Chương II Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020: Hòa giải viên
Số hiệu: | 58/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 16/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 23/07/2020 | Số công báo: | Từ số 709 đến số 710 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
07 trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Đây là nội dung nổi bật tại Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 16/6/2020.
Theo đó, không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong 07 trường hợp sau đây:
- Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước;
- Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
- Đương sự đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần 2 mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì lý do chính đáng;
- Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
- Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại;
- Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
a) Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
b) Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
c) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
a) Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.
1. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án nơi họ có nguyện vọng làm Hòa giải viên.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm;
b) Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
d) Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật này;
đ) Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 của Luật này.
3. Căn cứ nhu cầu bổ nhiệm Hòa giải viên, Tòa án nơi nhận hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên lựa chọn người có đủ điều kiện đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, bổ nhiệm.
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên, trường hợp từ chối bổ nhiệm thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách Hòa giải viên trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc; đồng thời gửi Tòa án nhân dân tối cao để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.
6. Nhiệm kỳ của Hòa giải viên là 03 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
7. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.
1. Hòa giải viên khi hết nhiệm kỳ được xem xét, bổ nhiệm lại, trừ các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm sức khỏe thực hiện nhiệm vụ;
b) Không hoàn thành nhiệm vụ;
c) Thuộc 10% tổng số Hòa giải viên nơi họ làm việc mà trong 02 năm có mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp nhất, cần được thay thế.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại;
b) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
c) Báo cáo về quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên;
d) Đánh, giá, nhận xét của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc về quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại.
3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại, công bố danh sách Hòa giải viên thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11 của Luật này.
4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.
1. Việc miễn nhiệm Hòa giải viên được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nguyện vọng của Hòa giải viên;
b) Hòa giải viên không còn đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Luật này.
2. Khi có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm Hòa giải viên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc miễn nhiệm Hòa giải viên. Quyết định này được gửi cho người bị miễn nhiệm và Tòa án nơi họ làm việc.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định miễn nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xóa tên Hòa giải viên bị miễn nhiệm khỏi danh sách Hòa giải viên, công bố danh sách Hòa giải viên bị miễn nhiệm trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi Hòa giải viên đã làm việc; đồng thời gửi đến Tòa án nhân dân tối cao để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.
4. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thu hồi thẻ Hòa giải viên sau khi xóa tên Hòa giải viên.
1. Hòa giải viên có các quyền sau đây:
a) Tiến hành hòa giải vụ việc dân sự, đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp, khiếu kiện; các thông tin, tài liệu liên quan khác càn thiết cho việc hòa giải, đối thoại;
c) Xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện trước khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên;
d) Mời người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại; tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện;
đ) Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
e) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, trừ trường hợp các bên đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
g) Từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
h) Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
i) Được cấp thẻ Hòa giải viên;
k) Được hưởng thù lao theo quy định của Chính phủ;
l) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Hòa giải viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tiến hành hòa giải, đối thoại theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này;
b) Tuân thủ pháp luật, độc lập, vô tư, khách quan;
c) Bảo đảm bí mật thông tin theo quy định của Luật này;
d) Không ép buộc các bên hòa giải, đối thoại trái với ý chí của họ;
đ) Không được nhận tiền, lợi ích từ các bên;
e) Từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 18 của Luật này;
g) Tôn trọng sự thỏa thuận, thống nhất của các bên, nếu nội dung thỏa thuận, thống nhất đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
h) Từ chối tham gia tố tụng với tư cách là người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đối với vụ việc mà mình đã tiến hành hòa giải, đối thoại nhưng không thành và được chuyển cho Tòa án giải quyết theo trình tự tố tụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Hòa giải viên có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Hòa giải viên vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật hoặc bị xử lý bằng hình thức buộc thôi làm Hòa giải viên.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã bổ nhiệm Hòa giải viên có thẩm quyền xử lý Hòa giải viên vi phạm bằng hình thức buộc thôi làm Hòa giải viên.
4. Hòa giải viên bị buộc thôi làm Hòa giải viên thì bị xóa tên khỏi danh sách Hòa giải viên và thu hồi thẻ Hòa giải viên. Thủ tục thông báo xử lý, xóa tên Hòa giải viên và thu hồi thẻ Hòa giải viên được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 13 của Luật này.
5. Người bị buộc thôi làm Hòa giải viên có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại tiếp đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có hiệu lực thi hành.
6. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.
MEDIATORS
Article 10. Requirements for appointment of mediators
1. A Vietnamese citizen who is permanently residing in Vietnam, loyal to the Fatherland and the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, has full legal capacity, good moral qualities, is exemplary in the observance of the law and meets all requirements below may be appointed as a mediator:
a) Used to be a Judge, Court Examiner, Court Clerk, Procurator, Procurator Inspector, Civil Judgment Executor, Inspector; having at least 10 years of experience as a lawyer, expert, or professional; being knowledgeable about customs and traditions and having prestige in the community;
b) Having experience and skills in mediation or dialogue;
c) Attaining fitness to complete the assigned tasks;
d) Possessing a certificate of professional training in mediation or dialogue conducted by a training facility of the Supreme People's Court, unless he/she has been a judge, court examiner of chief examiner or senior examiner level, court clerk of chief clerk or senior clerk level, procurator, executor of civil judgment, or inspector.
2. A person who falls into one of the following cases may not be appointed as a mediator:
a) Failing to meet the requirements specified in Clause 1 of this Article;
b) Having been an official or public employee; commissioned officer or non-commissioned officer of the People's Army, professional solider, worker and defense officer; People's Public Security commissioned officer or non-commissioned officer, or police worker.
3. The Chief Justice of the Supreme People's Court shall elaborate this Article.
Article 11. Appointment of mediators
1. A person who finds himself/herself satisfactory with all the requirements specified in Clause 1, Article 10 of this Law may submit an application for appointment of mediator to the court where he/she wishes to act as a mediator.
2. An application for appointment of a mediator comprises:
a) An application form for appointment;
b) A curriculum vitae and police (clearance) certificate;
c) A fitness to work certificate issued by a competent health authority;
d) A proof of eligibility prescribed at Point a, Clause 1, Article 10 of this Law;
dd) A certificate of professional training in mediation or dialogue prescribed at Point d, Clause 1, Article 10 of this Law.
3. Based on the need to appoint a mediator, the court which receives an application for appointment of mediator shall choose a qualified person and then request the chief judge of the People’s Court of province to consider appointment.
4. Within 20 days after receiving a duly complete application for appointment of mediator, the chief judge of the People’s Court of province shall consider appointing a mediator; if the application is refused, the chief judge must provide explanation in writing.
5. Within 7 days after issuing the appointment decision, the chief judge of the People’s Court of province shall publish the list of mediators on the website of the People’s Court of province and post up at the head office of the court where the mediator has worked; and at the same time send it to the Supreme People's Court for publication on the web portal of the Supreme People's Court.
6. The term of office of a mediator is 3 years from the date of appointment.
7. The Chief Justice of the Supreme People's Court shall elaborate this Article.
Article 12. Re-appointment of mediators
1. A mediator, upon the end of his/her term of office is considered for reappointment, except for the following cases:
a) He/she is no longer fit to work;
b) He has not completed the task;
c) He/she belongs to the list of 10% of mediators, in their workplace, who have the poorest performance to be substituted.
2. An application for re-appointment of a mediator comprises:
a) An application form for re-appointment;
b) A fitness to work certificate issued by a competent health authority;
c) A report on the process of performing mediation or dialogue tasks;
d) Evaluation and remarks of the court where the mediator has worked on the process of performing of the mediation or dialogue tasks.
3. The procedures for re-appointment and announcement of the list of mediators comply with Clauses 4 and 5, Article 11 of this Law.
4. The Chief Justice of the Supreme People's Court shall elaborate this Article.
Article 13. Dismissal of mediators
1. A mediator shall be dismissed in any of the following cases:
a) Upon the wish of the mediator;
b) The mediator no longer meets one of the requirements specified in Clause 1, Article 10 of this Law or in the case specified at Point b, Clause 2, Article 10 of this Law.
2. Upon any case in Clause 1 of this Article, the court where the mediator has worked shall request the Chief Justice of the People’s Court of province to consider dismissing the mediator. Within 03 working days after receiving the request, the Chief Justice of the People’s Court of province shall consider dismissing the mediator. This decision shall be sent to the dismissed mediator and the court for which he/she has worked.
3. Within 7 days after issuing the dismissal decision, the chief judge of the People’s Court of province shall remove the name of the dismissed mediator from the list of mediators and publish a list of dismissed mediators on the website of the People’s Court of province and post up at the head office of the court for which the dismissed mediator has worked; and at the same time send it to the Supreme People's Court for publication on the web portal of the Supreme People's Court.
4. The People’s Court of province shall revoke the mediator's card after removing the name of the mediator.
Article 14. Rights and obligations of mediators
1. Mediators have the following rights:
a) Conduct mediation for civil cases, dialogue for administrative lawsuits in accordance with this Law;
b) Request the parties to provide information, documents and evidence related to the content of the dispute and lawsuit; other relevant information and documents necessary for mediation or dialogue;
c) Examine the current conditions of assets related to the dispute or lawsuit before making a record on the outcome of the mediation or dialogue at the request of either party;
d) Invite prestigious persons to participate in mediation or dialogue; consult with entities with expertise in the field related to the dispute or lawsuit;
dd) Take no legal responsibility for the accuracy of information, documents and evidence provided by the parties;
e) Refuse to provide information, documents and evidence related to the civil case or administrative lawsuit, unless the parties so agree in writing or as prescribed by law;
g) Refuse to make a record on the outcome of mediation or dialogue if there are sufficient grounds to determine that such agreement or agreement violates the prohibition of the law, is contrary to social ethics or is intended to evade obligations to the State or other entities;
h) Be provided with training in professional practices, mediation or dialogue skills;
i) Be granted a mediator card;
k) Receive remuneration as prescribed by the Government;
l) Be given commendation as per the law.
2. Mediators have the following obligations:
a) Conduct mediation or dialogue according to the procedures specified in this Law;
b) Comply with laws, keep independent, impartial and objective;
c) Ensure confidentiality of information as prescribed by this Law;
d) Refrain from forcing the parties to mediate or engage in dialogue against their will;
dd) Refrain from receiving money, benefits from the parties;
e) Refuse to conduct mediation or dialogue if falling into one of the cases prescribed at Points a, b and d, Clause 1, Article 18 of this Law;
g) Respect the agreement of the parties, if the content of such agreement does not violate the prohibition of the law, is not contrary to social ethics, is not intended to evade obligations to the State or other entities;
h) Refuse to participate in proceedings as a presiding authority or officer in a case that he/she has conducted an unsuccessful mediation or dialogue and the case has been referred to the court for litigation settlement, unless otherwise provided for by law.
Article 15. Commendation and handling of violations committed by mediators
1. Any mediator who records achievements in performing their tasks shall be rewarded as per the law.
2. Any mediator who violates the provisions of this Law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be handled according to law provisions or be discharged from mediator job.
3. The chief justice of the People’s Court of province who has appointed a mediator is competent to impose a discharge on that mediator if he/she violates this Law.
4. A mediator who is discharged shall be removed from the list of mediators and has his/her mediator's card revoked. Procedures for handling, removal of name of the mediator and revocation of mediator's card shall comply with the provisions of Clauses 3 and 4, Article 13 of this Law.
5. A person who is discharged from mediator job may lodge a complaint with the chief judge of the People’s Court of province that has issued such a decision within 30 days after receiving the decision. The chief justice of People's Court of province shall handle the complaint within 30 days after receiving it.
In case of disagreeing with the complaint settlement decision, the complainant may continue to appeal to the Chief Justice of the Supreme People's Court within 15 days after receiving the complaint settlement decision. The Chief Justice of the Supreme People's Court shall handle the complaint within 30 days after receiving it. The decision on resolution of complaint made by the Chief Justice of the Supreme People's Court shall be final.
6. The Chief Justice of the Supreme People's Court shall elaborate this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực