transferred to the investigating body of the Ministry of Public Security for investigation;
2. If the case is being under prosecution and falls under the jurisdiction of the provincial-level Peoples Procuracy, it will be transferred to the provincial-level Peoples Procuracy of the locality where those Vietnamese citizens last resided before fleeing abroad for prosecution;
3. The investigation, prosecution and trial applicable to the cases specified in this Article comply with Vietnams criminal procedure law.
Article 30. Performance of foreign legal mandates for investigation of foreign nationals in Vietnam
Within five working days after the receipt of legal mandate dossiers for investigation of foreign nationals, who have committed crimes in their countries and are residing in Vietnam, the Supreme Peoples Procuracy shall transfer the dossiers to competent investigating bodies of Vietnam for investigation. Investigation results will be sent to the Supreme Peoples Procuracy for transfer to the requesting countries.
Article 31. Expenses for provision of criminal legal assistance
Expenses for provision of criminal legal assistance between Vietnam and foreign countries will be paid by the requesting countries, unless otherwise agreed upon. In case Vietnam bears the cost of criminal legal mandate performance, such cost will be covered by the state budget.
Chapter IV
EXTRADITION
Article 32. Extradition for penal liability examination or judgment enforcement
1. Extradition means the hand-over by one country to another country of a person who has committed a criminal act or been criminally sentenced and is being present in its territory so that the extradition-requesting country conducts the penal liability examination or judgment enforcement against such person.
2. Vietnams competent proceedings-conducting bodies may:
a/ Request competent bodies of foreign countries to extradite to Vietnam persons who have committed criminal acts or been criminally sentenced and their sentences have already taken legal effect for penal liability examination or judgment enforcement;
b/ Extradite foreigners staying in the Vietnamese territory who have committed criminal acts or been criminally sentenced and their sentences have already taken legal effect to requesting countries for penal liability examination or judgment enforcement.
Article 33. Cases of extradition
1. Persons who may be extradited under the provisions of this Law are those who commit criminal acts for which the Penal Code of Vietnam or the criminal law of the requesting country prescribes penalties of one or more years in prison, life imprisonment or death penalty or who have been sentenced to imprisonment by a court of the requesting country and the remaining imprisonment duration is at least six months.
2. Criminal acts of the persons defined in Clause 1 of this Article must not necessarily be in the same category of crimes or the same crime, and the factors that constitute their offenses must not necessarily be the same under the laws of Vietnam and the requesting countries.
3. If criminal acts of the persons defined in Clause 1 of this Article took place outside the territory of the requesting countries, the extradition of offenders may be effected if those acts are criminal acts prescribed in Vietnams Penal Code.
Article 34. Non-examination of penal liability, non-extradition to a third country
Persons extradited to Vietnam will not be examined for penal liability or extradited to a third country for the acts they have committed in foreign countries before their extradition to Vietnam which, however, do not constitute crimes under Vietnams Penal Code and are not stated in the extradition requests of Vietnam or a third country.
In case Vietnam is requested to make extradition, the extradition is effected only when the extradition-requesting countries commit not to examine the penal liability of the extradited persons for criminal acts other than those stated in the extradition requests and not to extradite such persons to a third country, unless it is so agreed in writing by Vietnam.
Article 35. Refusal of extradition to foreign countries
1. Competent proceedings-conducting bodies of Vietnam may refuse extradition if the extradition requests fall into one of the following cases:
a/ The persons requested for extradition are Vietnamese citizens;
b/ Under Vietnamese law, the persons requested for extradition cannot be examined for penal liability or serve their penalties due to expired statute of limitations or other lawful reasons;
c/ The persons requested for extradition for penal liability examination have already been condemned by Vietnamese courts with legally effective judgments for the criminal acts stated in the extradition requests or the cases have been suspended under Vietnams criminal procedure law;
d/ The persons requested for extradition are those who are residing in Vietnam for reasons of possible coercion in the extradition-requesting country due to discrimination of race, religion, gender, nationality, ethnicity, social class or political viewpoint;
dd/ The extradition requests are related to different crimes and each crime can be examined for penal liability under the law of the extradition-requesting country, but fail to comply with Clause 1, Article 33 of this Law.
2. Apart from the cases of extradition refusal specified in Clause 1 of this Article, competent proceedings-conducting bodies of Vietnam may refuse extradition if the extradition requests fall into one of the following cases:
a/ Acts committed by persons requested for extradition are not crimes under Vietnams Penal Code;
b/ Persons requested for extradition are being examined for penal liability in Vietnam for the criminal acts stated in the extradition requests.
3. Competent proceedings-conducting bodies of Vietnam that refuse extradition under the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article shall notify their counterparts in the extradition-requesting countries thereof.
Article 36. Extradition request dossiers
1. An extradition request dossier must comprise the following documents:
a/ The competent bodys written request for extradition;
b/ The enclosed documents defined in Article 37 of this Law.
2. An extradition request dossier shall be made in three sets under the provisions of this Law and the law of the requesting country. Language used in the dossier complies with Article 5 of this Law.
Article 37. Written extradition requests and enclosed documents
1. A written extradition request must contain the following details:
a/ Date, month, year and place of making the request;
b/ The reason for the extradition request;
c/ Name and address of the competent body requesting the extradition;
d/ Name and address of the body requested to effect the extradition;
dd/ Full name, gender, birth date, nationality, residence place of, and other necessary information on, the person requested for extradition.
2. A written extradition request must be enclosed with the following documents:
a/ The summarized content of the case;
b/ Legal provisions applicable for the determination of factors constituting the crime and name of the crime, the provisions on penalties, the statute of limitations for penal liability examination or the statute of limitations for enforcement of penalties against that crime;
c/ Papers on the nationality and place of residence of the person requested for extradition, if any;
d/ Other documents describing the identity and photos of the person requested for extradition as required by international law and practice.
3. In case of requesting extradition for penal liability examination, in addition to the documents specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the following documents are also required:
a/ A copy of the arrest or detention warrant of a competent body of the extradition-requesting country;
b/ The written certification that the person requested for extradition is the one mentioned in the arrest or detention warrant.
4. In case of requesting extradition for judgment enforcement, in addition to the documents specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the following documents are also required:
a/ A copy of the criminal judgment or ruling of the court of the extradition-requesting country;
b/ The written certification that the person requested for extradition is the one already sentenced.
Article 38. Receipt of extradition requests
Within twenty days after the receipt of extradition requests and enclosed documents, the Ministry of Public Security shall record in the extradition dossier book and check the dossiers under the provisions of Article 36 of this Law. It may request competent bodies of the extradition-requesting countries to supply information supplementing the dossiers. If it does not receive any additional information within sixty days after the sending of its written requests for additional information, the Ministry of Public Security shall return the dossiers to the extradition-requesting countries and clearly state the reasons therefor. If the dossiers are valid, the Ministry of Public Security shall immediately forward two dossier sets to competent provincial-level Peoples Courts for consideration and decision.
Article 39. Consideration of many countries requests for extradition of one person
1. In case the Ministry of Public Security receives written requests of two or more countries for the extradition of one person for the same crime or many different crimes, it shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice, the Supreme Peoples Procuracy and the Supreme Peoples Court in, considering them and deciding to meet the extradition request of one of the requesting countries and transfer the extradition request dossiers to the concerned provincial-level Peoples Court for extradition consideration and decision.
2. Upon consideration of extradition requests prescribed in Clause 1 of this Article, apart from legal provisions, the following relevant factors must also be taken into account:
a/ The effectual nationality and last place of residence of the person requested for extradition;
b/ The legality and compatibility of the extradition request;
c/ The time and place of crime commission;
d/ Specific interests of the requesting countries;
dd/ The severity of the crime;
e/ The nationality of the victim;
g/ The possibility of subsequent extradition between the extradition-requesting countries;
h/ The date of making the extradition request;
i/ Other relevant factors.
Article 40. Extradition decision
1. Within ten working days after the receipt of extradition request dossiers transferred by the Ministry of Public Security, the provincial-level Peoples Courts of the localities where the persons requested for extradition are residing, being detained or held in custody or serving their imprisonment sentences shall handle them and notify the Peoples Procuracies of the same level thereof in writing. While preparing to consider the extradition requests, the concerned provincial-level Peoples Courts may request competent bodies of foreign countries to clarify unclear points in the extradition request dossiers. Written extradition requests and written replies shall be sent via the Ministry of Public Security.
2. Within four months after handling the requests, provincial-level Peoples Courts shall, on a case-by-case basis, issue one of the following decisions:
a/ Decision to consider the extradition request when the conditions prescribed by this Law are fully met;
b/ Decision to suspend the consideration of the extradition request and return the dossier to the Ministry of Public Security in case the request does not fall under their jurisdiction, the foreign country withdraws the extradition request or the person requested for extradition has left Vietnam or for other reasons the consideration cannot proceed.
3. Provincial-level Peoples Courts shall consider an extradition request within thirty days after issuing the decision defined at Point a, Clause 2 of this Article and immediately transfer a dossier set to the Peoples Procuracies of the same level.
4. The extradition request shall be considered at sessions of a council consisting of three judges, including a presiding judge, with the participation of members of the Peoples Procuracy of the same level.
The extradition request-considering council works in the following order:
a/ A council member presents the contents of the dossier of the extradition-requesting country and states his/her opinions on the legal grounds of the extradition;
b/ The procurator states the Peoples Procuracys viewpoints on the extradition;
c/ The lawyer or lawful representative of the person requested for extradition presents his/her opinions, if any;
d/ The person requested for extradition states his/her opinions;
dd/ Based on the provisions of this Law, relevant provisions of other Vietnamese laws and treaties to which Vietnam is a contracting party, the council discusses and decide by majority on the extradition or extradition refusal.
5. Within five working days after the issue of decisions on extradition or extradition refusal, the provincial-level Peoples Courts shall send the decisions to the persons requested for extradition, the Peoples Procuracies of the same level and the Ministry of Public Security for the exercise of rights and performance of obligations according to law.
Persons requested for extradition may appeal and the Peoples Procuracies of the same level may protest within fifteen days, the Supreme Peoples Procuracy may protest within thirty days as from the date the provincial-level Peoples Courts issue decisions. The provincial-level Peoples Courts shall forward the dossiers, appeals and protests to the Supreme Peoples Court within seven days from the date the appeal or protest time limit expires.
Within twenty days after receiving the extradition dossiers and appeals or protests, the Supreme Peoples Court shall open court sessions to consider the appealed or protested decisions of the provincial-level Peoples Courts; the appellate council shall decide on the extradition or extradition refusal. The order for examination of appeals or protests against extradition decisions of provincial-level Peoples Courts complies with Clause 4 of this Article.
6. Legally effective extradition decisions include:
a/ Decisions of first-instance courts, which are not appealed or protested against;
b/ Decisions of the courts of appeal.
Article 41. Precautionary measures for extradition
Upon receipt of official extradition requests of foreign countries, competent bodies of Vietnam may apply precautionary measures under Vietnamese law and treaties to which Vietnam is a contracting party in order to ensure consideration of extradition requests.
Article 42. Enforcement of extradition decisions
1. Within five working days from the date the extradition decisions of Peoples Courts take legal effect, the presidents of competent provincial-level Peoples Courts shall issue decisions to enforce the extradition decisions. The decisions on enforcement of extradition decisions must be addressed to the Peoples Procuracies of the same level, the Ministry of Public Security, the extradition-requesting countries and the extradited persons.
2. After the receipt of decisions on enforcement of extradition decisions, competent police offices shall proceed with the arrest of the extradited persons. The arrest of extradited persons complies with Vietnams criminal procedure law and treaties to which Vietnam is a contracting party.
The Ministry of Public Security shall organize the enforcement of extradition and notify in writing the extradition-requesting countries thereof.
Article 43. Escorting extradited persons
1. The police offices enforcing the extradition decisions shall organize the escort of extradited persons according to the receipt time and place agreed upon in advance in writing by Vietnam and the requesting country. The time for receipt of an extradited person must not exceed fifteen days from the date the decision on enforcement of the extradition decision takes effect.
2. If the time limit agreed upon in advance by the concerned countries expires while the extradition-requesting country declines to receive the extradited person, the Ministry of Public Security shall propose the provincial-level Peoples Court that has issued the extradition decision to cancel the decision on enforcement of that extradition decision and notify the extradition-requesting country thereof.
Article 44. Postponement of enforcement of extradition decisions and temporary extradition
1. When persons requested for extradition are being examined for penal liability or serving their imprisonment sentences in the Vietnamese territory for crimes other than the crimes requested for extradition, provincial-level Peoples Courts that have issued extradition decisions may themselves or at the proposal of the Peoples Procuracies or police offices of the same level postpone the enforcement of the decisions on extradition of those persons until the process of penal liability examination ends or the declared judgments are fully or partly served. The Ministry of Public Security shall notify the extradition-requesting countries in writing of the extradition postponement at least ten working days before the expiration of the time limit for postponement of enforcement of the extradition decisions. The presidents of provincial-level Peoples Courts that have postponed the enforcement of the extradition decisions shall issue decisions to enforce the extradition decisions and send them together with relevant documents and dossiers to the police offices enforcing the extradition decisions for notification to the requesting countries and continued extradition under the specific agreement with the requesting countries.
2. If the postponement of the enforcement of extradition decisions under Clause 1 of this Article obstructs the penal liability examination in foreign countries due to the expiration of the statute of limitation therefor or causes serious difficulties to the penal liability examination for the crimes under extradition requests, at the proposal of the Peoples Procuracies or police offices and the proposal of the requesting countries, competent Peoples Courts, based on Vietnamese law and specific agreements with the requesting countries, may issue decisions permitting the temporary extradition of the persons requested for extradition to the extradition-requesting countries under this Law.
3. Persons subject to temporary extradition must be immediately returned to Vietnam after the criminal proceedings of the requesting countries end or the temporary extradition duration agreed upon by Vietnam and the concerned foreign countries has expired. Upon new extradition requests of the requesting countries, Vietnamese courts shall consider under the provisions of this Law to agree on the new extradition if there are plausible reasons therefor.
Article 45. Re-extradition
If extradited persons evade penal liability examination or penalty service in foreign countries and return to Vietnam, the extradition-requesting countries may send requests for re-extradition of such persons together with the documents defined in Articles 36 and 37 of this Law; in this case, provincial-level Peoples Courts do not renew the procedures for extradition decisions under Article 40 of this Law; the presidents of provincial-level Peoples Courts who have issued previous extradition decisions shall decide to re-extradite such persons. The escort of extradited persons must again comply with Article 43 of this Law.
Article 46. Transfer of articles and material evidence related to criminal cases
Articles and material evidence acquired from crime commission or serving as proofs at court sessions can be considered for transfer to extradition-requesting countries in accordance with treaties to which Vietnam and the extradition-requesting countries are contracting parties on the basis of respecting the rights of a third party.
Article 47. Transit
1. On the basis of treaties to which Vietnam is a contracting party and the provisions of Vietnamese law, the escort of extradited persons in transit through Vietnamese territory to the extradition-requesting countries shall be carried out only after Vietnamese competent bodies approve in writing the requests of foreign countries.
2. In case of transfer by air and transit without landing on Vietnamese territory, the movement of extradited persons needs not apply for transit in Vietnam; in case of landing, the extraditing countries shall immediately send their requests for transit through Vietnam under Clause 1 of this Article.
Article 48. Extradition expenses
Extradition-requesting countries shall bear all extradition expenses, unless otherwise agreed upon. In case Vietnam bears extradition expenses, those expenses shall be covered by the state budget.
Chapter V
TRANSFER OF CURRENT IMPRISONMENT SERVERS
Article 49. Grounds for transfer of current imprisonment servers
1. Current imprisonment servers may be transferred to the countries of which they bear the nationality or other countries, which agree with the transfer for continued service of their imprisonment sentences already declared against them by the transferring countries.
2. The transfer shall be based on treaties to which Vietnam is a contracting party upon request of current imprisonment servers or request of competent bodies of the transferring countries or receiving countries; in case of non-availability of treaties related to transfer, the transfer of current imprisonment servers is carried out under the direct agreement between competent bodies of Vietnam and the concerned countries in accordance with this Law, other relevant Vietnamese laws, and international law and practice.
Article 50. Conditions for receipt and transfer of current imprisonment servers
1. Persons who are serving their imprisonment penalties in foreign countries may be received back to Vietnam for enforcement of imprisonment penalties when the following conditions are fully met:
a/ They are Vietnamese citizens;
b/ They have their last place of residence in Vietnam;
c/ The criminal acts for which those persons are sentenced in foreign countries also constitute crimes under Vietnamese law;
d/ By the time of receiving the transfer requests, the remaining duration of serving the imprisonment penalties is at least one year; in special cases, this duration may be six months;
dd/ The judgment against the transferees have already taken legal effect and there are no more procedures against such persons in the transferring countries;
e/ It is so consented by the transferring countries;
g/ It is so consented by the transferees.
2. Persons serving their imprisonment penalties in Vietnam may be transferred to foreign countries for enforcement of imprisonment sentences when the following conditions are fully met:
a/ They are citizens of the receiving countries or are persons permitted for indefinite residence or having their relatives in the receiving countries;
b/ They fully satisfy the conditions defined at Points c, d, e, f and g, Clause 1 of this Article and have fulfilled their civil liabilities, additional sanctions being fines, property confiscation and other legal responsibilities in the judgments;
c/ It is so consented by the receiving countries.
Article 51. Refusal to transfer persons serving their imprisonment penalties
Competent bodies of Vietnam shall refuse to transfer persons serving their imprisonment penalties in Vietnam to foreign countries in one of the following circumstances:
1. When they have grounds to believe that the transferees may be tortured, retaliated or oppressed in the receiving countries;
2. The transfer may harm the national sovereignty or security of Vietnam.
Article 52. Dossiers of request for transfer of current imprisonment servers
1. A dossier of request for transfer of a current imprisonment server comprises the following documents:
a/ The written request of a competent body of the country where the subject person is serving his/her imprisonment penalty for the transfer of that person;
b/ The enclosed documents defined in Article 53 of this Law.
2. A dossier of request for transfer of a current imprisonment server shall be made in three sets in accordance with this Law and the law of the requested countries. Language used in the dossiers complies with Article 5 of this Law.
Article 53. Written requests for transfer of current imprisonment servers and enclosed documents
1. A dossier of request for transfer of a current imprisonment server covers the following contents:
a/ The date and place of making the dossier;
b/ The reasons for requesting the transfer of the current imprisonment server;
c/ The name and address of the competent body requesting the transfer of the current imprisonment server;
d/ The name and address of the body requested to transfer the current imprisonment server;
dd/ Full names, gender, date of birth, nationality and last residence place and the legal grounds on the full legal capacity of the transferee for the transfer and other necessary information on the person requested for the transfer.
2. Enclosed with a written request for transfer of a current imprisonment server are the following information and documents:
a/ Documents to prove that the person requested for transfer has fully satisfied the conditions defined in Article 50 of this Law;
b/ The written summary of the contents of the case, copies of the court judgment or ruling against the current imprisonment server requested for transfer;
c/ The provisions of law applicable to the determination of factors constituting the crime and the name of the crime, the provisions on penalties, the statute of limitations for enforcement of the judgment against such offender;
d/ The written description of the identity characters and photos of the person requested for transfer as provided for by international law and practice;
dd/ Documents and materials certifying the duration for which the person requested for transfer has served his/her imprisonment penalty in the country requested to make the transfer and the remaining duration for which he/she shall serve his/her imprisonment penalty in the receiving country;
e/ Documents related to the health conditions, mental status, medical records of the person requested for transfer, if any;
g/ The treaty between the requested country and the receiving country.
Article 54. Receipt of requests for transfer of current imprisonment servers
Within twenty days after the receipt of a written request for transfer of a current imprisonment server and enclosed documents, the Ministry of Public Security shall record in the transfer dossier book and check the dossier as provided for in Articles 52 and 53 of this Law. It may request competent bodies of the transfer-requesting country to supply information supplementing the dossier. If within sixty days after the sending of a written request for additional information the Ministry of Public Security does not receive any additional information, it shall return the dossier to the country requesting the transfer of the current imprisonment server and clearly state the reasons therefor. If the dossier is valid, the Ministry of Public Security shall transfer two dossier sets to the competent provincial-level Peoples Court for consideration and decision.
Article 55. Decision on transfer of persons serving their imprisonment penalties in Vietnam to foreign countries
1. Within ten working days after the receipt of complete dossiers of request for transfer of persons currently serving their imprisonment penalties in Vietnam to foreign countries, which are forwarded by the Ministry of Public Security, provincial-level Peoples Courts of the localities where the condemned persons are serving their imprisonment penalties shall handle the cases and notify in writing the Peoples Procuracies of the same level thereof. While preparing to take into consideration the requests for transfer of current imprisonment servers, the Peoples Courts may request competent bodies of the foreign countries to clarify unclear points in the dossiers of request for transfer. Written requests and written replies are sent via the Ministry of Public Security.
2. Within thirty days from the date of handling the cases, provincial-level Peoples Courts shall, on a case-by-case basis, issue one of the following decisions:
a/ Decision to consider the transfer request when the conditions defined in Article 50 of this Law are fully met;
b/ Decision to suspend the consideration of the transfer requests and return the dossiers to the Ministry of Public Security if the cases do not fall under their jurisdiction or the competent bodies of the foreign countries or persons requesting the transfer withdraw their transfer requests or the persons requested for transfer have left Vietnam, or for other reasons which make the consideration impossible.
3. Provincial-level Peoples Courts shall consider a transfer request within thirty days from the date of issuing the decision defined at Point a, Clause 2 of this Article and immediately transfer a dossier set to the Peoples Procuracies of the same level.
4. Transfer requests shall be considered at sessions of a council comprising three judges, including a presiding judge, with the participation of procurators of the Peoples Procuracies of the same level.
The transfer request-considering council works in the following order:
a/ A council member presents the contents of the dossiers of the transfer-requesting country and states the opinions on legal grounds of the transfer;
b/ The procurator states the viewpoints of the Peoples Procuracies on the transfer;
c/ The lawyer or lawful representative of the person requested for transfer presents his/her opinions, if any;
d/ The transfer-requesting person states his/ her opinions;
dd/ Based on the provisions of this Law, other relevant Vietnamese laws and treaties to which Vietnam is a contracting party, the council discusses and decides by majority on the transfer or refusal of the transfer.
5. Within ten working days after the issue of decisions on transfer or refusal of transfer, the provincial-level Peoples Courts shall send those decisions to the transferees, the Peoples Procuracies of the same level and the Ministry of Public Security for the performance of rights and obligations as prescribed by law.
The transfer requesters may appeal, the Peoples Procuracies of the same level may protest within fifteen days and the Supreme Peoples Procuracy may protest within thirty days after the provincial-level Peoples Courts issue decisions. Provincial-level Peoples Courts must send the dossiers and appeals as well as protests to the Supreme Peoples Court within seven days after the appeal or protest time limit expires.
Within twenty days after the receipt of transfer dossiers and appeals or protests, the Supreme Peoples Court shall meet to consider the appealed or protested decisions of provincial-level Peoples Courts; the appellate consideration council shall decide on the transfer or refusal of transfer. The order of considering appeals or protests against transfer decisions of provincial-level Peoples Courts complies with Clause 4 of this Article.
6. Legally effective transfer decisions include:
a/ Decisions of first-instance courts, which are not appealed or protested against;
b/ Decisions of the courts of appeal.
Article 56. Competence to decide on receipt of persons currently serving their imprisonment penalties in foreign countries back to Vietnam
Provincial-level Peoples Courts of the localities where the transferees last reside in Vietnam shall decide on the receipt. The order and procedures for consideration of the receipt comply with Article 55 of this Law.
Article 57. Enforcement of decisions on transfer of current imprisonment servers
1. Within five working days after the date the Peoples Courts decisions on transfer of current imprisonment servers take effect, the presidents of the courts which have issued the first-instance decisions shall issue decisions on enforcement of the transfer decisions. The decisions on enforcement of transfer decisions must be addressed to the Peoples Procuracy of the same level, the Ministry of Public Security, the competent bodies of the transfer-requesting countries and the transferees.
2. The Ministry of Public Security shall organize the transfer provided in Clause 1 of this Article and notify the transfer-requesting countries thereof in writing.
Article 58. Continued service of penalties in Vietnam
1. The transferees continued service of imprisonment in Vietnam complies with the provisions of Vietnamese law.
2. Where the prison terms declared by the transferring countries conform to Vietnamese law, competent Peoples Courts shall issue decisions on transfer receipt. The transfer-receiving decisions must clearly state the duration for which the transferees must continue serving their imprisonment penalties in Vietnam.
If the nature or terms of the penalties declared by the transferring countries do not conform to Vietnamese law, competent Peoples Courts shall issue decisions to receive the transfer and, based on the case circumstances, issue decisions to convert the penalties to suit the provisions of Vietnams Penal Code. The duration for serving the imprisonment penalties in Vietnam according to the convened penalties must not be longer than the penalties declared in the transferring countries.
3. Upon receipt of notices on special amnesty, general amnesty, penalty exemption or reduction decisions of the transferring countries for current imprisonment servers, the Ministry of Public Security shall immediately send such notices to competent state bodies for consideration and decisions
Article 59. Escort of transferees
1. The Ministry of Public Security enforcing the decisions on transfer of current imprisonment servers shall organize the escort of transferees to the places and at the time agreed upon in writing by competent bodies of Vietnam and the transfer-requesting countries.
2. If the agreed time limit provided for in Clause 1 of this Article has expired while the transfer-requesting countries decline to receive the transferees, the Ministry of Public Security shall propose competent Peoples Courts which have issued transfer decisions to cancel the decisions on enforcement of such transfer decisions and notify the transfer-requesting countries thereof.
Article 60. Expenses for transfer of current imprisonment servers
Countries requesting the transfer of current imprisonment servers shall bear all expenses for the transfer, unless otherwise agreed upon. In case Vietnam bears the expenses for transfer of current imprisonment servers, those expenses shall be covered by the state budget.
Chapter VI
STATE BODIES RESPONSIBILITIES IN LEGAL ASSISTANCE ACTIVITIES
Article 61. The Governments responsibilities in legal assistance activities
1. To perform the unified state management of legal assistance activities.
2. To direct Government agencies in legal assistance activities; to coordinate with the Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy in legal assistance activities.
3. To annually report to the National Assembly on legal assistance activities.
Article 62. The Ministry of Justices responsibilities
1. To assist the Government in performing the unified state management of legal assistance activities.
2. To receive, transfer, monitor and urge the implementation of civil legal mandates.
3. To exchange information on legal assistance law and reality with competent bodies of foreign countries under the provisions of treaties to which Vietnam is a contracting party.
4. To propose the conclusion of, accession to, and enforcement of, international treaties on legal assistance; to propose amendments and supplements to, and improvement of, Vietnamese law on legal assistance.
5. To annually report to the Government on legal assistance activities.
Article 63. Responsibilities of the Supreme Peoples Court
1. To guide the Peoples Courts at all levels to provide legal assistance.
2. To consider and decide on cases of extradition and transfer of current imprisonment servers according to its competence.
3. To biannually and annually notify the Ministry of Justice of the provision of legal assistance under its jurisdiction.
Article 64. Responsibilities of the Supreme Peoples Procuracy
1. To receive, transfer, monitor and urge the performance of criminal legal mandates; to consider and decide on the performance of, and request the competent Peoples Procuracies or investigating bodies to perform criminal legal mandates; to refuse or postpone the performance of criminal legal mandates according to its competence.
2. To perform the prosecution and control legal assistance activities according to its competence.
3. To guide the Peoples Procuracies at all levels to provide criminal legal assistance.
4. To propose the conclusion of, accession to, and implementation of, treaties on legal assistance; to propose amendments and supplements to, and improvement of, Vietnamese law on legal assistance.
5. To biannually and annually notify the Ministry of Justice of the performance of criminal legal mandates.
Article 65. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. To receive, transfer, consider and settle foreign countries requests for extradition and transfer of current imprisonment servers; to consider and transfer dossiers to Peoples Procuracies, Peoples Courts and conduct legal assistance activities according to its competence.
2. To propose the conclusion of, accession to, and implementation of, treaties on extradition and transfer of current imprisonment servers; to propose amendments and supplements to, and improvement of, Vietnamese law on legal assistance.
3. To biannually and annually notify the Ministry of Justice of the implementation of requests for extradition and transfer of current imprisonment servers.
Article 66. Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, considering and deciding on the application of the reciprocity principle in legal assistance relations with concerned countries.
2. To propose the conclusion of, accession to, and implementation of, treaties on legal assistance; to propose amendments and supplements to, and improvement of, Vietnamese law on legal assistance.
3. To biannually and annually notify the Ministry of Justice of the application of reciprocity in legal assistance relations with concerned countries.
Article 67. Responsibilities of Vietnamese representative offices in foreign countries
1. To perform legal mandates related to Vietnamese nationals in host countries at the request of competent state bodies at home under the provisions of Vietnamese law, treaties to which Vietnam is a contracting party which, however, are not contrary to the laws of host countries.
2. To receive legal mandate requests of foreign countries and transfer them to competent bodies at home.
3. To transfer legal mandate dossiers of Vietnamese competent bodies to the Foreign Ministries of host countries for further transfer to competent bodies of those countries for consideration and implementation.
Article 68. Responsibilities of provincial-level Peoples Courts
1. To perform legal mandates of foreign countries under this Law.
2. To consider and decide on the extradition and transfer of current imprisonment servers or to refuse the extradition and transfer of current imprisonment servers under this Law.
3. To conduct other legal assistance activities according to their competence.
4. To report on the provision of legal assistance to the Supreme Peoples Court.
Article 69. Responsibilities of provincial-level Peoples Procuracies
1. To perform legal mandates of foreign countries under this Law.
2. To conduct other legal assistance activities according to their competence.
3. To perform prosecution and control legal assistance activities according to their competence.
4. To report on results of the provision of legal assistance to the Supreme Peoples Procuracy.
Article 70. Responsibilities of investigating bodies
1. To receive dossiers on criminal legal assistance, extradition and transfer of current imprisonment servers from competent bodies.
2. To conduct criminal legal assistance activities, extradition and transfer of current imprisonment servers under this Law and other relevant provisions of law.
3. To report on results of the provision of criminal legal assistance, extradition and transfer of current imprisonment servers to competent bodies.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 71. Implementation effect
This Law takes effect on July 1, 2008.
Article 72. Implementation guidance
The Government and the Supreme Peoples Procuracy shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed on November 21, 2007, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its second session.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |