Chương 1 Luật công đoàn 1990: Những quy định chung
Số hiệu: | 40-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Lê Quang Đạo |
Ngày ban hành: | 30/06/1990 | Ngày hiệu lực: | 07/07/1990 |
Ngày công báo: | 31/07/1990 | Số công báo: | Số 14 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
1- Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động.
2- Những người lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (gọi chung là cơ quan, đơn vị, tổ chức) đều có quyền thành lập và gia nhập công đoàn trong khuôn khổ Điều lệ công đoàn Việt Nam.
Các hội của những người lao động thành lập theo quy định của pháp luật có quyền gia nhập các Liên đoàn lao động.
Khi thành lập, mỗi tổ chức công đoàn thông báo cho cơ quan chính quyền, tổ chức hữu quan để xây dựng quan hệ công tác.
Cấm mọi hành vi cản trở, vi phạm nguyên tắc tự nguyện tham gia tổ chức và hoạt động công đoàn; phân biệt đối xử với lý do người lao động gia nhập, hoạt động công đoàn.
3- Công đoàn từ cấp cơ sở trở lên có tư cách pháp nhân.
4- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, các công đoàn ngành Việt Nam có quyền gia nhập các tổ chức công đoàn quốc tế phù hợp với mục đích hoạt động của mình.
Điều 2
1- Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
2- Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
3- Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Điều 3
1- Trong mọi hoạt động, công đoàn phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật.
Cơ quan Nhà nước, thủ trưởng đơn vị, tổ chức tôn trọng quyền độc lập về tổ chức và các quyền khác của công đoàn quy định tại Luật này.
2- Cơ quan Nhà nước, thủ trưởng đơn vị, tổ chức và công đoàn phải tăng cường mối quan hệ hợp tác trong mọi hoạt động nhằm mục đích xây dựng cơ quan, đơn vị, tổ chức, xây dựng đất nước và chăm lo lợi ích của người lao động; khi có những vấn đề còn có ý kiến khác nhau thì phải tiến hành đối thoại, hiệp thương, tìm cách giải quyết theo đúng pháp luật. Cơ quan Nhà nước, thủ trưởng đơn vị, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện cần thiết để công đoàn hoạt động.
3- Với sự thoả thuận của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội đồng bộ trưởng quy định cụ thể về mối quan hệ hoạt động giữa cơ quan Nhà nước, thủ trưởng đơn vị, tổ chức với các cấp công đoàn.
1- Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động.
2- Những người lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (gọi chung là cơ quan, đơn vị, tổ chức) đều có quyền thành lập và gia nhập công đoàn trong khuôn khổ Điều lệ công đoàn Việt Nam.
Các hội của những người lao động thành lập theo quy định của pháp luật có quyền gia nhập các Liên đoàn lao động.
Khi thành lập, mỗi tổ chức công đoàn thông báo cho cơ quan chính quyền, tổ chức hữu quan để xây dựng quan hệ công tác.
Cấm mọi hành vi cản trở, vi phạm nguyên tắc tự nguyện tham gia tổ chức và hoạt động công đoàn; phân biệt đối xử với lý do người lao động gia nhập, hoạt động công đoàn.
3- Công đoàn từ cấp cơ sở trở lên có tư cách pháp nhân.
4- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, các công đoàn ngành Việt Nam có quyền gia nhập các tổ chức công đoàn quốc tế phù hợp với mục đích hoạt động của mình.
1- Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
2- Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
3- Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1- Trong mọi hoạt động, công đoàn phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật.
Cơ quan Nhà nước, thủ trưởng đơn vị, tổ chức tôn trọng quyền độc lập về tổ chức và các quyền khác của công đoàn quy định tại Luật này.
2- Cơ quan Nhà nước, thủ trưởng đơn vị, tổ chức và công đoàn phải tăng cường mối quan hệ hợp tác trong mọi hoạt động nhằm mục đích xây dựng cơ quan, đơn vị, tổ chức, xây dựng đất nước và chăm lo lợi ích của người lao động; khi có những vấn đề còn có ý kiến khác nhau thì phải tiến hành đối thoại, hiệp thương, tìm cách giải quyết theo đúng pháp luật. Cơ quan Nhà nước, thủ trưởng đơn vị, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện cần thiết để công đoàn hoạt động.
3- Với sự thoả thuận của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội đồng bộ trưởng quy định cụ thể về mối quan hệ hoạt động giữa cơ quan Nhà nước, thủ trưởng đơn vị, tổ chức với các cấp công đoàn.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.
1 - The trade unions constitute a great socio-political organization of the Vietnamese working-class and labouring people (generally called workers). They are founded by the workers on the voluntary basis and placed under the leadership of the Communist Party of Vietnam, they also constitute a component part of the political system of the Vietnamese society, a school of socialism for the workers.
2 - The Vietnamese workers operating in business and production establishments belonging to all economic sectors, in enterprises functioning with foreign capital investment in non-productive units, state organs, social organizations (generally called organs, units, organizations) are entitled to step up and participate in the trade union In accordance with the Rules of the Vietnamese Trade Unions.
The workers’ associations founded in keeping with the law have the right to adhere to the confederations of labour.
When founded, each trade union organization must inform the administrative organ and the organization concerned of its coming into being for the purpose establishing with the latter necessary working relations.
Any act of hindrance to and violation of the principle of voluntariness in joining the trade union organization and its activities, of discrimination against the workers for the reason of their participation in the trade unions is strictly forbidden.
3 - Trade unions from the primary level upward enjoy the right of a legal person.
4 - The Vietnam General Confederation of Labour has the right to adhere to any international trade union organizations in keeping with the objectives of its activities.
Article 2
1 - The trade unions represent and defend the workers' legitimate and legal rights and interests; they are bound to join forces with the State in developing production, solving the question of employment and improving the material and spiritual life of the workers.
2 - The trade unions represent the workers and organise them to participate in the management of organs, units, organizations, in the socio-economic and state management, within the scope of their functions, the trade unions implement their right to supervise and control the activities of the organs, units, organizations In keeping with the law.
3 - The trade unions are responsible for organizing, educating and encouraging the workers to bring into full play their role of mastery of the country, carry out their civil obligations, build and defend the socialist fatherland of Vietnam.
Article 3
1 - In all their activities, the trade unions must abide by the Constitution and the laws in force.
The State organs, the heads of units, organizations must respect the right of independence and others provided for in this law.
2 - The State organs, the heads of units, organizations and the trade unions must strengthen their cooperative relation in all their activities in order to build their respective organs, units and organizations, build the country and care for the workers’ interests. When there are divergences in their views and ideas on any problem, they should hold talk, dialogue and consultation in order In find out proper measures for settlement of their difference in keeping with the law. The Stale organs, the heads of units, organizations are bound to create necessary conditions for the trade unions to carry out their activities.
3 - With the agreement of the Vietnam General Confederation of Labour, the Council of Ministers concretely defines by regulations the relations of activity between the State organs, the heads of units, organizations and the trade unions at all levels.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực