Số hiệu: | 20/LCT | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 15/07/1960 | Ngày hiệu lực: | 26/07/1960 |
Ngày công báo: | 03/08/1960 | Số công báo: | Số 32 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
19/07/1981 |
KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG VIỆC ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN CÔNG AN VÀ CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA KHÁC
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của cơ quan Công an và của cơ quan điều tra khác nhằm:
a) Không để một hành vi phạm tội và người phạm tội nào tránh khỏi việc xử lý của pháp luật;
b) Không để một công dân nào bị bắt giam, bị đưa ra xét xử hoặc bị hạn chế về các quyền dân chủ một cách trái pháp luật.
Việc bắt giam bất cứ một công dân nào phải được Viện kiểm sát nhân dân phê chuẩn trừ trường hợp Toà án nhân dân quyết định bắt giam.
Khi kiểm sát việc điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra khác tiến hành điều tra tội trạng và truy nã can phạm đang trốn;
b) Yêu cầu cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra khác cung cấp những tài liệu cần thiết để chứng minh tội trạng của can phạm; nếu thấy chứng cớ chưa rõ ràng thì trả lại hồ sơ để cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra khác tiến hành đi ều tra thêm;
c) Tham gia việc điều tra, hoặc khi cần thiết thì tự mình tiến hành điều tra;
d) Truy tố hoặc miễn tố can phạm; đình cứu các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật;
e) Khi thấy việc điều tra của cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra khác có chỗ không đúng pháp luật thì yêu cầu sửa chữa; trường hợp nhân viên điều tra phạm tội trong việc điều tra thì truy cứu về trách nhiệm hình sự.
Nếu cơ quan Công an và cơ quan điều tra khác nhận thấy quyết định không phê chuẩn bắt giam hoặc không truy tố của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp là sai lầm, thì có quyền yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân trên một cấp xét lại quyết định đó.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của cơ quan Công an và của cơ quan điều tra khác nhằm:
a) Không để một hành vi phạm tội và người phạm tội nào tránh khỏi việc xử lý của pháp luật;
b) Không để một công dân nào bị bắt giam, bị đưa ra xét xử hoặc bị hạn chế về các quyền dân chủ một cách trái pháp luật.
Việc bắt giam bất cứ một công dân nào phải được Viện kiểm sát nhân dân phê chuẩn trừ trường hợp Toà án nhân dân quyết định bắt giam.
Khi kiểm sát việc điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra khác tiến hành điều tra tội trạng và truy nã can phạm đang trốn;
b) Yêu cầu cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra khác cung cấp những tài liệu cần thiết để chứng minh tội trạng của can phạm; nếu thấy chứng cớ chưa rõ ràng thì trả lại hồ sơ để cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra khác tiến hành đi ều tra thêm;
c) Tham gia việc điều tra, hoặc khi cần thiết thì tự mình tiến hành điều tra;
d) Truy tố hoặc miễn tố can phạm; đình cứu các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật;
e) Khi thấy việc điều tra của cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra khác có chỗ không đúng pháp luật thì yêu cầu sửa chữa; trường hợp nhân viên điều tra phạm tội trong việc điều tra thì truy cứu về trách nhiệm hình sự.
Nếu cơ quan Công an và cơ quan điều tra khác nhận thấy quyết định không phê chuẩn bắt giam hoặc không truy tố của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp là sai lầm, thì có quyền yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân trên một cấp xét lại quyết định đó.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực