Chương 4 Luật Hàng không dân dụng 1991: Tổ bay
Số hiệu: | 63-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 26/12/1991 | Ngày hiệu lực: | 01/06/1992 |
Ngày công báo: | 29/02/1992 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Tổ bay nói tại Luật này bao gồm người chỉ huy tầu bay, các thành viên tổ lái, nhân viên bảo đảm an toàn và nhân viên phục vụ trong tầu bay khi thực hiện chuyến bay.
Tổ lái nói tại Luật này là một nhóm người trong một chuyến bay thực hiện chức năng lái chính, lái phụ, dẫn đường trên không, cơ giới trên không và khai thác vô tuyến trên không.
Thành viên tổ bay của tầu bay dân dụng Việt Nam là công dân Việt Nam; trong trường hợp cần thiết có thể là công dân nước ngoài.
2- Tầu bay dân dụng chỉ được phép bay khi có đầy đủ thành phần tổ bay theo pháp luật của quốc gia nơi đăng ký tầu bay hoặc của quốc gia nơi người khai thác tầu bay có trụ sở chính hoặc thường trú.
Căn cứ vào kiểu, loại tầu bay, nhiệm vụ và điều kiện khai thác tầu bay, Bộ trưởng Bộ giao thông - vận tải và bưu điện quy định thành phần, chức trách, nhiệm vụ của thành viên tổ bay của tầu bay dân dụng Việt Nam và của tầu bay thuộc quyền quản lý và sử dụng của người khai thác tầu bay có trụ sở chính hoặc thường trú tại Việt Nam.
1- Thành viên tổ bay của tầu bay dân dụng Việt Nam phải có trình độ nghiệp vụ, sức khoẻ, hiểu biết phù hợp với công việc và chỉ được thực hiện chức năng của mình khi có bằng, chứng chỉ thích hợp đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc công nhận.
2- Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện quy định tiêu chuẩn, thủ tục và điều kiện cấp, công nhận, thu hồi, huỷ bỏ hoặc đình chỉ sử dụng bằng, chứng chỉ của thành viên tổ bay.
Người chỉ huy tầu bay dân dụng Việt Nam là người có quyền cao nhất trong tầu bay, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn và khai thác tầu bay trong thời gian bay.
Người chỉ huy tầu bay có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc cất cánh, bay, hạ cánh, huỷ bỏ chuyến bay, quay trở lại nơi cất cánh hoặc hạ cánh bắt buộc.
Trong trường hợp cần tránh nguy hiểm tức thời, trực tiếp đe doạ an toàn bay, người chỉ huy tầu bay có quyền không thực hiện nhiệm vụ chuyến bay, kế hoạch bay hoặc chỉ dẫn của cơ quan không lưu, nhưng vẫn phải hành động phù hợp với quy tắc không lưu và phải báo cáo ngay với cơ quan không lưu thích hợp.
1- Trong thời gian bay, người chỉ huy tầu bay có quyền tạm giữ người có hành vi phạm tội, hành vi vi phạm trật tự, kỷ luật trong tầu bay hoặc chống lại mệnh lệnh của người chỉ huy và phải chuyển giao người đó cho nhà chức trách có thẩm quyền khi tầu bay hạ cánh tại sân bay gần nhất.
2- Trong trường hợp cấp thiết cần bảo đảm an toàn chuyến bay, người chỉ huy tầu bay có quyền quyết định xả bớt nhiên liệu, vứt bỏ hành lý, hàng hoá, bưu kiện, bưu phẩm theo quy định của pháp luật.
3- Trong trường hợp hạ cánh bắt buộc, người chỉ huy tầu bay có quyền ra những mệnh lệnh cần thiết đối với mọi người trong tầu bay cho tới khi chuyển giao trách nhiệm cho nhà chức trách có thẩm quyền.
Người chỉ huy tầu bay có trách nhiệm thi hành chỉ thị của người khai thác tầu bay. Trong trường hợp không thể nhận được chỉ thị hoặc chỉ thị không rõ ràng, thì người chỉ huy tầu bay có quyền thực hiện các công việc sau đây và phải thông báo ngay cho người khai thác:
1- Chi những khoản tiền cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của chuyến bay;
2- Cho tiến hành những công việc cần thiết để tầu bay tiếp tục bay;
3- Áp dụng các biện pháp và chi các khoản tiền cần thiết để bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong chuyến bay;
4- Thuê mướn nhân công trong thời hạn ngắn theo từng vụ việc cần thiết cho chuyến bay;
5- Vay những khoản tiền cần thiết để thực hiện các quyền nói tại Điều này.
1- Khi tầu bay bị lâm nguy, lâm nạn, người chỉ huy tầu bay có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho tầu bay, người và tài sản trong tầu bay và chỉ được rời tầu bay sau cùng.
Thành viên tổ bay không được rời tầu bay khi chưa có lệnh của người chỉ huy tầu bay.
2- Trong trường hợp phát hiện người, phương tiện giao thông hoặc tài sản khác bị nạn ở ngoài tầu bay, thì người chỉ huy tầu bay phải thông báo ngay cho cơ quan không lưu thích hợp biết và có trách nhiệm cứu giúp theo khả năng, trong chừng mực không gây nguy hiểm cho tầu bay, người và tài sản trong tầu bay của mình.
Ngoài những quy định tại Mục này, hợp đồng lao động thuê nhân viên bay chuyên nghiệp còn phải tuân theo các quy định của pháp luật về lao động.
Người thuê và sử dụng nhân viên bay chuyên nghiệp phải trực tiếp ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với nhân viên bay chuyên nghiệp, phải đăng ký hợp đồng này tại cơ quan quản lý Sổ đăng ký nhân viên bay chuyên nghiệp.
Hợp đồng lao động thuê nhân viên bay chuyên nghiệp phải có nội dung chủ yếu sau đây:
1- Nội dung công việc và mức lương tối thiểu hàng tháng; mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu do pháp luật quy định đối với nhân viên bay chuyên nghiệp;
2- Mức trợ cấp trong trường hợp buộc thôi việc;
3- Các điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp ốm đau, tàn tật hoặc chết;
4- Nơi đến cuối cùng hoặc thời điểm được coi là kết thúc công việc đối với hợp đồng ký kết theo vụ việc;
5- Thời hạn ở nước ngoài, phụ cấp lưu trú, điều kiện nghỉ phép, điều kiện trở về nước nếu có.
Nhân viên bay chuyên nghiệp chỉ có nghĩa vụ thực hiện các công việc được ghi trong hợp đồng và nghĩa vụ do pháp luật quy định; nếu họ tự nguyện làm việc trong các điều kiện đặc biệt không ghi trong hợp đồng, thì người thuê và sử dụng phải thay đổi hợp đồng để xác định các điều kiện làm việc đặc biệt, mức trợ cấp và mức bồi thường thiệt hại đặc biệt.
1- Đối với hợp đồng làm việc có thời hạn xác định, nếu thời hạn hợp đồng đã hết trong khi đang thi hành nhiệm vụ, thì hợp đồng mặc nhiên được gia hạn cho đến khi kết thúc nhiệm vụ.
2- Trong trường hợp thông báo trước việc đơn phương huỷ bỏ hợp đồng lao động có thời hạn không xác định, nếu việc thông báo thực hiện vào lúc đang thi hành nhiệm vụ, thì thời điểm thông báo được xác định kể từ ngày kết thúc nhiệm vụ.
3- Trong trường hợp nhân viên bay chuyên nghiệp không thể tiếp tục thi hành nhiệm vụ, thì người thuê và sử dụng phải chịu phí tổn đưa họ về nơi đã thoả thuận trong hợp đồng.
4- Việc người chỉ huy tầu bay quyết định nhân viên bay chuyên nghiệp ngừng làm việc vì lý do an toàn hoặc an ninh không làm chấm dứt hợp đồng lao động. Người thuê và sử dụng lao động chịu mọi phí tổn phát sinh từ việc này.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực