Chương 2 Luật Thanh tra 2004: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước
Số hiệu: | 22/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2004 |
Ngày công báo: | 15/07/2004 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Thanh tra - Ngày 15/6/2004, Quốc hội đã ban hành Luật Thanh tra số 22/2004/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2004, thay thế Pháp lệnh Thanh tra ban hành năm 1990. Luật quy định: cơ quan thanh tra nhà nước tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước... Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân... Bên cạnh đó, Luật cũng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu của cơ quan thanh tra các cấp, ngành, lĩnh vực, thanh tra viên...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính gồm có:
1. Thanh tra Chính phủ;
2. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh);
3. Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện).
1. Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ.
2. Thanh tra Chính phủ có Tổng thanh tra, Phó Tổng thanh tra và Thanh tra viên.
Tổng thanh tra là thành viên Chính phủ, do Thủ tướng Chính phủ đề nghị Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Tổng thanh tra chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra.
3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Thanh tra Chính phủ do Chính phủ quy định.
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
4. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
6. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, về khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền; hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, về khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng.
7. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra.
8. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra.
9. Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng.
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ hoặc tự mình quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (gọi chung là Bộ trưởng), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thanh tra trong phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là bộ), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).
5. Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định do bộ đó ban hành trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước, của Tổng thanh tra về công tác thanh tra; nếu Bộ trưởng không đình chỉ hoặc huỷ bỏ văn bản đó thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản của Tổng thanh tra về công tác thanh tra.
7. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Thủ tướng; phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
8. Xem xét những vấn đề mà Chánh thanh tra bộ không nhất trí với Bộ trưởng, Chánh thanh tra tỉnh không nhất trí với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về công tác thanh tra và đề nghị Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét lại; trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không xem xét hoặc đã xem xét nhưng Tổng thanh tra không nhất trí thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
9. Lãnh đạo cơ quan Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Thanh tra tỉnh có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh thanh tra tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra.
3. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện), của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (gọi chung là sở).
2. Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nhiều sở.
3. Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao.
4. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
6. Hướng dẫn công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính; phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan hướng dẫn chế độ chính sách, tổ chức biên chế đối với Thanh tra huyện, Thanh tra của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (gọi chung là Thanh tra sở).
7. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
3. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Đề nghị Thủ trưởng cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (gọi chung là Giám đốc sở), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thanh tra trong phạm vi quản lý của sở, Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
5. Kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
6. Kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng thanh tra.
7. Xem xét những vấn đề mà Chánh thanh tra sở không nhất trí với Giám đốc sở, Chánh thanh tra huyện không nhất trí với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện về công tác thanh tra và đề nghị Giám đốc sở, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét lại; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện không xem xét hoặc đã xem xét nhưng Chánh thanh tra tỉnh không nhất trí thì báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
8. Lãnh đạo cơ quan Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
1. Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
2. Thanh tra huyện có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh thanh tra huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh.
3. Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban nhân cùng cấp, đồng thời chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh.
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
2. Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3. Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao.
4. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
6. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
3. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Đề nghị Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan đó.
5. Kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện; phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
6. Kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh thanh tra tỉnh.
7. Lãnh đạo cơ quan Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
1. Các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực gồm có:
a) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ). Thanh tra bộ có thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được thành lập cơ quan thanh tra. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ được áp dụng như đối với Thanh tra bộ;
b) Thanh tra sở.
Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức Thanh tra bộ và việc thành lập Thanh tra sở.
1. Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
2. Thanh tra bộ có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra.
3. Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ.
2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách.
3. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao.
5. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
6. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
7. Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với Thanh tra sở; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra.
8. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
3. Trình Bộ trưởng quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Kiến nghị Bộ trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng; phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
7. Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng thanh tra.
8. Lãnh đạo cơ quan Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
1. Thanh tra sở là cơ quan của sở, có trách nhiệm giúp Giám đốc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc sở.
2. Thanh tra sở có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh.
3. Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc sở, đồng thời chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ.
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.
2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quản lý do sở phụ trách.
3. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao.
5. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
6. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
7. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc sở thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra.
8. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của sở.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của sở.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
3. Trình Giám đốc sở quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Kiến nghị Giám đốc sở tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của đơn vị thuộc quyền quản lý của sở.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Kiến nghị Giám đốc sở xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của sở.
7. Kiến nghị Giám đốc sở giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh thanh tra tỉnh.
8. Lãnh đạo cơ quan Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
Thanh tra viên là công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra viên.
Ngạch thanh tra, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thanh tra viên do Chính phủ quy định.
1. Người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
c) Có nghiệp vụ thanh tra;
d) Có ít nhất hai năm làm công tác thanh tra đối với người mới được tuyển dụng vào ngành thanh tra (không kể thời gian tập sự); nếu là cán bộ, công chức công tác ở cơ quan, tổ chức khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có ít nhất một năm làm công tác thanh tra.
2. Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, Chính phủ quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với Thanh tra viên của từng ngạch thanh tra.
Trong hoạt động thanh tra, cơ quan thanh tra có quyền trưng tập cộng tác viên.
Cộng tác viên thanh tra là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra.
Tiêu chuẩn cụ thể, chế độ, trách nhiệm đối với cộng tác viên thanh tra; việc trưng tập cộng tác viên thanh tra do Chính phủ quy định.
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao; Thanh tra viên còn phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ thanh tra.
Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
ORGANIZATION, TASKS AND POWERS OF STATE INSPECTION AGENCIES
Section 1. INSPECTION AGENCIES ORGANIZED ACCORDING TO ADMINISTRATIVE LEVELS
Article 13.- Organization of inspection agencies according to administrative levels
Inspection agencies organized according to administrative levels include:
1. The Government Inspectorate;
2. Inspectorates of the provinces or centrally-run cities (collectively called provincial inspectorates);
3. Inspectorates of rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns (collectively called district inspectorates).
Article 14.- The Government Inspectorate
1. The Government Inspectorate is an agency of the Government, answerable to the Government for performing the State management over inspection work and performing and exercising the inspection tasks and powers within the Government’s State management scope.
2. The Government Inspectorate consists of the Inspector General, Deputy Inspector General and inspectors.
The Inspector General is a cabinet member recommended by the Prime Minister to the National Assembly for approval and to the State President for appointment, dismissal or removal from office. The Inspector General is answerable to the National Assembly and the Prime Minister for inspection work.
3. Structure and organizational apparatus of the Government Inspectorate are prescribed by the Government.
Article 15.- Tasks and powers of the Government Inspectorate
1. To inspect the implementation of policies and laws, the performance of tasks by the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities.
2. To inspect cases related to the management responsibilities of many ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies or People’s Committees of many provinces or centrally-run cities.
3. To inspect other cases assigned by the Prime Minister.
4. To perform the task of settling complaints and denunciations according to law provisions on complaints and denunciations.
5. To perform the task of preventing and combating corruption according to law provisions against corruption.
6. To compile legal documents on inspection, complaints, denunciations or corruption combat, then submit them to competent authorities for promulgation or promulgate them according to its competence; to guide, propagate, examine or inspect the observance of law provisions on inspection, complaints, denunciations or corruption combat.
7. To direct and guide the inspection work, organization and professional operations; to provide professional inspection training to the contingent of officials and State employees engaged in inspection work.
8. To sum up and report on results of inspection and settlement of complaints and denunciations or corruption combat within the State management scope of the Government; to sum up experiences in inspection work.
9. To enter into international cooperation in inspection, settlement of complaints and denunciations and corruption combat.
10. To perform other tasks and powers as prescribed by law.
Article 16.- Tasks and powers of the Inspector General
1. To lead and direct the inspection work within the State management scope of the Government.
2. To work out inspection programs and plans, then submit them to the Prime Minister for decision, and organize the implementation thereof.
3. To propose to the Prime Minister for decision or to decide on his/her own the inspection upon detecting signs of law violations.
4. To request the ministers, the heads of the ministerial-level agencies (collectively called ministers), the presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities to conduct inspection within the management scope of such ministries or ministerial-level agencies (collectively called ministries) or the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities (collectively called the provincial-level People’s Committees).
5. To propose ministers to suspend the implementation of, or annul regulations promulgated by their ministries which are contrary to the legal documents of the State or the Inspector General on inspection work. If ministers refuse to suspend or annul such documents, he/she shall submit them to the Prime Minister for decision.
6. To suspend the implementation of, and request the Prime Minister to annul regulations of the provincial-level People’s Committees or the provincial-level People’s Committee presidents, which are contrary to the Inspector General’s documents on inspection work.
7. To propose the Prime Minister to examine liability and handle persons committing violation acts, who are under the Prime Minister’s management; to coordinate with the heads of agencies or organizations in examining liability and handle persons committing violation acts who are under the management of such agencies or organizations.
8. To examine inspection work-related matters on which the ministerial chief inspectors disagree with the ministers, or the provincial chief inspectors disagree with the provincial People’s Committee presidents, and request the ministers or the provincial People’s Committee presidents to re-examine them. In cases where the ministers or the provincial People’s Committee presidents refuse to re-examine or have made the re-examinations but the Inspector General disagrees therewith, he/she shall report such to the Prime Minister for decision.
9. Leaders of the Government Inspectorate shall perform the tasks and exercise the powers according to the provisions of this Law and other law provisions.
Article 17.- Provincial inspectorates
1. Provincial inspectorates are professional agencies under the provincial-level People’s Committees, having the responsibility to assist the People’s Committees of the same level in inspection work, and performing and exercising the administrative inspection tasks and powers within the State management scope of the provincial-level People’s Committees.
2. A provincial inspectorate consists of chief inspector, deputy chief inspector and inspectors.
Provincial chief inspectors shall be appointed, dismissed or removed from office by the presidents of the People’s Committees of the same level after reaching agreement with the Inspector General.
3. Provincial inspectorates directly submit to the direction by the People’s Committees of the same level and concurrently submit to the working, organizational and professional direction and guidance by the Government Inspectorate.
Article 18.- Tasks and powers of provincial inspectorates
1. To inspect the implementation of policies and laws, the performance of tasks by the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns (collectively called district-level People’s Committees), or the professional agencies of the provincial-level People’s Committees (collectively called provincial services).
2. To inspect cases and matters related to responsibilities of many People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals, provincial towns or many provincial services.
3. To inspect other cases and matters assigned by the provincial-level People’s Committee presidents.
4. To perform the task of settling complaints and denunciations according to law provisions on complaints and denunciations.
5. To perform the task of preventing and combating corruption according to law provisions against corruption.
6. To guide administrative inspection work and professional operations; to coordinate with the concerned agencies and organizations in guiding regimes, policies towards, and organization and payrolls of, district inspectorates, inspectorates of professional agencies under the provincial-level People’s Committees (collectively called provincial services’ inspectorates).
7. To sum up and report on results of the inspection work and settlement of complaints and denunciations or corruption combat within the State management scope of the provincial-level People’s Committees.
8. To perform other tasks and powers as prescribed by law.
Article 19.- Tasks and powers of provincial chief inspectors
1. To lead and direct the inspection works within the State management scope of the provincial-level People’s Committees.
2. To work out inspection programs and plans, then submit them to the provincial-level People’s Committee presidents for decision, and organize the implementation thereof.
3. To propose the provincial-level People’s Committee presidents to decide on inspection when detecting signs of law violations.
4. To request the heads of the professional agencies of the provincial-level People’s Committees (collectively called provincial services’ directors) or the district-level People’s Committee presidents to conduct inspection within the management scope of the provincial services or district-level People’s Committees.
5. To propose the provincial-level People’s Committee presidents to examine liability and handle violators under the management of the provincial-level People’s Committee presidents; to coordinate with the heads of agencies or organizations in examining liability and handle violators under the management of such agencies or organizations.
6. To request the provincial-level People’s Committee presidents to settle matters related to inspection work. To report to the Inspector General in cases where such requests are not accepted.
7. To examine inspection-related matters on which the provincial services’ chief inspectors disagree with the services’ directors, or the district chief inspectors disagree with the district-level People’s Committee presidents, and request the provincial services’ directors or the district-level People’s Committee presidents to re-examine them. To report such to the provincial-level People’s Committee presidents for decision in cases where the provincial services’ directors or the district-level People’s Committee presidents refuse to re-examine or have made the re-examinations but the provincial chief inspectors disagree therewith.
8. To lead their provincial inspection agencies in performing and exercising the powers and tasks according to the provisions of this Law and other law provisions.
Article 20.- District inspectorates
1. District inspectorates are professional agencies under the district-level People’s Committees, having the responsibility to assist the People’s Committees of the same level in State management over inspection work, and performing and exercising the tasks and powers of administrative inspection within the State management scope of the district-level People’s Committees.
2. A district inspectorate consists of chief inspector, deputy chief inspector and inspectors.
District chief inspectors shall be appointed, dismissed or removed from office by the district-level People’s Committee presidents after reaching agreement with the provincial chief inspectors.
3. District inspectorates submit to the personal direction of the presidents of the People’s Committees of the same level, and concurrently submit to working and professional guidance in the administrative inspection of the provincial inspectorates .
Article 21.- Tasks and powers of district inspectorates
1. To inspect the implementation of policies and laws and the performance of tasks by the People’s Committees of communes, wards or district townships, or the professional agencies of the district-level People’s Committees.
2. To inspect cases and matters related to the responsibilities of People’s Committees of many communes, wards or district townships, or many professional agencies of the district-level People’s Committees.
3. To inspect other cases and matters assigned by the district-level People’s Committee presidents.
4. To perform the task of settling complaints and denunciations according to law provisions on complaints and denunciations.
5. To perform the task of preventing and combating corruption according to law provisions against corruption.
6. To sum up and report on results of inspection work, settlement of complaints and denunciations or corruption combat within the management scope of the district-level People’s Committees.
7. To perform other tasks and powers as prescribed by law.
Article 22.- Tasks and powers of district chief inspectors
1. To lead and direct the inspection work within the State management scope of the district-level People’s Committees.
2. To work out inspection programs and plans, then submit them to the district-level People’s Committee presidents for decision, organize the implementation thereof.
3. To propose the district-level People’s Committee presidents to decide on the inspection when detecting signs of law violations.
4. To request of the heads of the professional agencies of the district-level People’s Committees to conduct inspection within the ambit of responsibility of such agencies.
5. To propose the district-level People’s Committee presidents to examine liability and handle violators under the management of the district-level People’s Committee presidents; to coordinate with the heads of agencies or organizations in examining liability and handling violators under the management of such agencies or organizations.
6. To request the district-level People’s Committee presidents to settle matters related to inspection work. In cases where such requests are not accepted, to report such to the provincial chief inspectors.
7. To lead their district inspectorates in performing and exercising the tasks and powers according to the provisions of this Law and other law provisions.
Section 2. INSPECTION AGENCIES ORGANIZED ACCORDING TO BRANCHES OR DOMAINS
Article 23.- Organization of inspection agencies according to branches or domains
1. Inspection agencies organized according to branches or domains include:
a/ Inspectorates of ministries or ministerial-level agencies (collectively called ministerial inspectorates). Ministerial inspectorates include administrative inspectorate and specialized inspectorate.
The Government-attached agencies with the function of State management according to branches and domains may establish their inspectorates. Organization, tasks and powers of inspectorates of the Government-attached agencies shall comply with those applicable to the ministerial inspectorates;
b/ Provincial services’ inspectorates
Provincial services’ inspectorates are established at provincial services performing the State management task according to the authorization of the People’s Committees of the same level or according to law provisions.
2. The Government specifies the organization of ministerial inspectorates and the establishment of provincial services’ inspectorates.
Article 24.- Ministerial inspectorates
1. Ministerial inspectorates are agencies of ministries, having the responsibility to assist ministers in the State management over inspection work, performing the tasks and powers of administrative inspection and specialized inspection in domains under the State management scope of ministries.
2. A ministerial inspectorate consists of chief inspector, deputy chief inspector and inspectors.
Ministerial chief inspectors are appointed, dismissed or removed from office by ministers after reaching agreement with the Inspector General.
3. Ministerial inspectorates submit to the personal direction of ministers and concurrently submit to the working, organizational and professional direction and guidance of the Government Inspectorate.
Article 25.- Tasks and powers of ministerial inspectorates
1. To inspect the implementation of policies and laws, the performance of tasks by agencies and units under the direct management of ministries.
2. To inspect the observance of specialized legislation by agencies, organizations and individuals within the scope of State management according to branches or domains under the charge of ministries.
3. To sanction administrative violations according to law provisions on handling of administrative violations.
4. To inspect other cases assigned by ministers.
5. To perform the task of settling complaints and denunciations according to law provisions on complaints and denunciations.
6. To perform the task of preventing and combating corruption according to law provisions on corruption combat.
7. To provide professional guidance on specialized inspection to provincial services’ inspectorates; guide and inspect units attached to ministries in observing law provisions on inspection work.
8. To sum up and report on results of inspection work, settlement of complaints and denunciations, corruption combat within the State management scope of ministries.
9. To perform other tasks and powers as prescribed by law.
Article 26.- Tasks and powers of ministerial chief inspectors
1. To lead and direct inspection work within the State management scope of ministries.
2. To work out inspection programs and plans, then submit them to ministers for decision, and organize the implementation thereof.
3. To propose ministers to decide on the inspection when detecting signs of law violations.
4. To request ministers to temporarily suspend the execution of illegal inspection decisions of agencies and units under the direct management of ministries.
5. To sanction administrative violations according to law provisions on handling of administrative violations.
6. To request ministers to examine liability and handle violators under their respective management; to coordinate with the heads of agencies or organizations in examining liability and handle violators under management of such agencies or organizations.
7. To request ministers to settle matters related to inspection work. In cases where such requests are not accepted, to report such to the Inspector General.
8. To lead their ministerial inspectorates in performing the tasks and powers according to the provisions of this Law and other law provisions.
Article 27.- Provincial services’ inspectorates
1. Provincial services’ inspectorates are agencies of provincial services, having the responsibility to assist directors of provincial services in performing the administrative inspection and specialized inspection tasks and powers within the ambit of tasks and powers of the provincial services’ directors.
2. A provincial service’s inspectorate consists of chief inspector, deputy chief inspector and inspectors.
Provincial services’ chief inspectors shall be appointed, dismissed or removed from office by the provincial services’ directors after reaching agreement with provincial chief inspectors.
3. Provincial services’ inspectorates shall submit to the personal direction of provincial services’ directors, and concurrently submit to the provincial inspectorates’ working and professional guidance on administrative inspection, and the ministerial inspectorates’ professional guidance on specialized inspection.
Article 28.- Tasks and powers of provincial services’ inspectorates
1. To inspect the implementation of policies and laws, the performance of tasks by agencies and units under the direct management of provincial services.
2. To inspect the observance of specialized legislation by agencies, organizations and individuals in management domains under the charge of provincial services.
3. To sanction administrative violations according to law provisions on handling of administrative violations.
4. To inspect other cases assigned by directors of provincial services.
5. To perform the task of settling complaints and denunciations according to law provisions on complaints and denunciations.
6. To perform the task of preventing and combating corruption according to law provisions on corruption combat.
7. To guide and inspect units under provincial services in observing law provisions on inspection work.
8. To sum up and report on results of inspection work, settlement of complaints and denunciations, corruption combat within the State management scope of provincial services.
9. To perform other tasks and powers as prescribed by law.
Article 29.- Tasks and powers of provincial services’ chief inspectors
1. To lead and direct inspection work within the State management scope of provincial services.
2. To work out inspection programs and plans, then submit them to directors of provincial services for decision, and organize the implementation thereof.
3. To propose directors of provincial services to decide on the inspection when detecting signs of law violations.
4. To request directors of provincial services to temporarily suspend the execution of illegal inspection decisions of units under the management of provincial services.
5. To sanction administrative violations according to law provisions on handling of administrative violations.
6. To request directors of provincial services to examine liability and handle violators under management of directors of provincial services.
7. To request directors of provincial services to settle matters related to inspection work. In cases where such requests are rejected, to report such to provincial chief inspectors.
8. To lead their provincial services’ inspectorates in performing and exercising tasks and powers according to the provisions of this Law and other law provisions.
Section 3. INSPECTORS, INSPECTION COLLABORATORS
Inspectors are State employees appointed to the inspection rank to perform the inspection tasks. Inspectors shall be provided uniforms and inspector’s cards.
The inspection rank, the appointment, dismissal and removal from office of inspectors shall be prescribed by the Government.
Article 31.- General criteria of inspectors
1. Persons appointed to the inspection rank must fully meet the following criteria:
a/ Being loyal to the Fatherland and the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam; having good ethical qualities, good sense of responsibility, being incorruptible, honest, just and objective;
b/ Having university degree, and State management and legal knowledge; particularly, specialized inspectors must also have professional knowledge of their respective specialized branches;
c/ Having professional inspection skills;
d/ Having been engaged in inspection work for at least two years, for persons newly recruited into the inspection branch (excluding probation period); for officials and State employees transferred from other agencies or organizations to State inspection agencies, they must have been engaged in inspection work for at least one year.
2. Basing itself on the criteria prescribed in Clause 1 of this Article, the Government shall prescribe specific criteria for inspectors of each inspection rank.
Article 32.- Inspection collaborators
In inspection activities, inspection agencies may requisition collaborators.
Inspection collaborators are those having professional knowledge suitable to inspection tasks.
Specific criteria, regimes and responsibilities applicable to inspection collaborators; and the requisition of collaborators shall be prescribed by the Government.
Article 33.- Responsibilities of inspectors and inspection collaborators
When conducting inspection, inspectors or inspection collaborators must comply with law and be responsible before law for the performance of their assigned tasks. Inspectors shall also be responsible before the heads of the direct managing agencies for inspection tasks.
Inspectors and inspection collaborators who commit acts of law violation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If damage is caused, compensations or indemnities therefor must be paid according to law provisions.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực