Chương V Luật Thư viện 2019: Trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện
Số hiệu: | 46/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Ngày công báo: | 26/12/2019 | Số công báo: | Từ số 995 đến số 996 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mở rộng đối tượng được thành lập thư viện
Đây là điểm mới nổi bật được quy định tại Luật Thư viện 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21/11/2019 so với Pháp Lệnh thư viện năm 2000.
Theo đó, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư đều có quyền thành lập thư viện ngoài công lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Mục tiêu, đối tượng phục vụ xác định;
- Tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện;
- Người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện;
- Người đại diện theo pháp luật của thư viện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
(Theo quy định hiện hành, chỉ có tổ chức của Việt Nam có quyền thành lập thư viện).
Luật Thư viện 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thư viện.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện;
b) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong hoạt động thư viện; ban hành quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện;
c) Chỉ đạo thực hiện liên thông thư viện; chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ thư viện, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thư viện, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động thư viện;
d) Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thư viện;
đ) Xây dựng và hướng dẫn hoạt động phát triển văn hóa đọc;
e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thư viện theo thẩm quyền;
g) Hợp tác quốc tế về thư viện.
1. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý tổ chức và hoạt động thư viện lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoạt động, xây dựng tiêu chuẩn đối với thư viện cơ sở giáo dục; phát triển văn hóa đọc học đường; quản lý công tác đào tạo nhân lực thư viện; quản lý thư viện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan nhà nước có liên quan quản lý hệ thống thông tin, an toàn thông tin mạng trong hoạt động thư viện; chủ trì thực hiện quy định về lưu chiểu.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hoạt động thư viện; chỉ đạo việc phát triển, chia sẻ tài nguyên thông tin về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trong nước và nước ngoài.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về thư viện.
1. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về thư viện tại địa phương; tổ chức xây dựng, ban hành, thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện, văn hóa đọc tại địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ, thu hút xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện tại địa phương đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin, tri thức của Nhân dân địa phương;
b) Đầu tư phát triển thư viện cấp tỉnh; xây dựng, kiện toàn và củng cố hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập, duy trì thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng tại địa phương; quy định việc thư viện cấp tỉnh được tiếp nhận xuất bản phẩm xuất bản tại địa phương phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo việc hiện đại hóa thư viện, xây dựng cơ chế phối hợp giữa thư viện với cơ quan, tổ chức để phát triển thư viện và văn hóa đọc trên địa bàn;
d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý thư viện công cộng và mạng lưới thư viện trên địa bàn.
RESPONSIBILITIES FOR STATE MANAGEMENT OF LIBRARIES
Article 48. Responsibilities of the Government for state management of libraries
1. The Government shall exercise unified state management of libraries.
2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall take charge in assisting the Government with state management of libraries nationwide and have the following responsibilities:
a) Promulgate or propose policies, legislative documents, strategies and plans for library development to competent authorities for promulgation and organize implementation thereof;
b) Promulgate or propose national standards and national technical regulations for library operations to competent authorities for promulgation; and promulgate code of professional conduct for libraries;
c) Direct library cooperation; direct library operations, library staff development, research on and application of science and technology in library operations;
d) Disseminate library laws;
dd) Develop activities to promote reading culture and provide guidance thereon;
e) Inspect, handle violations, and settle complaints and denunciations concerning library operations intra vires;
d) Carry out international library cooperation.
Article 49. Responsibilities of Ministries and ministerial-level agencies for state management of libraries
1. The Ministry of National Defense and Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in ex officio management of organization and operations of libraries of the People’s Armed Force.
2. The Ministry of Education and Training and Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall take charge and cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in organization of operations, development of standards for libraries of educational institutions; promotion of reading culture in schools; management of library staff training; and management of libraries in rehabilitation centers ex officio.
3. The Ministry of Information and Communications shall take charge and cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and relevant state agencies in management of information systems and cyber security in library operations; and take charge in implementing legal deposit regulations.
4. The Ministry of Science and Technology shall take charge and cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in appraisal and promulgation of national standards and appraisal of national technical regulations on library operations; direct domestic and overseas innovation and enrichment and sharing of scientific and technological information resources.
5. Other Ministries and ministerial-level agencies shall cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in exercising state management of libraries ex officio.
Article 50. Responsibilities of People’s Committees at all levels for state management of libraries
1. People’s Committees at all levels shall exercise state management of local libraries; formulate, promulgate and implement policies, strategies and plans for development of local libraries and reading culture ex officio.
2. Responsibilities of provincial People’s Committees:
a) Promulgate intra vires incentive policies for investment in and development of provincial library networks to serve the needs of people within their provinces or propose such policies to competent authorities for promulgation;
b) Invest in provincial libraries; develop and strengthen provincial public library systems; encourage organizations and individuals to establish and maintain community libraries and private libraries open to the general public in their provinces; regulate receipt of publications published in their provinces by provincial libraries in compliance with regulations of laws;
c) Direct modernization of libraries, establish mechanisms for cooperation between libraries and regulatory bodies/organizations to promote libraries and reading culture in their provinces;
d) Direct People’s Committees of their districts and communes to manage public libraries and library networks in such districts and communes.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực