Chương III: Luật công an nhân dân 2005: Tổ chức của công an nhân dân
Số hiệu: | số 54/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2006 |
Ngày công báo: | 16/02/2006 | Số công báo: | Từ số 31 đến số 32 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Công an nhân dân 2005
Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Công an nhân dân số 54/2005/QH11 quy định hệ thống cấp, bậc hàm của sỹ quan đảm nhiệm chức vụ cơ bản theo các mức sau: tiểu đội trưởng cấp hàm gồm thiếu úy, trung úy, thượng úy, trung đội trưởng cấp hàm gồm trung úy, thượng úy, đại úy, đại đội trưởng cấp hàm gồm thượng úy, đại úy, thiếu tá, tiểu đoàn trưởng,
Trưởng Công an phường, thị trấn, đội trưởng có cấp hàm thiếu tá hoặc trung tá, trung đoàn trưởng, trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trưởng phòng có cấp hàm trung tá hoặc thượng tá,
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cục trưởng, vụ trưởng có cấp hàm thượng tá hoặc đại tá... Và chỉ một số giám đốc Công an tỉnh, thành phố, cục trưởng, vụ trưởng có vị trí quan trọng mới được phong hàm thiếu tướng, giám đốc Công an Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, tư lệnh cảnh vệ có cấp hàm đại tá hoặc thiếu tướng, tổng cục trưởng có cấp hàm thiếu tướng hoặc trung tướng, bộ trưởng có cấp hàm thượng tướng hoặc đại tướng...
Đối với sỹ quan giữ chức vụ cơ bản ở đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc so với cấp bậc hàm cao nhất của một số chức vụ: tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trưởng Công an phường, thị trấn, đội trưởng, trung đoàn trưởng, trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cục trưởng, vụ trưởng...
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan CAND quy định: cấp úy cao nhất là 50 tuổi, thiếu tá, trung tá cao nhất 55 tuổi (đối với nam) và 53 tuổi (đối với nữ), thượng tá cao nhất 58 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ), đại tá, cấp tướng cao nhất 60 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ).
Trong trường hợp đơn vị CAND có nhu cầu, sỹ quan có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và sức khỏe tốt, nếu tự nguyện thì có thể được kéo dài độ tuổi phục vụ, nhưng thời hạn kéo dài cao nhất không quá 5 năm...
Sinh viên tốt nghiệp bậc đại học tại các trường CAND được phong bậc hàm thiếu úy, học sinh tốt nghiệp bậc trung cấp tại các trường CAND phong cấp bậc hàm trung sĩ. Cán bộ, công chức hoặc người tốt nghiệp các học viện, trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp được tuyển dụng vào CAND thì căn cứ trình độ đào tạo và nhiệm vụ được giao để phong cấp hàm tương ứng... Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân gồm có:
a) Bộ Công an;
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ Đảng, sự quản lý, điều hành của Uỷ ban nhân dân xã và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên.
Tổ chức, hoạt động, trang bị, trang phục, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách đối với Công an xã do pháp luật quy định.
3. Căn cứ yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập các đồn, trạm Công an và các đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
1. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị thuộc tổng cục, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân.
1. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
2. Chỉ huy Công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy Công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị Công an được giao phụ trách. Chỉ huy Công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy Công an cấp trên và trước cấp uỷ Đảng, chính quyền cùng cấp.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có chức vụ hoặc cấp bậc hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ hoặc cấp bậc hàm thấp hơn. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ cao hơn nhưng cấp bậc hàm ngang hoặc thấp hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có cấp bậc hàm ngang hoặc cao hơn nhưng chức vụ thấp hơn.
ORGANIZATION OF THE PEOPLE'S PUBLIC SECURITY FORCES
Article 17.- The organizational system of the People's Public Security Forces
1. The organizational system of the People's Public Security Forces is composed of:
a/ The Public Security Ministry;
b/ Public Security Departments of provinces and centrally-run cities;
c/ Public Security Offices of rural districts, urban districts, provincial towns and provincially-run cities;
d/ Public Security Offices of communes, wards and townships.
2. Commune public security offices constitute a part-time armed force, playing the core role in "the entire population protects the Fatherland's security" movement, ensuring social security, order and safety at grassroots levels and submit to the direct and comprehensive leadership of local Party Committees, the management and administration by commune People's Committees, and the professional direction and guidance by superior public security offices.
The organization, operation, equipment, uniform, training, fostering of, and regimes and policies toward, commune public security force shall be provided for by law.
3. Basing himself/herself on the security and order requirements and within the ambit of his/her tasks and powers, the Public Security Minister shall decide on establishment of public security stations and offices as well as independent units to be disposed in necessary geographical areas.
Article 18.- Specific functions, tasks and powers, and organizational structures of the People's Public Security Forces
1. The Government shall specify the functions, tasks, powers and organizational structure of the Public Security Ministry.
2. The Public Security Minister shall specify the functions, tasks and powers, and organizational structures of the general departments and units attached to the Ministry, units attached to general departments, public security departments of provinces or centrally-run cities, public security offices of rural districts, urban districts, provincial towns or provincially-run cities, and other units in the People's Public Security Forces.
Article 19.- Commanders in the Public Security Forces
1. The Public Security Minister is the person of the highest command in the People's Public Security Forces.
2. Subordinate public security commanders shall be answerable to superior public security commanders for the organization and operation of public security units they are in charge of. Local public security commanders shall be answerable to superior public security commanders, Party Committees and administrations of the same level.
3. People's public security officers, non-commissioned officers and soldiers of higher positions or higher ranks shall be superiors of those of lower positions or ranks. Officers, non-commissioned officers and soldiers of higher positions but of the equal or lower ranks shall be superiors of those of the equal or higher ranks but lower positions.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực