Chương 1 Luật Thanh tra 2004: Những quy định chung
Số hiệu: | 22/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2004 |
Ngày công báo: | 15/07/2004 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Thanh tra - Ngày 15/6/2004, Quốc hội đã ban hành Luật Thanh tra số 22/2004/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2004, thay thế Pháp lệnh Thanh tra ban hành năm 1990. Luật quy định: cơ quan thanh tra nhà nước tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước... Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân... Bên cạnh đó, Luật cũng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu của cơ quan thanh tra các cấp, ngành, lĩnh vực, thanh tra viên...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân.
Cơ quan thanh tra nhà nước tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
Ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.
Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này và các quy định khác của pháp luật. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
2. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp.
3. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.
Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra.
Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên trong hoạt động thanh tra phải tuân theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra, có quyền giải trình về nội dung thanh tra, có các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Cơ quan thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm.
1. Các cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm:
a) Cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính;
b) Cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực.
2. Cơ quan thanh tra nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ của cơ quan thanh tra cấp trên.
1. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.
Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ của mình.
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.
2. Thanh tra vượt quá thẩm quyền, phạm vi, nội dung trong quyết định thanh tra.
3. Cố ý kết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật.
4. Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.
5. Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, thủ tiêu tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
6. Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
7. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra.
8. Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
Article 1.- Scope of regulation
This Law prescribes the organization and activities of the State’s inspection and people’s inspection.
Article 2.- Scope of inspection
The State inspection agencies inspect the implementation of policies and laws, the performance of tasks by agencies, organizations or individuals under the management of State management agencies of the same level.
The people’s inspection boards supervise the implementation of policies and laws, the settlement of complaints and denunciations, the implementation of the grassroots democracy regulation by responsible agencies, organizations and individuals in communes, wards, district townships, State agencies, non-business units and State enterprises.
Article 3.- Inspection purposes
Inspection activities aim to prevent, detect and handle acts of law violation; detect loopholes in the management mechanisms, policies and laws, then propose remedial measures to competent State agencies; promote positive factors; contribute to raising the effectiveness and efficiency of State management activities; protect the State’s interests, rights and legitimate interests of agencies, organizations and individuals.
Article 4.- Interpretation of terms
In this Law, the following terms are construed as follows:
1. State inspection means the examination, assessment and handling by State management agencies of the implementation of policies and laws, the performance of tasks by agencies, organizations or individuals under their management according to the competence, order and procedures prescribed in this Law and other law provisions. The State inspection includes administrative inspection and specialized inspection.
2. Administrative inspection means inspection activities of State management agencies according to administrative levels over the implementation of policies and laws and the performance of tasks by agencies, organizations or individuals under their direct management.
3. Specialized inspection means inspection activities of State management agencies according to branches or domains over the implementation of laws, professional-technical regulations and/or management rules of branches and domains by agencies, organizations or individuals under their management.
4. People’s inspection means the form of people’s supervision through the people’s inspection boards over the implementation of policies and laws, the settlement of complaints and denunciations, the implementation of the grassroots democracy regulation by responsible agencies, organizations or individuals in communes, wards, district townships, State agencies, non-business units and State enterprises.
Article 5.- Principles of inspection activities
Inspection activities must comply with laws; ensure the accuracy, objectiveness, honesty, publicity, democracy and timeliness; not obstruct normal operations of agencies, organizations and individuals subject to the inspection.
Article 6.- Responsibilities of the heads of the State management agencies
The Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the heads of the professional agencies under the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals, provincial towns shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to organize and direct inspection activities, and promptly handle conclusions and proposals of inspection agencies.
Article 7.- Responsibilities of the heads of inspection agencies, the heads of inspection teams and inspectors
In inspection activities, the heads of inspection agencies, the heads of inspection teams and inspectors must comply with the provisions of this Law and other law provisions, and shall be held responsible before law for their acts and decisions.
Article 8.- Responsibilities and rights of agencies, organizations and individuals subject to inspection and the concerned agencies, organizations and individuals
1. Agencies, organizations and individuals subject to inspection shall have to execute inspection requests, petitions and decisions, may explain inspected contents, and have other rights and responsibilities according to this Law and other law provisions.
2. Agencies, organizations and individuals having information and documents related to the inspected contents must fully and promptly supply them at requests of the inspection agencies and take responsibility for the accuracy and truthfulness of the supplied information and documents.
Article 9.- Coordination between inspection agencies and concerned agencies and organizations
Inspection agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, have to coordinate with the police, the procuracy and concerned agencies and organizations in preventing, detecting and handling law violation acts and crimes.
Article 10.- State inspection agencies
1. State inspection agencies include:
a/ Inspection agencies established according to administrative levels;
b/ Inspection agencies established at the branch- or domain-managing agencies.
2. The State inspection agencies submit to the personal direction of the heads of the State management agencies of the same level, and concurrently submit to the working, organizational and professional direction and guidance of the Government Inspectorate, as well as working and professional guidance of the superior inspection agencies.
Article 11.- People’s inspection boards
1. People’s inspection boards, which are established in communes, wards or district townships, shall be organizationally guided and operationally directed by Vietnam Fatherland Front Committees in such communes, wards or district townships.
People’s inspection boards, which are established in State agencies, non-business units or State enterprises, shall be organizationally guided and operationally directed by the grassroots Trade Union Executive Boards in such agencies, units or enterprises.
2. The presidents of the People’s Committees of communes, wards or district townships, the heads of the State agencies, non-business units and State enterprises shall have to create favorable conditions for the people’s inspection boards to perform their tasks.
1. Abusing positions or inspection powers to commit illegal acts, to harass for bribes, or cause difficulties and troubles for inspected subjects.
2. Conducting inspection beyond the competence, scope or contents stated in inspection decisions.
3. Intentionally making untruthful conclusions, illegal decisions or handling, covering up persons who commit acts of law violation.
4. Disclosing information and/or documents on inspected contents in the inspection process when no official conclusion is made yet.
5. Supplying inaccurate and untruthful information or documents; appropriating or destroying documents or material evidences related to inspected contents.
6. Opposing, obstructing, buying off, avenging or bullying persons performing inspection tasks or supplying information or documents for inspection activities; causing difficulties for inspection activities.
7. Illegally intervening in inspection activities.
8. Other acts strictly prohibited by law in inspection activities.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực