Chương VI Luật Thanh tra 2010: Thanh tra nhân dân
Số hiệu: | 56/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 15/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 01/04/2011 | Số công báo: | Từ số 165 đến số 166 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Một số nội dung chủ yếu của Luật Thanh tra
Ngày 15/11/2011, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật số 56/2010/QH12 quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân.
Luật gồm 7 chương, 78 điều, trong đó, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm: cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện) và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Luật quy định lại tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành theo hướng: cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Khi tiến hành thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Luật xác định rõ trách nhiệm xây dựng Định hướng chương trình, kế hoạch thanh tra. Chậm nhất vào ngày 15/10 hằng năm, Tổng Thanh tra Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra. Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra chậm nhất vào ngày 30/10 hằng năm. Căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra cấp mình.
Đồng thời, chậm nhất vào ngày 15/11 hằng năm, Chánh Thanh tra bộ, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chánh Thanh tra tỉnh căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của bộ, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê duyệt kế hoạch thanh tra…
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 và thay thế Luật thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15/06/2004.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban thanh tra nhân dân.
Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
1. Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
2. Khi cần thiết, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định.
3. Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và người lao động, biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.
Căn cứ vào địa bàn và số lượng dân cư, mỗi Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 05 đến 11 thành viên.
Thành viên Ban thanh tra nhân dân không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là 02 năm.
2. Trong nhiệm kỳ, thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được nhân dân tín nhiệm thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn đề nghị Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân đã bầu ra thành viên đó bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trực tiếp chỉ đạo hoạt động.
2. Ban thanh tra nhân dân căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, chương trình hành động và sự chỉ đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn đề ra phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động của mình.
3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn. Khi cần thiết, Trưởng Ban thanh tra nhân dân được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.
1. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân những chính sách, pháp luật chủ yếu liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương.
2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân.
3. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị đó; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.
4. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở.
5. Hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo quy định của pháp luật.
1. Hướng dẫn việc tổ chức Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu Ban thanh tra nhân dân.
2. Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và nhân dân ở địa phương; tổ chức cuộc họp của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
2. Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công tác; định kỳ nghe báo cáo về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; đôn đốc việc giải quyết những kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.
4. Động viên nhân dân ở địa phương ủng hộ, phối hợp; tham gia các hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
5. Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.
1. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu.
Ban thanh tra nhân dân có từ 03 đến 09 thành viên là người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là 02 năm.
2. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
1. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực tiếp chỉ đạo hoạt động.
2. Căn cứ vào nghị quyết Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhân dân lập chương trình công tác theo từng quý, từng năm.
3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
1. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân về các chế độ, chính sách và những thông tin cần thiết khác; bảo đảm quyền lợi đối với thành viên Ban thanh tra nhân dân trong thời gian thành viên đó thực hiện nhiệm vụ.
2. Yêu cầu các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung giám sát để Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ.
3. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân; thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị đó; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.
4. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
5. Hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo quy định của pháp luật.
1. Phối hợp với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước tổ chức Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu Ban thanh tra nhân dân.
2. Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; tổ chức cuộc họp của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
3. Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công tác, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động và giải quyết kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân đối với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
4. Động viên người lao động ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước ủng hộ, tham gia hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
5. Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.
Article 65. Organization of People's Inspectorate
People's Inspectorate is organized in the form of people's inspection boards.
People's inspection boards are set up in communes, wards, townships, state agencies, public non-business units and state enterprises.
Article 66. Tasks of people's inspection boards
People's inspection boards are tasked to supervise the implementation of policies and laws, the settlement of complaints and denunciations and the implementation of the law on grassroots democracy by responsible agencies, organizations and individuals in their communes, wards, townships, state agencies, public non-business units and state enterprises.
Article 67. Powers of people's inspection boards
1. Upon detecting signs of law violation, to recommend competent persons to handle them under law and supervise the implementation of their recommendations.
2. When necessary, to be assigned by chairpersons of commune-level People's Committees or heads of state agencies, public non-business units and state enterprises to verify certain cases.
3. To recommend chairpersons of commune-level People's Committees or heads of state agencies, public non-business units and state enterprises to redress loopholes or mistakes detected through the supervision; to guarantee legitimate rights and interests of citizens and laborers, and praise units and individuals that record achievements. Upon detecting law violators, to recommend competent agencies and organizations to examine and handle them.
Section 2: PEOPLE'S INSPECTION BOARDS IN COMMUNES. WARDS AND TOWNSHIPS
Article 68. Organization of" people's inspection boards in communes, wards and townships
1. People's inspection boards in communes, wards and townships shall be elected by people's conferences or people's representatives' conferences in villages, hamlets or street population groups.
Depending on geographical area and population size of a commune, ward or township a people inspection board may be composed of between 5 and 11 members.
Members of people's inspection boards must not be incumbent cadres of commune-level People's Committees.
A term of office of people's inspection boards in communes, wards and townships is 2 years.
2. During the term of office, people's inspection board members who fail to fulfill their tasks or are no longer trusted by the people shall be dismissed and replaced by others elected by people's conferences or people's delegates' conferences which have elected them at the request of commune, ward or township Vietnam Fatherland Front Committees.
Article 69. Operation of people's inspection boards in communes, wards and townships
1. People's inspection boards in communes, wards and townships shall directly submit to the operation direction by Vietnam Fatherland Front Committees of the same level.
2. People's inspection boards shall base themselves on resolutions of People's Councils of communes, wards and townships and programs of action and directions of Vietnam Fatherland Front Committees of communes, wards and townships to set forth orientations and plans for their operation.
3. People's inspection boards shall report on their operations to Vietnam Fatherland Front Committees of communes, wards and townships. When necessary, heads of people's inspection boards may be invited to attend meetings of People's Councils. People's Committees and Vietnam Fatherland Front Committees of communes, wards or townships.
Article 70. Responsibilities of commune-level People's Committees
1. To notify people's inspection boards of major policies and laws related to organization, operation and tasks of commune-level People's Councils and People's Committees: on annual socio-economic development objectives and tasks of localities.
2. To request related organizations and individuals to fully and promptly provide necessary information and documents to people's inspection boards.
3. To examine and promptly settle recommendations of people's inspection boards, and notify handling results within 15 days after receiving these recommendations; to handle persons who obstruct operation of people's inspection boards or persons who take revenge on or bully members of people's inspection boards.
4. To notify people's inspection boards of results of the settlement of complaints and denunciations, or the implementation of the law on grassroots democracy.
5. To provide funds or facilities to support people's inspection boards to operate under law.
Article 71. Responsibilities of Vietnam Fatherland Front Committees of communes, wards and townships
1. To guide the organization of people's conferences or people's representatives' conferences in villages, hamlets and street population groups for electing people's inspection boards.
2. To issue documents recognizing people's inspection boards and notify the recognition to Peoples Councils and People's Committees of the same level and local people: to organize meetings of people's inspection boards for electing the boards' heads, deputy heads and assigning tasks to each member.
3. To guide people's inspection boards in working out their working programs and activities; to periodically hear reports on operation of people's inspection boards; to urge the settlement of recommendations of people's inspection boards.
4. To encourage local people to support, cooperate and participate in activities oi people's inspection boards.
5. To certify written records and recommendations of people's inspection boards.
Section 3: PEOPLE'S INSPECTION BOARDS IN STATE AGENCIES, PUBLIC NON-BUSINESS UNITS AND STATE ENTERPRISES
Article 72. Organization of people's inspection boards in state agencies, non-business units and stale enterprises
1. People's inspection boards in state enterprises, non-business units and state enterprises shall be elected by employees' conferences or employees' representatives' conferences.
A people's inspection board is composed of between 3 and 9 members being workers and employees in a state agency, non-business unit or state enterprise.
A term of office of people's inspection boards is 2 years.
2. During the term of office, the people's inspection board members who fail to accomplish their tasks or are no longer trusted shall be dismissed and replaced by others elected by the employees' conferences or employees representatives' conferences at the proposal of grassroots Trade Union Executive Committees.
Article 73. Operation of people's inspection boards in state agencies, non-business units and state enterprises
1. People's inspection boards in state agencies, non-business units and state enterprises shall directly submit to the operation direction by grassroots Trade Union Executive Committees.
2. Based on resolutions of employees' conferences or employees' representatives' conferences of state agencies, non-business units of State enterprises, and directions of grassroots Trade Union Executive Committees, people's inspection boards shall work out quarterly and annual working programs.
3. People's inspection boards shall report on their operations to grassroots Trade Union Executive Committees, employees' conferences or employees" representatives" conferences of state agencies, non-business units or state enterprises.
Article 74. Responsibilities of heads state agencies, non-business units and state enterprises
1. To notify people's inspection boards of regimes, policies and other necessary information; to ensure the interests of members of people's inspection boards when these members perform their tasks.
2. To request units and individuals under their management to promptly and sufficiently provide information and documents directly related to supervision contents for people's inspection boards to perform their tasks.
3. To examine and promptly settle recommendations of people's inspection boards; to notify settlement results within 15 days after receiving these requests; to handle persons who obstruct operations of people's inspection boards or persons who take revenge on or bully members of people's inspection boards.
4. To notify people's inspection boards of results of settlement of complaints and denunciations, or the implementation of the law on grassroots democracy.
5. To provide funds or facilities to support people's inspection boards to operate under law.
Article 75. Responsibilities of grassroots Trade Union Executive Committees
1. To coordinate with heads of their state agencies, non-business units or state enterprises in organizing employees conferences or employee representatives' conferences to elect people's inspection boards.
2. To issue documents recognizing people's inspection boards and notify such recognition to cadres, workers and employees in their state agencies, non-business units or state enterprises; to organize meetings of people's inspection boards for electing their heads, deputy heads and assigning tasks to each member.
3. To guide people's inspection boards in working out their working programs and activities; to periodically hear reports on operation results and settle recommendations of people's inspection boards.
4. To encourage laborers in state agencies, non-business units and state enterprises to support and participate in activities of people's inspection boards.
5. To certify written records and recommendations of people's inspection boards.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực