Thông tư 01/2023/TT-TANDTC điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên của Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án
Số hiệu: | 01/2023/TT-TANDTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao | Người ký: | Nguyễn Hòa Bình |
Ngày ban hành: | 09/03/2023 | Ngày hiệu lực: | 25/04/2023 |
Ngày công báo: | 28/03/2023 | Số công báo: | Từ số 633 đến số 634 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
Ngày 14/3/2023, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 01/2023/TT-TANDTC quy định về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Hiện hành, điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên được quy định tại Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Trong đó, quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được hướng dẫn như sau:
- Xác định chuyên gia, nhà chuyên môn khác:
Chuyên gia, nhà chuyên môn khác là người được đào tạo chuyên sâu, có kỹ năng thực hành công việc, có kinh nghiệm thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ: chuyên gia tâm lý học, chuyên gia tài chính, chuyên gia sở hữu trí tuệ,...
- Xác định người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư:
+ Người có hiếu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư là người hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, dân tộc;
+ Người có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư;
+ Người có khả năng quy tụ, tập họp đồng bào trong phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
Ví dụ: già làng, trưởng bản,... tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là người có uy tín, có hiểu biết phong tục tập quán trong cộng đồng dân cư.
Thông tư 01/2023/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 25/4/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2023/TT-TANDTC |
Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2023 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ ĐIỀU KIỆN BỔ NHIỆM HÒA GIẢI VIÊN CỦA LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; được sửa đổi, bổ sung ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án ngày 16 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định chi tiết về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Thông tư này quy định chi tiết về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên theo quy định tại Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
1. Người được đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Xác định chuyên gia, nhà chuyên môn khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Chuyên gia, nhà chuyên môn khác là người được đào tạo chuyên sâu, có kỹ năng thực hành công việc, có kinh nghiệm thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ: chuyên gia tâm lý học, chuyên gia tài chính, chuyên gia sở hữu trí tuệ,...
Điều 4. Xác định người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư là người hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư; có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào trong phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
Ví dụ: già làng, trưởng bản,... tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là người có uy tín, có hiểu biết phong tục tập quán trong cộng đồng dân cư.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2023.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc đề xuất, kiến nghị, đề nghị phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có hướng dẫn kịp thời. Việc sửa đổi. bổ sung Thông tư này do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định./.
|
CHÁNH ÁN |
SUPREME PEOPLE’S COURT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 01/2023/TT-TANDTC |
Hanoi, March 9, 2023 |
CIRCULAR
SPECIFYING DESIGNATION OF MEDIATORS IN THE LAW ON CONCILIATION AND DIALOGUE AT COURT
Pursuant to the Law on Organization of People’s Court dated November 24, 2014;
Pursuant to the Law on Promulgation of Legal Normative Documents dated June 22, 2015; the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Promulgation of Legal Normative Documents dated June 18, 2020;
Pursuant to the Law on Conciliation and Dialogue at Court dated June 16, 2020;
Upon the request of the Director of the Department of Legal Affairs and Science Management of the Supreme People’s Court;
The Chief Justice of the Supreme People’s Court herein promulgates the Circular that specifies the designation of mediators under the Law on Conciliation and Dialogue at Court.
Article 1. Scope
This Circular specifies conditions for designation of mediators under Article 10 of the Law on Conciliation and Dialogue at Court.
Article 2. Subjects of application
1. Candidates for the post of mediator.
2. Agencies, organizations and individuals involved.
Article 3. Identification of experts or other professionals defined in point a of clause 1 of Article 10 in the Law on Conciliation and Dialogue at Court
Experts and other professionals are persons who have completed specialized training sessions, have practical work skills, in-depth practical and theoretical experience about a particular field.
Example: psychologists, financial experts, intellectual property experts,...
Article 4. Identification of people who have knowledge of customs and habits, or are reputable in the population community defined in point a of clause 1 of Article 10 in the Law on Conciliation and Dialogue at Court
People who have knowledge of customs and habits, or are reputable in the population community are those who know about traditional culture, customs, practices and ethnic groups; have close connections and influence in the family lineage, ethnic group and population community; have the ability to gather and unite compatriots falling within a certain remit, and are trusted and followed by people in the community.
Example: Village elders, village chiefs, etc. in mountainous, remote and isolated areas, and ethnic minority areas are reputable people who have knowledge of customs and habits in the community.
Article 5. Entry in force
This Circular shall enter into force as from April 25, 2023.
In the course of implementation of this Circular, if there is any query, the Supreme People’s Court should be informed of it (via the Department of Legal Affairs and Science Administration) for timely instruction. Any amendment or modification to this Circular shall be decided by the Chief Justice of the Supreme People’s Court./.
|
CHIEF JUSTICE |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực