Chương 5 Luật Giao dịch điện tử 2005: Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
Số hiệu: | 51/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2006 |
Ngày công báo: | 27/12/2005 | Số công báo: | Từ số 31 đến số 32 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.
2. Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
3. Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Các nguyên tắc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 5 của Luật này.
2. Việc giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động thực hiện từng phần hoặc toàn bộ giao dịch trong nội bộ cơ quan hoặc với cơ quan khác của Nhà nước bằng phương tiện điện tử.
4. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và tình hình cụ thể, cơ quan nhà nước xác định một lộ trình hợp lý sử dụng phương tiện điện tử trong các loại hình giao dịch quy định tại Điều 39 của Luật này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giao dịch với cơ quan nhà nước nếu cơ quan nhà nước đó đồng thời chấp nhận giao dịch theo phương thức truyền thống và phương tiện điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
6. Khi tiến hành giao dịch điện tử, cơ quan nhà nước phải quy định cụ thể về:
a) Định dạng, biểu mẫu của thông điệp dữ liệu;
b) Loại chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp giao dịch điện tử cần có chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử;
c) Các quy trình bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn và bí mật của giao dịch điện tử.
7. Việc cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước dưới hình thức điện tử được xác lập trên cơ sở quy định của cơ quan đó nhưng không được trái với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Định kỳ kiểm tra và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin điện tử của cơ quan mình trong quá trình giao dịch điện tử.
2. Bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến giao dịch điện tử, không được sử dụng thông tin vào mục đích khác trái với quy định về việc sử dụng thông tin đó, không tiết lộ thông tin cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử do mình tiến hành; bảo đảm an toàn trong vận hành của hệ thống mạng máy tính của cơ quan mình.
4. Thành lập cơ sở dữ liệu về các giao dịch tương ứng, bảo đảm an toàn thông tin và có biện pháp dự phòng nhằm phục hồi được thông tin trong trường hợp hệ thống thông tin điện tử bị lỗi.
5. Bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Trong trường hợp hệ thống thông tin điện tử của cơ quan nhà nước bị lỗi, không bảo đảm tính an toàn của thông điệp dữ liệu thì cơ quan đó có trách nhiệm thông báo ngay cho người sử dụng biết về sự cố và áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục.
2. Cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Luật này, các quy định về giao dịch điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
E-TRANSACTION OF STATE AGENCIES
Article 39. Types of e-transactions of state agencies
1. E-transactions within a state agency;
2. E-transactions among different state agencies;
3. E-transactions between state agencies and other agencies, organizations and individuals.
Article 40. Principles for conducting e-transactions of state agencies
1. Principles are provided for in Clauses 3, 4 and 5 of Article 5 of this Law.
2. E-transactions of state agencies must comply with the provisions of this Law and relevant provisions of law.
3. A state agency shall, within the ambit of its tasks and powers, take initiative in carrying out a part or all of transactions within itself or with other state agencies by electronic means.
4. Based on socio-economic development conditions and specific circumstances, state agencies shall determine a rational roadmap for the use of electronic means in the transaction types stipulated in Article 39 of this Law.
5. Agencies, organizations and individuals shall have the right to select modes of transaction with state agencies if such state agencies concurrently accept transactions both in traditional forms and by electronic means, unless otherwise provided for by law.
6. When conducting e-transactions, state agencies must specify the following:
a) Formats and forms of data messages;
b) Types of e-signature, certification of e-signatures, for transactions requiring e-signatures or certification of e-signatures;
c) Processes to ensure the integrity, security and confidentiality of e-transactions.
7. The provision of public services by state agencies in electronic forms shall be based on the agencies’ respective regulations which, however, must not be contrary to the provisions of this Law and relevant provisions of law.
Article 41. Ensuring security, confidentiality and storage of electronic information in state agencies
1. Periodically examining and ensuring security of electronic information systems of their respective agencies in e-transaction process.
2. Ensuring confidentiality of information related to e-transactions; not using information for other purposes contrary to the regulations on the use of such information; not disclosing information to a third party under the provisions of law.
3. Ensuring the integrity of data messages in e-transactions they conduct; ensuring security in operation of their computer networks;
4. Creating databases of corresponding transactions, ensuring information security and having backup measures to recover information in case of errors of the electronic information system.
5. Ensuring security, confidentiality and storage of information in accordance with the provisions of this Law and other relevant provisions of law.
Article 42. Responsibilities of state agencies in case of errors of e-information systems
1. Where the e-information system of a state agency has errors, failing to ensure the security of data messages, such agency shall have to immediately notify the users thereof and take necessary measures to correct the errors.
2. State agencies shall take responsibility before the law for failure to comply with the provisions of Clause 1 of this Article.
Article 43. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in e-transactions with state agencies
Agencies, organizations and individuals, when conducting e-transactions with state agencies, shall comply with the provisions of this Law, the regulations on e-transactions issued by competent state agencies and other relevant provisions of law.