Chương 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960: Nguyên tắc chung
Số hiệu: | 20/LCT | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 15/07/1960 | Ngày hiệu lực: | 26/07/1960 |
Ngày công báo: | 03/08/1960 | Số công báo: | Số 32 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
19/07/1981 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân.
Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật làm cho pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được giữ vững.
Mục đích của việc kiểm sát là bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, trật tự xã hội, tài sản công cộng và những quyền lợi hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà được tiến hành thắng lợi.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp thi hành nhiệm vụ trên bằng cách:
a) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị và biện pháp của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ và cơ quan Nhà nước địa phương; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của nhân viên cơ quan Nhà nước và của công dân.
b) Điều tra những việc phạm pháp về hình sự và truy tố trước Toà án nhân dân những người phạm pháp về hình sự.
c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của cơ quan Công an và của cơ quan điều tra khác;
d) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các Toà án nhân dân và trong việc chấp hành các bản án;
e) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giam giữ của các trại giam;
g) Khởi tố, hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.
Các Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và các Viện kiểm sát quân sự.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương. Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương, Viện kiểm sát nhân dân ở các khu vực tự trị.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ vào đặc điểm tình hình của các khu tự trị mà tổ chức Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp trong khu tự trị.
Tổ chức Viện kiểm sát quân sự các cấp do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định riêng căn cứ vào những nguyên tắc tổ chức Viện kiểm sát nhân dân định trong luật này.
Khi làm nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân phải theo nguyên tắc mọi người công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam nữ, dân tộc, nòi giống, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội và thành phần xã hội.
Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp làm nhiệm vụ của mình một cách độc lập, các cơ quan Nhà nước khác không được can thiệp.
Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp chỉ chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát nhân dân có Viện trưởng, một hoặc nhiều Phó Viện trưởng và các kiểm sát viên. Ngoài thành phần trên đây, Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn có một số kiểm sát viên dự khuyết.
Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hoặc các đơn vị hành chính tương đương, Viện kiểm sát nhân dân khu tự trị, đều lập ra uỷ ban kiểm sát gồm Viện trưởng, Phó Viện trưởng và một số kiểm sát viên, để giải quyết những vấn đề quan trọng trong công tác kiểm sát, dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền trình Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án luật, dự án pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi công tác chuyên môn của mình.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân.
Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật làm cho pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được giữ vững.
Mục đích của việc kiểm sát là bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, trật tự xã hội, tài sản công cộng và những quyền lợi hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà được tiến hành thắng lợi.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp thi hành nhiệm vụ trên bằng cách:
a) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị và biện pháp của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ và cơ quan Nhà nước địa phương; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của nhân viên cơ quan Nhà nước và của công dân.
b) Điều tra những việc phạm pháp về hình sự và truy tố trước Toà án nhân dân những người phạm pháp về hình sự.
c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của cơ quan Công an và của cơ quan điều tra khác;
d) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các Toà án nhân dân và trong việc chấp hành các bản án;
e) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giam giữ của các trại giam;
g) Khởi tố, hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.
Các Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và các Viện kiểm sát quân sự.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương. Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương, Viện kiểm sát nhân dân ở các khu vực tự trị.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ vào đặc điểm tình hình của các khu tự trị mà tổ chức Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp trong khu tự trị.
Tổ chức Viện kiểm sát quân sự các cấp do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định riêng căn cứ vào những nguyên tắc tổ chức Viện kiểm sát nhân dân định trong luật này.
Khi làm nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân phải theo nguyên tắc mọi người công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam nữ, dân tộc, nòi giống, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội và thành phần xã hội.
Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp làm nhiệm vụ của mình một cách độc lập, các cơ quan Nhà nước khác không được can thiệp.
Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp chỉ chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát nhân dân có Viện trưởng, một hoặc nhiều Phó Viện trưởng và các kiểm sát viên. Ngoài thành phần trên đây, Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn có một số kiểm sát viên dự khuyết.
Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hoặc các đơn vị hành chính tương đương, Viện kiểm sát nhân dân khu tự trị, đều lập ra uỷ ban kiểm sát gồm Viện trưởng, Phó Viện trưởng và một số kiểm sát viên, để giải quyết những vấn đề quan trọng trong công tác kiểm sát, dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền trình Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án luật, dự án pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi công tác chuyên môn của mình.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực