Chương V Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009: Chỉ đạo, quản lý, giám sát và phối hợp công tác đối với cơ quan đại diện
Số hiệu: | 33/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 18/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 02/09/2009 |
Ngày công báo: | 08/08/2009 | Số công báo: | Từ số 373 đến số 374 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thành viên cơ quan đại diện không được hoạt động nghề nghiệp nhằm thu lợi riêng
Ngày 18/6/2009, Quốc hội đã thông qua Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài số 33/2009/QH12.
Theo đó, thành viên cơ quan đại diện có trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước, không được lạm dụng quyền ưu đãi, miễn trừ vì lợi ích cá nhân, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan đại diện. Đồng thời, trong thời gian công tác tại cơ quan đại diện, thành viên cơ quan đại diện không được tiến hành hoạt động nghề nghiệp nhằm mục đích thu lợi riêng.
Đáng chú ý, thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện trong thời gian công tác tại cơ quan đại diện được hưởng: Chế độ lương, phụ cấp, trợ cấp; chế độ nhà ở; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ nghỉ hàng năm theo quy định của pháp luật; Trợ cấp trong trường hợp bị thương hoặc chết; Trợ cấp và chế độ ưu đãi trong trường hợp công tác tại khu vực đang xảy ra xung đột vũ trang, thảm họa do thiên tai, dịch bệnh, hoặc trong điều kiện công tác đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, trong thời hạn 3 tháng kể từ khi kết thúc nhiệm kỳ công tác về nước, thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện là cán bộ, công chức, viên chức chưa đến tuổi nghỉ hưu được tiếp nhận và bố trí làm việc trở lại tại cơ quan, tổ chức trước khi đi công tác nhiệm kỳ.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 02/9/2009.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơ quan đại diện.
2. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoạt động của cơ quan đại diện.
3. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cơ quan đại diện; trực tiếp quản lý, chỉ đạo và điều hành về tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện.
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ quan đại diện.
2. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ chủ trương đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về cơ quan đại diện.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của cơ quan đại diện.
4. Thống nhất chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện và thành viên cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về cơ quan đại diện.
6. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước cử và triệu hồi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại diện thường trực tại Liên hợp quốc và Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế.
7. Bổ nhiệm, kéo dài nhiệm kỳ, triệu hồi thành viên của cơ quan đại diện, trừ trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều này. Bổ nhiệm, chấm dứt hoạt động đối với Lãnh sự danh dự.
8. Tổ chức và chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức có liên quan ở trong nước và nước ngoài.
9. Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí của cơ quan đại diện.
10. Khen thưởng, kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức Việt Nam có trách nhiệm:
a) Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện;
b) Thông báo kịp thời cho cơ quan đại diện dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận;
c) Phối hợp với cơ quan đại diện tổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại của cơ quan, tổ chức Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận;
d) Phối hợp với cơ quan đại diện chỉ đạo hoạt động đối ngoại của đại diện cơ quan, tổ chức Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Trong trường hợp cơ quan đại diện cần xử lý công việc thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành, nếu ý kiến của cơ quan đại diện khác với ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan thì người đứng đầu cơ quan đại diện có quyền quyết định, đồng thời báo cáo ngay với Bộ Ngoại giao và thông báo cho cơ quan, tổ chức hữu quan.
Đoàn được cử đi công tác nước ngoài thông báo kịp thời cho cơ quan đại diện về nội dung, chương trình hoạt động tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận để phối hợp công tác và thông báo kết quả hoạt động cho cơ quan đại diện sau khi kết thúc đợt công tác.
1. Cơ quan có cán bộ biệt phái phối hợp với cơ quan đại diện trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan đại diện đối với lĩnh vực chuyên môn do cơ quan phụ trách và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ biệt phái thông qua người đứng đầu cơ quan đại diện, trừ trường hợp đặc biệt.
2. Cơ quan đại diện phối hợp với cơ quan có cán bộ biệt phái chỉ đạo, quản lý công tác của cán bộ biệt phái và đánh giá về việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ biệt phái.
DIRECTION, MANAGEMENT, SUPERVISION AND COORDINATION IN OPERATIONS OF REPRESENTATIVE MISSIONS
Article 30. Direction and management of representative missions
1. The Government shall perform the unified state management of representative missions.
2. The President, the Government and the Prime Minister shall direct operations of representative missions.
3. The Ministry of Foreign Affairs shall take responsibility before the Government for the state management of representative missions; directly manage, instruct and administer the organization and operation of representative missions.
Article 31. Supervision of representative missions
The National Assembly and its agencies and National Assembly deputies shall exercise the right to supervise operations of representative missions in accordance with law.
Article 32. Responsibilities of the Minister of Foreign Affairs
1. To promulgate according to his/her competence or propose to competent agencies for promulgation legal documents on representative missions.
2. To study and propose to the Government for approval policies on negotiation and conclusion of. accession to, and implementation of treaties on representative missions.
3. To propose to the Prime Minister for approval the scheme on the organizational apparatus and payrolls of representative missions.
4. To direct, examine and inspect the implementation of foreign policies and the performance of functions and tasks by representative missions and their members in accordance with law.
5. To organize the implementation of laws on representative missions.
6. To request the Prime Minister to propose the President to send and recall ambassadors extraordinary and plenipotentiary, the permanent representative at the United Nations and representatives of the President at international organizations.
7. To appoint, prolong the term of and recall members of representative missions, except cases specified in Clause 6 of this Article. To appoint and terminate the operation of honorary consuls.
8. To organize and direct the coordination of activities between representative missions and relevant agencies and organizations at home and abroad.
9. To perform the management and use of material and technical foundations and funds of representative missions.
10. To conduct commendation and disciplining work and settle complaints and denunciations in accordance with law.
Article 33. Working coordination between Vietnamese agencies and organizations and representative missions
1. Vietnamese agencies and organizations shall:
a/ Provide necessary information in service of foreign activities of representative missions;
b/ Promptly notify representative missions of tentative programs and plans on foreign activities in receiving countries and international organizations:
c/ Coordinate with representative missions in organizing their foreign activities in receiving countries or international organizations;
d/ To coordinate with representative missions in directing foreign activities of their representatives in receiving countries or international organizations.
2. In case representative missions deal with affairs in specialized management areas if representative missions hold opinions different from those of relevant agencies and organizations, heads of representative missions may make final decisions and. at the same time, immediately report them to the Ministry of Foreign Affairs and notify it to relevant agencies and organizations.
Article 34. Working coordination between delegations on working visits abroad and representative missions
Delegations sent on working visits abroad shall promptly inform their working agenda in receiving countries or at international organizations to representative missions for coordination and notify results of their activities to representative missions after completing their working visits.
Article 35. Working coordination between managing agencies of officials on secondment and representative missions
1. Managing agencies of officials on secondment shall coordinate with representative missions in formulating working programs and plans of representative missions with regard to professional domains under their management and provide professional guidance to officials on secondment through heads of representative missions, except in special cases.
2. Representative missions shall coordinate with managing agencies of officials on secondment in directing, managing and evaluating the performance of tasks by these officials.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực