Số hiệu: | 20/LCT | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 15/07/1960 | Ngày hiệu lực: | 26/07/1960 |
Ngày công báo: | 03/08/1960 | Số công báo: | Số 32 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
19/07/1981 |
KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG VIỆC XÉT XỬ CỦA CÁC TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀ TRONG VIỆC CHẤP HÀNH CÁC BẢN ÁN
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân địa phương có quyền:
a) Khởi tố về hình sự và giữ quyền công tố trước Toà án nhân dân cùng cấp;
b) Khởi tố hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân;
c) Kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới một cấp;
d) Kiểm sát việc chấp hành các bản án và các quyết định của Toà án nhân dân.
Khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao thấy các bản án hoặc các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân các cấp là sai lầm thì có quyền kháng nghị.
Khi Viện kiểm sát nhân dân địa phương thấy các bản án hoặc các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp mình hoặc cấp dưới là sai lầm thì báo cáo lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao để kháng nghị.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền tham dự các cuộc họp của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bàn về việc xét xử và cuộc họp của Hội đồng toàn thể thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét duyệt án tử hình; trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không đồng ý với nghị quyết của Uỷ ban thẩm phán hoặc của Hội đồng toàn thể thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì báo cáo lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét định.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương có quyền tham dự các cuộc họp của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cùng cấp bàn về việc xét xử. Trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương không đồng ý với nghị quyết của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cùng cấp thì báo cáo lên Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân địa phương có quyền:
a) Khởi tố về hình sự và giữ quyền công tố trước Toà án nhân dân cùng cấp;
b) Khởi tố hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân;
c) Kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới một cấp;
d) Kiểm sát việc chấp hành các bản án và các quyết định của Toà án nhân dân.
Khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao thấy các bản án hoặc các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân các cấp là sai lầm thì có quyền kháng nghị.
Khi Viện kiểm sát nhân dân địa phương thấy các bản án hoặc các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp mình hoặc cấp dưới là sai lầm thì báo cáo lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao để kháng nghị.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền tham dự các cuộc họp của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bàn về việc xét xử và cuộc họp của Hội đồng toàn thể thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét duyệt án tử hình; trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không đồng ý với nghị quyết của Uỷ ban thẩm phán hoặc của Hội đồng toàn thể thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì báo cáo lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét định.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương có quyền tham dự các cuộc họp của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cùng cấp bàn về việc xét xử. Trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương không đồng ý với nghị quyết của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cùng cấp thì báo cáo lên Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực