Số hiệu: | số 54/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2006 |
Ngày công báo: | 16/02/2006 | Số công báo: | Từ số 31 đến số 32 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
Luật Công an nhân dân 2005
Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Công an nhân dân số 54/2005/QH11 quy định hệ thống cấp, bậc hàm của sỹ quan đảm nhiệm chức vụ cơ bản theo các mức sau: tiểu đội trưởng cấp hàm gồm thiếu úy, trung úy, thượng úy, trung đội trưởng cấp hàm gồm trung úy, thượng úy, đại úy, đại đội trưởng cấp hàm gồm thượng úy, đại úy, thiếu tá, tiểu đoàn trưởng,
Trưởng Công an phường, thị trấn, đội trưởng có cấp hàm thiếu tá hoặc trung tá, trung đoàn trưởng, trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trưởng phòng có cấp hàm trung tá hoặc thượng tá,
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cục trưởng, vụ trưởng có cấp hàm thượng tá hoặc đại tá... Và chỉ một số giám đốc Công an tỉnh, thành phố, cục trưởng, vụ trưởng có vị trí quan trọng mới được phong hàm thiếu tướng, giám đốc Công an Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, tư lệnh cảnh vệ có cấp hàm đại tá hoặc thiếu tướng, tổng cục trưởng có cấp hàm thiếu tướng hoặc trung tướng, bộ trưởng có cấp hàm thượng tướng hoặc đại tướng...
Đối với sỹ quan giữ chức vụ cơ bản ở đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc so với cấp bậc hàm cao nhất của một số chức vụ: tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trưởng Công an phường, thị trấn, đội trưởng, trung đoàn trưởng, trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cục trưởng, vụ trưởng...
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan CAND quy định: cấp úy cao nhất là 50 tuổi, thiếu tá, trung tá cao nhất 55 tuổi (đối với nam) và 53 tuổi (đối với nữ), thượng tá cao nhất 58 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ), đại tá, cấp tướng cao nhất 60 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ).
Trong trường hợp đơn vị CAND có nhu cầu, sỹ quan có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và sức khỏe tốt, nếu tự nguyện thì có thể được kéo dài độ tuổi phục vụ, nhưng thời hạn kéo dài cao nhất không quá 5 năm...
Sinh viên tốt nghiệp bậc đại học tại các trường CAND được phong bậc hàm thiếu úy, học sinh tốt nghiệp bậc trung cấp tại các trường CAND phong cấp bậc hàm trung sĩ. Cán bộ, công chức hoặc người tốt nghiệp các học viện, trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp được tuyển dụng vào CAND thì căn cứ trình độ đào tạo và nhiệm vụ được giao để phong cấp hàm tương ứng... Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thì tuỳ theo công trạng được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức Công an nhân dân có thành tích trong chiến đấu, công tác thì tuỳ theo công trạng được xét tặng thưởng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi chống đối, cản trở hoạt động của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân trong thi hành công vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức Công an nhân dân vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được sử dụng Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam, nếu bị phạt tù thì đương nhiên bị tước Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu khi bản án có hiệu lực pháp luật.
COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS
1. Agencies, organizations and individuals that join, coordinate and collaborate with or assist the People's Public Security Forces in protecting national security, and maintaining social order and safety shall, depending on their merits, be considered for commendation and rewards according to the provisions of law.
2. People's Public Security officers, non-commissioned officers, soldiers, workers and public employees who record exploits in combat or work shall, depending on their exploits, be considered for conferment of orders, medals, state honorable titles and other forms of commendation according to the provisions of law.
Article 41.- Handling of violations
1. Agencies, organizations and individuals that commit acts of opposing or obstructing activities of People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers who are on official duty shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability.
2. People's Public Security officers, non-commissioned officers, soldiers, workers and public employees who violate disciplines or law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage to health or life of other people, property or lawful interests of agencies, organizations or individuals, they must pay compensations therefor according to the provisions of law.
3. People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers must not wear the public security signs, rank insignias and badges when being prosecuted, held in custody or detention. Where they are sentenced to imprisonment, they shall naturally be deprived of the public security signs, rank insignias and badges when court judgments come into force
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực