Luật Thủ đô 2012 số 25/2012/QH13
Số hiệu: | 25/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 21/12/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 25/12/2012 | Số công báo: | Từ số 767 đến số 768 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Điều 2. Vị trí, vai trò của Thủ đô
1. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
2. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
3. Trụ sở cơ quan trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình thành phố Hà Nội.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nội thành là khu vực gồm các quận của thành phố Hà Nội.
2. Ngoại thành là khu vực gồm các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội.
3. Vùng Thủ đô là khu vực liên kết phát triển kinh tế - xã hội gồm thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận do Chính phủ quyết định.
Điều 4. Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô
1. Xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của các cấp chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, các lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên động viên mọi tầng lớp nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
3. Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách thu hút các nguồn lực để phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, Vùng Thủ đô nhằm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Điều 5. Trách nhiệm của Thủ đô
1. Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.
2. Bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thủ đô.
3. Chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.
4. Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, nhân dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Điều 7. Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
1. Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô được trao tặng cho người nước ngoài có đóng góp trong việc xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc trong việc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục tặng danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô.
Luật này quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
1. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
2. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
3. Trụ sở cơ quan trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình thành phố Hà Nội.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nội thành là khu vực gồm các quận của thành phố Hà Nội.
2. Ngoại thành là khu vực gồm các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội.
3. Vùng Thủ đô là khu vực liên kết phát triển kinh tế - xã hội gồm thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận do Chính phủ quyết định.
1. Xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của các cấp chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, các lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên động viên mọi tầng lớp nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
3. Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách thu hút các nguồn lực để phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, Vùng Thủ đô nhằm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
1. Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.
2. Bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thủ đô.
3. Chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.
4. Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, nhân dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
1. Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô được trao tặng cho người nước ngoài có đóng góp trong việc xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc trong việc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục tặng danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô.
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ THỦ ĐÔ
Điều 8. Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô
1. Việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải được thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy định của pháp luật về xây dựng, về quy hoạch đô thị và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô phải bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước.
2. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc hội.
3. Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các quy hoạch khác của Thủ đô phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
4. Quy hoạch ngành, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia liên quan trực tiếp đến Thủ đô phải được lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
5. Việc lập và thực hiện quy hoạch phải bảo đảm nguyên tắc công khai, đồng bộ, ổn định, lâu dài.
Điều 9. Biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch
1. Trong nội thành không mở rộng diện tích sử dụng đất và quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có; không xây dựng mới khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không có trụ sở chính ở nội thành thì không được đặt địa điểm đào tạo trong nội thành.
Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp và lộ trình di dời một số cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội thành; di dời một số bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra khỏi nội thành hoặc xây dựng cơ sở khác của các bệnh viện, cơ sở này ở bên ngoài nội thành.
2. Khi lập quy hoạch chi tiết trục đường giao thông mới trên địa bàn Thủ đô phải bảo đảm phạm vi lập quy hoạch mở rộng mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới đường đỏ của tuyến đường dự kiến theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư về việc lập quy hoạch trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị. Căn cứ vào yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô và kết quả lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định việc quy hoạch.
3. Khi triển khai dự án phát triển đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền của thành phố Hà Nội đồng thời tổ chức thu hồi đất hai bên đuờng để sử dụng theo quy hoạch. Việc thu hồi đất trong trường hợp này được áp dụng như trường hợp thu hồi đất trong cùng dự án.
Trong trường hợp quy hoạch có xây dựng nhà ở tái định cư tại chỗ hoặc thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh thì ưu tiên cho người có đất bị thu hồi được tái định cư hoặc tham gia dự án sản xuất, kinh doanh đó.
4. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định trục đường giao thông mới quy định tại khoản 2 Điều này.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định ranh giới, mốc giới, diện tích đất hai bên đường cần phải thu hồi để xây dựng đường giao thông quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 10. Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị
1. Không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị của Thủ đô phải được quản lý theo đồ án quy hoạch, bảo đảm bảo tồn, tôn tạo, phát huy các hình thái kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử, tạo lập không gian xanh của Thủ đô, không gian cảnh quan khu vực hai bên Sông Hồng.
2. Việc cải tạo, chỉnh trang các đường giao thông, quan trọng trong nội thành phải được thực hiện đồng bộ với việc cải tạo, chỉnh trang công trình hai bên đường, bảo đảm giữ gìn không gian, kiến trúc đặc trưng của đô thị.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đối với khu vực cải tạo, tái thiết đô thị phù hợp với điều kiện thực tế để lập quy hoạch, thiết kế đô thị tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt thiết kế đô thị riêng trong khu vục đã ổn định chức năng sử dụng đất để phục vụ cho việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị và cấp giấy phép xây dựng.
Điều 11. Bảo tồn và phát triển văn hóa
1. Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô phải bảo đảm tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Các nguồn lực văn hóa trên địa bàn Thủ đô phải được quản lý, khai thác, sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô và cả nước.
2. Các khu vực, di tích và di sản văn hóa sau đây phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:
a) Khu vực Ba Đình;
b) Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô;
c) Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;
d) Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu;
đ) Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954;
e) Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.
3. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành:
a) Chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô;
b) Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và các giá trị văn hóa phi vật thể quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều này.
Điều 12. Phát triển giáo dục và đào tạo
1. Thực hiện phổ cập và phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đạt chuẩn quốc gia; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô theo quy hoạch.
2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề trên địa bàn Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo nguyên tắc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước.
3. Xây dựng một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô theo các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục. Việc theo học tại các cơ sở giáo dục chất lượng cao theo nguyên tắc tự nguyện.
4. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm sau:
a) Quy định cụ thể các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục chất lượng cao quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Quy định bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao ngoài chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để áp dụng đối với các cơ sở giáo dục chất lượng cao quy định tại khoản 3 Điều này sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 13. Phát triển khoa học và công nghệ
1. Tập trung phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ; bảo đảm phát huy tiềm năng, trí tuệ của các nhà khoa học và công nghệ; huy động sự tham gia, phối hợp của các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức khoa học và công nghệ khác; phát triển các dịch vụ khoa học và công nghệ, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao, chuyển nhượng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch trên địa bàn Thủ đô.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được ban hành chính sách trọng dụng nhân tài; chính sách ưu đãi để áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và các nhà khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô trên cơ sở cân đối nguồn lực của địa phương để thực hiện.
Điều 14. Quản lý và bảo vệ môi trường
1. Quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô; bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch.
2. Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh; xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; sử dụng diện tích công viên, vườn hoa công cộng, sai chức năng, mục đích.
Việc cải tạo sông, suối, hồ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt phải phù hợp với quy định về kiến trúc, cảnh quan, môi trường của Thủ đô.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành một số quy chuẩn môi trường về nước thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn Thủ đô nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn môi trường quốc gia theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
1. Đất đai trên địa bàn Thủ đô được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và pháp luật về đất đai.
2. Căn cứ quy định của pháp luật, yêu cầu thực tế và bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và của người có đất bị thu hồi, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành các biện pháp bảo đảm việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Thủ đô.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm sau:
a) Tổ chức xây dựng, công bố công khai quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; hệ thống thông tin địa lý, thông tin về địa chính; giá quyền sử dụng đất, giá cho thuê đất; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Thủ đô;
b) Bố trí quỹ đất cho các cơ quan trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập để di dời trụ sở theo quy hoạch. Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí đầu tư cho cơ quan, đơn vị di dời theo phân cấp.
4. Quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này và quỹ đất sau khi di dời cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.
Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Điều 16. Phát triển và quản lý nhà ở
1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu đô thị, nhà ở phải phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và yêu cầu xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại; ưu tiên đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành, đồng bộ với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
2. Các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp được cải tạo, xây dựng lại nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng và mỹ quan đô thị. Việc cải tạo, xây dựng phải tuân thủ quy định về độ cao, mật độ dân cư, mật độ xây dựng theo quy hoạch.
3. Việc cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 phải bảo đảm bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc theo quy định của pháp luật.
4. Trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải dành tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở cao hơn để phát triển nhà ở xã hội so với quy định chung của cả nước.
5. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành biện pháp thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định cụ thể tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 17. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thủ đô được xây dựng, phát triển đồng bộ, hiện đại, bảo đảm định hướng lâu dài và kết nối Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển, bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật có quy mô lớn, quan trọng trên địa bàn Thủ đô.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện đầu tư theo phân cấp; tổ chức việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn, hệ thống cung cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị, hệ thống thông tin liên lạc và kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn Thủ đô.
Điều 18. Phát triển và quản lý giao thông vận tải
1. Hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô được quy hoạch, xây dựng, phát triển đồng bộ, hiện đại, bảo đảm sự liên kết giữa Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh; tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
2. Các đoạn tuyến quốc lộ đi qua địa bàn Thủ đô được giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức quản lý, bảo trì theo quy hoạch, trừ đường cao tốc và một số tuyến quốc lộ đã được phê duyệt quy hoạch là đường cao tốc, Quốc lộ 1, Đường Hồ Chí Minh, đường vành đai ngoài cùng.
Nghiêm cấm lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, lòng đường trái quy định.
3. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải.
1. Dân cư trên địa bàn Thủ đô được quản lý với quy mô, mật độ, cơ cấu theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành; phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát vào nội thành.
3. Việc đăng ký thường trú ở ngoại thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:
a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;
b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.
Điều 20. Bảo vệ Thủ đô và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô
1. Xây dựng các khu vực phòng thủ bảo vệ Thủ đô, các phương án bảo đảm an toàn cho Thủ đô trong mọi tình huống; bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô bằng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả; mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính ở nội thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây:
a) Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 02 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, đất đai và xây dựng;
b) Các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định trong các lĩnh vục quy định tại điểm a khoản này thì cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó.
Điều 21. Chính sách, cơ chế về tài chính
1. Thủ đô được huy động vốn đầu tư trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.
2. Dự toán chi ngân sách của Thủ đô được xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi ngân sách cao hơn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác được áp dụng cho các thời kỳ ổn định từ 03 đến 05 năm.
Thủ đô được sử dụng các khoản thu ngân sách trung ương vượt dự toán, trừ các khoản sau:
a) Khoản thu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu;
b) Khoản chênh lệch thu, chi của Ngân hàng nhà nuớc;
c) Khoản thu không giao Thủ đô quản lý thu, không phát sinh trên địa bàn Thủ đô nhưng hạch toán nộp ở Thủ đô.
3. Đối với một số công trình, dự án quan trọng có quy mô đầu tư lớn thuộc lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi do thành phố Hà Nội quản lý vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách Thủ đô để triển khai thực hiện cho từng dự án.
4. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cấp chính quyền thành phố Hà Nội có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn ngân sách được Nhà nước phân bổ, hỗ trợ và các nguồn vốn huy động khi thực hiện các chương trình, dự án xây dựng, phát triển Thủ đô.
1. Việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải được thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy định của pháp luật về xây dựng, về quy hoạch đô thị và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô phải bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước.
2. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc hội.
3. Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các quy hoạch khác của Thủ đô phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
4. Quy hoạch ngành, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia liên quan trực tiếp đến Thủ đô phải được lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
5. Việc lập và thực hiện quy hoạch phải bảo đảm nguyên tắc công khai, đồng bộ, ổn định, lâu dài.
1. Trong nội thành không mở rộng diện tích sử dụng đất và quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có; không xây dựng mới khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không có trụ sở chính ở nội thành thì không được đặt địa điểm đào tạo trong nội thành.
Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp và lộ trình di dời một số cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội thành; di dời một số bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra khỏi nội thành hoặc xây dựng cơ sở khác của các bệnh viện, cơ sở này ở bên ngoài nội thành.
2. Khi lập quy hoạch chi tiết trục đường giao thông mới trên địa bàn Thủ đô phải bảo đảm phạm vi lập quy hoạch mở rộng mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới đường đỏ của tuyến đường dự kiến theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư về việc lập quy hoạch trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị. Căn cứ vào yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô và kết quả lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định việc quy hoạch.
3. Khi triển khai dự án phát triển đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền của thành phố Hà Nội đồng thời tổ chức thu hồi đất hai bên đuờng để sử dụng theo quy hoạch. Việc thu hồi đất trong trường hợp này được áp dụng như trường hợp thu hồi đất trong cùng dự án.
Trong trường hợp quy hoạch có xây dựng nhà ở tái định cư tại chỗ hoặc thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh thì ưu tiên cho người có đất bị thu hồi được tái định cư hoặc tham gia dự án sản xuất, kinh doanh đó.
4. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định trục đường giao thông mới quy định tại khoản 2 Điều này.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định ranh giới, mốc giới, diện tích đất hai bên đường cần phải thu hồi để xây dựng đường giao thông quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị của Thủ đô phải được quản lý theo đồ án quy hoạch, bảo đảm bảo tồn, tôn tạo, phát huy các hình thái kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử, tạo lập không gian xanh của Thủ đô, không gian cảnh quan khu vực hai bên Sông Hồng.
2. Việc cải tạo, chỉnh trang các đường giao thông, quan trọng trong nội thành phải được thực hiện đồng bộ với việc cải tạo, chỉnh trang công trình hai bên đường, bảo đảm giữ gìn không gian, kiến trúc đặc trưng của đô thị.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đối với khu vực cải tạo, tái thiết đô thị phù hợp với điều kiện thực tế để lập quy hoạch, thiết kế đô thị tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt thiết kế đô thị riêng trong khu vục đã ổn định chức năng sử dụng đất để phục vụ cho việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị và cấp giấy phép xây dựng.
1. Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô phải bảo đảm tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Các nguồn lực văn hóa trên địa bàn Thủ đô phải được quản lý, khai thác, sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô và cả nước.
2. Các khu vực, di tích và di sản văn hóa sau đây phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:
a) Khu vực Ba Đình;
b) Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô;
c) Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;
d) Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu;
đ) Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954;
e) Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.
3. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành:
a) Chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô;
b) Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và các giá trị văn hóa phi vật thể quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều này.
1. Thực hiện phổ cập và phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đạt chuẩn quốc gia; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô theo quy hoạch.
2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề trên địa bàn Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo nguyên tắc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước.
3. Xây dựng một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô theo các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục. Việc theo học tại các cơ sở giáo dục chất lượng cao theo nguyên tắc tự nguyện.
4. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm sau:
a) Quy định cụ thể các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục chất lượng cao quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Quy định bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao ngoài chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để áp dụng đối với các cơ sở giáo dục chất lượng cao quy định tại khoản 3 Điều này sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Tập trung phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ; bảo đảm phát huy tiềm năng, trí tuệ của các nhà khoa học và công nghệ; huy động sự tham gia, phối hợp của các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức khoa học và công nghệ khác; phát triển các dịch vụ khoa học và công nghệ, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao, chuyển nhượng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch trên địa bàn Thủ đô.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được ban hành chính sách trọng dụng nhân tài; chính sách ưu đãi để áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và các nhà khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô trên cơ sở cân đối nguồn lực của địa phương để thực hiện.
1. Quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô; bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch.
2. Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh; xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; sử dụng diện tích công viên, vườn hoa công cộng, sai chức năng, mục đích.
Việc cải tạo sông, suối, hồ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt phải phù hợp với quy định về kiến trúc, cảnh quan, môi trường của Thủ đô.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành một số quy chuẩn môi trường về nước thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn Thủ đô nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn môi trường quốc gia theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
1. Đất đai trên địa bàn Thủ đô được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và pháp luật về đất đai.
2. Căn cứ quy định của pháp luật, yêu cầu thực tế và bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và của người có đất bị thu hồi, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành các biện pháp bảo đảm việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Thủ đô.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm sau:
a) Tổ chức xây dựng, công bố công khai quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; hệ thống thông tin địa lý, thông tin về địa chính; giá quyền sử dụng đất, giá cho thuê đất; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Thủ đô;
b) Bố trí quỹ đất cho các cơ quan trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập để di dời trụ sở theo quy hoạch. Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí đầu tư cho cơ quan, đơn vị di dời theo phân cấp.
4. Quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này và quỹ đất sau khi di dời cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.
Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu đô thị, nhà ở phải phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và yêu cầu xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại; ưu tiên đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành, đồng bộ với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
2. Các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp được cải tạo, xây dựng lại nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng và mỹ quan đô thị. Việc cải tạo, xây dựng phải tuân thủ quy định về độ cao, mật độ dân cư, mật độ xây dựng theo quy hoạch.
3. Việc cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 phải bảo đảm bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc theo quy định của pháp luật.
4. Trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải dành tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở cao hơn để phát triển nhà ở xã hội so với quy định chung của cả nước.
5. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành biện pháp thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định cụ thể tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thủ đô được xây dựng, phát triển đồng bộ, hiện đại, bảo đảm định hướng lâu dài và kết nối Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển, bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật có quy mô lớn, quan trọng trên địa bàn Thủ đô.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện đầu tư theo phân cấp; tổ chức việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn, hệ thống cung cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị, hệ thống thông tin liên lạc và kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn Thủ đô.
1. Hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô được quy hoạch, xây dựng, phát triển đồng bộ, hiện đại, bảo đảm sự liên kết giữa Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh; tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
2. Các đoạn tuyến quốc lộ đi qua địa bàn Thủ đô được giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức quản lý, bảo trì theo quy hoạch, trừ đường cao tốc và một số tuyến quốc lộ đã được phê duyệt quy hoạch là đường cao tốc, Quốc lộ 1, Đường Hồ Chí Minh, đường vành đai ngoài cùng.
Nghiêm cấm lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, lòng đường trái quy định.
3. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải.
1. Dân cư trên địa bàn Thủ đô được quản lý với quy mô, mật độ, cơ cấu theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành; phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát vào nội thành.
3. Việc đăng ký thường trú ở ngoại thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:
a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;
b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.
1. Xây dựng các khu vực phòng thủ bảo vệ Thủ đô, các phương án bảo đảm an toàn cho Thủ đô trong mọi tình huống; bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô bằng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả; mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính ở nội thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây:
a) Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 02 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, đất đai và xây dựng;
b) Các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định trong các lĩnh vục quy định tại điểm a khoản này thì cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó.
1. Thủ đô được huy động vốn đầu tư trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.
2. Dự toán chi ngân sách của Thủ đô được xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi ngân sách cao hơn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác được áp dụng cho các thời kỳ ổn định từ 03 đến 05 năm.
Thủ đô được sử dụng các khoản thu ngân sách trung ương vượt dự toán, trừ các khoản sau:
a) Khoản thu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu;
b) Khoản chênh lệch thu, chi của Ngân hàng nhà nuớc;
c) Khoản thu không giao Thủ đô quản lý thu, không phát sinh trên địa bàn Thủ đô nhưng hạch toán nộp ở Thủ đô.
3. Đối với một số công trình, dự án quan trọng có quy mô đầu tư lớn thuộc lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi do thành phố Hà Nội quản lý vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách Thủ đô để triển khai thực hiện cho từng dự án.
4. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cấp chính quyền thành phố Hà Nội có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn ngân sách được Nhà nước phân bổ, hỗ trợ và các nguồn vốn huy động khi thực hiện các chương trình, dự án xây dựng, phát triển Thủ đô.
TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ THỦ ĐÔ
Điều 22. Trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội
1. Quốc hội quyết định ngân sách đặc thù cho Thủ đô quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21 của Luật này; giám sát tối cao việc thi hành và định kỳ 3 năm xem xét Báo cáo của Chính phủ về việc thi hành Luật Thủ đô.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thi hành Luật Thủ đô.
2. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo về việc thi hành Luật Thủ đô.
Điều 23. Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô; quy định cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô.
2. Hằng năm, Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và các bộ, ngành có liên quan để đánh giá kết quả thi hành pháp luật về Thủ đô.
Điều 24. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành, quy hoạch ngành, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô.
2. Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khi triển khai các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn Thủ đô để bảo đảm quản lý thống nhất theo quy hoạch.
Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người dân Thủ đô
1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô và chịu trách nhiệm về những vi phạm, yếu kém xảy ra trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thi hành Luật Thủ đô; định kỳ xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện Luật Thủ đô.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan trung ương, các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước;
b) Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia có hiệu quả vào quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô;
c) Hằng năm, báo cáo Chính phủ về việc thực hiện Luật Thủ đô.
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp của thành phố Hà Nội có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thủ đô trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
5. Cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật.
6. Người dân Thủ đô có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.
1. Quốc hội quyết định ngân sách đặc thù cho Thủ đô quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21 của Luật này; giám sát tối cao việc thi hành và định kỳ 3 năm xem xét Báo cáo của Chính phủ về việc thi hành Luật Thủ đô.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thi hành Luật Thủ đô.
2. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo về việc thi hành Luật Thủ đô.
1. Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô; quy định cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô.
2. Hằng năm, Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và các bộ, ngành có liên quan để đánh giá kết quả thi hành pháp luật về Thủ đô.
1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành, quy hoạch ngành, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô.
2. Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khi triển khai các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn Thủ đô để bảo đảm quản lý thống nhất theo quy hoạch.
1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô và chịu trách nhiệm về những vi phạm, yếu kém xảy ra trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thi hành Luật Thủ đô; định kỳ xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện Luật Thủ đô.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan trung ương, các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước;
b) Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia có hiệu quả vào quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô;
c) Hằng năm, báo cáo Chính phủ về việc thực hiện Luật Thủ đô.
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp của thành phố Hà Nội có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thủ đô trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
5. Cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật.
6. Người dân Thủ đô có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
2. Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội số 29/2000/PL-UBTVQH ngày 28 tháng 12 năm 2000 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 27. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2012.
Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2012.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 25/2012/QH13 |
Hanoi, November 21st 2012 |
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam 1992, amended and supplemented in the Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly issues the Law on the Capital
Article 1. Scope of regulation
This Law deals with the positions and roles of the Capital, the policies and responsibilities to build, develop, manage, and protect the capital
Article 2. The position and roles of the capital
1. The capital of the Socialist Republic of Vietnam is Hanoi.
2. The capital is the political and administrative center of the nation, where the central agencies of the Communist party, the state, and the socio-political organizations, diplomatic missions, and international organizations are located; is the major center for culture, education, science, technology, economics, and international trade of the whole country.
3. The headquarters of the Communist Party, the National Assembly, the President, and the Government are located in Ba Dinh area in Hanoi city.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Urban areas are the districts of Hanoi city.
2. Suburban areas are the peripheral districts and towns of Hanoi city.
3. The capital area is the area of socio-economic development association, including Hanoi city and some adjacent central-affiliated cities and provinces, decided by the Government.
Article 4. The responsibility to build, develop, and protect the capital
1. Building, developing, and protecting the capital is the regular and direct missions of the authorities at all levels and the people of Hanoi city; the responsibility of the agencies, organizations, the armed forces, and the people in the whole country.
2. The Vietnamese Fatherland Front and its affiliated organizations shall encourage all classes in the country and the Vietnamese overseas to participate in building, developing, and protecting the capital.
3. The state shall prioritize the investment, and adopt policies to attract the resources in order to fulfill the potentials and exploit the strength of the capital and capital area, for the purpose of building, developing, and protecting the capital.
Article 5. The responsibility of the capital
1. Build and develop a representatively civilized and modern capital
2. Ensure the safety and convenience for the operation of the the central agencies of the Communist party, the state, and the socio-political organizations, diplomatic missions, and international organizations, and for the organization of national, international programs and events in the capital.
3. Cooperate and assist the central-affiliated cities and provinces in the capital area and the whole country in expanding the forms of development association.
4. Actively expand the amicable relationships and cooperation with the capitals of other countries; utilize the outer resources to build and develop the capital; enable the organizations and people of the capital to participate in the international cooperation in economic, socio-cultural, educational, scientific, and technological activities.
Article 6. The symbol of the capital
The symbol of the capital is the picture of the Khue Van Cac in Van Mieu – Quoc Tu Giam.
Article 7. The title “Honorary citizen of the capital”
1. The title “Honorary citizen of the capital” shall be given to the foreigners that contribute to the building and development of the capital, or the expansion and fortification of the amicable relations and international cooperation of the capital.
2. The People’s Council of Hanoi city shall specify the authority, conditions, and procedure for awarding the title “Honorary citizen of the capital”.
THE POLICIES ON THE CONSTRUCTION, DEVELOPMENT, AND MANAGEMENT OF THE CAPITAL
Article 8. The Plan for the construction and development of the capital
1. The construction and development of the capital must comply with the overall planning for the construction of the capital, the laws on construction, planning, and other relevant laws.
The overall planning for the construction of the capital must ensure that the capital is civilized, modernized, able to develop sustainably, protect the environment; ensure the National defense and security, the connection of the technical infrastructures and social infrastructures of the capital with the central-affiliated cities and provinces in the capital area and the whole country.
2. The overall planning for the construction of the capital and its adjustment shall be approved by the Prime Minister after obtaining the opinions from the National Assembly.
3. The detailed planning of the capital must be conformable with the overall planning.
4. The national sectoral planning and the infrastructural planning directly relevant to the capital must be consulted by the People’s Committee of Hanoi city, and conformable with the overall planning.
5. The formulation and implementation of the planning must be open, synchronous, steady, and unrelenting.
Article 9. The measures for ensuring the implementation of the planning
1. In urban areas: do not expand the area or increase the number of beds of the existing hospitals; do not build new industrial parks and industrial factories outside industrial parks, industrial complexes, higher education institutions, and vocational education institutions.
The higher education institutions and vocational education institutions of which the head offices are not located in urban areas are not allowed to open schools in the urban areas.
The Prime Minister shall decide the solutions and plans for moving some industrial facilities away from the urban areas; move some hospitals, higher education institutions, vocational education institutions away from urban areas, or build their branches outside the urban areas.
2. When making the detailed planning for new traffic routes in the capital, each side of the red boundary must be expanded in accordance with the laws on urban planning.
The collection of opinions from the community about the planning in this case must be made as prescribed by the laws on urban planning. Based on the requirements of the construction and development of the capital, and the opinions from the community, the People’s Committee of Hanoi shall submit the planning to the People’s Council at the same level for consideration and decision.
3. When executing of project of development of traffic routes according to the approved planning, the competent agencies of Hanoi city shall withdraw the land alongside the roads to serve the planning. The withdrawal of land in this case is similar to the withdrawal of land in the same project.
When the planning includes the construction of on-the-spot resettlement houses, or the execution of the projects of production or trading, the people that have withdrawn land shall be prioritized to resettle or participate in such projects.
4. The People’s Council of Hanoi city shall decide the new traffic routes prescribed in Clause 2 this Article.
People’s Committee of Hanoi city shall decide the boundaries and the area of land alongside the roads that must be withdrawn to build traffic roads as prescribed in Clause 3 this Article.
Article 10. The management of the space, architecture, scenery, and urban construction
1. The space, architecture, scenery, and urban construction of the capital must be managed in accordance with the planning scheme, ensure the conservation, embellishment, and improvement of the architectures that have cultural and historical values, create a green environment for the capital and the scenery alongside Hong river.
2. The renovation and embellishment of the important roads in urban areas must be concurrent with the renovation and embellish of the constructions alongside the roads, preserve the typical space and architecture of the urban area.
3. The People’s Committee of Hanoi shall preside and cooperate with the Ministry of Construction in formulating the regulations and standards of the planning and architecture applicable to the renovated areas, that suit the actual conditions, for the purpose of planning and redesigning the urban areas in Ba Dinh district, Hoan Kiem District, Dong Da district, Hai Ba Trung District, and submit them to the Prime Minister for consideration and decision.
The People’s Committee of Hanoi shall approve the separate design in the areas of which the use purpose of land is stable in order to serve the management of the urban scenery, space, architecture, and issue the License for construction.
Article 11. The cultural preservation and development
1. The preservation and development of the capital culture must be typical of the national culture, uphold the tangible and intangible cultural values of the capital and the country; develop a civilized culture.
The cultural resources in the capital must be managed, extracted, and used in order to satisfy the requirements of preservation and development of the capital and the whole country.
2. Concentrate the resources on the following cultural heritages, relics and areas for preserving and upholding the cultural values:
a) The Ba Dinh area;
b) The President’s Palace relic; the Ho Chi Minh’s mausoleum; the Hoang Thanh Thang Long relic, Co Loa fort; Van Mieu - Quoc Tu Giam, and other special national relics in the capital;
c) The Hoan Kiem Lake area and Tay Lake;
d) Typical ancient towns, ancient villages, trade villages;
dd) Old villas and the constructions that were built before 1954;
e) The intangible cultural values in the capital.
3. The People’s Council of Hanoi shall issue:
a) The policies on encouraging investment and contributions from organizations and individuals to the construction of cultural works, parks, flower gardens, amusement parks, the preservation, renovation, and improvement of cultural heritages in the capital;
b) The list of ancient towns, ancient villages, typical trade villages, old villas; and the constructions built before 1954 and the intangible cultural values prescribed in Point d, dd, and e Clause 2 this Article.
Article 12. The development of education and training
1. Popularize and develop the pre-school education and compulsory education that satisfy the national standards; encourage organizations and individuals to invest in the construction of educational institution in the capital according to the planning.
2. The planning for the network of higher education institutions and vocational colleges is approved by the Prime Minister by concentrating on training high-quality human resources for the capital and the whole country.
3. Build some preschool education institutions and compulsory education institutions in the capital according to the criteria for the facilities, the teaching staff, the programs, the teaching method, and the educational services. The enrolment in the high-quality educational institutions is voluntary.
4. The People’s Council of Hanoi city shall issue regulations on the financial policies applicable to the high-quality educational institutions prescribed in Clause 3 this Article.
5. The People’s Council of Hanoi shall:
a) Specify the criteria for the facilities, the teaching staff, the programs, the teaching method, and the educational services prescribed in Clause 3 this Article;
a) Specify the advanced programs outside the preschool education program and compulsory education program for the high-quality educational institutions prescribed in Clause 3 this Article after obtaining the opinions from the Ministry of Education and Training.
Article 13. The development of science and technology
1. Concentrate on the synchronous development of social science, natural science, and technologies; ensure the fulfillment of the potentials and intelligence of the scientists; encourage the participation and cooperation of the research institutions, universities, and other scientific and technological organizations; develop the scientific and technological services; study the application and transfer of advanced technologies, especially high-technologies and clean technologies in the capital.
2. The People’s Council of Hanoi may issue policies on the incentives for talent; the incentive policies applicable to the organizations and individuals that invest in the scientific and technological development, and the scientists that participate in the key scientific and technological programs of the capital, based on the balance of the local resources.
Article 14. The environment protection and management
1. The management and protection of the capital’s environment are carried out according to the rules of sustainable development, together with the maintenance of natural, cultural, and historical factors in the capital; ensure the proportion of green space according to the planning.
2. It is prohibited to fill, trespass, or pollute the rivers, streams, lakes, parks, flower gardens, public places; fell trees and destroy forests in the capital; discharge untreated waste into the environment; use public flower gardens and parks for improper purposes.
The refurbishment of rivers, lakes, and streams that are polluted, degraded, or depleted, must be suitable with the architecture, scenery, and environment of the capital.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall issue some stricter environmental regulations on sewages, exhaust fumes, and noise in the capital that the national environmental regulations at the request of the People’s Committee of Hanoi city.
1. The land in the capital must be frugally, efficiently managed and used, in accordance with the overall planning for the capital construction, the planning for land use, and the laws on land.
2. According to law and the actual requirements, for the harmony between the interests of the State, the enterprises and the people whose land is withdrawn, the People’s Council of Hanoi city shall provide solutions to ensure the punctual land withdrawal and land clearance for the important projects of investment in the capital.
3. The People’s Council of Hanoi shall:
a) Formulate and announce the land use planning; the geographical and cadastral information system; the prices of land use, land rent, house ownership, and other property attach to land in the capital.
b) Allocate land to the central agencies and public non-business units for moving their office according to the planning. The State budget shall allocate budget to the agencies that move.
4. The land after moving the industrial facilities, hospitals, higher education institutions, vocational education institutions prescribed in Clause 1 Article 9 of this Law, and the land after moving the agencies prescribed in Point b Clause 3 this Article shall be reserved for the construction and development of public works, social infrastructures, technical infrastructures; it is prohibited to build high-rise apartment buildings contrary to the planning.
The Prime Minister shall specify this Clause.
Article 16. The development and management of houses
1. The plans for the development of urban areas and houses must be conformable with the overall planning for the capital’s construction, and the requirements for building a civilized and modern capital; prioritize the investment in building the modern and convenience urban areas and houses in the suburbs, concurrently with the construction if technical infrastructures and social infrastructures.
2. The old apartment buildings and houses shall be refurbished and reconstructed in order to ensure the urban scenery and the users' safety. The refurbishment and construction must comply with the regulations on the height, population density and construction density according to the planning.
3. The refurbishment and restoration of ancient houses, old villas, and the constructions built before 1954 must ensure the preservation of their architectural values as prescribed by law.
4. In the projects of developing commercial houses, the new urban areas must have higher proportion of residential land and houses in order to develop the social housing as prescribed by national regulations.
5. The People’s Council and People’s Committee of Hanoi city shall provide the solutions for implementing Clause 2 and Clause 3 this Article, specify the area of residential land and houses for developing social housing in the projects of developing commercial housing prescribed in Clause 4 this Article.
Article 17. The development of technical infrastructure system
1. The urban technical infrastructure system of the capital shall be synchronously and modernly constructed and developed, ensure the long-term orientation and connection between the capital and the central-affiliated cities and provinces in the capital area and in the whole country.
2. The state shall prioritize the investment, and provide policies to attract the resources to the investment in the construction, development, and maintenance of the large-scale and important technical infrastructures in the capital.
3. The People’s Committee of Hanoi shall make investment under the decentralization; organize the synchronous investment in the water supply and drainage system, sewage treatment system, solid waste management and treatment system, urban lighting and energy supply system, the communication system, and other technical infrastructures in the capital.
Article 18. The development and management of transport
1. The transport system in the capital shall be synchronously and modernly planed, constructed, and developed, ensuring the connection between the capital and the central-affiliated cities and provinces in the capital area and in the whole country, conformable with the requirements for the socio-economic development, and ensuring the National defense and security; concentrate on the investment, and encourage the investment in the development of the transport infrastructure and the public transportation system in the capital.
2. The management and maintenance of the highways crossing the capital shall be organized by the People’s Committee of Hanoi city in accordance with the planning, except for the freeways and some highways that are planned as freeways, Highway 1, Ho Chi Minh road, and the outer peripheral roads.
It is prohibited to illegally trespass and use the sidewalks and the pavement.
3. The People’s Council of Hanoi city shall issue regulations on prioritize the development of the mass public transport system; encourage the investment in the construction and use of bus stations and car parks; apply high-technologies to the management and operation of the transport system.
Article 19. Population management
1. The residents in the capital shall be managed according to the scale, density, and structure in the overall planning for the capital’ construction
2. The People’s Council of Hanoi city shall provide the policies on prioritizing the investment and mobilizing the resources to investing in the construction of synchronous, modern, and convenient urban areas, houses, technical infrastructure and social infrastructure in the suburbs; cooperate with the central-affiliated cities and provinces in the capital area in the socio-economic development and employment creation in order to prevent the uncontrolled immigration into urban areas.
3. The registration of permanent resident in the suburbs must comply with the laws on residence.
4. The citizens in on of the following cases are eligible for the registration of residence in urban areas:
a) The cases prescribed in Clause 2, 3 and 4 Article 20 of the Law on Residence;
b) The cases not specified in Point a this Clause that have temporarily resided in the urban areas for at least 3 years, owned or rented houses in urban areas of organizations and individuals that have applied for housing business registration; for houses for lease must satisfy the conditions for average area as prescribed by the People’s Council of Hanoi city, and the registration for permanent residence at the leased housed must be approved in writing by the lessors.
Article 20. Protecting the capital, ensuring the security, order, and social safety in the capital
1. Construct the capital protection area, the plan for ensuring the safety of the capital in any situation; protect the political security and social safety in the capital by taking efficient measures; all violations of law must be promptly discovered, prevented, and strictly handled.
2. The penalties for administrative violations in urban areas must comply with the laws on handling administrative violations and the following regulations:
a) The People’s Council of Hanoi may impose the higher fines for the corresponding violations of the laws on culture, land, and construction, but such fines must not exceed 2 times of the fines imposed by the Government;
b) The positions authorized to impose fines for the administrative violations prescribed in Point a this Clause are also authorized to impose the higher fines for the corresponding violations.
Article 21. The financial policies and mechanism
1. The capital may raise domestic investment capital by issuing municipal bonds, from voluntary contributions from organizations and individuals, and other methods of capital raising as prescribed by law.
2. The budget expenditure estimate of the capital is determined based on the higher budget allocation than that of other central-affiliated cities and provinces, applicable to the stable period from 03 to 05 years.
The capital may use the budget revenues that exceed the estimate, except for the following amounts:
a) The revenues from the VAT on imports;
b) The differences between the receipts and expenses of the State bank;
c) The revenues that are not collected by the capital, do not arise in the capital, but are recorded and paid in the capital.
3. For some important large-scale constructions and projects relevant to the environment, traffic, and irrigation managed by Hanoi city that exceed the ability to balance the municipal budget, the Government shall request the National Assembly to decide the support for the capital’s budget from the central budget in order or execute such projects.
4. The People’s Councils and People’s Committees at all levels in Hanoi shall use the allocated budget properly and efficiently when executing the programs and projects of building and developing the capital.
THE RESPONSIBILITY TO BUILD, DEVELOP, AND MANAGE THE CAPITAL
Article 22. The responsibility of the National Assembly, the agencies of the National Assembly, the delegation of the National Assembly, and the members of the National Assembly.
1. The National Assembly shall decide the special budget of the capital as prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 21 of this law; supervise the implementation and send reports on the implementation of the Law on the capital to the Government every 3 years.
Standing Committee of the National Assembly, the National council, the committees of the National Assembly, the delegation of the National Assembly, and the members of the National Assembly shall supervise the implementation of the Law on the capital within the ambit of their duties and authority.
2. If necessary, the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly shall request the People’s Committee of Hanoi city to report the implementation of the Law on the capital.
Article 23. The responsibility of the Government and the Prime Minister
1. The Government shall direct the Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees of central-affiliated cities and provinces to cooperate with the People’s Committee of Hanoi city in implementing the law on the capital, providing the mechanism for the cooperation among the central-affiliated cities and provinces in the capital area in order to implement the law on the capital.
2. Annually, the Prime Minister shall work with the People’s Committee of Hanoi city, the central-affiliated cities and provinces in the capital area, and relevant Ministries in order to assess the result of the implementation of the law on the capital.
Article 24. The responsibility of the Ministries and ministerial-level agencies
1. Preside and cooperate with the People’s Committee of Hanoi city in formulating the sectoral strategies and plans, formulate law documents related to the construction, development, and management of the capital.
2. Actively cooperate with the People’s Committee of Hanoi city when executing the programs and projects of investment in the capital in order to ensure the uniform management according to the planning.
Article 25. The responsibility of the organizations and people in the capital
1. The People’s Councils, People’s Committees, and Presidents of the People’s Committees at all level in Hanoi city shall implement the law on the capital, and take responsibility for the violations and shortcomings during the construction, development, management, and protection of the capital.
2. The People’s Council of Hanoi city shall supervise the implementation of the Law on the capital, periodically examine and report the implementation of the Law on the capital to the People’s Committee of Hanoi city.
3. The People’s Committee of Hanoi city shall:
a) Cooperate with the organizations concerned to ensure the operation of the central agencies, the important internal and foreign affairs of the Communist party and the State
b) Enable organizations and individuals to efficiently participate in the construction, services, and protection of the capital;
c) Report the implementation of the Law on the capital to the Government annually.
4. The Committees of the Vietnamese Fatherland Front at all levels of Hanoi city shall tightly cooperate with various local governments, and encourage the participations of organizations and individuals in the capital in the construction, development, and protection of the capital.
5. The officers, officials, and public employees in the capital must keep studying and training in order to raise their competence and proficiency, and satisfy the requirements for their duties; be a positive role model in the assigned duties and authority; instruct and enable the people to comply with law.
6. The people in the capital must comply with law, actively participate in the construction of the government, the civilized lifestyle, keeping the security, order and social safety in the capital.
1. This Law takes effect on January 01st 2013.
2. The Ordinance on the Capital No. 29/2000/PL-UBTVQH dated December 28th 2000 are annulled on the effective date of this Law.
Article 27. Specifying and guiding the implementation
The Government and the competent agency shall specify and guiding the implementation of the assigned Articles and Clauses in this Law.
This Law is passed by the 13th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in the 4th session on November 21st 2012.
|
THE PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY |