Chương 1 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013: Những quy định chung
Số hiệu: | 41/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 30/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1005 đến số 1006 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật; quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thực vật là cây và sản phẩm của cây.
2. Bảo vệ thực vật là hoạt động phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
3. Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.
4. Chủ thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc trực tiếp quản lý thực vật.
5. Sinh vật có ích là sinh vật có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật có ích, côn trùng có ích, động vật và các sinh vật có ích khác.
6. Sinh vật gây hại là sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, cỏ dại và các sinh vật có hại khác.
7. Sinh vật gây hại lạ là sinh vật gây hại chưa xác định được tên khoa học và chưa từng được phát hiện ở Việt Nam.
8. Đối tượng kiểm dịch thực vật là sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
9. Đối tượng phải kiểm soát là sinh vật gây hại không phải là đối tượng kiểm dịch thực vật nhưng sự có mặt của chúng trên vật liệu dùng để làm giống có nguy cơ gây thiệt hại lớn về kinh tế, phải được kiểm soát ở Việt Nam.
10. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật.
11. Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc trực tiếp vận chuyển, quản lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
12. Phân tích nguy cơ dịch hại là quá trình đánh giá về sinh học, cơ sở khoa học và kinh tế để quyết định biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một loài sinh vật gây hại.
13. Vùng không nhiễm sinh vật gây hại là vùng ở đó có bằng chứng khoa học về việc không có mặt một loài sinh vật gây hại cụ thể và các điều kiện bảo đảm không có loài sinh vật gây hại đó được duy trì.
14. Kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là việc quan sát, lấy mẫu, giám định vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật để xác định tình trạng nhiễm sinh vật gây hại hoặc sự tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật.
15. Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là việc áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn hoặc diệt trừ triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.
16. Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.
17. Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật (sau đây gọi chung là thuốc kỹ thuật) là sản phẩm có hàm lượng hoạt chất cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định được dùng để sản xuất thuốc thành phẩm.
18. Hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc thành phần hữu hiệu có hoạt tính sinh học của thuốc bảo vệ thực vật.
19. Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm (sau đây gọi chung là thuốc thành phẩm) là sản phẩm được sản xuất từ thuốc kỹ thuật với dung môi, phụ gia theo quy trình công nghệ nhất định, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có nhãn hàng hóa và được phép đưa vào lưu thông, sử dụng.
20. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học là sản phẩm có thành phần hữu hiệu là vi sinh vật sống hoặc chất có nguồn gốc từ vi sinh vật, thực vật, động vật.
21. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật bao gồm sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
22. Thời gian cách ly là khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối cùng đến ngày thu hoạch sản phẩm hoặc khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối cùng trong quá trình bảo quản đến khi sản phẩm được đưa vào sử dụng.
1. Phát hiện sớm, kết luận nhanh chóng, chính xác; xử lý triệt để, ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập, lan rộng của đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ.
2. Phòng, chống sinh vật gây hại thực hiện theo phương châm phòng là chính; áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại theo hướng bền vững, trong đó ưu tiên biện pháp sinh học, sử dụng giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại, biện pháp kỹ thuật canh tác, thực hành nông nghiệp tốt.
3. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện nguyên tắc bốn đúng bao gồm đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.
4. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân.
1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực; xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật; xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, dự báo và cảnh báo sinh vật gây hại; nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại, giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại và các biện pháp quản lý sinh vật gây hại theo hướng bền vững.
2. Hỗ trợ xây dựng các vùng không nhiễm sinh vật gây hại; xây dựng và phát triển các loại hình tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật gắn với dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn; chống dịch, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất sau khi dịch hại xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn.
3. Khuyến khích xây dựng khu công nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống thu gom, xử lý thuốc bảo vệ thực vật và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; sản xuất, sử dụng bao gói thuốc bảo vệ thực vật từ vật liệu dễ tái chế; tập huấn, phổ biến sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho người sử dụng thuốc.
4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, bảo đảm nguồn lực để thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật; khuyến khích công nhận và thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
1. Việc thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhằm cung cấp kiến thức về sinh vật gây hại thực vật, các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại và chính sách, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Nội dung thông tin, tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải bảo đảm tính chính xác, kịp thời, dễ hiểu.
2. Việc thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện bằng hình thức sau đây:
a) Thông qua cổng thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Xây dựng các tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi;
c) Tổ chức triển lãm, hội thảo, tập huấn;
d) Tổ chức các diễn đàn để tham vấn rộng rãi về chính sách, pháp luật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
đ) Các hình thức phù hợp khác.
3. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước về thông tin, tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn việc thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Tổ chức thực hiện công tác phát hiện, dự báo, cảnh báo sinh vật gây hại thực vật; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; chỉ đạo phòng, chống dịch;
d) Tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật bao gồm phân tích nguy cơ dịch hại, kiểm dịch nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, chuyển vào kho ngoại quan (sau đây gọi chung là nhập khẩu), xuất khẩu, tạm xuất, tái xuất (sau đây gọi chung là xuất khẩu), quá cảnh, kiểm dịch sau nhập khẩu, kiểm dịch nội địa và xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
đ) Tổ chức thực hiện công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật bao gồm đăng ký thuốc, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, bảo quản, quảng cáo, bao gói, ghi nhãn, sử dụng, thu hồi, tiêu hủy, thu gom và xử lý thuốc, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
e) Quy định nội dung hướng dẫn, tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
g) Quản lý và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
h) Tổ chức điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
i) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
k) Thống kê về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
l) Hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đề xuất việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
m) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền.
3. Các bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, có trách nhiệm sau đây:
a) Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố mất an toàn thực phẩm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông sản thực phẩm;
b) Bộ Công thương chủ trì phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đối với thuốc bảo vệ thực vật, thực vật thuộc diện kiểm dịch thực vật; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
c) Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, quyết định việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì hướng dẫn tiêu hủy thuốc, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về bảo tồn đa dạng sinh học liên quan đến lĩnh vực bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật; phối hợp hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
đ) Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định điều kiện hoàn tất thủ tục hải quan, sự phối hợp của cơ quan hải quan với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật khi xuất khẩu, nhập khẩu; quy định nội dung khai báo kiểm dịch thực vật trong nội dung khai báo của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
e) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong trường hợp bảo đảm quốc phòng và an ninh.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên địa bàn;
b) Quyết định phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí, huy động nguồn lực của địa phương theo quy định của pháp luật để phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
c) Chỉ đạo, tổ chức chống dịch, thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra dịch hại thực vật; thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch gây ra trên địa bàn; thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục sản xuất;
d) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về công tác bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, ý thức, trách nhiệm của chủ thực vật trong phòng, chống sinh vật gây hại và ý thức, trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cộng đồng, môi trường;
đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật vô chủ tại địa phương;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, ý thức, trách nhiệm của chủ thực vật trong phòng, chống sinh vật gây hại và ý thức, trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cộng đồng, môi trường;
b) Quy định địa điểm thu gom, tổ chức, hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
c) Phối hợp với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn điều tra, giám sát, quản lý dịch hại thực vật để bảo vệ sản xuất; hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; kiểm tra, quản lý hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương;
d) Tổ chức công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật; chống dịch, thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch hại thực vật gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch cho nông dân, triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra dịch để giảm nhẹ thiệt hại, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất;
đ) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền.
Hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật được tổ chức từ trung ương đến cấp huyện.
Chính phủ quy định về tổ chức hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật để nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống sinh vật gây hại, kiểm dịch thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
1. Hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin về phòng, chống sinh vật gây hại, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật.
2. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương là đầu mối trao đổi thông tin về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động hợp tác quốc tế.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải trả phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
1. Sử dụng biện pháp bảo vệ và kiểm dịch thực vật trái quy định của Luật này.
2. Không áp dụng hoặc cố ý áp dụng không đúng các biện pháp chống dịch.
3. Nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại hoặc sử dụng giống cây bị nhiễm sinh vật gây hại trong Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật, Danh mục đối tượng phải kiểm soát mà chưa được xử lý.
4. Phát tán sinh vật gây hại.
5. Đưa đất, nhập khẩu sinh vật gây hại vào Việt Nam, nhân nuôi sinh vật gây hại, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật giả, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng; thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này.
7. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hoặc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
8. Sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, thải bỏ, thu gom, xử lý thuốc và bao gói thuốc bảo vệ thực vật trái quy định của Luật này.
This Law is enshrined by the regulations on the plant protection against harmful pests, pathogens and diseases, plant phytosanitation and pesticide management.
Article 2. Applicable entities
This Law is applied to both domestic and foreign organization and/or individual involved in plant protection and quarantine activities in Vietnam.
Article 3. Definition of terms
In this Law, terms shall be construed as follows:
1. Plant means plants and plant products.
2. Plant protection means the control and prevention of plant pests, pathogens and diseases.
3. Plant quarantine means the exclusion, detection and control of quarantine plant pests, regulated plant pests and alien harmful organisms.
4. Plant owner means organization or individual who has the ownership and use right or direct management of plants.
5. Beneficial organism means organisms that bring about directly or indirectly helpful effects on plants, including microorganisms, insects, animals and others.
6. Harmful organism means organisms that can cause directly or indirectly harmful effects on plants, including pathogenic microorganisms, plant pests, noxious weeds and others.
7. Alien harmful organism means harmful organisms that have yet to be given scientific names and found in Vietnam.
8. Quarantine plant pest means harmful organisms that can cause severe damage to plants, are absent or of limited distribution throughout Vietnam and must be strictly controlled.
9. Regulated plant pest means harmful organisms other than quarantine plant pests of which their presence on living plant parts that serve the breeding purposes can cause serious damage to the economy, which must be subject to control measures in Vietnam.
10. Plant quarantine article means plants and facilities or equipment serving the storage and transportation purpose or other articles which are likely to harbour or spread quarantine plant pests.
11. Owner of plant quarantine articles means organization, individual who has the ownership, use right or direct transportation and management of plant quarantine articles.
12. Pest risk analysis means the process of biological assessment, scientific and economic rationales for the decision to apply plant phytosanitary measures against a single harmful organism.
13. Harmful organism disinfected zone means the area where there exist scientific evidence to prove the absence of a specific harmful organism and conditions under which the absence of such a harmful organism is insured.
14. Examination of plant quarantine articles means the observation, sampling and testing of plant quarantine articles which serve as an indicator to assess the infection of harmful organisms or compliance with regulations on the plant quarantine.
15. Treatment of plant quarantine articles means the application of proper phytosanitary measures to prevent or eradicate quarantine plant pests, regulated plant pests as well as alien harmful organisms.
16. Pesticide means the substance or any mixture of substances or the microbiological agent which is meant for preventing, inhibiting, repelling, seducing, destroying or mitigating the harmful impact of plant pests, pathogens and diseases; regulating or controlling the growth of plants or insects; serving the purpose of plant storage; increasing the safety and efficacy for the use of various plant protection products.
17. Pesticide consisting of technical materials (hereinafter referred to as technical materials) means a kind of plant protection products which contain a small amount of active ingredients and achieve required quality standards as well as are used for the manufacturing of pesticide products.
18. Pesticide active ingredient means the substance or any biologically efficacious ingredient of pesticides.
19. Finished pesticide product (hereinafter referred to as finished pesticide) means the product made from technical materials, solvents and additives and manufactured through a specific technology process, which must conform to national technical regulations, must have registered labels and obtain permission to be commonly used.
20. Biological pesticide means the product consisting of active ingredients, which are of biological activity of living microorganisms or any substance derived from microorganisms, plants or animals.
21. Pesticide production is composed of the manufacturing of active ingredients, technical materials, finished pesticides and the packaging of pesticide products.
22. Quarantine duration means the minimum period ranging from the last utilization of pesticides to the harvest of plant products or the minimum period from the last utilization of pesticides in the process of plant product storage to the launch of products.
Article 4. Rules of the plant protection and quarantine
1. Conduct early detection, draw immediate and accurate conclusion; timely eradicate and inhibit the invasion and spread of quarantine plant pests, regulated plant pests and alien harmful organisms.
2. Prevent and control harmful organisms in which the preventive measure is given a top priority; apply integrated pest controls associated with sustainable developmental orientation in which biological controls, use of plant varieties that are of harmful organism resistance, cultivation techniques and good agricultural practices are prioritized.
3. Observe the 4-right rules for the utilization of pesticides, including right product, right time, right dose and concentration, and right method; adhere to regulated quarantine duration; ensure the efficacy of pesticides and safety for people, food safety and mitigate environmental pollution and ecological protection.
4. Apply scientific and technological advances as well as combine modern scientific and technological concepts with traditional and cultural practices learn from people.
Article 5. Government policies on the plant protection and quarantine
1. Invest in human resource development projects; construct and upgrade technical facilities and infrastructural systems for plant protection and quarantine authorities; perform the construction and development of information, forecast and alert system for harmful organisms; conduct scientific researches and apply technological advances in the manufacturing of biological pesticides or plant protection products with low level of toxicity, plant varieties with resistance to harmful organisms as well as take control measures against harmful organisms in a sustainable manner.
2. Assist in setting up harmful organism disinfected zone; work on the construction and development of various types of plant protection services associated with technical agriculture services in a professional manner for the purpose of agricultural commodity production on a large scale; take action to control plant pests and pathogens, maintain the stability for human lives as well as restore the production after plant pests or pathogens cause considerable damage or losses in a vast area.
3. Provide the incentive for the construction of industrial zones specializing in the manufacturing, collection and treatment of pesticides and used pesticide packs or containers; manufacture and use pesticide packs or containers made from easily recycled materials; organize training courses and sessions to discuss the safe and effective use of pesticides.
4. Enhance the international cooperation, allow for sufficient resources to fulfill international commitments on the plant protection and quarantine; promote the mutual recognition in the plant protection and quarantine.
Article 6. Information and communication on the plant protection and quarantine
1. The information and communication on the plant protection and quarantine are aimed at providing knowledge about harmful organisms on plants, preventive and control measures as well as legal regulations and policies on the plant protection and quarantine. Contents of information and communication on plant protection and quarantine must be accurate, on time and understandable.
2. Information and communication on the plant protection and quarantine shall be carried out through and/or by:
a) Websites managed by Ministries, ministry-level and Governmental bodies, local authorities and means of mass media;
b) Journals, magazines and flyers;
c) Exhibitions, workshops and training courses;
d) Forums that must be held to openly discuss policies and laws, and exchange information and experience about the plant protection and quarantine;
dd) Other proper approaches.
3. Responsibilities of regulatory agencies for the information and communication on plant protection and quarantine are specified as follows:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development must direct and provide accurate and timely information about the plant protection and quarantine;
b) The Ministry of Information and Communications must direct and provide guidance on the information and communication on the plant protection and quarantine;
c) Ministries, ministerial-level agencies, Governmental bodies, People’s Committees at all administrative levels within their area of competence and jurisdiction must conduct information and communication activities for the plant protection and quarantine.
4. Organization, individual participating in the information and communication on the plant protection and quarantine must comply with provisions set out in this Law and other relevant regulations.
Article 7. Responsibilities of the Government and Ministries
1. The Government must ensure the consistency in the state management of the plant protection and quarantine activities that occur across the country.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development must bear full accountability to the Government for performing their state management over the plant protection and quarantine activities as specified below:
a) Issue within their area of competence or request competent authorities to issue and implement policies, legislative documents, technical regulations and standards for the plant protection and quarantine;
b) Build up and direct the implementation of strategy, planning and proposal for the plant protection and quarantine;
c) Carry out the detection, forecast and warning activities against harmful organisms on plants; set up the information system and database of the plant protection and quarantine; direct the prevention and control against plant pests and pathogens;
d) Conduct the plant quarantine activities such as pest risk analyses and plant quarantine activities for the importation, temporary importation and reexportation, temporary exportation and reimportation, inter-border movement and bonded warehousing (hereinafter referred to as importation), exportation, temporary exportation and reexportation (hereinafter referred to as exportation), transit, post entry quarantine, domestic quarantine and treatment of plant quarantine articles;
dd) Carry out the pesticide management including the registration, testing, manufacturing, trading, importation, exportation, transportation, storage, advertisement, packaging, labeling, utilization, revocation, destruction, collection and treatment of pesticides and pesticide packs or containers after use;
e) Stipulate instructional and training contents towards the use of pesticides and issue the practicing certificate for the treatment of plant quarantine articles;
g) Manage and provide instructions for the issuance, reissuance, renewal or replacement and revocation of licenses and certificates in the sector of plant protection and quarantine;
h) Organize initial surveys, scientific researches and training courses on the plant protection and quarantine;
i) Communicate, disseminate and provide education about laws and knowledge relating to the plant protection and quarantine;
k) Make a statistical report on the plant protection and quarantine;
l) Cooperate with foreign partners in the plant protection and quarantine, and put forward a proposal for the conclusion and accession of international treaties and agreements upon the plant protection and quarantine;
m) Inspect, examine and settle complaints, denunciations and any violation against laws on the plant protection and quarantine under their jurisdiction.
3. Ministries, who are eligible to carry out the state management over the plant protection and quarantine within their jurisdiction, shall have the following responsibilities:
a) The Ministry of Health in association with the Ministry of Agriculture and Rural Development shall regulate the preventive and control measures to mitigate any risk of food safety probably caused by the improper use of pesticides during the manufacturing process of agricultural products;
b) The Ministry of Industry and Trade shall lead the inhibition and control against trafficking, counterfeiting and fraudulent trading of pesticides and plants; cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to manage the production, trading, exportation and importation of pesticides and plant quarantine articles;
c) The Ministry of Science and Technology shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to set up and make a decision to conduct scientific researches and technology development projects in the sector of the plant protection and quarantine;
d) The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide directions on destroying pesticides and dispose of used pesticide packs or containers; cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to issue or request competent agencies to issue regulations on biodiversity conservation regarding the plant protection, quarantine and pesticide management; work with relevant entities to provide instructions for the collection of used pesticide packs or containers;
dd) The Ministry of Finance shall direct and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to carry out the enforcement of regulations on requirements for the completion of customs procedures, the cooperation of customs authority with agencies specializing in the plant protection and quarantine to adhere to required customs procedures, examination and surveillance over plant quarantine articles and pesticides for importation and exportation; stipulate plant quarantine contents that must be clearly stated in the declaration of incoming or outgoing passengers;
e) The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall direct and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to carry out the enforcement of regulations on plant protection and quarantine with the aim of national defence and security maintenance.
Article 8. Responsibilities of People’s Committees at all administrative levels
1. The People’s Committee of centrally-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committee) and the People’s Committee of a provincial or municipal district, district-level town and provincial city (hereinafter referred to as district-level People’s Committee) shall be responsible to:
a) Issue within their area of competence or request competent authorities to promulgate legislative documents on the plant protection and quarantine; design and implement the planning for harmful organism disinfected zones in their areas;
b) Decide to distribute, manage and use the budget or mobilize local resources under legal regulations on the inhibition and control against harmful organisms on plants;
c) Direct and get ready for the control of plant pests and pathogens as well as take relevant measures to protect production activities in case the outbreak of pests or diseases occurs; make a statistical and assessment report on any damage or losses due to plant pests or diseases throughout the areas under their jurisdiction; adopt supportive policies on stabilizing human lives and restoring the production;
d) Organize training courses on the plant protection and quarantine activities, and pesticides; communication, dissemination and education activities for the purpose of raising awareness about the importance of the law on plant protection and quarantine and the crucial role of plant owners in preventing and controlling harmful organisms as well as the responsibility of pesticide users for the community and environment;
dd) Provincial People’s Committees must allocate the budget and direct district-level People’s Committees to collect and dispose of pesticide packs or containers after use as well as destroy unclaimed pesticides throughout the areas under their jurisdiction;
e) Inspect, examine and settle complaints, denunciations and any violation against laws on the plant protection and quarantine within their area of competence.
2. People’s Committees of a hamlet, ward or town (hereinafter referred to as People’s Committees of a hamlet) shall be responsible to:
a) Organize communication, dissemination and education activities to raise awareness about the compliance with the law on the plant protection and quarantine; plant owner’s awareness and responsibility for the prevention and control of harmful organisms; and pesticide’s awareness and responsibility for the community and environment;
b) Determine the landfill site and organize human forces or give guidance on the collection of used pesticide packs or containers;
c) Cooperate with local agencies specializing in the plant protection and quarantine to investigate, monitor and manage plant pests and pathogens for production protection; guide people to use pesticides in a safe and effective manner; examine and manage plant protection services, pesticide trading and utilization throughout the areas under their jurisdiction;
d) Make all necessary arrangements for the plant protection and quarantine; control plant pests and diseases, prepare statistical and assessment report on any damage or losses due to plant pests and diseases; develop policies on supporting farmers in the inhibition against plant pests and diseases; apply protective measures for the production in case of the outbreak of plant pests and diseases in order to mitigate any damage, stabilize human lives and restore production;
dd) Inspect and settle complaints, denunciations and any violation against laws on the plant protection and quarantine under their jurisdiction.
Article 9. System of agencies specializing in the plant protection and quarantine
This system is decentralized from central to district administrative levels.
The Government shall govern how agencies specializing in the plant protection and quarantine are organized.
Article 10. Role of socio-political bodies, socio-occupational political institutions, social organizations and socio-occupational units
Socio-political bodies, socio-occupational political institutions, social organizations and socio-occupational units are entitled to give their constructive advice on legislative documents concerning the plant protection and quarantine; communicate and disseminate legal knowledge about the plant protection and quarantine in order to raise people’s awareness about the inhibition against harmful organisms, plant quarantine and pesticide utilization.
Article 11. International cooperation in the plant protection and quarantine
1. International cooperation in the plant protection and quarantine must put much concentration on scientific researches, technology transfers, technical training courses, experience swaps and information exchanges for the inhibition against harmful organisms, plant quarantine and pesticides.
2. Centrally-governed agencies specializing in the plant protection and quarantine shall act as a focal point in international cooperations for the exchange of information about the plant protection and quarantine, and pesticides.
Article 12. Fees and charges for the plant protection and quarantine
Organization, individual involved in or benefited from the plant protection and quarantine activities must pay fees and/or charges in accordance with legal regulations on fees and charges.
1. Apply plant protection and quarantine measures in breach of provisions set out in this Law.
2. Fail to apply proper preventive measures or intentionally apply improper preventive measures against plant pests or diseases.
3. Import, manufacture, transport, keep or trade any plant infected with harmful organisms or use untreated plant varieties infected with harmful organisms listed in the nomenclature of quarantine plant pests and regulated plant pests.
4. Spread harmful organisms.
5. Import soils and harmful organisms into Vietnam, raise and breed harmful organisms, except for the case in which there is a written consent from the Minister of Agriculture and Rural Development.
6. Manufacture, import, trade and use pesticides listed in the nomenclature of prohibited pesticides in Vietnam; counterfeited, unknown and expired pesticides; pesticides that are not specified in the nomenclature of permitted pesticides in Vietnam, except for the case stipulated in Clause 2 Article 67 of this Law.
7. Advertise pesticides listed in the nomenclature of prohibited pesticides in Vietnam; pesticides that are not specified in the nomenclature of permitted pesticides in Vietnam, or advertise pesticides with the information in contrast to the contents specified in the Certificate of Pesticide Registration.
8. Manufacture, trade, use, store, transport, dump, collect and dispose of pesticides and pesticide packs or containers, which is in breach of this Law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực