Chương II Luật Thư viện 2019: Thành lập thư viện
Số hiệu: | 46/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Ngày công báo: | 26/12/2019 | Số công báo: | Từ số 995 đến số 996 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mở rộng đối tượng được thành lập thư viện
Đây là điểm mới nổi bật được quy định tại Luật Thư viện 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21/11/2019 so với Pháp Lệnh thư viện năm 2000.
Theo đó, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư đều có quyền thành lập thư viện ngoài công lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Mục tiêu, đối tượng phục vụ xác định;
- Tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện;
- Người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện;
- Người đại diện theo pháp luật của thư viện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
(Theo quy định hiện hành, chỉ có tổ chức của Việt Nam có quyền thành lập thư viện).
Luật Thư viện 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thư viện bao gồm các loại sau đây:
a) Thư viện Quốc gia Việt Nam;
b) Thư viện công cộng;
c) Thư viện chuyên ngành;
d) Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân;
đ) Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học);
e) Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác;
g) Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;
h) Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.
2. Thư viện được tổ chức theo các mô hình sau đây:
a) Thư viện công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan, tổ chức chủ quản;
b) Thư viện ngoài công lập do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác.
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước.
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ vĩnh viễn xuất bản phẩm, ấn phẩm báo chí được xuất bản tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ ở trong nước và nước ngoài; luận án tiến sĩ của người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam;
b) Bổ sung và phổ biến tài liệu về Việt Nam, tài liệu tiêu biểu của nước ngoài;
c) Xây dựng hệ thống thông tin thư mục quốc gia; chủ trì, phối hợp với thư viện của các Bộ, ngành và thư viện khác trong nước xây dựng Tổng mục lục Việt Nam; công bố, chia sẻ thông tin thư mục quốc gia, tài nguyên thông tin số cho thư viện có nhu cầu, trừ tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, tiếp cận thông tin, lưu trữ;
d) Nghiên cứu khoa học thông tin thư viện;
đ) Thực hiện biên mục tập trung; chủ trì, phối hợp với các thư viện xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu toàn văn, thư viện số;
e) Hợp tác, trao đổi tài nguyên thông tin với thư viện trong nước và nước ngoài; tham gia diễn đàn, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thư viện theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước theo phân công và thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao.
1. Thư viện công cộng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp phục vụ Nhân dân.
2. Thư viện cấp tỉnh là thư viện trung tâm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Thu thập tài liệu cổ, quý hiếm; tài nguyên thông tin về tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số; tài nguyên thông tin của địa phương và về địa phương;
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số về địa phương; phổ biến tài nguyên thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
c) Hỗ trợ, hướng dẫn, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin cho người sử dụng thư viện;
d) Tổ chức khu vực đọc phục vụ trẻ em, người khuyết tật;
đ) Tham gia xây dựng thư viện công cộng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là thư viện cấp huyện), thư viện công cộng xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là thư viện cấp xã);
e) Tổ chức thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện;
g) Tổ chức triển lãm và hoạt động khác nhằm phát triển văn hóa đọc;
h) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;
i) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho thư viện trên địa bàn theo phân công và thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
3. Thư viện cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Tiếp nhận tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện từ thư viện cấp tỉnh;
b) Luân chuyển tài nguyên thông tin đến thư viện trên địa bàn;
c) Tổ chức hoạt động phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của Nhân dân trên địa bàn;
d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
4. Thư viện cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Tiếp nhận tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện từ thư viện cấp tỉnh, thư viện cấp huyện và các nguồn hợp pháp khác;
b) Luân chuyển tài nguyên thông tin đến thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng trên địa bàn;
c) Tham gia xây dựng văn hóa đọc, hình thành thói quen đọc cho Nhân dân trên địa bàn;
d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
1. Thư viện chuyên ngành là thư viện có tài nguyên thông tin chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực hoặc nhiều ngành, lĩnh vực phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức chủ quản.
Thư viện chuyên ngành gồm thư viện của cơ quan nhà nước; thư viện của tổ chức khoa học và công nghệ; thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; thư viện của tổ chức kinh tế.
2. Thư viện chuyên ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với chuyên ngành phục vụ; tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác tài nguyên thông tin từ hoạt động nghiên cứu, công bố khoa học, tài liệu hội nghị, hội thảo, báo cáo nghiên cứu, khảo sát của cán bộ nghiên cứu, cơ quan, tổ chức chủ quản và đề án, dự án, tạp chí chuyên ngành của cơ quan, tổ chức chủ quản;
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số chuyên ngành nội sinh; bổ sung và mua quyền truy cập tài nguyên thông tin chuyên ngành nước ngoài;
c) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;
d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan, tổ chức chủ quản giao.
1. Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân là thư viện của các đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, có tài nguyên thông tin tổng hợp, chuyên ngành quốc phòng, an ninh phục vụ cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên địa bàn, người đang chấp hành hình phạt tù, học tập, cải tạo trong cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng.
2. Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao; tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác tài nguyên thông tin chuyên ngành quốc phòng, an ninh trong nước và nước ngoài; tài liệu hội nghị, hội thảo, báo cáo nghiên cứu, khảo sát và đề án, dự án, tạp chí chuyên ngành của lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định;
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số chuyên ngành nội sinh; bổ sung và mua quyền truy cập tài nguyên thông tin chuyên ngành quốc phòng, an ninh;
c) Thực hiện liên thông giữa các thư viện trong cùng hệ thống, chia sẻ tài nguyên thông tin với thư viện trong nước và nước ngoài;
d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan chủ quản giao.
1. Thư viện đại học là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học.
2. Thư viện đại học thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình, lĩnh vực, ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của cơ sở giáo dục đại học;
b) Tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học của người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học; xây dựng tài liệu nội sinh, cơ sở dữ liệu học liệu, tài nguyên học liệu mở;
c) Tổ chức không gian đọc; hướng dẫn sử dụng sản phẩm thư viện và dịch vụ thư viện; hoàn thiện kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin; củng cố, mở rộng kiến thức cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;
d) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục đại học giao.
1. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục.
2. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với độ tuổi, tâm lý của trẻ em mầm non; nhu cầu thông tin, tài liệu của người dạy, cán bộ quản lý và chương trình giáo dục của cơ sở giáo dục;
b) Tổ chức hoạt động làm quen với sách và hình thành thói quen đọc của trẻ em mầm non; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người dạy và cán bộ quản lý;
c) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.
3. Thư viện cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, người dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình học tập, giảng dạy của từng cấp học, chương trình học;
b) Tổ chức hoạt động khuyến đọc, hình thành thói quen, kỹ năng đọc của người học; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;
c) Hỗ trợ việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu và tổ chức các hoạt động giáo dục khác;
d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.
4. Thư viện cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, người dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục;
b) Tổ chức hoạt động khuyến đọc; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;
c) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.
1. Thư viện cộng đồng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp do cộng đồng dân cư thành lập tại trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm văn hóa, thể thao xã, phường, thị trấn; điểm bưu điện văn hóa xã; nhà văn hóa thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc; khu chung cư; nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.
2. Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp hoặc chuyên ngành do tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập, tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
3. Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Cung cấp tài nguyên thông tin cho Nhân dân trên địa bàn; tiếp nhận tài nguyên thông tin luân chuyển từ thư viện công cộng các cấp để phục vụ Nhân dân;
b) Tổ chức hoạt động thư viện theo nội dung đã thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Xây dựng và tham gia phát triển văn hóa đọc cho Nhân dân trên địa bàn.
1. Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp, chuyên ngành do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam; tự bảo đảm kinh phí hoạt động; hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức hoạt động thư viện theo nội dung đã thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tham gia phát triển văn hóa đọc.
1. Thư viện được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Mục tiêu, đối tượng phục vụ xác định;
b) Tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện;
c) Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện;
d) Người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện;
đ) Người đại diện theo pháp luật của thư viện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Chính phủ quy định chi tiết các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
1. Đối với thư viện là đơn vị sự nghiệp công lập, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập thư viện thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Đối với thư viện không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập thư viện thực hiện theo quy định của pháp luật điều chỉnh việc thành lập cơ quan, tổ chức chủ quản của thư viện.
1. Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có quyền thành lập thư viện khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối với thư viện thành lập theo mô hình doanh nghiệp, việc thành lập thư viện thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thư viện phải có phương án bảo toàn tài nguyên thông tin được Nhà nước đầu tư, tổ chức, cá nhân tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp cho thư viện.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện có quyền quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thư viện theo trình tự, thủ tục của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp hoặc pháp luật điều chỉnh cơ quan, tổ chức chủ quản của thư viện.
1. Thư viện bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thư viện mà không chấm dứt hành vi vi phạm.
2. Thư viện chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động;
b) Bị buộc chấm dứt hoạt động do hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này mà không khắc phục hành vi vi phạm.
3. Thẩm quyền đình chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện được quy định như sau:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập thư viện có quyền chấm dứt hoạt động thư viện đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thư viện theo quy định của pháp luật, có quyền buộc chấm dứt hoạt động thư viện đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Quyết định đình chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện phải nêu rõ lý do và công bố công khai tại trụ sở thư viện. Quyết định đình chỉ hoạt động phải nêu rõ thời hạn đình chỉ. Trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động, nếu thư viện khắc phục được vi phạm nêu tại quyết định đình chỉ hoạt động, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thư viện quyết định cho phép thư viện hoạt động trở lại.
5. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đình chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Hồ sơ thông báo bao gồm:
a) Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này đối với thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.
3. Thời hạn thông báo được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động đối với thư viện công lập;
b) Trước 30 ngày, tính đến ngày thư viện thực hiện việc mở cửa hoạt động, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động đối với thư viện ngoài công lập.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.
5. Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thông báo được quy định như sau:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ thông báo đối với thư viện chuyên ngành ở trung ương, thư viện cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ thông báo đối với thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện cấp huyện, thư viện đại học, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam có trụ sở trên địa bàn;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ thông báo đối với thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng có trụ sở trên địa bàn;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ thông báo đối với thư viện cộng đồng có trụ sở trên địa bàn.
1. Types of library:
a) National Library of Vietnam;
b) Public libraries;
c) Special libraries;
d) Libraries of Vietnam People’s Armed Force;
dd) Libraries of higher education institutions (“university libraries”);
e) Libraries of institutions of preschool education, general education or vocational education and libraries of other educational institutions;
g) Community libraries and private libraries open to the general public;
h) Libraries of foreign organizations and individuals open to Vietnamese people.
2. Types of library ownership:
a) Public libraries, which have their investment and operating conditions ensured and ownership represented by the State, and are organized in the form of public service providers or as appropriate to the organizational model of their supervisory regulatory bodies or organizations;
b) Non-public libraries, which have their investment and operating conditions ensured by Vietnamese or foreign organizations, individuals or residential communities, and are organized in the form of enterprises or non-public service providers or another model.
Article 10. National Library of Vietnam
1. The National Library of Vietnam is the nucleus library of the whole country.
2. The National Library of Vietnam has the following functions and duties in addition to those prescribed in Article 4 of this Law:
a) Receive, preserve and permanently store publications and journalistic publications published in Vietnam as prescribed by law; doctoral theses of Vietnamese citizens defended domestically and overseas; and doctoral theses of foreigners defended in Vietnam;
b) Supplement and popularize documents on Vietnam and notable foreign documents;
c) Develop the national bibliographic information system; take charge and cooperate with libraries of Ministries and regulatory bodies and other domestic libraries in formulating the Vietnam Master Catalogue; publish and share national bibliographic information and digital information resources per request, excluding the restricted information resources prescribed by this Law and laws on state secrets protection, information access and archives;
d) Conduct research on library and information science;
dd) Catalogue in a centralized manner; take charge and cooperate with libraries in establishing and developing databases of unabridged texts and digital libraries;
e) Cooperate and exchange information resources with domestic and foreign libraries; participate in library-related forums and socio-professional organizations according to regulations of laws;
g) Provide specialized guidance for libraries across the country as assigned and fulfill other duties given by the Minister of Culture, Sports and Tourism.
1. A public library is a library whose consolidated information resources are made accessible to people.
2. A provincial library is the nucleus library of a province or central-affiliated city. It has the following functions and duties in addition to those prescribed in Article 4 of this Law:
a) Collect ancient and precious documents; information resources regarding the tongues and writings of ethnic minorities; information resources of its province and information resources concerning the characteristics of its province;
b) Develop databases and digital libraries related to the characteristics of its province; popularize information resources to support provincial socio-economic development;
c) Support information retrieval and utilization and equip the skills for such activities for libraries users;
d) Arrange reading areas for children and people with disabilities;
dd) Take part in establishment of public libraries in districts and towns (“district-level libraries”) and public libraries in communes (“commune-level libraries”);
e) Provide mobile libraries, and transfer information resources and library utilities;
g) Organize exhibitions and other activities to promote reading culture;
h) Cooperate with domestic and foreign libraries;
i) Provide specialized guidance for libraries within its province as assigned and fulfill other duties given by competent authorities.
3. A district-level library has the following functions and duties in addition to those prescribed in Article 4 of this Law:
a) Receive information resources and library utilities from the provincial library;
b) Transfer information resources to other libraries in its district;
c) Support lifelong learning of people in its district;
d) Fulfill other duties assigned by competent authorities.
4. A commune-level library has the following functions and duties in addition to those prescribed in Article 4 of this Law:
a) Receive information resources and library utilities from the provincial library, district-level libraries and other legal sources;
b) Transfer information resources to community libraries and private libraries open to the general public in its commune;
c) Participate in promotion of reading culture and formation of reading habit of people in its commune;
d) Fulfill other duties assigned by competent authorities.
1. A special library is a library containing in-depth information resources of one particular discipline or more and serving officials, public employees and workers of its supervisory body or organization.
Special libraries consist of libraries of state agencies; libraries of science and technology organizations; libraries of political organizations, socio-political organizations, social organizations and socio-professional organizations; and libraries of business entities.
2. A special library has the following functions and duties in addition to those prescribed in Article 4 of this Law:
a) Enrich information resources as appropriate to its discipline(s); receive, supplement and organize use of information resources obtained from scientific research and publications, documents used in conferences and seminars, survey and research reports of researchers and its supervisory body or organization, and specialized journals, schemes and projects of its supervisory body or organization;
b) Develop a database and digital library for grey literature of its discipline(s); supplement and acquire the right to access foreign specialized information resources;
c) Cooperate with domestic and foreign libraries;
d) Fulfill other duties assigned by its supervisory body or organization.
Article 13. Libraries of People’s Armed Force
1. A library of the People’s Armed Force is a library of an affiliate of the People’s Army or Public Security Force that possesses consolidated information resources of national defense and security and serves officials, soldiers and people in the locality, persons serving a sentence, and persons receiving education in correctional institutions.
2. A library of the People’s Armed Force has the following functions and duties in addition to those prescribed in Article 4 of this Law:
a) Enrich information resources as appropriate to its assigned tasks; receive, supplement and organize use of domestic and foreign information resources of national defense and security; documents used in conferences and seminars, survey and research reports, and specialized journals, schemes and projects of the People’s Armed Force as regulated;
b) Develop a database and digital library for grey literature of national defense and security; supplement and acquire the right to access foreign information resources of national defense and security;
c) Cooperate with libraries in the same system, and share information resources with domestic and foreign libraries;
d) Fulfill other duties assigned by its supervisory body.
Article 14. University libraries
1. A university library is a library whose information resources serve learners and teachers of a higher education institution.
2. A university library has the following functions and duties in addition to those prescribed in Article 4 of this Law:
a) Enrich information resources as appropriate to the objectives, academic contents, programs and disciplines, scientific research and technological development of its higher education institution;
b) Receive, supplement and organize use of graduate papers, graduate projects, theses, dissertations and scientific research results of learners and lecturers in higher education institutions; formulate grey literature, educational resources databases and open educational resources;
c) Arrange reading space; give instructions on how to use library products and library utilities; refine information retrieval and utilization skills; consolidate and enrich knowledge of learners, teachers and managers;
d) Cooperate with domestic and foreign libraries;
dd) Fulfill other duties assigned by its higher education institution.
Article 15. Libraries of institutions of preschool education, general education or vocational education and other educational institutions
1. A library of an institution of preschool education, general education or vocational education or another educational institution is a library whose information resources serves learners and teachers of such educational institution.
2. The library of a preschool institution has the following functions and duties in addition to those prescribed in Article 4 of this Law:
a) Enrich information resources as appropriate to the age group and psychological characteristics of preschool children; and information/resources requirements from teachers, managers and educational programs of its institution;
b) Organize activities to familiarize preschool children with books and form reading habit in them; give instructions on how to use libraries, equip information retrieval and utilization skills for teachers and managers;
c) Fulfill other duties assigned by its institution.
3. The library of a general education institution has the following functions and duties in addition to those prescribed in Article 4 of this Law:
a) Enrich information resources as appropriate to learning and research activities of learners, teachers and managers, and to learning/teaching objectives, contents and curricula of each educational level or program;
b) Organize activities to encourage reading, form reading habit, and develop reading skill for learners; give instructions on how to use libraries, equip information retrieval and utilization skills for learners, teachers and managers;
c) Support learning, teaching and research, and organize other educational activities;
d) Fulfill other duties assigned by its institution.
4. The library of a vocational education institution or another educational institution has the following functions and duties in addition to those prescribed in Article 4 of this Law:
a) Enrich information resources as appropriate to learning and research activities of learners, teachers and managers, and to training objectives, contents and curricula of its institution;
b) Organize activities to encourage reading; give instructions on how to use libraries, equip information retrieval and utilization skills for learners, teachers and managers;
c) Fulfill other duties assigned by its institution.
Article 16. Community libraries and private libraries open to the general public
1. A community library is a library that possesses consolidated information resources and was established by a residential community at a commune-level cultural - sports center, community learning center, post office providing cultural services, cultural center, an apartment building or in a common space of the community.
2. A private library open to the general public is a financially independent library containing consolidated or specialized information resources and established by a Vietnamese organization or individual.
3. Community libraries and private libraries open to the general public have the following functions and duties in addition to those prescribed in Article 4 of this Law:
a) Provide information resources to people in their localities; receive information resources transferred from public libraries at all levels to accommodate people's needs;
b) Operate as declared with competent authorities;
c) Foster reading culture among people in their localities.
Article 17. Libraries of foreign organizations and individuals open to Vietnamese people
1. A library of a foreign organization or individual open to Vietnamese people is a financially independent library containing consolidated/specialized information resources, established by a foreign organization or individual in Vietnam and operated according to regulations of this Law and other relevant regulations of laws.
2. A library of a foreign organization or individual open to Vietnamese people has the following functions and duties in addition to those prescribed in Article 4 of this Law:
a) Operate as declared with competent authorities;
b) Promote reading culture.
Section 2. ESTABLISHMENT, MERGER, CONSOLIDATION, DIVISION AND DISSOLUTION OF LIBRARIES
Article 18. Library establishment conditions
1. Conditions for establishment of a library:
a) The library’s objectives and targeted groups of users are determined;
b) There are information resources suitable to the library’s functions, duties and targeted groups of users;
c) There are adequate facilities and equipment to operate the library;
d) Library staff is qualified for the library’s operations;
dd) The library’s legal representative has full legal capacity.
2. The Government shall elaborate Points a, b, c and d Clause 1 herein.
Article 19. Establishment of public libraries
1. Competence in and procedures for establishment of libraries being public service providers are specified by regulations of laws on public service providers.
2. Competence in and procedures for establishment of libraries besides those mentioned in Clause 1 herein are specified by regulations of laws that govern establishment of each library’s supervisory body.
Article 20. Establishment of non-public libraries
1. An organization/individual or a residential community has the right to establish a library if all the conditions prescribed in Clause 1 Article 18 of this Law and other relevant regulations of laws are satisfied.
2. For libraries established in the form of enterprises, such establishment shall abide by regulations in this Law, laws on enterprises and other relevant regulations of laws.
Article 21. Merger, consolidation, division and dissolution of libraries
1. Merger, consolidation, division or dissolution of a library must be carried out under a plan for conservation of information resources invested, sponsored and donated by the State, organizations and individuals.
2. A library founder has the right to decide merger, consolidation, division or dissolution of its library following the procedures prescribed by laws on public service providers, laws on enterprises, or laws governing the library’s supervisory body.
Article 22. Suspension and termination of library operations
1. A library will be suspended for a definite period in any of the following cases:
a) It violates any of the regulation prescribed in Clause 1 Article 8 of this Law;
b) It has incurred an administrative penalty related to library operations but persists with its violation.
2. A library will have its operations terminated in any of the following cases:
a) It decides to terminate its operations;
b) It is forced to terminate its operations due to lack of remedial measures upon end of the suspension period prescribed in Clause 1 of this Article.
3. Competence in suspension and termination of library operations:
a) Regulatory bodies, organizations and individuals with competence in library establishment have the right to terminate library operations for the case prescribed in Point a Clause 2 herein;
b) Competent organizations and individuals whose powers are prescribed by laws on handling of violations have the power to suspend library operations according to regulations of laws and have the right to terminate library operations for the case prescribed in Point b Clause 2 herein.
4. The decision on suspension or termination of operations of a library must include the reason for such suspension or termination and be posted at the library. The suspension decision must specify the suspension period. Within such period, if the library manages to remedy the violation stated in the suspension decision, the organization or individual with competence in suspending its operations has the power to decide resumption of its operations.
5. The Government shall elaborate procedures for suspension and termination of library operations.
Article 23. Notification of library establishment, merger, consolidation, division and dissolution
1. When a competent regulatory body, organization or individual establishes, merges, consolidates, divides, dissolves a library or terminates the operation of a library, it must notify the competent authorities prescribed in Clause 5 herein.
2. A notification dossier comprises:
a) A copy of the decision from the competent authority or written notice regarding establishment, merger, consolidation, division, dissolution or termination of operation of the library according to regulations of the Minister of Culture, Sports and Tourism;
b) Documents proving eligibility for establishment of public libraries, private libraries open to the general public and libraries of foreign organizations and individuals open to Vietnamese people prescribed in Clause 1 Article 18 of this Law.
3. Time limit for notification:
a) Within 30 days from the date on which the decision on establishment, merger, consolidation, division or dissolution of a public library or termination of operation thereof is promulgated;
b) 30 days prior to the date on which a non-public library begins its operations, undergoes merger, consolidation, division or dissolution, or has its operations terminated.
4. Within 15 days from the date of receipt of the valid dossier according to regulations in Clause 2 herein, the competent authority must reply in writing; if the dossier is rejected, a written explanation must be provided. Within 10 days from the date of receipt of the notification, if the notification dossier is lacking any content prescribed in Clause 2 herein, the competent authority shall request the regulatory body, organization or individual to supplement.
5. Competence in receipt of notification dossiers:
a) The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall receive notification dossiers concerning special libraries at central level and provincial libraries;
b) Provincial People’s Committees shall receive notification dossiers concerning provincial special libraries, district-level libraries, university libraries and libraries of foreign organizations and individuals open to Vietnamese people located in their provinces;
c) District-level People’s Committees shall receive notification dossiers concerning commune-level libraries; libraries of institutions of preschool education, general education and vocational education and other educational institutions; and private libraries open to the general public located in their districts;
d) Commune-level People’s Committees shall receive notification dossiers concerning public libraries located in their communes.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực