Chương 1 Luật Giao dịch điện tử 2005: Những quy định chung
Số hiệu: | 51/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2006 |
Ngày công báo: | 27/12/2005 | Số công báo: | Từ số 31 đến số 32 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. Phạm vi điều chỉnh chủ yếu là giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại.
Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử được Luật nêu rõ: lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử là tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân, được tự thoả thuận về việc lựa chọn công nghệ để thực hiện giao dịch, không một công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn...
Luật công nhận và bảo vệ hợp đồng điện tử: giá trị của hợp đồng không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống... Các bên tham gia hợp đồng điện tử có quyền tự do thoả thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết hợp đồng, có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó...
Luật nghiêm cấm các hành vi: cản trở việc lựa chựa sử dụng giao dịch điện tử, cản trở ngăn chặn trái phép quá trình truyền gửi và nhận thông điệp dữ liệu, thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu, tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm (virus) làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành, tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật, gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác... Tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...
Nhà nước công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài nếu chữ ký hoặc chứng thư điện tử đó có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy của chữ ký và chứng thư điện tử theo quy định của pháp luật. Việc xác định mức độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các quy định liên quan khác...
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/3/2006.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.
Các quy định của Luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử.
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật giao dịch điện tử với quy định của luật khác về cùng một vấn đề liên quan đến giao dịch điện tử thì áp dụng quy định của Luật giao dịch điện tử.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
2. Chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
3. Chương trình ký điện tử là chương trình máy tính được thiết lập để hoạt động độc lập hoặc thông qua thiết bị, hệ thống thông tin, chương trình máy tính khác nhằm tạo ra một chữ ký điện tử đặc trưng cho người ký thông điệp dữ liệu.
4. Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
5. Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
6. Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
7. Giao dịch điện tử tự động là giao dịch điện tử được thực hiện tự động từng phần hoặc toàn bộ thông qua hệ thống thông tin đã được thiết lập sẵn.
8. Hệ thống thông tin là hệ thống được tạo lập để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các xử lý khác đối với thông điệp dữ liệu.
9. Người trung gian là cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc gửi, nhận hoặc lưu trữ một thông điệp dữ liệu hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến thông điệp dữ liệu đó.
10. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
11. Quy trình kiểm tra an toàn là quy trình được sử dụng để kiểm chứng nguồn gốc của thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử, phát hiện các thay đổi hoặc lỗi xuất hiện trong nội dung của một thông điệp dữ liệu trong quá trình truyền, nhận và lưu trữ.
12. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
13. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là tổ chức thực hiện hoạt động chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
14. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng là tổ chức cung cấp hạ tầng đường truyền và các dịch vụ khác có liên quan để thực hiện giao dịch điện tử. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng bao gồm tổ chức cung cấp dịch vụ kết nối Internet, tổ chức cung cấp dịch vụ Internet và tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập mạng.
15. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – electronic data interchange) là sự chuyển thông tin từ máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về cấu trúc thông tin.
1. Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.
2. Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử.
3. Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử.
4. Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử.
5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
6. Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 40 của Luật này.
1. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến giao dịch điện tử.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu tư và ứng dụng giao dịch điện tử theo quy định của Luật này.
3. Hỗ trợ đối với giao dịch điện tử trong dịch vụ công.
4. Đẩy mạnh việc triển khai thương mại điện tử, giao dịch bằng phương tiện điện tử và tin học hóa hoạt động của cơ quan nhà nước.
1. Ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển, ứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Ban hành, tuyên truyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Ban hành, công nhận các tiêu chuẩn trong giao dịch điện tử.
4. Quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử.
5. Quản lý phát triển hạ tầng công nghệ cho hoạt động giao dịch điện tử.
6. Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực giao dịch điện tử.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giao dịch điện tử; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử.
8. Quản lý và thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về giao dịch điện tử.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử.
2. Bộ Bưu chính, Viễn thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử.
4. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử tại địa phương.
1. Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.
2. Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu.
3. Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
4. Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử.
5. Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
6. Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for e-transactions in the operations of state agencies; in the civil, business, commercial and other sectors prescribed by law.
The provisions of this Law shall not apply to the grant of certificates of land use rights, ownership of houses and other immovable properties, inheritance documents, marriage certificates, divorce decisions, birth certificates, death certificates, bills of exchange and other valuable papers.
Article 2. Subjects of application
This Law shall apply to agencies, organizations and individuals opting for transactions by electronic means.
Article 3. Application of the Law on E- Transactions
In case of difference between the provisions of the Law on E-Transactions and other provisions of law on the same matter related to e-transactions, the provisions of the Law on E-Transactions shall apply.
Article 4. Interpretation of terms
In this Law, the following terms are construed as follows:
1. An e-certificate means a data message issued by an e-signature certification service-providing organization in order to verify that the certified agency, organization or individual is the person having made the e-signature.
2. Certification of an e-signature means verification that the certified agency, organization or individual is the person having made the e-signature.
3. Electronic signing program means a computer program established to operate independently or through equipment, information system, other computer programs in order to create an e-signature typical for the person who signs data messages.
4. Database means a compilation of data arranged and organized for access, exploitation, management and updating of information through electronic means.
5. Data mean information in form of symbol, script, numeral, image, sound or the like.
6. An e-transaction means a transaction implemented by electronic means.
7. An automatic e-transaction means an e-transaction, which is automatically performed in part or in whole through a pre-established information system.
8. An information system means a system established for sending, receiving, storing, displaying or another processing with respect to data messages.
9. An intermediary means an agency, organization or individual, that represents another agency, organization or individual to send, receive or store a data message or to provide other services relating to such data message.
10. An electronic means is a means that operates based on electric, electronic, digital, magnetic, wireless, optical, electro-magnetic technologies or similar technologies.
11. A security control process is a process used to verify sources of data messages, e-signatures; to discover changes or mistakes appearing in the content of a data message in the process of transmission, receipt and storage.
12. A data message means information created, transmitted, received and stored by electronic means.
13. An e-signature certification service-providing organization means an organization carrying out e-signature certification activities in accordance with the provisions of law.
14. An online service-providing organization means an organization providing transmission line infrastructure and other relevant services to carry out e-transactions. Online service-providing organizations include Internet access providers, Internet service providers and online service providers.
15. Electronic data interchange (EDI) means the transfer of information from one computer to another by electronic means in accordance with an agreed standard on information structure.
Article 5. General principles in e-transactions
1. To voluntarily select electronic means for transactions.
2. To mutually agree on the selection of type of technology for e-transactions.
3. No technology shall be considered the sole one in e-transactions.
4. To ensure equality and security in e-transactions.
5. To protect lawful rights and interests of agencies, organizations, individuals, interests of the State and public interests.
6. E-transactions of State agencies must comply with the principles stipulated in Article 40 of this Law.
Article 6. Policies on development and application of e-transactions
1. To give priority to the development of technological infrastructure and training of human resources related to e-transactions.
2. To encourage agencies, organizations and individuals to invest in and apply e-transactions in accordance with the provisions of this Law.
3. To support e-transactions in public services.
4. To step up the implementation of e-commerce, transactions by electronic means and computerization of the state bodies’ operations.
Article 7. Contents of the state management of e-transaction activities
1. To issue and organize the implementation of strategies, plannings, plans and policies for developing and applying e-transactions in the socio-economic, defense and security domains.
2. To promulgate, propagate and implement legal documents on e-transactions.
3. To promulgate and recognize e-transaction standards.
4. To manage organizations providing services related to e-transactions.
5. To manage the development of technological infrastructure for e-transaction activities.
6. To organize and manage the training, fostering and building of the contingent of personnel and experts in the e-transaction domain.
7. To inspect and supervise the implementation of law on e-transactions; to settle complaints and denunciations, to handle acts of violating law on e-transactions.
8. To manage and carry out activities of international cooperation on e-transactions.
Article 8. Responsibilities of the state management of e-transactions
1. The Government shall exercise the uniform state management over e-transaction activities.
2. The Ministry of Post and Telematics shall take responsibility before the Government, assuming the presiding responsibility for, and coordinating with relevant ministries and branches in, exercising the state management of e-transaction activities.
3. Ministries and ministerial –level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, have to exercise the state management over e-transaction activities.
4. People’s Committees of provinces or cities under central authority shall, within the ambit of their tasks and powers, exercise the state management of e-transaction activities in their respective localities.
Article 9. Prohibited acts in e-transactions
1. Obstructing the selection of the use of e-transactions.
2. Illegally obstructing or preventing the process of transmitting, sending and receiving data messages.
3. Illegally modifying, deleting, canceling, counterfeiting, copying, disclosing, displaying or moving part or whole of a data massage.
4. Creating or disseminating software programs that trouble, change or destroy operating system or committing other acts to destroy the technological infrastructure on e-transactions.
5. Creating data messages in order to commit illegal acts.
6. Tricking, wrongly identifying, appropriating or illegally using e-signatures of others.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực