Luật Công an nhân dân 2018 số 37/2018/QH14
Số hiệu: | 37/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 23/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1137 đến số 1138 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Rút ngắn thời hạn thực hiện nghĩa vụ CAND xuống còn 24 tháng
Đây là nội dung nổi bật tại Luật Công an nhân dân 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6, ngày 20/11/2018.
Theo đó, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND là 24 tháng (02 năm) thay vì là 36 tháng (03 năm) như tại Luật Công an nhân dân 2014.
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.
Công dân được tuyển chọn vào CAND cần:
- Đáp ứng tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác công an;
- Có nguyện vọng và CAND có nhu cầu.
Luật Công an nhân dân 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019, riêng các quy định sau sẽ có hiệu lực từ ngày 11/01/2019:
- Các quy định của Luật này về cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng;- Các quy định của Luật này về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 37/2018/QH14 |
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2018 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Công an nhân dân.
Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm điều kiện hoạt động, chế độ, chính sách đối với Công an nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.
2. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
4. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là công dân Việt Nam được tuyển chọn, hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
5. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ là công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì.
6. Công nhân công an là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ.
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
3. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1. Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng.
2. Cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tham gia xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.
Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
1. Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác công an, có nguyện vọng và Công an nhân dân có nhu cầu thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
2. Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này.
1. Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.
2. Thủ tục tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được áp dụng như tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
1. Sĩ quan Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp hoặc chế độ nghĩa vụ; công nhân công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng.
2. Công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị theo quy định của pháp luật.
1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện giám sát hoạt động của Công an nhân dân.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ và xây dựng Công an nhân dân, giám sát việc thực hiện pháp luật về Công an nhân dân.
Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Công an nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân.
3. Bộ, ngành trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng Công an nhân dân và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nhà nước, chương trình mục tiêu quốc gia, đề án về an ninh, trật tự theo nhiệm vụ được giao;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc kết hợp chặt chẽ kinh tế - xã hội, quốc phòng, đối ngoại với an ninh trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, đề án của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách phù hợp với chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân;
d) Tham gia xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của pháp luật và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền;
đ) Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Công an định kỳ hoặc đột xuất tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự theo thẩm quyền;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
1. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định chủ trương, phương hướng nhằm phát huy tiềm năng của địa phương để xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng tiềm lực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
c) Quyết định chủ trương, phương hướng xây dựng các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở; quyết định chủ trương, biện pháp kết hợp chặt chẽ giữa củng cố, tăng cường an ninh với phát triển kinh tế - xã hội; giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường an ninh; kết hợp an ninh với quốc phòng, đối ngoại của địa phương;
d) Quyết định ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của địa phương;
đ) Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở địa phương;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội do cấp có thẩm quyền giao; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở địa phương;
b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng tiềm lực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh ở địa phương;
c) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp dự toán ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của địa phương;
d) Chỉ đạo các cơ quan phối hợp với Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, tham gia xây dựng Công an nhân dân, bảo đảm chế độ, chính sách đối với Công an nhân dân và các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở; chủ trì hoặc phối hợp xây dựng, quản lý, bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia trên địa bàn;
đ) Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và tham gia xây dựng Công an nhân dân ở địa phương;
e) Tổ chức việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân ở địa phương;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Công an nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật được bảo vệ, giữ bí mật theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có thành tích thì được khen thưởng; bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị thương tích, tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Công an nhân dân có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tham gia thẩm định, đánh giá tác động về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh với hoạt động quốc phòng và đối ngoại.
2. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, kinh tế, quốc phòng, đối ngoại, thông tin, xã hội, môi trường, khoa học và công nghệ; bảo vệ các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Hoạt động tình báo theo quy định của pháp luật.
4. Bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội; bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan đại diện nước ngoài, đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; bảo vệ cá nhân nắm giữ hoặc liên quan mật thiết đến bí mật nhà nước; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ trì thực hiện quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật; kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật; phối hợp với Quân đội nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển, vùng trời và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan.
6. Thực hiện quản lý về an ninh mạng, bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện quản lý về công tác điều tra và phòng, chống tội phạm. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố, bạo loạn và giải quyết các tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường; tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra tội phạm theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác thống kê hình sự; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường và kiến nghị biện pháp khắc phục; giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện quản lý về thi hành án hình sự, thi hành tạm giữ, tạm giam; quản lý trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; tổ chức thi hành bản án, quyết định về hình sự, biện pháp tư pháp; thực hiện giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; quản lý đối tượng được tha tù trước thời hạn có điều kiện; thực hiện công tác dẫn giải, áp giải, quản lý kho vật chứng, bảo vệ phiên tòa và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện quản lý về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
10. Thực hiện quản lý về cư trú, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân, con dấu, trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng, vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân và giấy tờ tùy thân khác; đăng ký, cấp, quản lý biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và thực hiện quản lý về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
11. Chủ trì, phối hợp quản lý và thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
12. Làm nòng cốt xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng - văn hóa, an ninh mạng, an ninh thông tin, truyền thông, an ninh xã hội, an ninh môi trường.
13. Hướng dẫn, huấn luyện nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật đối với các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
14. Áp dụng các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
15. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vũ lực, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác để tấn công, truy bắt tội phạm, ngăn chặn người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác và để phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.
16. Quyết định hoặc kiến nghị đình chỉ, đình chỉ có thời hạn hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.
17. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật khi có tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp hoặc khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.
18. Quản lý, phát triển công nghiệp an ninh; nghiên cứu, ứng dụng, huy động thành tựu khoa học và công nghệ, kỹ thuật trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân.
19. Xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng; làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
20. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế; hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân; thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự theo quy định của pháp luật. Bộ Công an là cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.
21. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ Công an;
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
d) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
3. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
1. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đơn vị trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an xã, phường, thị trấn và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân.
1. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
2. Chỉ huy công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị công an được giao phụ trách. Chỉ huy công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên và trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có chức vụ hoặc cấp bậc hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ hoặc cấp bậc hàm thấp hơn.
Trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ cao hơn nhưng cấp bậc hàm ngang hoặc thấp hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có cấp bậc hàm ngang hoặc cao hơn nhưng chức vụ thấp hơn.
1. Phân loại theo tính chất hoạt động, trong Công an nhân dân có:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật;
c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể việc phân loại, bố trí sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân theo tính chất hoạt động
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:
a) Sĩ quan cấp tướng có 04 bậc:
Đại tướng;
Thượng tướng;
Trung tướng;
Thiếu tướng;
b) Sĩ quan cấp tá có 04 bậc:
Đại tá;
Thượng tá;
Trung tá;
Thiếu tá;
c) Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:
Đại úy;
Thượng úy;
Trung úy;
Thiếu úy;
d) Hạ sĩ quan có 03 bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:
a) Sĩ quan cấp tá có 03 bậc:
Thượng tá;
Trung tá;
Thiếu tá;
b) Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:
Đại úy;
Thượng úy;
Trung úy;
Thiếu úy;
c) Hạ sĩ quan có 03 bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ.
3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:
a) Hạ sĩ quan nghĩa vụ có 03 bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ;
b) Chiến sĩ nghĩa vụ có 02 bậc:
Binh nhất;
Binh nhì.
1. Đối tượng xét phong cấp bậc hàm:
a) Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau:
Đại học: Thiếu úy;
Trung cấp: Trung sĩ;
Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc;
b) Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng;
c) Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì.
2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;
b) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:
a) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:
Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;
Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;
Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;
Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;
b) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;
c) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;
d) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.
4. Tuổi của sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57; trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm thì được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên thì được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
3. Chủ tịch nước quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với cấp bậc hàm cấp tướng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc từ Đại tá trở xuống.
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Cục trưởng, Tư lệnh;
c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
e) Đại đội trưởng;
g) Trung đội trưởng;
h) Tiểu đội trưởng.
2. Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này và chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.
1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06;
c) Trung tướng, số lượng không quá 35 bao gồm:
Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an có một trong các tiêu chí sau đây: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương; có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; có chức năng nghiên cứu, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ toàn lực lượng;
Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương;
Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân;
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh;
Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương;
d) Thiếu tướng, số lượng không quá 157 bao gồm:
Cục trưởng của đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông. Số lượng không quá 11;
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Số lượng không quá 03;
Phó Cục trưởng, Phó Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Số lượng: 17 đơn vị mỗi đơn vị không quá 04, các đơn vị còn lại mỗi đơn vị không quá 03;
Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng mỗi đơn vị không quá 03;
Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương;
đ) Đại tá: Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này; Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ; Hiệu trưởng các trường trung cấp Công an nhân dân;
e) Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
g) Trung tá: Đội trưởng và tương đương; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
h) Thiếu tá: Đại đội trưởng;
i) Đại úy: Trung đội trưởng;
k) Thượng úy: Tiểu đội trưởng.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định cụ thể trong Luật này.
3. Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và trường hợp đặc biệt được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng do cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Trưởng phòng và tương đương ở đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu, tham mưu, nghiên cứu, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ toàn lực lượng; Trưởng phòng tham mưu, nghiệp vụ, Trưởng Công an quận thuộc Công an thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hồ Chí Minh có cấp bậc hàm cao nhất cao hơn 01 bậc quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cấp bậc hàm cao nhất là cấp tá, cấp úy của sĩ quan giữ chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
1. Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
4. Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.
1. Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng.
Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và hạ sĩ quan, chiến sĩ.
1. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền điều động người giữ chức vụ đó.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục tùng sự điều động của cấp có thẩm quyền.
1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền quyết định biệt phái sĩ quan Công an nhân dân đến công tác tại cơ quan, tổ chức ngoài Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được hưởng chế độ, chính sách như sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân. Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm đối với sĩ quan biệt phái thực hiện như đối với sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân, trừ sĩ quan biệt phái quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, khoản 3 Điều 25 và khoản 1 Điều 27 của Luật này.
Sĩ quan Công an nhân dân khi kết thúc nhiệm vụ biệt phái được xem xét, bố trí chức vụ tương đương chức vụ biệt phái; được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ biệt phái.
3. Cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan Công an nhân dân được biệt phái đến có trách nhiệm giao nhiệm vụ, giữ bí mật và bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho sĩ quan biệt phái theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân quy định như sau:
a) Hạ sĩ quan: 45;
b) Cấp úy: 53;
c) Thiếu tá, Trung tá: nam 55, nữ 53;
d) Thượng tá: nam 58, nữ 55;
đ) Đại tá: nam 60, nữ 55;
e) Cấp tướng: 60.
2. Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan giữ chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi phục vụ cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp đơn vị công an có nhu cầu, sĩ quan quy định tại điểm b, điểm c và nam sĩ quan quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nếu có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng không quá 60 đối với nam và 55 đối với nữ.
4. Sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ hơn 60 đối với nam và hơn 55 đối với nữ theo quy định của Chính phủ.
5. Sĩ quan Công an nhân dân được nghỉ hưu khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật mà Công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được hoặc sĩ quan tự nguyện xin nghỉ nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm, nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong Công an nhân dân thì được nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
3. Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
4. Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; tận tụy phục vụ Nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân.
5. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh.
1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
1. Nhà nước bảo đảm điều kiện về ngân sách và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân bao gồm đầu tư tài chính, trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác, đất đai, trụ sở, công trình, cơ sở công nghiệp và điều kiện vật chất, kỹ thuật khác.
2. Trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, Nhà nước huy động tiềm lực khoa học và công nghệ, kỹ thuật phục vụ hoạt động của Công an nhân dân bao gồm:
a) Chuyển giao công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
b) Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho cơ sở đào tạo, huấn luyện và nghiên cứu khoa học của Công an nhân dân;
c) Bảo đảm tiềm lực thông tin, cơ sở dữ liệu, tư liệu khoa học và công nghệ, kỹ thuật;
d) Bổ sung lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
3. Đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác phục vụ cho hoạt động của Công an nhân dân mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
1. Công nghiệp an ninh là bộ phận của công nghiệp quốc phòng, an ninh, phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân.
2. Nhà nước có chính sách, cơ chế đặc thù xây dựng và quy hoạch phát triển công nghiệp an ninh; đầu tư nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
3. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh.
Công an nhân dân được Nhà nước trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Trang phục, công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân do Chính phủ quy định.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ được giao; được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát triển tài năng để phục vụ Công an nhân dân.
2. Nhà nước có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân là người dân tộc thiểu số.
1. Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân do Chính phủ quy định. Tiền lương của sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc hàm, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của Công an nhân dân; phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong Công an nhân dân. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng trợ cấp, phụ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và trợ cấp, phụ cấp đặc thù Công an nhân dân.
2. Sĩ quan Công an nhân dân nếu giữ nhiều chức vụ, chức danh trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ, chức danh cao nhất và phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh theo quy định của pháp luật.
3. Sĩ quan Công an nhân dân được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm khi được giao chức vụ, chức danh thấp hơn chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm do yêu cầu công tác hoặc thay đổi tổ chức, biên chế theo quy định của pháp luật.
4. Sĩ quan Công an nhân dân khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ, chức danh thì hưởng các quyền lợi theo chức vụ, chức danh mới.
5. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được bảo đảm doanh trại và các điều kiện làm việc, sinh hoạt phù hợp với tính chất công việc, nhiệm vụ được giao.
6. Sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan chuyên môn kỹ thuật được hưởng phụ cấp nhà ở, được bảo đảm nhà ở công vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên, học sinh và công nhân công an được bảo đảm chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau, tai nạn, rủi ro nghề nghiệp ở xa cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hoặc mắc những bệnh mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Công an nhân dân không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác, được thanh toán viện phí và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
2. Cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp; cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên và học sinh Công an nhân dân không có chế độ bảo hiểm y tế thì được Công an nhân dân mua bảo hiểm y tế, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
3. Cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp; cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi của công nhân công an không có chế độ bảo hiểm y tế thì được mua bảo hiểm y tế, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
4. Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và công nhân công an đang công tác được nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp và công nhân công an do yêu cầu nhiệm vụ mà không được bố trí nghỉ hằng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
1. Sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu được hưởng các quyền lợi sau đây:
a) Lương hưu tính trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này và theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Nếu nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 30 của Luật này do thay đổi tổ chức, biên chế hoặc không còn nhu cầu bố trí, sử dụng thì ngoài chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội còn được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ;
c) Sử dụng trang phục Công an nhân dân, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong các ngày lễ, các cuộc hội họp và cuộc giao lưu truyền thống của Công an nhân dân;
d) Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật;
đ) Được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, được khám bệnh, chữa bệnh theo cấp bậc hàm, chức vụ hoặc chức danh trước khi nghỉ hưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Công an nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân chuyển ngành được hưởng các quyền lợi sau đây:
a) Nhà nước bảo đảm đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết đối với sĩ quan, hạ sĩ quan chuyển ngành theo yêu cầu của tổ chức;
b) Bảo lưu mức lương và phụ cấp thâm niên tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;
c) Các quyền lợi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Trường hợp điều động trở lại phục vụ trong Công an nhân dân thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc hàm và thâm niên công tác;
đ) Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ trong Công an nhân dân và mức lương hiện hưởng; trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu theo quy định của pháp luật.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân xuất ngũ được hưởng các quyền lợi sau đây:
a) Trợ cấp tạo việc làm và trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ;
b) Các quyền lợi quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp có đủ 15 năm phục vụ trong Công an nhân dân trở lên, khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Công an nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
4. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân khi xuất ngũ là bệnh binh được hưởng quyền lợi quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
5. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành, nghề đặc thù thì được quy đổi thời gian đó để tính hưởng quyền lợi khi thôi phục vụ trong Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
6. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đang công tác mà hy sinh thì thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đó được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ.
7. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đang công tác mà từ trần thì thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đó được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ.
1. Sinh viên, học sinh Công an nhân dân được hưởng sinh hoạt phí và chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ.
2. Công nhân công an được áp dụng chế độ, chính sách như đối với công nhân quốc phòng.
3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong lực lượng vũ trang nhân dân; khi hết thời hạn phục vụ được trợ cấp học nghề hoặc trợ cấp tạo việc làm và được ưu tiên thi tuyển vào trường Công an nhân dân, được hưởng chế độ, chính sách khác theo quy định của Chính phủ.
Thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, công nhân công an có công trạng, thành tích trong chiến đấu, công tác thì được xét tặng thưởng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước và hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật thì tùy theo công trạng được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, công nhân công an vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được sử dụng trang phục, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam; nếu bị tước danh hiệu Công an nhân dân thì bị tước cấp bậc hàm, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, chống đối, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hoặc cản trở hoạt động của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân trong thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các quy định của Luật này về cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 01 năm 2019.
3. Luật Công an nhân dân số 73/2014/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
1. Đối với xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy thì thực hiện như sau:
a) Không áp dụng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 61 của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12;
b) Không áp dụng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với Công an xã tại điểm c khoản 7 Điều 19 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;
c) Các chức danh Công an xã bán chuyên trách được bổ nhiệm, bố trí theo quy định của Pháp lệnh Công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12 kết thúc nhiệm vụ và được sử dụng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở, được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh Công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12 cho đến khi có văn bản quy phạm pháp luật khác.
2. Đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy thì các quy định về Công an xã tiếp tục được áp dụng theo Pháp lệnh Công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12, Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2018.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, November 20, 2018 |
LAW
PEOPLE’S PUBLIC SECURITY FORCE
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly hereby promulgates the Law on People’s Public Security Force
GENERAL PROVISIONS
This Law provides for the principles of organization and operation; positions, functions, duties and powers; assurance of operational conditions, regimes and policies for the People's Public Security Force; responsibilities of relevant entities and persons.
For the purposes of this Law, terms used herein shall be construed as follows:
1. National security protection means preventing, detecting, controlling and fighting the infringement upon national security, and eliminating the threat of national security.
2. Guarantee of social order and safety means preventing, detecting, controlling and combating crimes and violations of law on social order and safety.
3. Operational officer or non-commissioned officer means a Vietnamese citizen who is recruited, trained, coached and works in different operation fields of the People’s Public Security Force, and is bestowed and promoted to the rank of general, field officer, company officer or non-commissioned officer.
4. Specialist and technical officer or non-commissioned officer means a Vietnamese citizen who is recruited, works in different technical fields of the People’s Public Security Force, and is bestowed and promoted to the rank of field officer, company officer or non-commissioned officer.
5. Non-commissioned officer or conscript means a Vietnamese citizen who is conscripted to join the People’s Public Security Force, is bestowed and promoted to the rank of sergeant-major, sergeant, corporal, first-class private or private.
6. Public security worker means a Vietnamese citizen who has professional and technical qualifications, is recruited to the People’s Public Security Force but is not permissible to be bestowed to the rank of officer, non-commissioned officer or serviceman.
Article 3. Position of the People’s Public Security Force
The People’s Public Security Force shall be designated as the core of the people’s armed forces in performing duties to protect national security and maintain social order and safety, and fight for prevention and control of crimes or violations of law on national security, order or social safety.
Article 4. Principles of organization and operation of the People’s Public Security Force
1. Be put under the ultimate and direct leadership of the Communist Party of Vietnam in all aspects, the domination of the State President, the unified State management of the Government and the direct command and administration of the Minister of Public Security.
2. Be organized in a centralized and uniform manner and according to the administrative hierarchy from the central to grassroots levels.
3. Abide by the Constitution and law; the subordinates shall submit to the superiors; they shall rely on the People and be subject to the supervision by the People; protect the interests of the State, and the lawful rights and interests of organizations and individuals.
Article 5. Building of the People’s Public Security Force
1. The State shall build People’s Public Security Force to become revolutionary, regular, elite and gradually modernized; prioritize the modernization of certain forces.
2. Entities and citizens shall be held responsible for getting involved in building the immaculate and powerful People's Public Security Force.
Article 6. Traditional day of the People’s Public Security Force
The 19th day of August every year shall be selected as the annual traditional day of the People's Public Security Force and the All-people National Defense's Day.
Article 7. Recruitment of citizens into the People’s Public Security Force
1. Citizens who fully meet the criteria on political and moral qualities, educational level and health, reach legitimate age and have proper aptitudes for public-security activities, have aspirations to join the People’s Public Security Force may be recruited into the People’s Public Security Force upon the demand of the People’s Public Security Force.
2. The People’s Public Security Force shall be given priority in recruiting outstanding cadets graduating from higher education establishments and vocational training centers who are fully eligible to be trained to join the People’s Public Security Force.
3. The Minister of Public Security shall provide specific provisions of this Article.
Article 8. Obligation to join the People’s Public Security Force
1. A citizen’s fulfillment of the obligation to join the People’s Public Security Force means that he/she has performed their obligation to defend the Fatherland during his/her service in the people’s armed force. Annually, the People’s Public Security Force may recruit citizens within age for service into the People’s Public Security Force for a period of 24 months. The Minister of Public Security shall be accorded authority to extend the period of service of non-commissioned officers and conscripts to no more than 06 months in the following cases:
a) Extension of the period of service serves the purpose of being ready to fight;
b) Extension of the period of service may be granted if they are performing natural disaster or epidemic prevention and control or rescue tasks.
2. The procedures for recruitment of eligible citizens into the People’s Public Security shall be similar to the procedures for recruitment of citizens eligible to perform active military duty.
3. The Government shall elaborate on clause 2 of this Article.
Article 9. Service regimes applicable to officers, non-commissioned officers and conscripts of the People’s Public Security Force and public-security workers
1. People’s Public Security officers shall serve under the professional regime; noncommissioned officers and conscripts shall serve under the professional regime or service regime; public-security workers shall serve under the recruitment regime.
2. After being discharged from the People’s Public Security Force, persons who have served in the People’s Public Security Force shall perform military duty as holders of reserve titles as per law.
Article 10. Supervision of activities of the People’s Public Security Force
1. The National Assembly, National Assembly’s Standing Committee, Ethnic Council, delegations of National Assembly deputies, National Assembly deputies, People’s Councils and People’s Council’s Standing Committees, People’s Council’s Committees, delegations of People’s Council’s deputies and People’s Council’s deputies shall, within the scope of their respective tasks and powers, supervise the activities of the People’s Public Security Force.
2. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within their duties and powers, propagate and mobilize people from all social strata to participate in the “All People Protect the National Security” movement, cooperate and collaborate with and assist the People’s Public Security Force in performing their tasks and building the People’s Public Security Force, and supervising the implementation of the law on the People’s Public Security.
Article 11. Coordination between the People’s Army, the Militia and Self-Defense Force and the People’s Public Security Force
The People’s Army and the Militia and Self-Defense Force shall closely cooperate with the People’s Public Security Force in protecting the national security, maintaining the social order and safety, preventing, controlling and fighting crimes or violations of law on national security, social order and safety, and building the People’s Public Security Force.
The Government shall issue specific provisions of this Article.
Article 12. Responsibilities of the Government, ministries and central administrations for protection of national security protection, maintenance of social order and safety, combat against, prevention and control of crimes and violations of laws and building of the People’s Public Security Force
1. The Government shall be responsible for carrying out the uniform state management of protection of national security, maintenance of social order and safety, combat against, prevention and control of crimes and violations of law, and construction of the People's Public Security Force; implementing its duties and powers under the provisions of the Constitution and relevant laws.
2. The Ministry of Public Security shall be held accountable to the Government for the state management of protection of national security, maintenance of social order and safety, combat against, prevention and control of crimes and violations of law, and construction of the People's Public Security Force.
3. Ministries and central administrations shall, within their duties and powers, assume responsibility to cooperate with the Ministry of Public Security in the state management of protection of national security, maintenance of social order and safety, combat against, prevention and control of crimes and violations of law, and construction of the People's Public Security Force, and implement the following duties and powers:
a) Promulgate or submit to competent authorities for promulgation of legislative documents, directives and instructional documents on the implementation of tasks prescribed in this Law and other relevant law provisions;
b) Cooperate with the Ministry of Public Security in organizing the implementation of state strategies, planning schemes, plans, national target programs, security and order proposals according to their assigned tasks;
c) Preside over and cooperate with the Ministry of Public Security and the concerned agencies and organizations in closely connect socio-economic, defense and foreign relation development tasks with security ones in the process of developing and implementing planning schemes, plans, national target programs and projects in the industries and domains under their delegated authority to ensure they are in line with the strategies for protection of national security, maintenance of social order and safety and building of the People's Public Security Force;
d) Participate in the building of the all-people security system and the people’s security posture associated with the all-people national defense and the all-people national defense posture, and the building of the people's armed forces under the provisions of law, directions and instructions given by competent authorities;
dd) Preside over or cooperate with the Ministry of Public Security on a regular or irregular inspection, audit, preliminary and final review of the implementation of security and order protection tasks under their authority;
e) Implement other tasks and powers regarding protection of national security, maintenance of social order and safety according to law provisions.
Article 13. Responsibilities of People's Councils and People's Committees at all levels for the protection of national security, the maintenance of social order and safety and the building of the People’s Public Security Force
1. People’s Councils at all levels shall, within their duties and powers, have the following responsibilities:
a) Decide on measures to ensure the fulfillment of the tasks of protecting national security, maintaining social order and safety according to law provisions;
b) Decide on policies and guidelines for promotion of the potentialities of their localities in building the people’s security system and the people’s security posture associated with reinforcement of the all-people national defence and the all-people national defence posture, and building of potentialities for protection of national security and maintenance of social security and safety;
c) Decide on policies and guidelines for building of mass organizations involved in protection of security and order at the grassroots level; decide on policies and measures to closely combine reinforcement and promotion of security with socio-economic development; closely combine socio-economic development with reinforcement and promotion of security; closely combine security with national defence and foreign relation within their localities;
d) Decide on the state budget expenditures on assurance of fulfillment of duties to protect national security, maintain social order and safety within their localities;
dd) Supervise the compliance with the Constitution and laws, and the implementation of resolutions of the People's Councils on protection of national security, maintenance of social order and safety in their respective localities;
e) Implement other tasks and powers regarding protection of national security, maintenance of social order and safety according to law provisions.
2. People’s Committees at all levels shall, within their duties and powers, have the following responsibilities:
a) Promulgate legislative documents under its competence to undertake the tasks of protection of national security, maintenance of social order and safety under law provisions and resolutions of the same-level People's Councils, and tasks of protection of national security, maintenance of social order and safety which are assigned by competent authorities; carry out the state management of protection of national security, maintenance of social order and safety within their respective localities;
b) Direct and undertake the building of the people’s security system and the people’s security posture associated with reinforcement of the all-people national defence and the all-people national defence posture, and the building of potentialities for protection of national security and maintenance of social security and safety; perform the tasks of educating national defence and security in their respective localities;
c) Submit to the People's Council at the same level the budget estimates for fulfillment of the tasks of protection of national security, maintenance social order and safety; direct and organize the implementation of the resolutions of the People's Councils at the same level on the state budget allocations for fulfillment of the tasks of protection of national security, maintenance of social order and safety in their respective localities;
d) Direct relevant agencies to cooperate with the People's Public Security Force in performing the tasks of protecting national security, maintaining social order and safety in their respective localities, participating in the building of the People's Public Security Force, maintenance of the regimes and policies for the People's Public Security Force and mass organizations participating in the protection of grassroots-level security and order; preside over or cooperate in the building, management and protection of important projects related to national security within their respective localities;
dd) Cooperate with the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, relevant agencies and organizations in performing the tasks of protection of national security, maintenance of social order and safety, and engaging in the building of the People’s Public Security Force within their respective localities;
e) Organize the inspection, audit and resolution of complaints, denunciations and the handling of violations of law, preliminary and final review, emulation and rewarding related to implementation of the tasks of protection of national security, maintenance of social order and safety, and building of the People's Public Security Force in their respective localities;
g) Implement other tasks and powers regarding protection of national security, maintenance of social order and safety according to law provisions.
Article 14. Responsibilities of, regimes and policies for entities and persons participating in, cooperating, collaborating with and supporting the People’s Public Security Force
1. Agencies, organizations and individuals operating within the territory of the Socialist Republic of Vietnam and overseas Vietnamese agencies, organizations and citizens shall have the responsibility to participate in, cooperate and collaborate with and support the People's Public Security Force to perform their functions, duties and powers as prescribed by law.
2. Agencies, organizations and individuals that participate in, cooperate and collaborate with and support the People's Public Security Force in protecting national security, maintaining social order and safety, fighting, preventing and controlling crimes and violations of law shall be protected and prevented from being known to the public in accordance with laws.
3. If agencies, organizations and individuals that participate in, cooperate, collaborate with and support the People's Public Security Force in protecting national security, maintaining social order and safety, fighting, preventing and controlling crimes and violations of law show their excellent performance, they shall be commended and rewarded; if their honor is damaged, it will be reinstated; if their property is lost or damaged, they will be compensated; If they are injured or their health and lives are harmed, they themselves and their families shall be entitled to regimes and policies prescribed by law.
FUNCTIONS, TASKS AND POWERS OF THE PEOPLE’S PUBLIC SECURITY FORCE
Article 15. Functions of the People’s Public Security force
The People’s Public Security Force shall function to advise the Party and the State on national security protection, social order and safety maintenance and crime prevention and fighting; carry out the state management of protection of national security, maintenance of social order and safety, combat against, prevention and control of crimes and violations of laws on national security, social order and safety; prevent and combat plots and activities of hostile forces, crimes and violations of law related to national security, social order and safety.
Article 16. Tasks and powers of the People’s Public Security Force
1. Collect information, analyze, assess and forecast the situation and recommend the Party and the State to promulgate, and direct the implementation of, guidelines, policies, laws and strategies on national security protection, social order and safety maintenance, combat against, prevention and control of crimes and violations of law on national security, social order and safety; participate in appraising and assessing impacts on national security, social order and safety that may result from socio-economic development plans, proposals and projects in accordance with laws; closely combine the tasks of national security protection, social order and safety maintenance, combat against, prevention and control of crimes and violations of laws on national security, social order and safety with the tasks of socio-economic development; effectively combine security activities with national defense and external relation activities.
2. Actively prevent, detect, stop and frustrate plots and activities of infringing upon the national security, eliminating any threats to the national security; defend the national independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the Homeland; protect the Party, the State, the People and the socialist regime; protect the political security and security in the fields of ideology, culture, economy, national defense, external relation, communication, society, environment and science and technology; safeguard other national interests; protect the national great solidarity; protect the lives, health, honor, dignity, property, freedom and democracy of citizens, and the lawful rights and interests of agencies, organizations and individuals.
3. Carry out intelligence activities in accordance with laws.
4. Protect high-ranking Party and State leaders, international guests visiting and working in Vietnam; protect important political, economic, diplomatic, scientific- technical, cultural and social events and targets; protect key works related to national security, representative offices of foreign countries or international organizations in Vietnam; protect individuals keeping or being closely related to state secrets; protect special shipments in accordance with law.
5. Manage the protection of national security and state secrets; preside over managing immigration, transit and stay of foreigners in Vietnam; control cross-border entry and exit of Vietnamese citizens under provisions of laws; control cross-border entry, exit and transit in accordance with laws; cooperate with the People’s Army, concerned sectoral administrations and local authorities in the management and protection of national boundaries, bordergates, islands, territorial waters, airspace, perform the tasks of protection of national security, maintenance of social order and safety at border areas in accordance with laws and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a party and other relevant international agreements.
6. Carry out the management of cybersecurity, protection of cybersecurity and prevention and control of cybercrimes in accordance with laws.
7. Manage the crime investigation, prevention and fighting. Take the main charge of performing the tasks of preventing and combating terrorism and riots and dealing with complicated circumstances related to national security, social order and safety in accordance with law. Actively prevent, detect, frustrate and fight crimes and violations of law on social order and safety, and protect environment, natural resources and safety of environment-related foods; receive and settle reports and denunciations related to crimes, and recommend starting legal actions; proceed against and investigate crimes in accordance with law; carry out the crime statistics; identify causes and conditions giving rise to crimes and violations of law related to social order, safety, environmental protection and recommend remedies; provide community education for persons committing violations of law in accordance with law.
8. Manage the execution of criminal judgments, sentences of imprisonment and detention; manage prisons, detention camps, remand prisons, compulsory education establishments and reformatories; organize the execution of criminal sentences, judgements and judicial measures; perform the tasks of supervising and educating criminals under 18 years of age that are entitled to exemption from criminal responsibility; managed prisoners released from custody before the expiry of their sentence; carry out the transfer, escort, management of facilities for storage of physical evidence or exhibits, protect trials and perform other legal assistance tasks in accordance with law.
9. Administer penalties and handling of administrative violations arising in the field of national security, social order and safety; impose administrative sanctions and implement administrative actions according to law provisions; maintain security and order for execution of enforcement decisions upon the request of competent agencies.
10. Administer residency and national population database, national ID database, seals, traffic order and safety, public order, weapons, explosives, explosive precursors, supporting instruments, fire prevention and fighting, rescue and emergency response in accordance with law; issue and manage citizen identity cards and other personal identity documents; register, grant and manage license plates of road vehicles; implement the tasks of fire prevention and fighting, rescue and salvation, management of security and order in sectors and industries subject to investment and business requirements in accordance with law.
11. Preside over and cooperate in managing, executing propaganda and educational programs for protection of national security, maintenance of social order and safety maintenance, combat against, prevention and control of crimes and violations of law on national security, social order and safety; guide, inspect, audit and settle complaints and denunciations, and handle violations arising from protection of the national security, maintenance of the social order and safety, and combat against, prevention and control of crimes and violations of laws on national security, social order and safety.
12. Act as the core force in building the people’s security system and the people’s security posture, and building all-people movements of protection of the Homeland’s security. Provide agencies and organizations with guidelines for protecting the internal political security, economic, ideological-cultural security, cybersecurity, information and communication security, social security and environmental security.
13. Provide operational guidance and training and legal knowledge training for mass organizations participating in protection of security and order at the grassroots level, neighborhood protection, people’s defence forces, office and enterprise protection forces in accordance with law.
14. Apply mass mobilization, legal, diplomatic, economic, scientific - technical, operational, armed measures to protect national security, maintain social order and safety, combat, prevent and control crimes and violations of laws on national security, social order and safety.
15. Use weapons, explosives, supporting instruments, force, technical and other means to attack and pursue criminals, stop persons who are committing crimes or other illegal acts, and perform legitimate acts of self-defense in accordance with law.
16. Decide or petition for the termination and temporary suspension of activities of agencies, organizations or individuals that commit acts of causing harm to, or threatening to cause harm to, national security, social order and safety; request agencies, organizations and individuals to provide information, documents and objects when there are grounds to determine that they are involved in activities of infringing upon national security, social order and safety in accordance with law. Lawfully mobilize and appropriate communication equipment, vehicles, other means and users or operators thereof in case of urgent actions that need to be taken to protect the national security, social order and safety, or prevent any existing or potential damage to society.
17. Implement measures for national security protection, social order and safety maintenance in case of war, emergence or potential risk to national security, social order and safety not to the extent that the state of emergency needs to be declared.
18. Manage and develop the security industry; study, apply and marshal scientific, technological and engineering achievements to be used in the national security protection, social order and safety maintenance, prevention and combat of crimes and violations of laws on national security, social order and safety and building of the People's Public Security Force.
19. Develop the People’s Public Security Force towards a revolutionary, formal, elite, gradually modern force with preference in modernization given to its affiliates; pay its key roles in performing duties to protect national security and maintain social order and safety, and fight for prevention and control of crimes or violations of law on national security, order or social safety.
20. Perform international obligations; implement international cooperation in fighting for the prevention and control of crimes, national security protection, social order and safety maintenance, and building the People's Public Security Force; render mutual legal assistance in criminal matters according to the provisions of law. The Ministry of Public Security shall be the central body representing the Socialist Republic of Vietnam in carrying out expatriation and transfer of prisoners.
21. Implement other duties and powers as stipulated by law.
ORGANIZATION OF THE PEOPLE’S PUBLIC SECURITY FORCE
Article 17. Organizational system of the People’s Public Security Force
1. The organizational system of the People’s Public Security Force shall be composed of:
a) The Ministry of Public Security;
b) The Departments of Public Security of provinces and centrally run cities;
c) The Public Security Divisions of rural districts, urban districts, towns or provincial cities;
d) The Public Security Offices of communes, wards or townships.
2. The Government shall elaborate on the building of the regular Public Security forces of communes or townships.
3. In order to meet requirements concerning protection of national security, maintenance of social order and safety, the Minister of Public Security shall decide to establish Public Security posts, stations and independent units located in necessary areas.
Article 18. Authority to regulate the functions, tasks, powers and organizational structure of the People’s Public Security Force
1. The Government shall regulate the functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Public Security.
2. The Minister of Public Security shall regulate the functions, duties, powers and operational machinery of affiliates of the Ministry of Public Security, Departments of provinces and centrally-affiliated cities, Public Security Divisions of rural districts, urban districts, townships, provincially-affiliated cities, cities controlled by centrally-affiliated cities, Public Security Offices of communes, wards, townlets and other forces under the authority of the People's Public Security Force.
Article 19. Commanders in the People’s Public Security Force
1. The Minister of Public Security shall be the chief commander of the People’s Public Security Force.
2. Inferior public security commanders shall take responsibility before superior public security commanders for the organization and operation of public security units under their authority. Local public security commanders must be answerable to superior public security commanders and to the Party Committees and other authorities of the same level.
3. People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts holding higher positions or ranks shall be superiors of officers, non-commissioned officers and conscripts holding lower positions or ranks.
In case where officers, non-commissioned officers and conscripts hold higher positions but have equivalent or lower ranks, they shall be superiors of officers, non-commissioned officers or conscripts having equivalent or higher ranks but holding lower positions.
OFFICERS, NON-COMMISSIONED OFFICERS AND CONSCRIPTS OF THE PEOPLE’S PUBLIC SECURITY FORCE
Article 20. Classification and placement of officers, non-commissioned officers and conscripts of the People’s Public Security Force
1. Based on the nature of their duties, they shall be classified into the followings:
a) Operation officers and non-commissioned officers;
b) Technical officers and non-commissioned officers;
c) Non-commissioned officers and conscripts.
2. The Minister of Public Security shall elaborate on the classification and placement of officers, non-commissioned officers and conscripts of the People’s Public Security Force based on the nature of their duties.
Article 21. System of ranks and grades of officers, non-commissioned officers and conscripts of the People’s Public Security Force
1. Operation officers and non-commissioned officers:
a) General officers subdivided into 04 grades:
General;
Senior Lieutenant General;
Lieutenant General;
Major General;
b) Field officers subdivided into 04 grades:
Colonel;
Senior Lieutenant Colonel;
Lieutenant Colonel;
Major;
c) Company officers subdivided into 04 grades:
Captain;
Senior Lieutenant Captain;
Lieutenant;
Second Lieutenant;
d) Non-commissioned officers subdivided into 03 grades:
Sergeant major;
Sergeant;
Corporal.
2. Technical officers and non-commissioned officers:
a) Field officers subdivided into 03 grades:
Senior Lieutenant Colonel;
Lieutenant Colonel;
Major;
b) Company officers subdivided into 04 grades:
Captain;
Senior Lieutenant Captain;
Lieutenant;
Second Lieutenant;
c) Non-commissioned officers subdivided into 03 grades:
Sergeant major;
Sergeant;
Corporal.
3. Enlisted non-commissioned officers and members:
a) Enlisted non-commissioned officers subdivided into 03 grades:
Sergeant major;
Sergeant;
Corporal;
b) Conscripts subdivided into 02 grades:
First-class private;
Private.
Article 22. Candidates, conditions and time limits for consideration of bestowal and promotion of ranks and grades of officers, non-commissioned officers and conscripts in the People's Public Security Force
1. Candidates eligible for consideration of bestowal of ranks and grades:
a) After graduation, cadets offered stipends for their study in People’s Public Security education establishments shall be entitled to the bestowal of the following ranks and grades:
Cadets holding bachelor degrees may hold the rank of second lieutenant; <0}
Cadets holding associate degrees may hold the rank of sergeant;
Cadets attaining excellent outcomes upon graduation may be granted the rank which is one grade higher than the one that other cadets usually hold;
b) Cadres, civil servants or graduates from higher education establishments and vocational education establishments who are recruited into the People’s Public Security Force, shall be entitled to the bestowal of ranks corresponding to their respective training qualifications, working seniority, assigned tasks and salary grades;
c) Conscripts shall be initially granted the rank of the private.
2. Conditions for rank promotion consideration:
People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts may get rank promotion if they satisfy the following conditions:
a) Fulfilling their tasks, fully meeting political, moral quality, professional qualification and health criteria;
b) Their current ranks are lower than the highest ranks as provided by regulations on the positions and titles they are holding;
c) Having fully gone through the time limit for rank promotion consideration specified in clause 3 of this Article.
3. Rank promotion consideration time limits:
a) Operation officers and non-commissioned officers:
Promotion from Corporal to Sergeant: 01 year;
Promotion from Sergeant to Sergeant Major: 01 year;
Promotion from Sergeant Major to Second Lieutenant: 02 years;
Promotion from Second Lieutenant to Lieutenant: 02 years;
Promotion from Lieutenant to Senior Lieutenant: 03 years;
Promotion from Senior Lieutenant to Captain: 03 years;
Promotion from Captain to Major: 04 years;
Promotion from Major to Lieutenant Colonel: 04 years;
Promotion from Lieutenant Colonel to Senior Lieutenant Colonel: 04 years;
Promotion from Senior Lieutenant Colonel to Colonel: 04 years;
Promotion from Colonel to Major General: 04 years;
The minimum time limit for consideration of promotion of each general rank shall be 4 years;
b) The Minister of Public Security shall adopt regulations on consideration of promotion of pay grades and ranks of technical officers or non-commissioned officers corresponding to pay rates specified in the pay chart of technical personnel promulgated by the Government;
c) The Minister of Public Security shall regulate the time limits for consideration of promotion of enlisted non-commissioned officer and member ranks;
d) The period during which officers, non-commissioned officers and servicemen study at educational establishments shall be counted into the rank promotion consideration time limit; as for officers or non-commissioned officers or members who are demoted, if they make progress within one year after their demotion, they may be considered rank promotion.
4. The maximum age of an officer to be eligible for consideration of rank promotion from colonel to major general shall be 57; may be higher in case of being requested under the State President’s decision.
Article 23. Rank promotion ahead of time and rank promotion beyond the prescribed rank
1. People’s Public Security officers, non-commissioned officers or servicemen who record especially outstanding achievements in national security protection, social order and safety maintenance, crime prevention and fighting, scientific research or study and whose current ranks are lower than the highest ranks prescribed for the positions or titles they are holding respectively, shall be considered rank promotion ahead of time.
2. People’s Public Security officers, non-commissioned officers or men who record especially outstanding achievements in national security protection, social order and safety maintenance or prevention and fighting of crimes and violations of laws, and whose current ranks are two grades or more lower than the highest ranks prescribed for the positions or titles they are holding respectively, shall be considered rank promotion beyond the prescribed rank, but not beyond the highest ranks prescribed for the positions or titles they are holding.
3. The State President shall decide on the rank promotion ahead of time and rank bestowal and promotion beyond the prescribed rank for the general rank. The Minister of Public Security shall decide on the rank promotion ahead of time and rank promotion beyond the prescribed rank for the rank of colonel or lower.
Article 24. Positions and titles of People’s Public Security officers
1. Basic positions of officers shall include:
a) The Minister of Public Security;
b) Department Director, Commander;
c) Director of the Department of Public Security of a province and centrally run city;
d) Head of a People’s Public Security Division; Head of a People’s Public Security Office of a rural district, urban district, town or provincial city; Regiment Head;
dd) Leader of a People’s Public Security team; Head of a People's Public Security Office; Battalion Head;
e) Company Leader;
g) Platoon Leader;
h) Squad Leader.
2. Positions equivalent to those specified in points b, c, d, dd, e, g and h of clause 1 of this Article and the rest of positions or titles in the People’s Public Security Force shall be subject to regulations adopted by the Minister of Public Security.
3. Professional titles and qualifications of professional titles of officers of the People’s Public Security Force shall be regulated by the Minister of Public Security under provisions of laws.
Article 25. Highest ranks in positions and titles of People’s Public Security officers
1. Highest ranks in positions and titles of People’s Public Security officers shall be subject to the following regulations:
a) General rank: Minister of Public Security;
b) Senior Lieutenant General rank: Deputy Minister of Public Security. The maximum number shall be 06;
c) As for the Lieutenant General rank, the maximum number shall be 35, including:
The Director, the Commander and the equivalent of the affiliate directly controlled by the Ministry of Public Security that has one of the following criteria: having the functions and tasks of giving strategic counsels, coordinating with the ministries, branches and localities; having a vertically-arrange organization structure of the People’s Public Security Force, operating on a nationwide scale, directly leading or cooperating in implementing national security protection tasks, maintaining social order and safety, and fighting, preventing and controlling crimes; having the function of professionally researching, guiding and managing the entire force;
The Standing Vice Chairman of the Inspection Commission of the Central Public Security Party Committee;
Director of the Political Academy of the People’s Public Security Force, Director of the People’s Public Security Academy, Director of the People's Police Academy;
Director of the Department of Public Security of Hanoi and Director of the Department of Public Security of Ho Chi Minh city;
People's Public Security officer on secondment approved to hold the post of Deputy Chairman of the National Assembly's Defense and Security Committee or appointed as a Deputy Minister or equivalent;
d) As for the Major General rank, the maximum number shall be 157, including:
Directors of units directly controlled by the Ministry of Public Security and equivalent positions and titles, except for the case specified at point c of clause 1 of this Article;
Directors of Departments of Public Security of provinces and centrally-affiliated cities located at localities classified as a first-class provincial administrative unit and areas which are important, complicated in terms of security, order, cover a wide or densely-populated area. The maximum number shall be 11;
Vice Chairman of the Inspection Commission of the Central Public Security Party Committee. The maximum number shall be 03;
Vice Directors of Departments or Deputy Commander and equivalent position holders of units directly controlled by the Ministry of Public Security as specified at point c of clause 1 of this Article. There shall be the maximum number of 04 position holders in 17 units and the maximum number of 03 position holders in the rest of units;
Vice Directors of Department of Public Security of Hanoi and Vice Directors of Department of Public Security of Ho Chi Minh city. The maximum number of position holders in each unit shall be 03;
People's Public Security officer on secondment approved to hold the post of Standing Member of the National Assembly's Defense and Security Committee or appointed as a Deputy Director of General Department or equivalent;
dd) Colonel rank: Director of the Public Security Department of a province or centrally-affiliated city, except for the cases specified at points c and d of this clause; Director of the hospital directly affiliated to the Ministry; Principals of People’s Public Security post-secondary schools;
e) Senior Lieutenant Colonel rank: Head of a People’s Public Security Division or equivalent; Head of a People’s Public Security Division of a rural district, urban district, town or provincial city; Regiment Head;
g) Lieutenant Colonel rank: Leader of a People’s Public Security team or equivalent; Head of a People's Public Security Office of commune, ward, town; Battalion Head;
h) Major rank: Company Head;
i) Captain: Platoon Head;
k) Senior Lieutenant: Squad Head.
2. National Assembly Standing Committee shall elaborate on positions and titles with the highest ranks, including Lieutenant General or Major General, which are not specified herein.
3. Seconded People's Police officers have higher positions than those specified at point c of clause 1 of this Article, and other special cases of bestowal and promotion of General ranks, shall be decided by competent authorities.
4. Heads of Divisions and equivalent in units of the Ministry's agencies have functions and duties to directly get involved in fighting, counseling, research and giving professional or technical guidance in the entire force; the head of the counseling and technical department, the head of the District Police Department of the Hanoi Public Security Department and the Ho Chi Minh City Public Security Department shall have the highest rank which is one grade higher than the rank prescribed at point e of clause 1 of this Article.
5. The Minister of Public Security shall adopt regulations on highest ranks, maybe including field or company ranks, of the rest of officers holding positions and titles in the People’s Public Security Force.
Article 26. Authority over grant, promotion, demotion, deprivation of ranks and pay raise for officers, non-commissioned officers and conscripts; appointment, dismissal and demotion of positions; appointment and dismissal of titles in the People's Police
1. The State President shall be accorded authority to grant and promotion of general ranks of the People’s Public Security officers.
2. The Prime Minister shall be accorded authority to appoint the Deputy Minister of Public Security; decide to raise the salary of the rank of General and Senior Lieutenant General.
3. The Minister of Public Security shall be accorded authority to decide to raise the salary of the rank of Lieutenant General and Major General; decide to grant, promote and raise pay rates for ranks, appoint other positions and titles in the People’s Public Security Force.
4. If a person is accorded authority to grant and promote a rank, he/she shall have the authority to demote and deprive such rank; Each time, he/she shall be only allowed to promote or demote 01 rank, except for special cases in which consideration of promotion or demotion of many ranks is allowed. If a person is accorded authority to appoint a position, he/she shall have authority to dismiss, deprive or demote such position. If a person is accorded authority to appoint a title, he/she shall have authority to dismiss such title.
Article 27. Procedures for grant, promotion, demotion and deprivation of ranks in the People’s Public Security Force
1. The Prime Minister shall appeal to the State President to grant, promote, demote and deprive the general rank.
Grant, promotion, demotion or deprivation of the general ranks of seconded officers in the People’s Public Security Force shall be subject to requests of receiving entities or organizations, and the Minister of Public Security.
2. The Minister of Public Security shall adopt regulations on procedures for grant, promotion, demotion and deprivation of ranks of field or company officers, non-commissioned officers or conscripts.
Article 28. Transfer of officers, non-commissioned officers and conscripts of the People’s Public Security Force
1. If a person is accorded authority to appoint a position, he/she shall have authority to transfer the person holding that position.
2. Officers, non-commissioned officers and conscripts of the People’s Public Security Force shall submit to the transfer demanded by the competent authority.
Article 29. Secondment of the People’s Public Security officers
1. Based on the requirements of national security protection, social order and safety maintenance or prevention and fighting of crimes and violations of law, competent authorities shall decide to second People’s Public Security officers to external agencies and organizations in accordance with law.
2. Seconded officers shall be entitled to the regimes and policies like officers working in the People’s Public Security Force. The rank bestowal, promotion, demotion or deprivation applicable to seconded officers must be the same as those applicable to officers currently working in the People’s Public Security Force, except cases specified in point c and d of clause 1 and 3 of Article 25, and clause 1 of Article 27, in this Law.
After accomplishing duties, the People’s Public Security’s seconded officers may be considered to hold positions equivalent to those that they have held during secondment period; shall be entitled to all benefits and interests relating to positions held during the secondment period.
3. Receiving entities or organizations shall have responsibility to assign tasks, keep information confidential and ensure provision of adequate working and living conditions for seconded officers in accordance with laws.
4. The Government shall issue specific provisions of this Article.
Article 30. Permissible age limits of non-commissioned officers and officers of the People's Public Security Force
1. The permissible maximum age limits of non-commissioned officers and officers of the People's Public Security Force shall be subject to the following regulations:
a) Non-commissioned officers: 45;
b) Company-grade officers: 53;
c) Major and Lieutenant-Colonel: Male: 55; Female: 53;
d) Senior Lieutenant Colonel: Male: 58; Female: 55;
dd) Colonel: Male: 60; Female: 55;
e) General-grade officers: 60.
2. Permissible age limits of officers holding positions or titles in the People’s Public Security Force shall be subject to regulations adopted by the Minister of Public Security, but shall be restricted to the maximum age limit specified in clause 1 of this Article, except cases specified in clause 4 of this Article.
3. Based on the demands of police units, if the officers prescribed at point b and c and male officers prescribed at point d of clause 1 of this Article meet all professional quality, expertise and health requirements and of their own free will, they may be entitled to extension of their service age according to the regulations of the Minister of Public Security, but not more than 60 for men and 55 for women.
4. People's Public Security officers, who are professors, associate professors, doctors and senior experts, may be granted an extension of service age to more than 60 years of age for men and over 55 years of age for women according to the Government's regulations.
5. People's Public Security officers may retire when they fully meet the conditions prescribed by law; In cases where they are not eligible to retire according to the provisions of law, the People's Public Security Force no longer needs them or they fails to transfer to other sectors or they voluntarily apply for discharge from the force, and if male officers have 25 years of service and female officers have 20 years of service rendered in the People's Public Security Force, they may retire before the age limits prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 31. Obligations and responsibilities of officers and non-commissioned officers of the People’s Public Security Force
1. Show absolute loyalty to the Homeland, People and Communist Party and State.
2. Strictly abide by the line of the Party, policies and laws of the State, regulations of the People’s Public Security Forces, and directives and orders of their superiors.
3. Be honest, brave, vigilant and ready to fight and fulfill all assigned tasks.
4. Respect and protect the lawful rights and interests of agencies, organizations and individuals; to maintain close contact with the People; to dedicatedly serve the People, to respect and be polite to the People.
5. Regularly study to raise their political, legal, scientific-technical and professional levels; to temper their revolutionary quality, sense of organization and discipline and physical strength.
6. Be answerable before law and their superiors for their own orders, the execution of their superiors’ orders and the performance by their subordinates. Upon receipt of commanders’ orders, if having grounds to believe that such orders are unlawful, immediately report them to the persons who have issued the orders; if still having to obey the orders, bear no responsibility for the consequences of the execution of such orders.
Article 32. Prohibited acts of officers, non-commissioned officers and conscripts of the People’s Public Security Force
1. Abusing positions and delegated powers to infringe upon the interests of the State, the lawful rights and interests of agencies, organizations and individuals.
2. Acts in contravention of law and regulations of the People’s Public Security Force and prohibited acts of cadres, civil servants and public employees prescribed by laws.
GUARANTEE OF CONDITIONS FOR OPERATIONS, REGIMES AND POLICIES OF PEOPLE’S PUBLIC SECURITY FORCE
Article 33. Guarantee of funds, physical and technical facilities for operations of the People’s Public Security Force
1. The State shall assure conditions on budget and physical facilities for activities of protecting the national security, maintaining the social order and safety, struggling to prevent and combat crimes and building the People’s Public Security Forces, including financial investments, supply of weapons, supporting instruments, equipment, facilities, professional and technical equipment and vehicles, land, working offices, works, industrial establishments and other physical and technical conditions.
2. In case of necessity to protect the national security, maintain the social order and safety, and prevent and fight crimes, the State shall mobilize scientific and technological potentials to serve the operations of the People’s Public Security Force, including:
a) Transfer of technologies, results of scientific research and technological development;
b) Assurance of physical and technical facilities for training and scientific research establishments of the People’s Public Security Force;
c) Guarantee of information resources, databases, scientific and technological materials;
d) Supplementation, training and education of scientific and technological personnel for activities of protecting the national security, maintaining the social order and safety, and preventing and fighting crimes and violations of law.
3. With regard to weapons, supporting instruments, equipment, facilities, technical and professional equipment and vehicles to serve the operations of the People’s Public Security Forces, which are not yet manufactured domestically or fail to meet the demands, the Minister of Public Security shall report them to the Prime Minister for decision on the import thereof in accordance with law.
4. The Government shall elaborate on clause 1 and 2 of this Article.
1. Security industry is a part of national defense and security industry, serving national security, ensuring social order and safety, preventing and combating crimes, law violations and construction of the People’s Public Security Force.
2. The State shall have particular policies and mechanisms for building and planning security industry development; invest in research, production and repair of weapons, explosives, support tools, equipment and technical facilities and other means serving the needs of performing tasks of protecting national security, ensuring social order and safety, fighting against, preventing and controlling crimes and law violations.
3. The Ministry of Public Security shall be held accountable to the Government for presiding over and cooperating with Ministries, agencies and organizations concerned in building and developing the security industry.
4. The Government shall issue specific provisions of this Article.
Article 35. Provision of weapons, explosives, supporting instruments, equipment, technical and other means
The People’s Public Security Force shall be equipped with weapons, explosives, supporting instruments, technical and other means appropriate for assigned duties.
Article 36. Uniforms, Public Security insignias, banners, stripes, badges, People’s Public Security identity cards
Uniforms, Public Security insignias, banners, stripes, badges, People’s Public Security identity cards shall be subject to the Government’s regulations.
Article 37. Policies on training and education of People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts
1. People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts shall be trained and educated in politics, law, professional operations and skills and other knowledge necessary for performing their assigned tasks; shall be entitled to incentives and advantages given by the State to develop their talent to serve in the People’s Public Security Force.
2. The State shall adopt policies to prioritize the training and education of People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts being ethnic minority people.
Article 38. Salaries, allowances, housing and working conditions for People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts
1. The salary and allowance regimes shall be subject to the Government’s regulations. Salaries of officers and non-commissioned officers serving under the professional regime shall be calculated according to their respective positions, titles and ranks and in conformity with the nature and tasks of the People’s Public Security Force; seniority allowances shall be calculated according their current salaries and duration of service in the People’s Public Security Force. they shall be entitled to subsidies and allowances applicable to cadres and civil servants with the same working conditions and the People’s Public Security Force’s particular subsidies and allowances.
2. If a People’s Public Security officer simultaneously holds different positions and titles, he/she shall be entitled to the benefits of the highest position or title and allowances for holding multiple positions and titles as prescribed by law.
3. People’s Public Security officers shall be entitled to the benefits of their current positions or titles if they are assigned to hold positions or titles lower than the current positions or titles due to working requirements or organizational and staff changes in accordance with laws.
4. People’s Public Security officers who are removed from their positions or titles under decisions shall be entitled to the benefits of their new positions or titles.
5. People’ Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts shall be provided with barrack lodging and working and living conditions suitable to the nature of assigned work or tasks.
6. Operation and specialist technical officers shall be entitled to housing allowances and shall be provided with official-duty lodging; People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts shall be entitled to policies on social-house supports as prescribed by law.
Article 39. Healthcare for People’s Public Security officers, non-commissioned officers, conscripts, cadets, workers and relatives thereof
1. People’s Public Security officers, non-commissioned officers, men and cadets shall be provided with healthcare; when suffering injuries, sickness, accidents or professional risks in localities far away from medical establishments of the People’s Public Security Force or suffering diseases which cannot be treated by these medical establishments, they shall be entitled to medical examination and treatment services provided by other medical establishments, coverage of their hospital charges and other regimes prescribed by law.
2. Natural parents or lawful caretakers; natural parents or lawful caretakers of spouses; spouses; natural children or adopted children under 18 years old of People’s Public Security officers, non-commissioned officers, conscripts and cadets, who are not covered by the health insurance regime, shall be provided with health insurance policies by the People’s Public Security Force and with medical examination and treatment at medical establishments as prescribed by law.
3. Natural parents or lawful caretakers; natural parents or lawful caretakers of spouses; spouses; natural children or adopted children under 18 years old of People’s Public Security workers, who are not covered by the health insurance regime, shall be provided with health insurance policies by the People’s Public Security Force and with medical examination and treatment at medical establishments as prescribed by law.
4. The State must give adequate funds for implementation of provisions laid down in clause 1 and 2 of this Article.
Article 40. Rest regime applicable to People’s Public Security officers, noncommissioned officers and conscripts
1. People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts currently on duty shall be entitled to the rest regime prescribed by the Labor Code and regulations adopted by the Minister of Public Security.
2. Officers and non-commissioned officers serving in the People’s Public Security Force under the professional working regime, and public security workers, who are not entitled to annual leave due to their duties, shall be entitled to payments of amounts equal to salaries paid on days without taking paid leave.
Article 41. Regimes and policies applicable to People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts who retire, are transferred to other sectors, demobilized or suffer from war-related diseases, dies in the line of duty or pass away
1. The People’s Public Security officers taking retirement shall enjoy the following interests:
a) Pension calculated on the bases prescribed in clause 1 of Article 38 of this Law and in accordance with the law on social insurance;
b) If retiring before reaching the prescribed service age limit prescribed in clause 1, 2 and 3 of Article 29 of this Law due to changes in organization or payroll or no personnel demand, in addition to the social insurance regime prescribed by the law on social insurance, they shall be entitled to a lump sum allowance under regulations of the Government;
c) Using the People’s Public Security uniforms, Public Security insignias, stripes and badges on festive days, meetings and traditional exchanges of the People’s Public Security Force;
d) Have access to life stability policies given by local administrations of places where they reside; in case of having no houses to live, they shall be entitled to the social-house support policy as prescribed by law;
dd) Enjoy the health insurance regime as prescribed by law, have access to medical examination and treatment services according to their pre-retirement ranks, positions or titles at People’s Public Security Force’s medical establishments under regulations of the Minister of Public Security.
2. The People’s Public Security officers and non-commissioned officers transferring to other sectors shall enjoy the following interests:
a) The State policies for necessary professional training for officers and non-commissioned officers who are transferred to other sectors to meet their host organizations’ demands;
b) Having their salaries and seniority allowances at the time of transfer reserved for at least 18 months;
c) Other benefits prescribed in point c of clause 1 of this Article;
d) In case of being re-mobilized in the People’s Public Security Force, the duration of working as civil servants shall be counted in the continuous working period for rank promotion consideration and the working seniority period;
dd) After taking retirement, they shall be entitled to seniority allowances calculated based on the duration of service in the People’s Public Security Force and their current salaries; if the current salaries are lower than the salaries at the time of transfer, the latter shall be used as a basis for pension calculation in accordance with law.
3. The People’s Public Security officers and non-commissioned officers who are demobilized shall enjoy the following interests:
a) Subsidies for creation of employment and lump-sum allowances under the Government's regulations;
b) Other benefits prescribed in point c and d of clause 1 of this Article;
c) If they have at least full fifteen years of service in the People’s Public Security Force, in case of suffering any disease, they shall be entitled to medical examination and treatment services provided by medical establishments of the People’s Public Security Force under the regulations of the Minister of Public Security.
4. People’s Public Security officers and non-commissioned officers, who are demobilized as sick soldiers, shall be entitled to the benefits prescribed in point c and d of clause 1 of this Article and other treatment under laws.
5. People’s Public Security officers and non-commissioned officers who used to directly engage in combat or work in difficult areas or peculiar occupations, the duration of such service shall be counted for enjoyment of interests when they retire from service in the People’s Public Security Force as per laws.
6. For People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts who die in the line of duty, their relatives shall be entitled to the legally-prescribed regime on preferential treatment of people with meritorious service to the revolution, the social insurance regime in accordance with law on social insurance and lump-sum allowances stipulated by the Government.
7. For People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts who pass away in the line of duty, their relatives shall be entitled to the social insurance regime in accordance with law on social insurance and lump-sum allowances stipulated by the Government.
Article 42. Regimes and policies applicable to public security cadets, workers, enlisted non-commissioned officers and members, and relatives of enlisted non-commissioned officers and members
1. People’s Public Security cadets shall be entitled to stipends, regimes and policies in accordance with laws on enlisted non-commissioned officers and members.
2. Public security workers shall be entitled to regimes and policies like those applied to national defence workers.
3. Enlisted non-commissioned officers and members shall be entitled to the regimes and policies like those applied to enlisted non-commissioned officers and members on active service in the people’s armed forces; upon expiration of their service period, they shall be entitled to job training or job-creation allowances and shall be given priority in taking enrolment examinations at People’s Public Security schools, and other regimes and policies stipulated by the Government.
Relatives of enlisted non-commissioned officers and members shall be entitled to regimes and policies applied to relatives of non-commissioned officers and soldiers on active service in the people’s armed forces.
REWARDS AND DISCIPLINARY ACTIONS
Article 43. Commendation and rewarding
1. People’s Public Security officers, non-commissioned officers and members, and public security workers, who record achievements in combat or work, shall be considered medals, honorable state titles or other reward forms in accordance with law.
2. Agencies, organizations and individuals that participate in, cooperate and collaborate with and support the People's Public Security Force in protecting national security, maintaining social order and safety, fighting, preventing and controlling crimes and violations of law shall, depending on their performance, be considered awards in accordance with laws.
Article 44. Disciplinary actions
1. People’s Public Security officers, non-commissioned officers and members, and public security workers, who breach disciplines or violate lawsoft, shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or subject to criminal prosecution procedures; in case of causing damage to the health or lives of other persons, the property or lawful interests of agencies, organizations or individuals, they shall be liable for compensations therefor in accordance with law.
2. People’s Public Security officers, non-commissioned officers and members shall not be allowed to use the public-security insignias, stripes and badges in case of being subject to legal actions, temporary custody or detention; if they are deprived of titles of the People’s Public Security Force, then their public security titles, stripes and badges shall be removed.
3. Agencies, organizations or individuals that commit acts of threatening lives, abusing honor and dignity of People’s Public Security officers, non-commissioned officers or members, opposing, damaging and appropriating means, materials, weapons, explosives, supporting instruments or hindering activities of officers, non-commissioned officers and members of the People’s Public Security Force shall, depending on the nature and severity of violation, be subject to penalties imposed under laws.
4. Individuals, agencies or organizations evading, opposing and hindering fulfillment of obligations to participate in the People’s Public Security Force shall, depending on the nature and severity of violation, be subject to disciplinary actions, administrative penalties or criminal prosecution procedures as per laws.
IMPLEMENTARY PROVISIONS
1. This Law shall enter into force on July 1, 2019, except the case specified in clause 2 of this Article.
2. Provisions of this Law on highest ranks such as general ranks; grant, promotion, demotion and deprivation of general ranks; appointment, discharge, dismissal and demotion of titles with highest ranks which are general ones shall be in effect from January 11, 2019.
3. This Law on the People’s Public Security Force No. 73/2014/QH13 shall be repealed from the entry into force of this Law.
Article 46. Transitional provision
1. Communes and towns having formal public security forces shall be subject to the following provisions:
a) Do not apply provisions laid down in point a of clause 3 of Article 61 in the Law on Officials and Public Servants No. 22/2008/QH12;
b) Do not apply provisions on duties and powers of provincial People’s Councils to commune-level Public Security Offices defined in point c of clause 7 of Article 19 in the Law on Organization of Local Jurisdictions No. 77/2015/QH13;
c) Holders of semi-full time titles of commune-level Public Security Forces that are appointed or designated according to procedures prescribed in the Ordinance on Commune-level Public Security Offices No. 06/2008/PL-UBTVQH12 shall receive permission for termination of their duties and may be recruited to perform the tasks of protecting public security and order at the grassroots level, shall be entitled to regimes and policies under the provisions of the Ordinance on Commune-level Public Security Forces No. 06/2008/PL-UBTVQH12 until the date of entry into force of other legislative documents.
2. As for communes or towns where formal public security forces have not yet been founded, regulations regarding commune-level public security forces shall be implemented according to the Ordinance on Commune-level Public Security Forces No. 06/2008/PL-UBTVQH12, the Law on Officials and Public Servants No. 22/2008/QH12 and the Law on Organization of Local Jurisdictions No. 77/2015/QH13.
This Law is passed in the 6th plenary session of the XIVth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam held on November 20, 2018.
|
NATIONAL ASSEMBLY’S CHAIR |