Chương 2 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013: Phòng, chống sinh vật gây hại thực vật
Số hiệu: | 41/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 30/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1005 đến số 1006 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ động thực hiện các biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại bao gồm sử dụng giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại, vệ sinh đồng ruộng, bố trí thời vụ, sử dụng phân bón, mật độ hợp lý và các biện pháp khác thân thiện với môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, tăng sức đề kháng, hạn chế sự phát sinh, phát triển của sinh vật gây hại, bảo vệ và phát triển sinh vật có ích.
2. Thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm, áp dụng các biện pháp phòng ngừa kịp thời, hiệu quả, không để sinh vật gây hại lây lan; coi trọng biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, vật lý, cơ giới và kinh nghiệm truyền thống của nhân dân. Chủ động thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
3. Chỉ sử dụng biện pháp hóa học khi đã áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng mật độ sinh vật gây hại vẫn gia tăng có nguy cơ gây thiệt hại đến năng suất, chất lượng cây trồng.
4. Biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phải được phổ biến, tuyên truyền, tập huấn sâu rộng trong nhân dân, bảo đảm an toàn đối với người, thực vật, động vật và môi trường.
1. Chủ thực vật có quyền sau đây:
a) Được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cung cấp thông tin về tình hình sinh vật gây hại và hướng dẫn thực hiện biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại, biện pháp duy trì điều kiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại;
b) Tham gia chương trình tập huấn nâng cao kiến thức về phòng, chống sinh vật gây hại phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
c) Chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại phù hợp với khả năng, điều kiện và đáp ứng quy định tại Điều 14 của Luật này;
d) Ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân hành nghề dịch vụ bảo vệ thực vật và được bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cung cấp dịch vụ theo quy định pháp luật;
đ) Được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quy định.
2. Chủ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Theo dõi, phát hiện kịp thời sinh vật gây hại và áp dụng biện pháp phù hợp để phòng, chống sinh vật gây hại thực vật hiệu quả, an toàn, không để lây lan;
b) Báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật nơi gần nhất khi phát hiện sinh vật gây hại lạ hoặc sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng;
c) Cung cấp thông tin về tình hình sinh vật gây hại thực vật, phối hợp và tạo điều kiện cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thực hiện nhiệm vụ khi được yêu cầu;
d) Thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch khi có công bố dịch hại thực vật;
đ) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật này;
e) Khắc phục hậu quả hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại.
1. Điều tra, phát hiện sinh vật gây hại; xác định thời gian phát sinh, diện phân bố, mức độ gây hại của sinh vật gây hại. Thông báo kịp thời tình hình sinh vật gây hại và hướng dẫn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
2. Tiếp nhận, xử lý thông tin và hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với các sinh vật gây hại do chủ thực vật, tổ chức, cá nhân thông báo.
3. Xây dựng, duy trì hệ thống giám sát, cảnh báo sinh vật gây hại, biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
4. Chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
5. Tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ, kỹ thuật viên bảo vệ thực vật và người sản xuất.
6. Tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước để chỉ đạo và tổ chức việc phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm tra, xác minh tình hình sinh vật gây hại để đề xuất công bố dịch và công bố hết dịch hại thực vật; đề xuất cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia, chính sách hỗ trợ chống dịch và khôi phục, phát triển sản xuất.
7. Đánh giá, xác định thiệt hại do dịch hại thực vật gây ra và đề xuất mức hỗ trợ, các biện pháp khắc phục.
8. Thông tin và hướng dẫn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; hướng dẫn các biện pháp chống dịch, theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả chống dịch.
9. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất công tác bảo vệ thực vật, kết quả chống dịch khi có công bố dịch hại thực vật ở địa phương với cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp trên.
1. Công bố dịch hại thực vật trong các trường hợp sau đây:
a) Khi sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;
b) Khi phát hiện sinh vật gây hại lạ, đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;
c) Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ lây lan.
2. Thẩm quyền công bố dịch hại thực vật được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ đề xuất của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố dịch tại địa phương trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề xuất của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương quyết định công bố dịch trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi dịch xảy ra có nguy cơ lây lan, gây thiệt hại nghiêm trọng từ hai tỉnh trở lên và trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, đồng thời báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch huy động nguồn lực tại địa phương nhanh chóng thực hiện các biện pháp khống chế, dập tắt dịch, ngăn ngừa dịch lây lan sang các vùng khác; kiểm tra việc công bố dịch và tổ chức chống dịch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ chống dịch và triển khai việc hỗ trợ chống dịch;
c) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả chống dịch và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra và khôi phục sản xuất.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan của tỉnh thực hiện các biện pháp để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch, ngăn ngừa dịch lây lan sang các vùng khác;
b) Bố trí, huy động nguồn lực tại địa phương để phòng, chống dịch;
c) Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống dịch trên địa bàn;
d) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, thực hiện bình ổn giá vật tư nông nghiệp trong chống dịch;
đ) Thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất;
e) Đề xuất Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu chống dịch vượt quá khả năng của địa phương;
g) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Huy động nguồn lực tại địa phương thực hiện các biện pháp chống dịch theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống dịch trên địa bàn;
c) Thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất trên địa bàn;
d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu chống dịch vượt quá khả năng của địa phương;
đ) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên về kết quả chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.
4. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn các biện pháp chống dịch, xác định thiệt hại do dịch gây ra, theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả chống dịch và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 9 Điều 16 của Luật này.
5. Chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan nơi có dịch phải thực hiện đúng các biện pháp chống dịch theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
1. Dự trữ thuốc bảo vệ thực vật thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về số lượng, danh mục thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia;
b) Thuốc bảo vệ thực vật thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
2. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc hàng dự trữ quốc gia trong chống dịch được quy định như sau:
a) Trong trường hợp đột xuất, cấp bách khi có dịch và căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định xuất, cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia để kịp thời chống dịch có giá trị tương ứng với thẩm quyền quyết định chi ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Luật ngân sách nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thông báo với Bộ Tài chính về việc xuất, cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tiếp nhận, bảo quản, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia được hỗ trợ để chống dịch kịp thời, hiệu quả, đúng mục đích và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc hàng dự trữ quốc gia đã hỗ trợ cho địa phương.
1. Nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Kinh phí của chủ thực vật;
c) Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.
2. Chính phủ quy định việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật.
1. Tổ chức, cá nhân được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật khi có đủ điều kiện sau đây:
a) Người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật;
b) Có trang thiết bị làm dịch vụ bảo vệ thực vật phù hợp;
c) Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
d) Được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức, cá nhân này có địa chỉ giao dịch hợp pháp.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Được trả chi phí thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật theo hợp đồng ký kết với chủ thực vật;
b) Tham dự chương trình tập huấn, nâng cao kiến thức về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
c) Tham gia chương trình thông tin, truyền thông về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
d) Được quyền khiếu nại kết luận và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Duy trì các điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 23 của Luật này trong quá trình hoạt động;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Chấp hành quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật về lao động và các nghĩa vụ khác;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
CONTROL AND PREVENTION OF HARMFUL PLANT ORGANISMS
Article 14. Requirements for the control and prevention of harmful plant organisms
1. Take proactive approaches to integrated pest management to control and prevent harmful organisms such as using plant varieties that are of high resistance to harmful organisms, field sanitation, planting schedule, fertilizer use, proper planting density and other eco-friendly methods in order to provide favorable conditions for the plant maturity and growth, and improve the resistance of plants, restrict and suppress the proliferation and population of harmful organisms, protect and multiply beneficial organisms.
2. Regularly monitor, early detect and apply preventive measures in a timely and effective manner, and control the spread of harmful organisms; realize the importance of the cultivation methods, biological, physical and mechanical controls as well as cultural practices from farmers. Proactively apply good agricultural practices (briefly called GAP) in the control and prevention of harmful plant organisms.
3. Only apply chemical controls if the application of pest controls mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article can not reduce the density of harmful organisms, which pose the risk of damage to productivity and quality of plants.
4. Communicate, disseminate and thoroughly train pest control practices amongst farmers, ensure the safety for people, plants, animals and surroundings.
Article 15. Rights and obligations of plant owners
1. Plant owners have following rights:
a) Have access to the information, provided by agencies specializing in the plant protection and quarantine, concerning harmful organisms and their instructions on applying harmful organism controls and taking approach to continuing to obtain required standards for pest disinfected zones;
b) Attend the training classes to improve knowledge about the control and prevention of harmful organisms, which must conform to specific conditions at local areas;
c) Proactively apply pest controls that conform to the capability, conditions and comply with regulations specified in Article 14 of this Law;
d) Enter into the contract with organizations, individuals who are eligible to provide plant protection services and claim compensation for any mistake made by service providers as stipulated by laws;
dd) Receive subsidies granted by the Government as stipulated by laws.
2. Plant owners must fulfill following obligations:
a) Timely track and detect harmful organisms and apply proper pest controls in an effective and safe manner to prevent the spread of plant pests and diseases;
b) Promptly notify the People’s Committee of a hamlet or the nearest agency specializing in the plant protection and quarantine when nonindigenous pathogens or any harmful organisms that are likely to cause serious damage are detected;
c) Provide the information about plant pests and pathogens, and cooperate with and facilitate agencies specializing in the plant protection and quarantine to fulfill their tasks when required;
d) Tighten pest controls in the event of the outbreak of plant pests and diseases;
dd) Use pesticides in compliance with regulations specified in Clause 2 Article 72 of this Law;
e) Overcome the aftermath of plant pests and diseases or pay compensation for any incurred damage or loss as stipulated by laws due to failure to apply or improper application of pest controls.
Article 16. Responsibility assumed by agencies specializing in the plant protection and quarantine
1. Investigate and detect harmful organisms; determine the appearance, introduction, geographical distribution and impact of harmful organisms. Timely report relevant information about harmful organisms and provide instructions on controlling plant pests and pathogens.
2. Receive and process the information as well as recommend proper measures that should be applied to control and prevent harmful organisms reported by any plant owner, organization or individual.
3. Develop and maintain the system of plant pest surveillance, alert and pest controls; set up plant protection and quarantine database.
4. Transfer scientific and technological advances in the prevention and control of harmful organisms on plants.
5. Organize training courses to improve knowledge for pest control officers, technicians and manufacturers.
6. Consult with State management agencies to direct and organize the plant pest control; examine and verify relevant information about harmful organisms to propose the announcement of plant pests and diseases as well as the announcement of successful control of plant pests and diseases; submit the proposal for the allotment of pesticides which are stored for the national security purpose, propose policies on supporting the prevention and control of plant pests and diseases as well as the manufacturing restoration and development.
7. Assess and measure any loss or damage caused by plant pests and pathogens as well as recommend subsidy rates and remedial measures.
8. Provide information and instructions on pest controls; track, analyze and assess the efficiency of pest controls.
9. Deliver periodical or sudden reports on plant protection activities and outcomes in case of the outbreak of plant pests and diseases in localities to the directly managing agencies and superior agencies specializing in the plant protection and quarantine.
Article 17. Announcement of plant pests and diseases
1. Plant pests and diseases must be announced in case of:
a) The outbreak and spread of harmful organisms on a vast area as well as great damage to plants;
b) The detection of alien harmful organisms and regulated plant pests which can cause severe damage to plants;
c) The detection of the invasion of quarantine plant pests into the territory of Vietnam which pose the risk of spread.
2. Authority to announce plant pests and diseases is specified as follows:
a) The President of the provincial People’s Committee shall refer to requests of agricultural management agencies affiliated to the provincial People’s Committee to decide whether the information about current plant pests and diseases should be announced if that is the case mentioned at Point a Clause 1 of this Article, and the send an immediately report to the Minister of Agriculture and Rural Development;
b) The Minister of Agriculture and Rural Development shall refer to the request of centrally-governed agencies specializing in the plant protection and quarantine to make a decision on the announcement of plant pests and disease, if that is the case mentioned at Point a Clause 1 of this Article, when they pose the high risk of spread and cause severe damage in more than two provinces and if that is the case mentioned at Point b, Point c, Clause 1 of this Article, and must then submit a prompt report to the Prime Minister.
3. Specific regulations shall be enshrined in this Article by the Government.
Article 18. Combating plant pests and diseases
1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall be responsible to:
a) Direct the President of the People’s Committee of the province impacted by plant pests and diseases to mobilize local resources to quickly apply proper measures to control, eradicate and prevent the spread of plant pests and diseases to other areas; check the announcement and preparation for the control of plant pests and diseases, made by the President of the People’s Committee of the province impacted by such plant pests and diseases;
b) Seek the Prime Minister’s decision to support pest control activities and then proceed to put this decision into practice;
c) Send a full report to the Prime Minister on the final outcome of pest controls and supportive policies which are aimed at combating and overcoming the aftermath of plant pests and diseases as well as restore production activities.
2. The President of the provincial People’s Committee shall be responsible to:
a) Direct agencies specializing in the plant protection and quarantine, relevant organizations and individuals in their province to immediately apply proper measures to control, eradicate and prevent plant pests and diseases to be infected to other areas;
b) Allow for and mobilize local resources for pest controls;
c) Direct the communication and dissemination of pest controls in their areas;
d) Enhance the inspection, examination and stabilization of agricultural material price during the prevention and control of plant pests and diseases;
dd) Follow policies on supporting the pest control, coping with the aftermath of plant pests and diseases, stabilizing people's lives and restoring production activities;
e) Advise the Minister of Agriculture and Rural Development to request the Prime Minister to approve financial, material and resource support if the pest control requires much more than what the local area under their authority can provide;
g) Send a complete report to the Minister of Agriculture and Rural Development on the outcome of pest control and the effectiveness of policies on supporting pest control and coping with the aftermath of plant pests and diseases, stabilizing human lives and restoring production activities.
3. The President of the People’s Committee of a district and hamlet shall be responsible to:
a) Mobilize local resources to apply relevant measures to prevent and control plant pests and diseases according to the direction from the President of the People’s Committee at superior administrative level;
b) Communicate and disseminate pest control practices likely to be applied in the affected areas;
c) Follow policies on supporting the pest control, coping with the aftermath of plant pests and diseases, stabilizing people's lives and restoring production activities in the affected areas;
d) Request the President of the People’s Committee at higher administrative level to approve the financial, material and resource support if the pest control requires much more than what their local areas can provide on their own;
dd) Send a complete report to the President of the People’s Committee at a higher administrative level regarding the outcome of pest control and the effectiveness of policies on supporting pest control, coping with the aftermath of plant pests and diseases, stabilizing human lives and restoring the production to its normal condition.
4. Agencies specializing in the plant protection and quarantine within their area of competence and jurisdiction shall be responsible to give advice to and instructions on pest controls, determine any damage and loss caused by plant pests and diseases, and track, compile and analyze data relating to the effectiveness of pest control as well as adhere to the reporting regime as stipulated in Clause 9 Article 16 of this Law.
5. Affected plant owner, organization and individual must strictly follow pest controls as required by the President of People’s Committee of a hamlet.
Article 19. Announcement of successful control of plant pests and diseases
When plant pests and diseases have been successfully controlled and reduced to no risk of severe damage, the authorized person who is eligible to make the announcement of plant pests and diseases as regulated in Clause 2 Article 17 of this Law can decide to announce the successful control of plant pests and diseases.
Article 20. Reserves and use of pesticides listed in the nomenclature of state-reserved commodities
1. Reserves of pesticides listed in the nomenclature of state-reserved commodities shall be regulated as follows:
a) The Minister of Agriculture and Rural Development must submit the report on the number and nomenclature of state-reserved pesticides to the Prime Minister to seek his decision;
b) Pesticides listed in the nomenclature of state-reserved commodities shall be managed and used under legal regulations on state reserve.
2. The use of pesticides listed in the nomenclature of state-reserved commodities shall be regulated as follows:
a) In the event of sudden and urgent needs, and with reference to the request of the President of the People’s Committee of the affected province, the Minister of Agriculture and Rural Development shall have the authority to allocate and dispense state-reserved pesticides to timely control and prevent plant pests and diseases, which is equivalent to that of the Minister of Finance to decide to spend on the state budget, stipulated by the State Budget Law and then report this to the Prime Minister, simultaneously notify the Ministry of Finance of such dispensation and allocation;
b) The President of the provincial People’s Committee must direct the receipt, storage and use of state-reserved pesticides with the aim of controlling plant pests and diseases in a timely and effective manner and for the right purpose, and report the final outcome of the use of state-reserved pesticides that have been dispensed to their local areas.
Article 21. Budget for the prevention and control of plant pests and diseases
1. The budget for the prevention and control of plant pests and diseases includes:
a) The State budget;
b) Plant owner’s expense;
c) Contributions and aids from domestic or foreign organizations, individuals, international organizations and other legal financial sources.
2. The Government shall regulate the mobilization, management and use of the budget for the prevention and control of plant pests and diseases.
Article 22. Contents of plant protection services
1. Investigate, forecast and provide information about harmful organisms on plants; give advice to plant owners to choose proper measures to be taken to prevent and control harmful organisms.
2. Apply appropriate measures for the control and prevention of harmful plant organisms, except for the measures or practices prescribed in Clause 2 Article 34 of this Law.
Article 23. Requirements for plant protection services
1. Organization and individual shall be entitled to provide plant protection services provided that they can satisfy the following requirements:
a) Any entity who directly supply plant protection services must achieve an associate degree or higher in agriculture, horticulture, plant protection, biology or a certificate of completion of training in the plant protection;
b) Relevant facilities and equipment required to provide plant protection services must be made available;
c) Contact address must be definite and lawful;
d) A written consent from the People’s Committee of the hamlet where these organizations, individuals are legally located must be present.
2. The Minister of Agriculture and Rural Development shall be responsible to provide detailed regulations enshrined in this Law.
Article 24. Rights and obligations of plant protection service providers
1. Plant protection service providers shall have the following rights:
a) Receive payments for their provision of plant protection services under the contract with plant owners;
b) Attend training courses to improve knowledge about the control and prevention of harmful organisms, depending on specific conditions at each locality;
c) Participate in information and communication programs for the prevention and control of harmful organisms on plants;
d) Exercise their right to lodge an appeal against the conclusion and decision of competent inspection and state management agencies under legal regulations on appeals.
2. Plant protection service providers must fulfill the following obligations:
a) Keep satisfying necessary requirements under regulations described in Article 23 of this Law in the course of providing plant protection services;
b) Comply with legal regulations on the plant protection and quarantine;
c) Observe legal regulations on contracts and laws on labor as well as other obligations;
d) Pay compensations under legal regulations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực