Chương 4 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013: Quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Số hiệu: | 41/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 30/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1005 đến số 1006 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thuốc bảo vệ thực vật là loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được quản lý theo danh mục.
2. Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này thì chỉ được sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy phép.
1. Thuốc bảo vệ thực vật không được đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam bao gồm:
a) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam;
b) Thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường;
c) Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối gây hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu;
d) Thuốc bảo vệ thực vật trùng tên thương phẩm với thuốc bảo vệ thực vật khác có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất methyl bromide.
2. Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Có bằng chứng khoa học về thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường;
b) Thuốc bảo vệ thực vật hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại;
c) Thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân đăng ký tự nguyện rút khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đang được phép hoạt động tại Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có đủ điều kiện về sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Điều 61 và Điều 63 của Luật này được tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này ủy quyền.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
b) Bản sao Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
c) Mẫu nhãn thuốc bảo vệ thực vật;
d) Kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
b) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có giá trị trong thời hạn 05 năm và có thể được gia hạn.
1. Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn thì phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
b) Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
c) Nhãn thuốc bảo vệ thực vật đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
3. Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được gia hạn có giá trị trong thời hạn 05 năm.
1. Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Bị mất, sai sót, hư hỏng;
b) Có thay đổi tên thương phẩm của thuốc hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
b) Giấy tờ xác nhận nội dung thay đổi;
c) Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Luật này;
b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này.
1. Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
b) Phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đã đăng ký;
c) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
d) Có quyết định về việc loại thuốc đó khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
2. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
1. Việc khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện đối với tất cả thuốc bảo vệ thực vật trước khi đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; đối với thuốc bảo vệ thực vật sinh học được xét giảm yêu cầu khảo nghiệm.
2. Việc khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật chỉ được tiến hành sau khi có Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương và do tổ chức có đủ điều kiện khảo nghiệm theo quy định tại Điều 59 của Luật này thực hiện.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
b) Giấy tờ chứng minh đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 50 của Luật này;
c) Tài liệu kỹ thuật của thuốc bảo vệ thực vật.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có giá trị trong thời hạn 05 năm.
1. Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật được cấp lại trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc thay đổi tên thương phẩm, thông tin của tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
b) Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
b) Phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ xin cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
c) Thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, động vật, thực vật, hệ sinh thái và môi trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương có thẩm quyền thu hồi Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
1. Tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Người đứng đầu tổ chức phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học và có giấy chứng nhận tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
b) Người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp và đã được tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
c) Có cơ sở vật chất - kỹ thuật bảo đảm cho công tác khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
d) Không trực tiếp đứng tên đăng ký hoặc được ủy quyền đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục công nhận, công bố danh sách tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
1. Tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
b) Được thu phí khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo quy định;
c) Khiếu nại quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải khách quan, chính xác;
b) Tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khảo nghiệm;
d) Lưu giữ toàn bộ số liệu thô của khảo nghiệm tối thiểu 05 năm kể từ ngày khảo nghiệm kết thúc;
đ) Chịu sự kiểm tra, giám sát hoạt động khảo nghiệm của cơ quan có thẩm quyền;
e) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất thuốc có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định, phù hợp với quy mô sản xuất;
b) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với loại thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất;
c) Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
d) Có đủ trang thiết bị để kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật do mình sản xuất ra. Trường hợp không có đủ trang thiết bị thì phải có hợp đồng kiểm tra chất lượng với tổ chức được chỉ định kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.
2. Điều kiện về nhân lực được quy định như sau:
a) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn phù hợp.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định chi tiết điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
1. Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Sản xuất thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
b) Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất hoặc tái xuất theo hợp đồng ký kết với nước ngoài;
c) Thông tin, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 70 của Luật này và pháp luật về quảng cáo;
d) Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc công bố;
b) Sử dụng người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm sức khỏe, được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn lao động và chuyên môn;
c) Chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc và chỉ được phép xuất xưởng, lưu thông trên thị trường thuốc đạt chất lượng;
d) Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Bồi thường thiệt hại trong trường hợp do lỗi của cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật;
e) Khi phát hiện thuốc không bảo đảm yêu cầu theo quy định, cơ sở sản xuất có trách nhiệm thực hiện việc thu hồi theo quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này;
g) Chủ cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, phòng ngừa sự cố do thuốc bảo vệ thực vật gây ra khi sử dụng; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;
h) Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường;
i) Thực hiện quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định;
b) Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố;
c) Chủ cơ sở buôn bán thuốc và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Buôn bán thuốc thành phẩm có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
b) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật;
c) Chủ cơ sở và người trực tiếp buôn bán thuốc được tham gia tập huấn về an toàn sử dụng, bảo quản, vận chuyển và phòng ngừa sự cố do thuốc bảo vệ thực vật gây ra.
2. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
b) Chỉ được sử dụng người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm sức khỏe và đã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn;
c) Niêm yết giá bán và lập sổ theo dõi việc mua, bán thuốc;
d) Hướng dẫn sử dụng thuốc cho người mua theo đúng nội dung của nhãn thuốc;
đ) Khi phát hiện sự cố gây rò rỉ, phát tán thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, môi trường sinh thái, cơ sở buôn bán thuốc phải áp dụng ngay biện pháp khắc phục, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để giám sát và có các biện pháp cảnh báo, phòng ngừa hậu quả xấu;
e) Chỉ bán thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng cho người có thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hoặc cho tổ chức có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
g) Cung cấp thông tin liên quan đến việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
h) Bồi thường thiệt hại do lỗi của cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;
i) Khi phát hiện thuốc của cơ sở buôn bán không bảo đảm các yêu cầu theo quy định, cơ sở buôn bán có trách nhiệm thông báo cho đại lý trực tiếp hoặc cơ sở sản xuất đã cung cấp thuốc để thu hồi ngay toàn bộ thuốc đó trên thị trường; tham gia thu hồi thuốc đã bán ra;
k) Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, môi trường, lao động;
l) Thực hiện quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực, trình độ chuyên môn bảo đảm điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 61 và Điều 63 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận về trình độ chuyên môn, giấy chứng nhận bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 61 và Điều 63 của Luật này;
đ) Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
e) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất, buôn bán tại cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; nếu đủ điều kiện thì trong thời hạn 15 ngày phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
b) Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật mà bị xử phạt vi phạm hành chính từ 03 lần trong một năm hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 03 lần liên tiếp về một hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy chứng nhận.
4. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;
b) Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có giá trị trong thời hạn 05 năm.
2. Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, trong trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 65 của Luật này.
1. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thuốc đó mà không cần giấy phép nhập khẩu trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân phải có giấy phép khi nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;
b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.
3. Thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc khi nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu khi đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật;
b) Bảo sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
c) Các giấy tờ chứng minh, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được phép xuất khẩu thuốc thành phẩm và thuốc kỹ thuật theo quy định của pháp luật về thương mại của Việt Nam và nước nhập khẩu.
1. Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng không, hàng hải, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trường hợp chỉ vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật sinh học không bắt buộc phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm nhưng phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp xảy ra sự cố gây rò rỉ, phát tán thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển, người điều khiển phương tiện, chủ hàng, chủ phương tiện có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả, khắc phục sự cố, đồng thời báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp cảnh báo, phòng ngừa hậu quả.
1. Việc bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ hướng dẫn về bảo quản của nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao gói; bảo đảm an toàn đối với con người, vật nuôi và môi trường.
2. Kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm khoảng cách an toàn, xa trường học, bệnh viện, khu dân cư tập trung; bảo đảm yêu cầu kỹ thuật trong bảo quản; có cảnh báo; có trang thiết bị, phương tiện xử lý sự cố phù hợp với đặc tính nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật; bảo đảm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường.
3. Kho chuyên dùng bảo quản thuốc bảo vệ thực vật sinh học không bắt buộc phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này nhưng phải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
4. Trường hợp thuốc bảo vệ thực vật bị rò rỉ, phát tán có nguy cơ gây tác hại đến con người, vật nuôi, môi trường, tổ chức, cá nhân bảo quản thuốc có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả, khắc phục sự cố và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để được hỗ trợ khắc phục và giám sát, ngăn ngừa hậu quả xấu; tổ chức, cá nhân có thuốc bảo quản bị rò rỉ, phát tán phải chịu mọi chi phí để khắc phục sự cố và bồi thường thiệt hại do sự cố gây ra.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định chi tiết điều kiện kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.
1. Chỉ được quảng cáo các loại thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
2. Nội dung quảng cáo phải đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, phù hợp với hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn, có nội dung cảnh báo về mức độ nguy hiểm, độc hại và chỉ dẫn phòng ngừa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật.
3. Việc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải tuân theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
1. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Vật liệu phải bền chắc, không bị thuốc bảo vệ thực vật chứa bên trong ăn mòn, phá hủy, rò rỉ, phát tán thuốc ra ngoài;
b) Không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc bảo vệ thực vật;
c) Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bao gói thuốc bảo vệ thực vật hoặc tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật công bố áp dụng;
d) Không gây nguy hiểm cho người, động vật và môi trường.
2. Thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường phải có nhãn đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Ngôn ngữ bằng tiếng Việt;
b) Chứa thông tin đầy đủ hướng dẫn người sử dụng thuốc an toàn;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và hướng dẫn của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
d) Nhãn thuốc bảo vệ thực vật phải phù hợp với nội dung mẫu nhãn đã đăng ký với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quy cách, vật liệu, kiểm tra, kiểm định bao gói thuốc và hướng dẫn cụ thể việc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả;
b) Yêu cầu cơ sở bán thuốc hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng nội dung của nhãn thuốc;
c) Được bồi thường thiệt hại do lỗi của cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc bốn đúng quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật này; thực hiện đúng hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc;
b) Chỉ được sử dụng thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
c) Khi xảy ra sự cố hoặc phát hiện thuốc bảo vệ thực vật gây hậu quả xấu cho con người và môi trường trong quá trình sử dụng, người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để có biện pháp khắc phục hậu quả;
d) Phải bảo quản thuốc, thu gom bao gói thuốc sau khi sử dụng để đúng nơi quy định;
đ) Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong xông hơi khử trùng phải có giấy chứng nhận tập huấn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
e) Bồi thường thiệt hại do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định gây ra.
1. Thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định;
b) Hết hạn sử dụng;
c) Nhãn, bao gói thuốc bảo vệ thực vật có sai sót hoặc không đúng quy định.
2. Khi phát hiện thuốc bảo vệ thực vật thuộc diện bị thu hồi thì cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về lô thuốc phải thu hồi và có trách nhiệm thu hồi ngay toàn bộ thuốc đó.
Trong trường hợp cơ sở sản xuất, nhập khẩu không tự nguyện thu hồi thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi.
3. Các biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi bao gồm:
a) Tái xuất;
b) Tái chế;
c) Khắc phục lỗi ghi nhãn, bao gói;
d) Tiêu hủy.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định cụ thể khoản này.
4. Thẩm quyền xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương quyết định biện pháp và thời hạn xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; kiểm tra việc thu hồi và xử lý thuốc của cơ sở buôn bán trên địa bàn; xử lý vi phạm về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán trên địa bàn theo quy định;
b) Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương quyết định biện pháp và thời hạn xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; kiểm tra việc thu hồi và xử lý thuốc của cơ sở sản xuất; xử lý vi phạm về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán khi việc thu hồi thuốc xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu có thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi phải chịu mọi chi phí thu hồi và xử lý.
1. Các loại thuốc bảo vệ thực vật phải tiêu hủy bao gồm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 67 của Luật này;
b) Thuốc bảo vệ thực vật giả;
c) Thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng mà không thể tái chế;
d) Thuốc bảo vệ thực vật không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định mà không thể tái chế hoặc tái xuất;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật vô chủ, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
2. Tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật buộc tiêu hủy phải thực hiện việc tiêu hủy theo quy định quản lý chất thải nguy hại của pháp luật về bảo vệ môi trường và chịu mọi chi phí.
3. Trường hợp thuốc bảo vệ thực vật vô chủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tiêu hủy và bố trí kinh phí.
1. Việc thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định về quản lý chất thải nguy hại của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Kinh phí thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí từ ngân sách địa phương.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
SECTION 1. PESTICIDE MANAGEMENT AND REGISTRATION
Article 48. General provisions
1. Pesticide refers to a kind of commodities that requires certain conditions for its trading and must be managed according to specific nomenclatures.
2. The Minister of Agriculture and Rural Development shall issue annual nomenclatures of permitted pesticides and nomenclature of prohibited pesticides in Vietnam.
3. Organization and individual are allowed to import, manufacture, trade and use any pesticide listed in the nomenclature of permitted pesticides in Vietnam.
4. Organization and individual who are licensed to import pesticides as regulated in Clause 2 Article 67 of this Law must adhere to the regulated use mentioned in the license.
Article 49. Unregistered pesticides or those that are removed from the Nomenclature of permitted pesticides in Vietnam
1. Pesticides that are not registered in the Nomenclature of permitted pesticides in Vietnam comprise include:
a) Any pesticide listed in the Nomenclature of prohibited pesticides;
b) Any pesticide that is of high risk of adversely impacting human health, domestic animals, ecology and environment;
c) Any finished pesticide product or active ingredient that consists of high content of toxicity classified into level I and II according to Globally Harmonized System (briefly called GHS) for the classification and labeling of chemicals, except for bio-pesticides and those used for vapor steam cleaning and rodenticides; termiticides for structural and dyke protection purpose; pesticides for the storage of forestry products which do not serve the purpose of food and herbal ingredients;
d) Any pesticide that have the same brand name as other pesticides listed in the Nomenclature of permitted pesticides in Vietnam;
dd) Any pesticide composed of the active ingredient methyl bromide.
2. Pesticides that are eliminated from the Nomenclature of permitted pesticides in Vietnam shall be specified as follows:
a) Any pesticide has been scientifically proven that it can cause harmful impact on human health, domestic animals, ecosystem and environment;
b) Any pesticide that is of low efficacy in killing harmful organisms;
c) Any pesticide that has been eliminated from the Nomenclature of permitted pesticides in Vietnam at any organization’s discretion.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall provide detailed regulations enshrined in this Article.
Article 50. Organization and individual entitled to register their pesticides in Vietnam
1. Domestic organization, individual getting involved in the manufacturing of active ingredients, technical materials or finished pesticide products from technical materials.
2. Foreign organization and individual getting involved in the manufacturing of active ingredients, technical materials or finished pesticide products from technical materials, who have registered their legal representative offices, agencies or branches in Vietnam.
3. Any domestic or foreign organization and individual eligible for the manufacturing and trading of pesticides as stipulated in Article 61 and 63 of this Law, who are authorized by another organization and individual regulated in Clause 1 and 2 of this Article.
Article 51. Application and procedure for the issuance of the certificate of pesticide registration
1. Application documents for the certification of pesticide registration include:
a) An application letter;
b) A copy of the certificate of pesticide testing;
c) A pesticide label sample;
d) The result of the pesticide testing in Vietnam.
2. Procedures for the issuance of the certificate of pesticide registration are regulated as follows:
a) Organization, individual must submit their application for the certification of pesticide registration to the centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine;
b) Within a period of 06 months from the date on which valid application documents are fully provided, the centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine shall carry out the assessment and request the Minister of Agriculture and Rural Development to validate their pesticides in the Nomenclature of permitted pesticides in Vietnam; issue the Certificate of Pesticide Registration; in case of refusing to issue the certificate, they must send a written response to state clearly reasons for this refusal.
3. The certificate of pesticide registration shall be valid for 05 years and can be renewed.
Article 52. Application and procedure for the renewal of the certificate of pesticide registration
1. Before 03 months till the date on which the certificate of pesticide registration is expired and in case of having demand for renewal, organization and individual must submit their application documents for this.
2. Application documents for the renewal of the certificate of pesticide registration must include:
a) An application letter;
b) The current certificate of pesticide registration;
c) The label of pesticide that need to be renewed for the certificate of pesticide registration.
3. Procedures for the renewal of the certificate of pesticide registration are regulated as follows:
a) Organization, individual must submit their application for the renewal of pesticide registration certificate to the centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine;
b) Within a period of 15 days from the date on which valid application documents are fully submitted, the centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine shall proceed to renew the certificate of pesticide registration; otherwise, they must send a written response to clearly explain the reason for this rejection.
4. The renewed certificate of pesticide registration shall be valid for 05 years.
Article 53. Application and procedure for the reissuance of the certificate of pesticide registration
1. The certificate of pesticide registration shall be reissued in the following cases:
a) If it is lost, erroneous or damaged;
b) A change to the brand name or information relating to the applicant;
2. Application documents for the reissuance of pesticide registration must include:
a) An application letter;
b) A written confirmation of modified contents;
c) The old certificate of pesticide registration, except for the case in which the old certificate has been lost.
3. Procedures for the reissuance of the certificate of pesticide registration are regulated as follows:
a) Those prescribed at Point a Clause 1 of this Article shall comply with regulations specified in Clause 3 Article 52 of this Law;
b) Those prescribed at Point b Clause 1 of this Article shall comply with regulations specified in Clause 2 Article 51 of this Law;
Article 54. Revocation of the certificate of pesticide registration
1. The certificate of pesticide registration shall be revoked in the following cases:
a) If it is deliberately erased or changed;
b) Falsified documents or inaccurate information enclosed in the application are found;
c) Any organization and individual commits violations that cause their certificates to be revoked as stipulated by laws;
d) A decision on removing a pesticide from the Nomenclature of permitted pesticides in Vietnam is available.
2. The centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine has the authority to revoke the certificate of pesticide registration.
1. Testing must be conducted for every pesticide before entering the Nomenclature of permitted pesticides and for bio-pesticides of which the testing criteria are made less intense.
2. Pesticide testing shall be conducted only by the entities prescribed in Article 59 of this Law and after the pesticide testing permit is issued by the centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall provide detailed regulations enshrined in this Article.
Article 56. Applications and procedures for issuing pesticide testing permits
1. Every application for pesticide testing permit includes:
a) A written request for issuing pesticide testing permit;
b) A proof of the compliance with requirements prescribed in Article 50 of this Law;
c) Technical documents of the pesticide
2. Procedures for issuing pesticide testing permit:
a) The applicant shall send the application for pesticide testing permit to the centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine.
b) Within 30 days from the full receipt of the valid application, the centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine shall issue the pesticide testing permit. Otherwise, a written reply and the explanation for this refusal must be sent.
3. The pesticide testing permit shall valid for 05 years.
Article 57. Re-issuance of pesticide testing permits
1. The re-issuance of pesticide testing permit shall be made if the permit is lost, inaccurate, damaged or there is a need to change the product’s name or the information on the entity described on the permit.
2. Every application for the re-issuance of pesticide testing permit includes:
a) A written request for re-issuing pesticide testing permit;
b) The old pesticide testing permit, except for the case of loss.
3. Procedures for re-issuing pesticide testing permit:
a) The applicant shall send the application for pesticide testing permit to the centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine.
b) Within 10 days from the full receipt of the satisfactory application, the centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine shall make the re-issuance of the pesticide testing permit, otherwise a written reply and the explanation for this refusal must be sent.
Article 58. Revocation of pesticide testing permits
1. The pesticide testing permit shall be revoked in the following cases:
a) The contents on the permit are altered;
b) Any false document or information in the application is detected;
c) The pesticide threatens human and animal health, vegetation, ecosystem and the environment according to the regulations of the Minister of Agriculture and Rural Development.
2. The centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine shall have the jurisdiction to revoke pesticide testing permits.
Article 59. Requirements for pesticide testing organizations
1. Every pesticide testing organization must fulfill the following requirements:
a) The organization’s head must achieve a bachelor degree in plant protection, cultivation, biology or chemistry or higher and a certificate of completion of the training on pesticide testing.
b) Employees obtain suitable qualifications and experience the training courses on the pesticide testing;
c) The facilities are sufficient for the pesticide testing;
d) It does not or is authorized to register pesticides in Vietnam.
2. The Minister of Agriculture and Rural Development shall provide procedures for making and publishing the list of organizations which are qualified for conducting the pesticide testing.
Article 60. Entitlements and Obligations of pesticide testing organizations
1. Every pesticide testing organization is entitled to:
a) Be provided with information related to pesticide testing;
b) Collect payments charged for the pesticide testing according to the regulations;
c) Make complaints against decisions of competent agencies.
2. The pesticide testing organization must:
a) Give unprejudiced and accurate results of pesticide testing;
b) Comply with the technical testing regulations and standards;
c) Take legal responsibility for the testing result;
d) Keep all the preliminary testing figures for at least 05 years from the completion of the testing;
dd) Be subject to the supervision and inspection by the competent agencies;
e) Compensate for any damage according to the regulations of the Law.
SECTION 3. MANUFACTURE, TRADE, IMPORTATION, EXPORTATION, TRANSPORTATION, STORAGE, ADVERTISEMENT, PACKAGING, LABELING AND USE OF PESTICIDE
Article 61. Requirements for pesticide manufacturers
1. Technical facility requirements:
a) The factory and warehouse of the manufacturer must be built with sufficient space and safe distances in order to ensure the safety for people, animals and environment according to the regulations;
b) Machines, equipment and technology process must be suitable for the manufacturing of pesticides;
c) Waste treatment system must meet the national technical regulations and standards for the environment protection;
d) The manufacturer should have equipment in order to inspect the quality of the pesticides to be produced. If it does not have sufficient equipment, it must enter into a contract for the quality examination with an organization specializing in the pesticide quality examination for every product batch.
2. Personnel requirements:
a) The production supervisor must achieve a bachelor degree in the plant protection, biology or chemistry or any other higher degrees;
b) The employees who directly participate in the production must be well-trained.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall provide National technical regulations and detailed requirements applied to pesticide manufacturers.
Article 62. Entitlements and obligations of pesticide manufacturers
1. Every pesticide manufacturer is entitled to:
a) Produce pesticides on the Nomenclature of permitted pesticides;
b) Import pesticides for the manufacturing or re-exportation purposes according to terms and conditions agreed in the contract with foreign partners;
c) Advertise the pesticides according to Article 70 of this Law and the Law on advertisement;
d) Enjoy other rights according to this Law and other relevant legal regulations.
2. The pesticide manufacturer must:
a) Apply the National technical regulations and their internal criteria set out for the pesticide production;
b) Employ healthy employees and train them on the occupational safety and professional knowledge.
c) Take responsibility for the quality of the pesticides and only launch the pesticides that are of satisfactory quality to the market.
d) Provide necessary documents for the inspection by competent agencies according to the regulations of the Law;
dd) Compensate for any damage at the manufacturer’s fault according to the regulations of the Law;
e) Recall pesticides according to Clause 2 Article 73 of this Law in case they fail to meet the regulated requirements;
g) The manager of pesticide production establishment must provide the training on the use of pesticides; provide adequate professional training for employees who directly participate in the pesticide production;
h) Comply with the regulations of the Laws on fire prevention and fighting, chemicals, Labor and environment;
i) Comply with the regulations of the Laws on environmental protection tax and other relevant laws.
Article 63. Requirements for trading pesticides
1. Pesticide traders must fulfill all the following requirements:
a) They must have a lawful store which has sufficient area and is located at a safe distance away from people, domestic animals in order to ensure the safety for them and protect the environment according to the legal regulations;
b) The entity must have proper warehouse and equipment in order to store the pesticide and deal with any trouble that arises;
c) The owner and the salespersons of the store must achieve an associate degree in plant protection, cultivation, biology or chemistry or any higher degree, or a certificate of completion of the professional training on pesticides.
2. The Minister of Agriculture and Rural Development shall provide detailed regulations enshrined in this Article.
Article 64. Entitlements and Obligations of pesticide trading entities
1. Pesticide traders are entitled to:
a) Trade finished pesticide products listed in the Nomenclature of permitted pesticides;
b) Be provided with relevant information and guidance related to the pesticides;
c) Be provided with the training on the safe use, storage, transportation and problem-solving skills related to the pesticides for the owner and the salespersons of the store.
2. The pesticide trader must:
a) Comply with the regulations of the Law on managing pesticides;
b) Only let employees sell pesticide if they are healthy and have been trained properly;
c) Publish the selling price and keep logbook for the sale of pesticides;
d) Give instruction manuals of using the pesticides to buyers according to their labels;
dd) Take remedial measures on finding any leakage and dispersion of pesticide that may cause negative impacts on human, animal health and the environment, send a report to the People’s Committee of commune in order for the People’s Committee to supervise, give warnings and take preventive measures to prevent any unexpected situations.
e) Only sell pesticides serving as a vapor steam cleaner to the person who holds the practicing card of plant quarantine article treatment or the organization that hold the practicing certificate of plant quarantine article treatment;
g) Provide relevant information about the sale of pesticides for competent agencies upon request;
h) Compensate for any damage at the trader’s fault according to the regulations of the Law;
i) Notify the direct distributor or the manufacturer of any pesticide that is found not to meet the requirements in order for the distributor or the manufacturer to recall such sold pesticide; Participate in recalling the sold ineligible pesticide;
k) Comply with the regulations of the Laws on fire prevention and fighting, chemicals, occupational and environmental safety;
l) Comply with the regulations of the Laws on environmental protection tax and the relevant regulations.
Article 65. Application, procedure for and authority to issue and revoke the Certificate of eligibility for pesticide production or the Certificate of eligibility for pesticide trading
1. Applications for the Certificate of eligibility for pesticide production and trading include:
a) A written request for issuing Certificate of eligibility for pesticide production or trading;
b) A copy of the Certificate of Business Registration;
c) A statement on the technical facilities and personnel which fulfill the pesticide production or trading requirements according to Articles 61 and 63 of this Law;
d) Qualifications and certificates of the training on the pesticides of the owner and employees who directly participate in the production or trading according to Articles 61 and 63 of this Law;
dd) The health certificates of the owner and the employees;
e) A proof of the fulfillment of requirements of fire prevention and fighting and environmental protection according to the regulations of the Law;
2. Procedures for issuing Certificate of eligibility for pesticide production or trading:
a) A pesticide manufacturer or seller shall send an application for the Certificate of eligibility for pesticide production or trading to the centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine according to Clause 4 this Article;
b) The centrally-governed agency specializing in plant protection and quarantine shall carry out an inspection of the production or trading conditions of the applicant after receiving the satisfactory application; If all the requirements are met, the authority shall issue the Certificate of eligibility for pesticide production or trading to the applicant within 15 days from the inspection date, otherwise it shall reply with a notification and the explanation.
3. An issued Certificate of eligibility for pesticide production or trading shall be revoked in the following cases:
a) The contents on the certificate are altered;
b) The entity commits administrative violations at the frequency of 03 times in a year or an administrative violation against the regulations of plant protection and quarantine at the frequency of 03 consecutive times;
c) The entity commits another violation due to which the certificate shall be revoke according to the Law.
4. The jurisdiction to issue and revoke Certificates of eligibility for pesticide production or trading:
a) The centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine shall have the jurisdiction to issue and revoke Certificates of eligibility for pesticide production.
b) Local agency specializing in the plant protection and quarantine shall have the jurisdiction to issue and revoke Certificates of eligibility for pesticide trading.
Article 66. Valid period of Certificate of eligibility for pesticide production or trading
1. Every Certificate of eligibility for pesticide production or trading is valid for 05 years.
2. If an entity wants to extend the Certificate of eligibility for pesticide production or trading, he/she must send an application for extension the certificate at least 03 months before it expires. Application, procedures for extension the certificate are prescribed in Clauses 1 and 2 Article 65 of this Law.
Article 67. Import and export of pesticides
1. An entity who registers for putting pesticides on the Nomenclature of permitted pesticides is allowed to import or authorize other entities to import such pesticides without an import permit except the cases prescribed in Clause 2 this Article.
2. An entity is required to obtain an import permit in order to import the following pesticides:
a) A pesticide which is not on the Nomenclature of permitted pesticides and imported for re-export or for manufacture for the purpose of export according to conditions of a contract signed with a foreign entity;
b) A pesticide used for steam treatment which contains methyl bromine and other active ingredient having class I or II acute toxicity according to the globally harmonized system (GHS);
c) A pesticide which is not on the Nomenclature of permitted pesticides and imported for testing in order to be registered;
d) A pesticide which is not on the Nomenclature of permitted pesticides and imported for researching; being used in foreign projects in Vietnam; being used as model or in exhibitions or a number of special cases according to the Minister of Agriculture and Rural Development;
dd) A pesticides which is on the Nomenclature of prohibited pesticides and imported for referential material;
3. Imported pesticides prescribed in Clause 1 and Point b Clause 2 this Article must pass a state quality inspection by the centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine according to the regulations of the Law.
4. Every application for pesticide import permit includes:
a) A request for issuing pesticide import permit;
b) A copy of Certificate of Business registration of the applicant with regard to the cases prescribed in Point a, b and c Clause 2 this Article;
c) The documents proving the fulfillments the requirements prescribed in Clause 2 this Article.
5. Procedures for issuing pesticide import permit:
a) The applicant shall send the application for pesticide import permit to the centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine;
b) Within 05 days from the receipt of the satisfactory application, the centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine shall issue the pesticide import permit otherwise it shall reply with a notification and the explanation.
6. Pesticide trading entities are allowed to export finished pesticide products and technical materials according to the regulations of the Law on commerce of Vietnam and the importing countries.
Article 68. Transporting pesticides
1. The transport of pesticides must comply with the regulations on transporting hazardous products of the Law on roads, inland waterways, railway, airline, marine navigation, relevant law provisions and the International Agreements to which Vietnam is a signatory.
The transport of bio-pesticides which is not subjected to the regulations on transporting hazardous products shall comply with the relevant law provisions and the International Agreements to which Vietnam is a signatory.
2. If there is any leak or dispersion of pesticide during the transport, the driver, goods owner, owner of transporting mean must take measures for control the trouble and report the situation to the People’s Committee of the commune in which the trouble takes place in order for the People’s Committee to monitor, give warnings, and take measures for negative result prevention.
Article 69. Preservation of pesticides
1. The preservation of pesticides must comply with the guidance on the preservation of the manufacturer which is printed on the labels or packages; ensure the safety of people, animal and environment.
2. Pesticides preservation warehouses must have the safe distance from schools, hospitals, residential areas, ensure the technical requirements for preservation; ***; have equipment for handling troubles which is suitable to the nature of the preserved pesticides; comply with the regulations of the Laws on fire prevention and fighting; chemicals, work safety and environmental protection.
3. Bio-pesticide preservation warehouses which are not subject to the regulation in Clause 2 this Article must ensure no serious harm to the environment.
4. If a pesticide is leaking or dispersing that may be harmful to people, animals and the environment, pesticide storage entity must take necessary measures for controlling the consequence and report the situation to the People’s Committee of the commune in which the trouble takes place in order for the People’s Committee to monitor, give warnings, and take measures for negative result prevention. The entity who preserves such pesticide shall bear all costs of remedial measures for the trouble and compensate for the damages.
5. The Minister of Agriculture and Rural Development shall provide National technical regulations and detailed requirements applied to pesticide preservation warehouse.
Article 70. Advertisement of pesticides
1. Only the pesticides on the Nomenclature of permitted pesticides are allowed to be advertised.
2. The advertisement contents must be suitable with the contents of the pesticide registration certificate, the technical guidance of the local agency specializing in the plant protection and quarantine, contain the warnings about the hazards, toxicity and guidance on using the pesticide.
3. The advertisement of pesticides must comply with the regulations of the Law on advertisement;
Article 71. Packages and labels of pesticides
1. Every pesticide package must:
a) Be made from serviceable material which is not eroded by the contained pesticide;
b) Not affect the quality of the contained pesticide;
c) Meet the National technical regulations on pesticide packages or the published criteria of the manufacturer;
d) Be harmless to people, animals and the environment.
2. Every pesticide label must:
a) Be printed in Vietnamese;
b) Contain sufficient information on guidance on safe use of the pesticide;
c) Comply with the regulations on product labels and the guidance of the globally harmonized system (GHS)
d) Be suitable to the contents which are registered to the centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall provide specifications, materials, methods of inspection of pesticide packages and labels.
Article 72. Entitlements and Obligations of pesticide using entities
1. Every entity using pesticides is entitled to:
a) Be provided with information and guidance on safe and efficient use of pesticides;
d) Request the pesticide selling entities to give guidance on using the pesticides according to the labels;
c) Be compensated for damages at the pesticide selling entity’s fault according to the regulations of the Law;
2. The entity using pesticides must:
a) Follow the guidelines on using pesticide prescribed in Clause 3 Article 4 of this Law; follow the guidance printed on the labels;
b) Use only the pesticides on the Nomenclature of permitted pesticides;
c) Take necessary measures for control the consequence if any trouble or negative impact on people and the environment is detected during the use of pesticide, and report the situation to the People’s Committee of the commune in order for the People’s Committee to take timely remedial measures;
d) Preserve pesticides, arrange used packages properly;
dd) obtain a certificate of training on disinfecting steam treatment before using pesticides for such treatment according to the regulations of the Minister of Agriculture and Rural Development.
e) Compensate for damages which are caused by using pesticides improperly.
SECTION 4. RECALL, DESTRUCTION, COLLECTION OF AND MEASURES FOR PESTICIDE PACKAGE AFTER USE
Article 73. Recall and management of pesticides
1. Pesticides must be recalled in the following cases:
a) The pesticides do not meet the national technical regulations and standards;
b) The pesticides have expired;
c) Packages or labels of the pesticides are improper.
2. On finding that a pesticide must be recalled, the pesticide manufacturer or importer is responsible for announcing through mass media the pesticide and recalling the pesticide.
If the pesticide manufacturer or importer is not willing to recall the pesticide, the competent agencies shall force the recall.
3. The handling measures for recalling pesticides include:
a) Re-export;
b) Re-processing
c) Rectification of packages and/or labels
d) Destruction.
The Minister of Agriculture and Rural development shall provide guidelines for this Clause.
4. Jurisdiction over recalled pesticides:
a) Local agency specializing in the plant protection and quarantine shall decide measures and time for dealing with the recalled pesticides; inspect the recall and management of pesticide of local trading entities; take actions against the violations on pesticide recall of local trading entities according to the regulations;
b) The centrally-governed agency specializing in the plant protection and quarantine shall decide measures and time for dealing with the recalled pesticides; inspect the recall and management of pesticide of manufacturers; take actions against the violations on pesticide recall of trading entities if the recall takes place in many central-affiliated cities and provinces;
5. The pesticide manufacturers and importers having recalled pesticides shall bear all costs of the recall and management.
Article 74. Destruction of pesticides
1. A pesticide shall be destroyed in the following cases:
a) The pesticide is listed on the Nomenclature of prohibited pesticides or not on the Nomenclature of permitted pesticides except the cases prescribed in Points a, c and d Clause 2 Article 67 of this Law;
b) The pesticide is fake;
c) The pesticide has been expired and cannot be recycled.
d) The pesticide does not meet the national technical regulations and standards and cannot be recycled or re-exported;
dd) The pesticide does not have an owner or clear origin.
2. The entity that has demand for pesticide destruction must conduct the destruction and pay all costs according to the regulations of the Law on managing hazardous wastes and the Law on environmental protection.
3. The provincial People’s Committees shall instruct the destruction of abandoned pesticides and bear the costs.
Article 75. Collection and management of used pesticide packages
1. The collection and management of used pesticide packages must comply with the regulations of this Law and the regulations on managing hazardous waste of the Law on environmental protection.
2. The local budget for collecting and managing used pesticide packages shall be funded by the local state budget under the decision of the provincial People’s Committee.
3. The Ministry of Agriculture and Rural development shall take charge and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in providing guidelines for collecting used pesticide packages.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines for managing used pesticide packages.