Luật công an nhân dân 2005 số 54/2005/QH11
Số hiệu: | số 54/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2006 |
Ngày công báo: | 16/02/2006 | Số công báo: | Từ số 31 đến số 32 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Công an nhân dân 2005
Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Công an nhân dân số 54/2005/QH11 quy định hệ thống cấp, bậc hàm của sỹ quan đảm nhiệm chức vụ cơ bản theo các mức sau: tiểu đội trưởng cấp hàm gồm thiếu úy, trung úy, thượng úy, trung đội trưởng cấp hàm gồm trung úy, thượng úy, đại úy, đại đội trưởng cấp hàm gồm thượng úy, đại úy, thiếu tá, tiểu đoàn trưởng,
Trưởng Công an phường, thị trấn, đội trưởng có cấp hàm thiếu tá hoặc trung tá, trung đoàn trưởng, trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trưởng phòng có cấp hàm trung tá hoặc thượng tá,
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cục trưởng, vụ trưởng có cấp hàm thượng tá hoặc đại tá... Và chỉ một số giám đốc Công an tỉnh, thành phố, cục trưởng, vụ trưởng có vị trí quan trọng mới được phong hàm thiếu tướng, giám đốc Công an Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, tư lệnh cảnh vệ có cấp hàm đại tá hoặc thiếu tướng, tổng cục trưởng có cấp hàm thiếu tướng hoặc trung tướng, bộ trưởng có cấp hàm thượng tướng hoặc đại tướng...
Đối với sỹ quan giữ chức vụ cơ bản ở đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc so với cấp bậc hàm cao nhất của một số chức vụ: tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trưởng Công an phường, thị trấn, đội trưởng, trung đoàn trưởng, trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cục trưởng, vụ trưởng...
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan CAND quy định: cấp úy cao nhất là 50 tuổi, thiếu tá, trung tá cao nhất 55 tuổi (đối với nam) và 53 tuổi (đối với nữ), thượng tá cao nhất 58 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ), đại tá, cấp tướng cao nhất 60 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ).
Trong trường hợp đơn vị CAND có nhu cầu, sỹ quan có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và sức khỏe tốt, nếu tự nguyện thì có thể được kéo dài độ tuổi phục vụ, nhưng thời hạn kéo dài cao nhất không quá 5 năm...
Sinh viên tốt nghiệp bậc đại học tại các trường CAND được phong bậc hàm thiếu úy, học sinh tốt nghiệp bậc trung cấp tại các trường CAND phong cấp bậc hàm trung sĩ. Cán bộ, công chức hoặc người tốt nghiệp các học viện, trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp được tuyển dụng vào CAND thì căn cứ trình độ đào tạo và nhiệm vụ được giao để phong cấp hàm tương ứng... Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2005/QH11 |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2005 |
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoá XI, kỳ họp thứ 8
(Từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2005)
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về Công an nhân dân.
Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ, chính sách đối với Công an nhân dân.
Luật này áp dụng đối với Công an nhân dân, cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
2. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong các lĩnh vực nghiệp vụ của Công an nhân dân, được Nhà nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp uý, hạ sĩ quan.
4. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là công dân Việt Nam, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hoạt động trong Công an nhân dân, được Nhà nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tá, cấp uý, hạ sĩ quan.
5. Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn là công dân Việt Nam được tuyển chọn vào phục vụ trong Công an nhân dân, thời hạn 3 năm, được Nhà nước phong, thăng cấp bậc hàm Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì.
6. Công nhân, viên chức là người được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được Nhà nước phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ.
7. Biện pháp nghiệp vụ là các biện pháp công tác của Công an nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật để bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
1. Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân và lực lượng Cảnh sát nhân dân.
2. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
1. Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Công an nhân dân được tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
3. Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1. Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng khiếu phù hợp với công tác công an thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
2. Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc ở các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.
1. Sĩ quan Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp hoặc phục vụ có thời hạn; công nhân, viên chức Công an nhân dân phục vụ theo chế độ tuyển dụng.
2. Công dân phục vụ trong Công an nhân dân được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
1. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân; xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
2. Cơ quan, tổ chức và mọi công dân có nhiệm vụ tham gia xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.
1. Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện giám sát hoạt động của Công an nhân dân.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ và xây dựng Công an nhân dân; giám sát việc thực hiện pháp luật về Công an nhân dân
Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc".
1. Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Công an nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân.
2. Quy chế phối hợp giữa Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ với Công an nhân dân do Chính phủ quy định.
1. Nhà nước bảo vệ, giữ bí mật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội mà bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành và chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiến nghị việc kết hợp yêu cầu của chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội với chiến lược, chính sách về xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước.
2. Bảo vệ quyền tự do, dân chủ, tính mạng, tài sản của nhân dân; bảo vệ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và khách quốc tế; bảo vệ sự kiện quan trọng, mục tiêu, công trình trọng điểm về an ninh quốc gia, cơ quan đại diện nước ngoài, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, cá nhân nắm giữ hoặc liên quan mật thiết đến bí mật nhà nước.
3. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, khởi tố, điều tra tội phạm và thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra cơ quan, tổ chức, công dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
6. áp dụng các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
7. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết để chủ động tấn công tội phạm và phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.
8. Trong trường hợp cấp thiết, được ra quyết định hoặc kiến nghị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và trưng dụng phương tiện giao thông, thông tin, các phương tiện kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện đó theo quy định của pháp luật.
9. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin có liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
10. Phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, cơ quan nhà nước trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
11. Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
12. Xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
1. Thực hiện quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Tiến hành hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
3. Hoạt động tình báo theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá - tư tưởng, an ninh thông tin; tham gia thẩm định quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia.
5. Thực hiện quản lý công tác xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam; quản lý về bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia ở biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
6. Làm nòng cốt xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên các lĩnh vực, tại các địa bàn.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
3. Quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lý con dấu; quản lý về an ninh, trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản lý và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý vũ khí, vật liệu nổ; quản lý, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân gồm có:
a) Bộ Công an;
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ Đảng, sự quản lý, điều hành của Uỷ ban nhân dân xã và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên.
Tổ chức, hoạt động, trang bị, trang phục, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách đối với Công an xã do pháp luật quy định.
3. Căn cứ yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập các đồn, trạm Công an và các đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
1. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị thuộc tổng cục, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân.
1. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
2. Chỉ huy Công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy Công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị Công an được giao phụ trách. Chỉ huy Công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy Công an cấp trên và trước cấp uỷ Đảng, chính quyền cùng cấp.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có chức vụ hoặc cấp bậc hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ hoặc cấp bậc hàm thấp hơn. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ cao hơn nhưng cấp bậc hàm ngang hoặc thấp hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có cấp bậc hàm ngang hoặc cao hơn nhưng chức vụ thấp hơn.
1. Phân loại theo lực lượng, trong Công an nhân dân có:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân.
2. Phân loại theo tính chất hoạt động, trong Công an nhân dân có:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật;
c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:
a) Hạ sĩ quan có ba bậc:
Hạ sĩ;
Trung sĩ;
Thượng sĩ.
b) Sĩ quan cấp uý có bốn bậc:
Thiếu uý;
Trung uý;
Thượng uý;
Đại uý.
c) Sĩ quan cấp tá có bốn bậc:
Thiếu tá;
Trung tá;
Thượng tá;
Đại tá.
d) Sĩ quan cấp tướng có bốn bậc:
Thiếu tướng;
Trung tướng;
Thượng tướng;
Đại tướng.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:
a) Hạ sĩ quan có ba bậc:
Hạ sĩ;
Trung sĩ;
Thượng sĩ.
b) Sĩ quan cấp uý có bốn bậc:
Thiếu uý;
Trung uý;
Thượng uý;
Đại uý.
c) Sĩ quan cấp tá có ba bậc:
Thiếu tá;
Trung tá;
Thượng tá.
3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn:
a) Chiến sĩ có hai bậc:
Binh nhì;
Binh nhất.
b) Hạ sĩ quan có ba bậc:
Hạ sĩ;
Trung sĩ;
Thượng sĩ.
1. Đối tượng xét phong cấp bậc hàm:
a) Sinh viên tốt nghiệp đại học tại các trường của Công an nhân dân được phong cấp bậc hàm Thiếu uý; học sinh tốt nghiệp trung cấp tại các trường của Công an nhân dân được phong cấp bậc hàm Trung sĩ;
b) Cán bộ, công chức hoặc người tốt nghiệp các học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề được tuyển dụng vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo và nhiệm vụ được giao sẽ được phong cấp bậc hàm tương ứng;
c) Công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân được phong cấp bậc hàm Binh nhì, Binh nhất, Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ.
2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ đang đảm nhiệm, đủ tiêu chuẩn về chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định và đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:
a) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:
Hạ sĩ lên Trung sĩ : 1 năm;
Trung sĩ lên Thượng sĩ : 1 năm;
Thượng sĩ lên Thiếu uý : 2 năm;
Thiếu uý lên Trung uý : 2 năm;
Trung uý lên Thượng uý : 3 năm;
Thượng uý lên Đại uý : 3 năm;
Đại uý lên Thiếu tá : 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá : 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá : 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá : 4 năm;
Thăng hàm cấp tướng không quy định thời hạn;
b) Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân do Chính phủ quy định;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và hoạt động nghiệp vụ thì có thể được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc; lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, nghiên cứu khoa học, học tập thì có thể được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn;
d) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau một năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.
1. Hệ thống chức vụ cơ bản trong Công an nhân dân gồm có:
a) Tiểu đội trưởng;
b) Trung đội trưởng;
c) Đại đội trưởng;
d) Tiểu đoàn trưởng, Trưởng Công an phường, thị trấn, Đội trưởng;
đ) Trung đoàn trưởng, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trưởng phòng;
e) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
g) Tư lệnh, Cục trưởng, Vụ trưởng;
h) Tổng cục trưởng;
i) Bộ trưởng.
2. Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này và chức vụ, chức danh khác trong Công an nhân dân do pháp luật quy định.
1. Cấp bậc hàm của sĩ quan đảm nhiệm chức vụ cơ bản trong Công an nhân dân được quy định như sau:
a) Tiểu đội trưởng: Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý;
b) Trung đội trưởng: Trung uý, Thượng uý, Đại uý;
c) Đại đội trưởng: Thượng uý, Đại uý, Thiếu tá;
d) Tiểu đoàn trưởng, Trưởng Công an phường, thị trấn, Đội trưởng: Thiếu tá, Trung tá;
đ) Trung đoàn trưởng, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trưởng phòng: Trung tá, Thượng tá;
e) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng, Vụ trưởng: Thượng tá, Đại tá;
g) Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh cảnh vệ: Đại tá, Thiếu tướng;
h) Tổng cục trưởng: Thiếu tướng, Trung tướng;
i) Bộ trưởng: Thượng tướng, Đại tướng.
2. Sĩ quan giữ chức vụ cơ bản ở đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc so với cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ tương ứng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
3. Cấp bậc hàm của sĩ quan giữ chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các chức vụ còn lại do pháp luật quy định.
1. Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm Thượng tướng, Đại tướng. Thủ tướng Chính phủ phong, thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng, Trung tướng và bổ nhiệm các chức vụ Thứ trưởng, Tổng cục trưởng thuộc Bộ Công an.
Bộ trưởng Bộ Công an phong, thăng cấp bậc hàm cấp tá, bổ nhiệm các chức vụ Phó Tổng cục trưởng, Tư lệnh, Cục trưởng, Vụ trưởng, Phó Tư lệnh, Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng thuộc Bộ Công an và các chức vụ, chức danh tương đương, Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định việc phong, thăng các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
2. Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có quyền tước, giáng cấp bậc hàm ấy; mỗi lần chỉ được thăng, giáng một cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ ấy.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục tùng sự điều động của cấp có thẩm quyền.
2. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền điều động chức vụ đó.
1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, sĩ quan Công an nhân dân được biệt phái đến công tác tại cơ quan, tổ chức ngoài Công an nhân dân theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan Công an nhân dân được biệt phái đến có trách nhiệm giữ bí mật và bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho sĩ quan đó theo quy định của pháp luật.
1. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
Cấp uý: 50;
Thiếu tá, Trung tá: nam 55, nữ 53;
Thượng tá: nam 58, nữ 55;
Đại tá, cấp tướng: nam 60, nữ 55.
2. Trong trường hợp đơn vị Công an nhân dân có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khoẻ tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm. Thời hạn kéo dài tuổi phục vụ cụ thể do Chính phủ quy định.
3. Sĩ quan Công an nhân dân có đủ điều kiện bảo hiểm xã hội của Nhà nước thì được nghỉ hưu; trường hợp có thời gian công tác trong Công an nhân dân đối với nam đủ 25 năm, nữ đủ 20 năm, nếu sức khoẻ yếu, năng lực hạn chế, do yêu cầu công tác hoặc tự nguyện xin nghỉ thì được nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
3. Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
4. Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tận tuỵ phục vụ nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với nhân dân.
5. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
1. Nguồn kinh phí phục vụ hoạt động của Công an nhân dân gồm ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong từng thời kỳ.
1. Công an nhân dân được Nhà nước trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao.
2. Nhà nước có chính sách ưu tiên, tăng cường đầu tư để nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, sản xuất, trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
Trang phục, Công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân do Chính phủ quy định.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ được giao; được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát triển tài năng để phục vụ Công an nhân dân.
2. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân là người dân tộc thiểu số.
1. Tiền lương, phụ cấp của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được quy định căn cứ vào cấp bậc hàm và chức vụ phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của Công an nhân dân; thâm niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong Công an nhân dân. Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân do Chính phủ quy định.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng cấp bậc hàm nhưng đã có cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có cấp bậc hàm Đại tá bốn năm trở lên mà chưa được thăng cấp bậc hàm cấp tướng thì được xét nâng lương theo quy định của Chính phủ.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nếu giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất.
4. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt phù hợp với nhiệm vụ được giao.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đang công tác được chăm sóc sức khoẻ; khi bị thương, ốm đau ở xa các cơ sở y tế của Công an nhân dân hoặc mắc bệnh do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và những bệnh mà cơ sở y tế của Công an nhân dân không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế không thuộc Công an nhân dân, được Công an nhân dân thanh toán viện phí và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
2. Bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng và của vợ, vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đang công tác không có chế độ bảo hiểm y tế thì được khám bệnh, chữa bệnh và được miễn hoặc giảm viện phí tại các cơ sở y tế theo quy định của Chính phủ.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đang công tác được nghỉ những ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động và nghỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
1. Sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Lương hưu tính trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;
b) Sử dụng trang phục Công an nhân dân, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong những ngày lễ, những cuộc hội họp và những buổi giao lưu truyền thống của Công an nhân dân;
c) Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
d) Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế của Công an nhân dân và các cơ sở y tế không thuộc Công an nhân dân.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân chuyển ngành được hưởng các quyền lợi sau đây:
a) Bảo lưu mức lương tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;
b) Trường hợp do yêu cầu điều động trở lại phục vụ trong Công an nhân dân thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc hàm và thâm niên công tác;
c) Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ trong Công an nhân dân; trường hợp mức lương được hưởng thấp hơn mức lương tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan thôi phục vụ trong Công an nhân dân nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu được hưởng các quyền lợi sau đây:
a) Trợ cấp tạo việc làm và trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ;
b) Các quyền lợi quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp có đủ 15 năm phục vụ trong Công an nhân dân trở lên thì khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại các cơ sở y tế của Công an nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
4. Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân khi hết thời hạn phục vụ được trợ cấp học nghề hoặc trợ cấp tạo việc làm và được hưởng chế độ, chính sách khác theo quy định của Chính phủ.
1. Công nhân, viên chức Công an nhân dân có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định chế độ, chính sách cụ thể đối với công nhân, viên chức Công an nhân dân.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thì tuỳ theo công trạng được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức Công an nhân dân có thành tích trong chiến đấu, công tác thì tuỳ theo công trạng được xét tặng thưởng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi chống đối, cản trở hoạt động của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân trong thi hành công vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức Công an nhân dân vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được sử dụng Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam, nếu bị phạt tù thì đương nhiên bị tước Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.
Pháp lệnh về lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam năm 1987, Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam năm 1989, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam năm 1991, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam năm 1991 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam năm 1995 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 54/2005/QH11 |
Hanoi, November 29, 2005 |
ON PEOPLE’S PUBLIC SECURITY FORCES
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for the People's Public Security Forces.
This Law provides for the principles of organization and operation; functions, tasks and powers of, and regimes and policies for, the People's Public Security Forces.
Article 2.- Subjects of application
This Law applies to the People's Public Security Forces; Vietnamese agencies, organizations and citizens and foreign organizations and individuals residing and operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam. Where it is otherwise provided for by an international treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party, such treaty shall apply.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the following terms and phrases shall be construed as follows:
1. Protection of national security means preclusion, detection, prevention, fighting and failing of activities of infringing upon the national security.
2. Maintenance of social order and safety means preclusion, detection, prevention and combat of crimes and acts of violating the law on social order and safety.
3. Professional officers and non-commissioned officers mean Vietnamese citizens who are recruited, trained, drilled and engaged in professional operations of the People's Public Security Forces, and are appointed and promoted by the State to the rank of general, field officer, company officer or non-commissioned officer.
4. Technical officers and non-commissioned officers mean Vietnamese citizens who are specialized in technical domains, serve in the People's Public Security Forces and are appointed and promoted by the State to the rank of field officer, company officer or non-commissioned officer.
5. Term non-commissioned officers and soldiers mean Vietnamese citizens who are recruited to serve in the People's Public Security Forces for a term of three years, and are appointed and promoted by the State to the rank of warrant officer, sergeant, corporal, first-class private or private.
6. Workers and public employees mean persons who are recruited to work in the People's Public Security Forces but are not appointed by the State to the rank of officer, non-commissioned officer or soldier.
7. Professional measures mean working measures taken by the People's Public Security Forces in accordance with the provisions of law to protect national security and maintain social order and safety.
Article 4.- Position and functions of the People's Public Security Forces
1. The People's Public Security Forces constitute the core of the people's armed forces in the cause of protection of national security and maintenance of social order and safety of the State of the Socialist Republic of Vietnam.
The People's Public Security Forces include the People's Security Force and the People's Police Force.
2. The People's Public Security Forces function to advise the Party and the State on protection of national security and maintenance of social order and safety; perform the unified management in protection of national security and maintenance of social order and safety; prevent and fight plots and acts of enemy forces, crimes of all types and violations of law on national security as well as social order and safety.
Article 5.- Principles of organization and operation of the People's Public Security Forces
1. The People's Public Security Forces are placed under the absolute, direct and comprehensive leadership of the Communist Party of Vietnam and the supreme command of the State President, the unified management by the Government and the direct command and management by the Public Security Minister.
2. The People's Public Security Forces are organized in a centralized and unified manner according to the administrative skeleton from the central to grassroots levels.
3. Activities of the People's Public Security Forces must abide by the Constitution and law; adhere to the principle that that subordinates submit to the superiors; rely on the people and submit to supervision by the people; protect the interests of the State, the rights and legitimate interests of organizations and individuals.
Article 6.- Recruitment of citizens for service in the People's Public Security Forces
1. Citizens who satisfy all the criteria of political and ethical quality, educational level and health, and have aspirations and aptitudes suitable to public security work may be recruited into the People's Public Security Forces.
2. The People's Public Security Forces are given priority to recruit students who have graduated with distinction from academies, universities, colleges, professional intermediate and vocational schools and satisfy all the criteria for training and addition to the People's Public Security Forces.
Article 7.- Citizens serving for a given term in the People's Public Security Forces
1. Annually, the People's Public Security Forces may recruit citizens aged between full 18 and 25 years to serve in their forces for a term of three years.
2. Specific number, criteria and procedures for recruitment of citizens to serve for a given term in the People's Public Security Forces shall be provided for by the Government.
Article 8.- Service regimes of officers, non-commissioned officers, soldiers, workers and public employees of the People's Public Security Forces
1. Officers of the People's Public Security Forces shall serve under the professional regime; non-commissioned officers and soldiers of the People's Public Security Forces shall serve under the professional regime or for a given term; workers and public employees of the People's Public Security Forces shall serve under the recruitment regime.
2. Citizens serving in the People's Public Security Forces shall be exempt from military service duty.
Article 9.- Building of the People's Public Security Forces
1. The State shall adopt policies on training and fostering of officers, non-commissioned officers and soldiers of the People's Public Security Forces; and build the revolutionary, regular, well-trained and gradually modernized People's Public Security Forces.
2. Agencies, organizations and all citizens are obliged to participate in building the clean and strong People's Public Security Forces.
Article 10.- Supervision of activities of the People's Public Security Forces
1. The National Assembly and its agencies, delegations of National Assembly deputies, National Assembly deputies, People's Councils and People's Council deputies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, supervise activities of the People's Public Security Forces.
2. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall have to agitate and mobilize people of all strata to participate in "the entire population protect the fatherland's security" movement; to coordinate and collaborate with and assist the People's Public Security Forces in performing their tasks and building the People's Public Security Forces; and supervise the observance of law on the People's Public Security Forces.
Article 11.- The traditional day of the People's Public Security Forces
The 19th of August every year is taken as the traditional day of the People's Public Security Forces and the festive day "the entire population protect the fatherland's security."
Article 12.- Coordinative relations between the People's Army, Self-Defense and Militia Forces and the People's Public Security Forces
1. The People's Army, Self-Defense and Militia Forces shall have to closely coordinate with the People's Public Security Forces in protecting the national security, maintaining social order and safety, and building the People's Public Security Forces.
2. The Regulation on coordination between the People's Army, Self-Defense and Militia Forces and the People's Public Security Forces shall be promulgated by the Government.
Article 13.- Regimes and policies toward agencies, organizations and individuals that join, coordinate and collaborate with and assist the People's Public Security Forces
1. The State shall protect and keep secret agencies, organizations and individuals that join, coordinate and collaborate with and assist the People's Public Security Forces in protecting national security and maintaining social order and safety.
2. Agencies, organizations and individuals that have joined, coordinated and collaborated with, and assisted the People's Public Security Forces in protecting national security and maintaining social order and safety and suffer prejudice to their honor or damage to their property shall have their honor restored or be compensated. If they suffer from injuries or damage to their health or lives, they and their families shall enjoy regimes and policies provided for by law.
TASKS AND POWERS OF THE PEOPLE'S PUBLIC SECURITY FORCES
Article 14.- Tasks and powers of the People's Public Security Forces
1. To collect information, analyze, evaluate and predict situation and propose the Party and the State to promulgate and direct the implementation of guidelines, policies, laws and strategy on protection of national security, maintenance of social order and safety; to propose the combination of requirements of the strategy on protection of national security, maintenance of social order and safety with those of strategies and policies on socio-economic construction and development, national defense and the State's external relations.
2. To protect the democratic freedoms, life and property of the people; to protect high-ranking leading officials of the Party and the State and foreign guests; to safeguard important events, targets and key projects of national security, foreign representative offices, representatives of Vietnam-based international organizations, individuals holding or closely related to state secrets.
3. To receive and process reports and denunciations against crimes, initiate criminal lawsuits and investigate crimes, and perform other judicial tasks according to the provisions of law.
4. To sanction administrative violations and apply other administrative handling measures as provided for by law.
5. To guide, inspect and examine agencies, organizations and citizens in performing the task of protecting national security and maintaining social order and safety; to conduct the law propagation, dissemination and education and build up "the entire population protects the Fatherland's security" movement.
6. To apply mass mobilization, legal, diplomatic, economic, scientific-technical, professional and armed measures to protect national security and maintain social order and safety.
7. To use weapons, supporting tools and necessary technical and professional means in attacking crimes and making legitimate self-defense according to the provisions of law.
8. In case of necessity, to issue decisions on or propose the suspension or termination of operations of agencies, organizations or individuals which are detrimental to national security, social order and safety, and to requisition means of transport, communication equipment and other technical means of agencies, organizations, individuals and operators or users of such means according to the provisions of law.
9. To request agencies, organizations and/or individuals to coordinate in activities or supply information related to national security, social order and safety.
10. To closely coordinate with the People's Army, Self-Defense and Militia Forces and state agencies in protecting national security, maintaining social order and safety, and defending the national independence, sovereignty, unity and territorial integrity.
11. To research and apply modern scientific and technological achievements in protecting national security and maintaining social order and safety.
12. To build themselves into politically, ideologically, organizationally and professionally clean and strong forces.
13. To enter into international cooperation on protection of national security and social order and safety.
Article 15.- Tasks and powers of the People's Security Force
1. To comply with the provisions of Article 14 of this Law.
2. To conduct activities of preventing, detecting and combating to frustrate all plots and acts of infringing upon national security.
3. To conduct intelligence activities as provided for by law.
4. To guide and coordinate with agencies and organizations in performing tasks of protecting internal political security, economic security, cultural-ideological security and information security; to participate in the evaluation of socio-economic development planning, plans and projects related to the national security protection.
5. To manage exit and entry activities; to manage foreigners and overseas Vietnamese residing in Vietnam; to manage the protection of state secrets; to perform the task of protecting national security in border and border-gates areas according to the provisions of law.
6. To act as the core in building the people's security posture in all domains and geographical areas.
7. To perform and exercise other tasks and powers according to the provisions of law.
Article 16.- Tasks and powers of the People's Police Force
1. To comply with the provisions of Article 14 of this Law.
2. To take initiative in preventing, detecting and fighting crimes and violations of law on social order and safety and environmental protection; to discover causes and conditions for emergence of crimes and other law offenses, and recommend remedies thereto; to participate in community-based education of law offenders according to the provisions of law.
3. To manage residence registrations and grant identity cards; to manage seals; to conduct security and order management of conditional business lines and security services; to manage and secure traffic order and safety and public order; to manage weapons and explosive materials; to manage and conduct fire prevention and fighting; to participate in salvage and rescue according to the provisions of law.
4. To perform and exercise other tasks and powers according to the provisions of law.
ORGANIZATION OF THE PEOPLE'S PUBLIC SECURITY FORCES
Article 17.- The organizational system of the People's Public Security Forces
1. The organizational system of the People's Public Security Forces is composed of:
a/ The Public Security Ministry;
b/ Public Security Departments of provinces and centrally-run cities;
c/ Public Security Offices of rural districts, urban districts, provincial towns and provincially-run cities;
d/ Public Security Offices of communes, wards and townships.
2. Commune public security offices constitute a part-time armed force, playing the core role in "the entire population protects the Fatherland's security" movement, ensuring social security, order and safety at grassroots levels and submit to the direct and comprehensive leadership of local Party Committees, the management and administration by commune People's Committees, and the professional direction and guidance by superior public security offices.
The organization, operation, equipment, uniform, training, fostering of, and regimes and policies toward, commune public security force shall be provided for by law.
3. Basing himself/herself on the security and order requirements and within the ambit of his/her tasks and powers, the Public Security Minister shall decide on establishment of public security stations and offices as well as independent units to be disposed in necessary geographical areas.
Article 18.- Specific functions, tasks and powers, and organizational structures of the People's Public Security Forces
1. The Government shall specify the functions, tasks, powers and organizational structure of the Public Security Ministry.
2. The Public Security Minister shall specify the functions, tasks and powers, and organizational structures of the general departments and units attached to the Ministry, units attached to general departments, public security departments of provinces or centrally-run cities, public security offices of rural districts, urban districts, provincial towns or provincially-run cities, and other units in the People's Public Security Forces.
Article 19.- Commanders in the Public Security Forces
1. The Public Security Minister is the person of the highest command in the People's Public Security Forces.
2. Subordinate public security commanders shall be answerable to superior public security commanders for the organization and operation of public security units they are in charge of. Local public security commanders shall be answerable to superior public security commanders, Party Committees and administrations of the same level.
3. People's public security officers, non-commissioned officers and soldiers of higher positions or higher ranks shall be superiors of those of lower positions or ranks. Officers, non-commissioned officers and soldiers of higher positions but of the equal or lower ranks shall be superiors of those of the equal or higher ranks but lower positions.
PEOPLE'S PUBLIC SECURITY OFFICERS, NON-COMMISSIONED OFFICERS AND SOLDIERS
Article 20.- Classification of People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers
1. According to classification by forces, the People's Public Security Forces have:
a/ People's Security officers, non-commissioned officers and soldiers;
b/ People's Police officers, non-commissioned officers and soldiers.
2. According to classification by operation characteristics, the People's Public Security Forces have:
a/ Professional officers and non-commissioned officers;
b/ Technical officers and non-commissioned officers;
c/ Term non-commissioned officers and soldiers.
Article 21.- The system of ranks of People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers
1. Professional officers and non-commissioned officers:
a/ For non-commissioned officers, there are three ranks:
- Corporal;
- Sergeant;
- Warrant officer.
b/ For company officers, there are four ranks:
- Second lieutenant;
- Lieutenant;
- Senior lieutenant;
- Captain;
c/ For field officers, there are four ranks:
- Major;
- Lieutenant colonel;
- Senior lieutenant colonel;
- Colonel.
d/ For generals, there are four ranks:
- Major general;
- Lieutenant general;
- Senior lieutenant general;
- General.
2. Technical officers and non-commissioned officers:
a/ For non-commissioned officers, there are three ranks:
- Corporal;
- Sergeant;
- Warrant officer.
b/ For company officers, there are four ranks:
- Second lieutenant;
- Lieutenant;
- Senior lieutenant;
- Captain;
c/ For field officers, there are three ranks:
- Major;
- Lieutenant colonel;
- Senior lieutenant colonel.
3. Term non-commissioned officers and soldiers:
a/ For soldiers, there are two ranks:
- Private;
- First-class private.
b/ For non-commissioned officers, there are three ranks:
- Corporal;
- Sergeant;
- Warrant officer.
Article 22.- Eligible subjects, conditions and duration for consideration of appointment and promotion to the rank of People's Public Security officers, non-commissioned officers or soldiers
1. Subjects eligible for rank appointment:
a/ Graduates from universities of the People's Public Security Forces shall be appointed to the rank of second lieutenant; graduates from intermediate schools of the People's Public Security Forces shall be appointed to the rank of sergeant;
b/ Cadres, public servants and graduates from academies, universities, colleges, professional and vocational intermediate schools who are recruited to serve in the People's Public Security Forces shall, depending on their trained professional level and assigned tasks, be appointed to corresponding ranks;
c/ Citizens who serve for a given term in the People's Public Security Forces shall be appointed to the rank of private, first-class private, corporal, sergeant or warrant officer.
2. Conditions for rank promotion consideration:
Officers, non-commissioned officers and soldiers of the People's Public Security Forces shall be promoted in ranks when their current ranks are lower than the highest ranks set for their incumbent positions and they fully meet the set criteria on political quality and professional qualifications, and the condition on duration for rank promotion consideration defined in Clause 3 of this Article.
3. Durations for rank promotion consideration:
a/ For professional officers and non-commissioned officers:
From corporal to sergeant: one year;
From sergeant to warrant officer: one year;
From warrant officer to second lieutenant: two years;
From second lieutenant to lieutenant: two years;
From lieutenant to senior lieutenant: three years;
From senior lieutenant to captain: three years;
From captain to major: four years;
From major to lieutenant colonel: four years;
From lieutenant colonel to senior lieutenant colonel: four years;
From senior lieutenant colonel to colonel: four years;
For general rank promotion, no duration is set;
b/ The duration for consideration of rank promotion for technical officers and non-commissioned officers; non-commissioned officers and soldiers serving for a given term in the People's Public Security Forces shall be set by the Government;
c/ People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers, who record particularly outstanding achievements in crime prevention and fighting and professional activities, may be considered for a skip in ranks; if they record particularly outstanding achievements in work, scientific research or study, they may be considered for ahead-of-time rank promotion.
d/ The duration when officers, non-commissioned officers and soldiers study at universities or schools shall be calculated into duration for rank promotion consideration; demoted officers, non-commissioned officers and soldiers who, within one year after the date of demotion, make progress shall be considered for rank promotion.
Article 23.- The system of basic positions in the People's Public Security Forces
1. The system of basic positions in the People's Public Security Forces consists of:
a/ Squad leader;
b/ Platoon leader;
c/ Company commander;
d/ Battalion commander; head of public security office of ward or township; team leader;
e/ Regiment commander; head of public security office of rural district, urban district, provincial town or provincial city; head of section;
f/ Director of public security department of province or centrally-run city;
g/ Commander, department director;
h/ General department director;
i/ The Minister.
2. Positions equivalent to those specified at Points a, b, c, d, e, f, g and h, Clause 1 of this Article, and other positions and titles in the People's Public Security Forces shall be provided for by law.
Article 24.- The system of ranks of People's Public Security officers
1. Ranks of officers holding basic positions in the People's Public Security Forces are specified as follows:
a/ Squad leader: Second lieutenant, lieutenant or senior lieutenant;
b/ Platoon leader: Lieutenant, senior lieutenant or captain;
c/ Company commander: Senior lieutenant, captain or major;
d/ Battalion commander; head of public security office of ward or township; team leader: Major, lieutenant colonel;
e/ Regiment commander; head of public security office of rural district, urban district, provincial town or provincial city; head of section: Lieutenant colonel, senior lieutenant colonel;
f/ Director of public security department of province or centrally-run city; department director: Senior lieutenant colonel, colonel;
g/ Director of the Public Security Department of Hanoi city or Ho Chi Minh city; the commander of the security guard command: Colonel, major general;
h/ General department director: Major general, lieutenant general;
i/ The Minister: Senior lieutenant general, general.
2. For officers who hold basic positions in units assigned important or special tasks or in geographical areas of strategic position for security or order, the highest rank may be one rank higher than the highest rank of the corresponding positions specified at Points a, b, c, d, e and f, Clause 1 of this Article.
3. Ranks of officers holding positions equivalent to those specified in Clause 1 of this Article and other positions shall be provided for by law.
Article 25.- Competence to appoint, promote, to demote or strip ranks of officers, non-commissioned officers and soldiers; to appoint, dismiss, relieve from office position holders in the People's Public Security Forces or demote them to lower positions
1. The State President shall appoint or promote officers to ranks of senior lieutenant general and general. The Prime Minister shall confer or promote officers to ranks of major general and lieutenant general, and appoint holders of positions of vice minister or director of general department under the Public Security Ministry.
The Public Security Minister shall appoint or promote officers to ranks of field officers, appoint holders of positions of deputy-general director of general department, commander, department director, deputy commander, deputy director of department under the Public Security Ministry and equivalent positions and titles, director and deputy director of provincial/municipal public security department, and stipulate the rank appointment and promotion and appointment of other positions and titles in the People's Public Security Forces.
2. Persons competent to appoint or promote officers to certain ranks shall have the right to strip them of or demote them from such ranks; each time of promotion or demotion shall involve only one higher or lower rank, except for special cases where the promotion or demotion involving several higher or lower ranks is considered. Persons competent to appoint holders of certain positions shall have the right to dismiss, relieve from office or demote such position holders to lower positions.
Article 26.- Transfer of People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers
1. People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers must obey transfer orders of competent authorities.
2. Persons competent to appoint holders of certain positions shall have the right to transfer such position holders.
Article 27.- Seconding of People's Public Security officers
1. On the basis of requirements and tasks of protecting national security and maintaining social order and safety, People's Public Security officers may be seconded to work in agencies or organizations outside the People's Public Security Forces according to the regulations of competent authorities.
2. Seconded People's Public Security officers shall enjoy the regimes and policies according to the provisions of this Law and other relevant provisions of law.
3. Agencies and organizations where People's Public Security officers are seconded shall have to keep secret such seconding and ensure working and living conditions for such officers according to the provisions of law.
Article 28.- Service age limits of People's Public Security officers
1. The service age limits of People's Public Security officers are specified as follows:
For company officers: 50 years;
For major and lieutenant colonel: 55 years for male and 53 years for female;
For senior lieutenant colonel: 58 years for male and 55 years for female;
For colonel and general rank: 60 years for male and 55 years for female.
2. Where People's Public Security units have demands and concerned officers have all qualities, are professionally qualified and fit and volunteer for longer service, the service ages specified in Clause 1 of this Article may be prolonged for no more than 5 years. Specific service age prolongations shall be specified by the Government.
3. People's Public Security officers who fully meet the conditions for social insurance set by the State shall be entitled to retirement. For those who have served in the People's Public Security Forces for full 25 years for male, or full 20 years for female and are neither physically fit nor professionally capable for the job, or apply for retirement, they shall be allowed to retire before reaching the ages specified in Clause 1 of this Article.
Article 29.- Obligations and responsibilities of People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers
1. To be absolutely loyal to the Fatherland and the people.
2. To strictly observe the Party's guidelines and policies, the State's laws, the People's Public Security Forces' statute, superiors' directives and commands.
3. To be honest, brave, alert, ready for combat and accomplishment of all assigned tasks;
4. To respect and protect legitimate rights and interests of agencies, organizations and individuals; to dedicatedly serve the people, and be respectful and polite to the people.
5. To constantly study to improve their political quality, law knowledge and scientific-technical and professional level; to temper their revolutionary quality and sense of disciplinary organization and train their physical strength.
6. To be held responsible before law and their superiors for their commands, the obedience to their superiors' commands and the performance of tasks by their subordinates. When receiving commands from their commanders, if they have grounds to believe that such commands are unlawful, they shall have to promptly report such to the command givers. Where they still have to obey such commands, they shall report such on time to immediate superiors of the command givers and shall not be responsible for consequences of the obedience to such commands.
Article 30.- Things which must not be done by People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers
1. Taking advantage of their positions and vested powers to infringe upon interests of the State, rights and legitimate interests of agencies, organizations and individuals.
2. Acting against the law and the statute of the People's Public Security Forces, and doing things which, according to law, must not be done by cadres and public servants.
ASSURANCE OF OPERATION OF AND REGIMES AND POLICIES TOWARD THE PEOPLE'S PUBLIC SECURITY FORCES
Article 31.- Assurance of funding and material foundations in service of operation of the People's Public Security Forces
1. Funding sources in service of operation of the People's Public Security Forces come from the state budget and other revenue sources as specified by law.
2. The State shall assure funding and materials foundations in service of operation of the People's Public Security Forces to meet the requirements of the protection of national security and the maintenance of social order and safety in each period.
Article 32.- Equipping of weapons, supporting tools and technical and professional means of the People's Public Security Forces
1. The People's Public Security Forces shall be equipped by the State with weapons, supporting tools and technical and professional means suitable to their assigned tasks.
2. The State shall adopt priority policies and intensify investment in research into and application of modern scientific and technical achievements, manufacture and equipping of weapons, supporting tools and technical and professional means in service of work, combat and building of the People's Public Security Forces.
Article 33.- Uniforms, public security signs, force flags, rank insignias, badges and identity cards of the People's Public Security Forces
Uniforms, public security signs, force flags, rank insignias, badges and identity cards of the People's Public Security Forces shall be specified by the Government.
Article 34.- Policies on training and fostering of People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers
1. People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers shall be provided with political, professional and legal training and fostering and other necessary knowledge suitable to their assigned tasks; encouraged and facilitated by the State to develop their talents to serve the People's Public Security Forces.
2. The State shall adopt policies on training and fostering People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers who are ethnic minority people.
Article 35.- Salaries, allowances and working conditions for People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers
1. Salaries and allowances of People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers shall be provided for on the basis of ranks and positions and in suitability with the nature and tasks of the People's Public Security Forces; seniority shall be calculated according to current salary grades and duration of service in the People's Public Security Forces. The regime of salaries and allowances for People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers shall be specified by the Government.
2. People's Public Security officers and non-commissioned officers, who satisfy the criteria and the condition on duration for rank promotion consideration and already have the highest rank for their incumbent positions or have been appointed to the rank of colonel for four years or more but not yet promoted to the general rank, shall be considered for salary raise according to the Government's regulations.
3. People's Public Security officers and non-commissioned officers who concurrently hold many positions shall enjoy interests of the highest position.
4. People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers shall have their working and living conditions assured according to their assigned tasks.
Article 36.- Healthcare for People's Public Security officers, non-commissioned officers, soldiers and their families
1. People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers on active service shall enjoy healthcare; when they get wounded or ill while being far from medical establishments of the People's Public Security Forces or are diseased due to occupational accidents or infected with diseases which cannot be treated by medical establishments of the People's Public Security Forces, they shall be provided with medical examination and treatment at medical establishments not belonging to the People's Public Security Forces, have hospital fees paid by the People's Public Security Forces and enjoy other regimes provided for by law.
2. Fathers, mothers, lawful fosterers of husbands and wives, husbands or wives and under-18 children of People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers on active service without medical insurance shall be provided with medical examination and treatment, and enjoy hospital fee exemption or reduction at medical establishments according to the Government's regulations.
Article 37.- Rest time of People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers
People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers on active service shall enjoy the public holidays defined in the Labor Code and take leaves according to the regulations of the Public Security Minister.
Article 38.- Regimes and policies toward People's Public Security officers and non-commissioned officers who retire, are transferred to other branches or demobilized from the People's Public Security Forces
1. People's Public Security officers who retire shall be entitled:
a/ To enjoy pensions calculated on the bases specified in Clause 1, Article 35 of this Law;
b/ To wear the uniform of the People's Public Security Forces, public security signs, force flags, rank insignias and badges on public holidays, at meetings and traditional anniversaries of the People's Public Security Forces;
c/ To be facilitated by administrations of localities where they reside to stabilize their life;
d/ To be provided with medical examination and treatment according to the medical insurance regime at medical establishments of the People's Public Security Forces and those not belonging to the People's Public Security Forces.
2. People's Public Security officers and non-commissioned officers who are transferred to other branches shall be entitled:
a/ To have their salary levels at the time of transfer reserved for a minimum duration of 18 months;
b/ To have their transfer durations calculated into their continuous working time for rank promotion consideration and work seniority calculation if they are transferred back to serve in the People's Public Security Forces as required;
c/ To enjoy, upon their retirement, seniority allowances calculated according to duration of service in the People's Public Security Forces. Where they enjoy salary levels lower than their salary levels at the time of their transfer, the latter shall serve as basis for calculating pensions.
3. Officers and non-commissioned officers who no longer serve in the People's Public Security Forces but not yet satisfy the conditions for retirement shall enjoy the following entitlements:
a/ Subsidies for job creation and lump-sum subsidies as provided for by the Government;
b/ The entitlements specified at Points b and c, Clause 1 of this Article;
c/ Those who have served in the People's Public Security Forces for full 15 years or more, when falling ill and being hospitalized at medical establishments of the People's Public Security Forces, shall enjoy hospital fee exemption or reduction according to the regulations of the Public Security Minister.
4. Non-commissioned officers and soldiers serving for a given term in the People's Public Security Forces, when their service term expires, shall be provided with supports for job training or creation and enjoy other regimes and policies according to the Government's regulations.
Article 39.- Rights and obligations of, and regimes and policies toward, workers and public employees of the People's Public Security Forces
1. Workers and public employees of the People's Public Security Forces shall have the rights and obligations according to the provisions of law on labor, law on cadres and public servants and other relevant provisions of law.
2. The Government shall provide specific regimes and policies toward workers and public employees of the People's Public Security Forces.
COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS
1. Agencies, organizations and individuals that join, coordinate and collaborate with or assist the People's Public Security Forces in protecting national security, and maintaining social order and safety shall, depending on their merits, be considered for commendation and rewards according to the provisions of law.
2. People's Public Security officers, non-commissioned officers, soldiers, workers and public employees who record exploits in combat or work shall, depending on their exploits, be considered for conferment of orders, medals, state honorable titles and other forms of commendation according to the provisions of law.
Article 41.- Handling of violations
1. Agencies, organizations and individuals that commit acts of opposing or obstructing activities of People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers who are on official duty shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability.
2. People's Public Security officers, non-commissioned officers, soldiers, workers and public employees who violate disciplines or law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage to health or life of other people, property or lawful interests of agencies, organizations or individuals, they must pay compensations therefor according to the provisions of law.
3. People's Public Security officers, non-commissioned officers and soldiers must not wear the public security signs, rank insignias and badges when being prosecuted, held in custody or detention. Where they are sentenced to imprisonment, they shall naturally be deprived of the public security signs, rank insignias and badges when court judgments come into force.
Article 42.- Implementation effect
This Law takes effect as from July 1, 2006.
The 1987 Ordinance on Vietnam People's Security Force, the 1989 Ordinance on Vietnam People's Police Force, the 1991 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Vietnam People's Security Force, the 1991 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Vietnam People's Police Force, and the 1995 Ordinance Amending and Supplementing Article 6 of the Ordinance on Vietnam People's Police Force shall cease to be effective as from the effective date of this Law.
All previous stipulations which are contrary to this Law are hereby annulled.
Article 43.- Implementation guidance
The Government shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed on November 29, 2005, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 8th session
|
THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực