Chương 2 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng
Số hiệu: | 59/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 01/04/2011 | Số công báo: | Từ số 165 đến số 166 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
2. Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ.
3. Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.
4. Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa.
5. Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.
6. Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch.
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba có trách nhiệm:
a) Bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
c) Chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua phương tiện truyền thông thì chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có trách nhiệm:
a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Xây dựng, phát triển giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng;
c) Từ chối cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý nếu việc sử dụng có khả năng dẫn đến quấy rối người tiêu dùng;
d) Ngừng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để thực hiện hành vi quấy rối người tiêu dùng theo yêu cầu của người tiêu dùng hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Trường hợp giao kết hợp đồng với người tiêu dùng bằng văn bản thì ngôn ngữ của hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu.
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tạo điều kiện để người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp đồng trước khi giao kết.
4. Chính phủ quy định chi tiết các hình thức giao kết hợp đồng khác với người tiêu dùng.
Trong trường hợp hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.
1. Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
b) Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;
c) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;
d) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;
đ) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
e) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;
g) Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba;
h) Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình;
i) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý.
2. Việc tuyên bố và xử lý điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
1. Khi giao kết hợp đồng theo mẫu, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải dành thời gian hợp lý để người tiêu dùng nghiên cứu hợp đồng.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải lưu giữ hợp đồng theo mẫu đã giao kết cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực. Trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng giữ bí mật hoặc hư hỏng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm cấp cho người tiêu dùng bản sao hợp đồng.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng điều kiện giao dịch chung có trách nhiệm thông báo công khai điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch với người tiêu dùng.
2. Điều kiện giao dịch chung phải xác định rõ thời điểm áp dụng và phải được niêm yết ở nơi thuận lợi tại địa điểm giao dịch để người tiêu dùng có thể nhìn thấy.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm cung cấp cho người tiêu dùng hóa đơn hoặc chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người tiêu dùng.
2. Trường hợp giao dịch bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tạo điều kiện cho người tiêu dùng truy nhập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.
Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm:
1. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp;
2. Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới;
3. Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành;
4. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi.
5. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi;
6. Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng;
7. Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.
Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm:
1. Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
2. Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông với các nội dung sau đây:
a) Mô tả hàng hóa phải thu hồi;
b) Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra;
c) Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa;
d) Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa;
đ) Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa;
3. Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi;
4. Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi; trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa;
c) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;
d) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
1. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết.
2. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
1. Khi nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thông tin, bằng chứng hoặc tự mình xác minh, thu thập thông tin, bằng chứng để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, văn bản trả lời phải có các nội dung sau đây:
a) Nội dung vi phạm;
b) Biện pháp khắc phục hậu quả;
c) Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
d) Biện pháp xử lý vi phạm hành chính, nếu có.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 2 điều này bao gồm:
a) Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu hồi, tiêu hủy hàng hóa hoặc ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
b) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm;
c) Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra khỏi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
4. Ngoài các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tái phạm còn bị đưa vào Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS OR INDIVIDUALS TRADING GOODS AND/OR SERVICES TO CONSUMERS
Article 12. Responsibilities of organizations or individuals trading goods and/or services in providing information about goods and/or services to consumers
1. To label goods as prescribed by law.
2. To publicly post the prices of goods and/or services at places of business, service offices.
3. To show warning if goods and/or services may be harmful to health, life and property of consumers, and the preventive measures.
4. To provide information on the availability of components and spare parts of goods.
5. To provide manual or guidance; conditions, duration, location, warranty procedures in case of goods and/or services with warranty.
6. To inform accurately and fully to consumers of the form-based contracts, general conditions for transaction before the transaction.
Article 13. Liability for third parties in providing information about goods and/or services to consumers
1. Where organizations or individuals trading goods and/or services provide information to consumers through a third party, the third party shall:
a) Provide accurate and full information about the provided goods and/or services;
b) To request organizations or individuals trading goods and/or services to provide evidence proving the accuracy and completeness of information on goods and services;
c) Take joint responsibility for providing incomplete or inaccurate information, unless already done to prove all the measures prescribed by law to check the accuracy and completeness of information about goods and services;
d) Comply with the provisions of laws on the press, laws on advertising.
2. Where organizations or individuals trading goods and/or services provide information to consumers through the media, the media owner or the media service provider shall:
a) Implement the regulations in Clause 1 of this article;
b) Establish, develop technical solutions to prevent means and services under their management that are used for purposes of harassing consumers;
c) Refuse to let organizations or individuals trading goods and/or services use means and services under their management, if such use is likely to result in harassment of consumers;
d) Cease the permission for Organizations or individuals trading goods and/or services to use means and services under their management to perform acts of harassing the consumers at the request of consumers or competent State agencies.
Article 14. Contracts concluded with consumers
1. Form of contracts with consumers should comply with civil laws.
2. Where a contract is concluded with consumers in writing, the language of the contract must be clear, easily understood.
Language used in contracts with consumers is Vietnamese, unless the parties agree otherwise or otherwise provided by law.
3. Where the contract is concluded by electronic means, the organizations or individuals trading goods and/or services must let consumers check the entire contract before signing.
4. The Government shall detail the other forms of signing contracts with consumers.
Article 15. Explanation of contracts concluded with consumers
In case of different interpretation of the contract, the competent organizations or individuals shall resolve the dispute in consideration of consumers’ interests.
Article 16. Invalid terms of the contracts concluded with consumers and invalid general trading conditions
1. Terms of the contracts concluded with consumers and general trading conditions shall have no effect in the following cases:
a) Where they exclude liability of organizations or individuals trading goods and/or services to consumers as prescribed by laws;
b) Where they restrict or exclude the right to complaint and take lawsuits by consumers;
c) Where they allow organizations or individuals trading goods and/or services to unilaterally change the conditions of the contract agreed in advance with the consumer or the rules, regulations for good sales or service supply applies to consumers when buying and using goods and/or services do not specifically indicate in the contract;
d) Where they allow organizations or individuals trading goods and/or services to unilaterally determine the consumer who fails to perform one or more obligations;
e) Where they allow organizations or individuals trading goods and/or services to set forth or change the price at the time of delivery of goods or providing of services;
f) Where they allow organizations or individuals trading goods and/or services to explain the contract in case of different interpretation of the terms;
g) Where they exclude liability of organizations or individuals trading goods and/or services in cases where organizations or individuals trading goods or services sell goods or provide services through a third party;
h) Where they force consumers to comply with obligations even if the organizations or individuals trading goods and/or services have not fulfilled their obligations;
i) Where they allow organizations or individuals trading goods and/or services to transfer rights and obligations to third parties without the consumer’s consent.
2. Declaration and settlement of the invalid terms of contracts concluded with consumers or invalid general trading conditions must comply with civil laws.
Article 17. Implementation of form-based contracts
1. When signing the form-based contract, organizations or individuals trading goods and/or services must give reasonable time for consumers to consider the contract.
2. Organizations or individuals trading goods and/or services must keep the concluded form-based contract until the contract expires. Where contract kept by consumer is lost or damaged, the organization or individual trading goods or services shall take responsibility for give consumer a copy of the contract.
Article 18. Implementation of general trading conditions
1. Organizations or individuals trading goods and/or services using the general trading conditions shall be obliged to publicly announce the general trading conditions prior to the transaction with the consumer.
2. The general trading condition must specify the time of application and must be listed at a convenient place within the location of transaction in order that consumers can see it.
Article 19. Control of form-based contract and of general trading conditions
1. Organizations or individuals trading goods and/or services in the List of essential goods and services issued by the Prime Minister must register the form-based contract and general conditions for transactions with competent state management agencies with respect to protecting the interests of consumers.
2. State administration bodies have authority on protecting the interests of consumers themselves, or at the request of consumers, require organizations or individuals trading goods and/or services to cancel or modify the form-based contract or general trading conditions in a case where the form-based contract or general trading condition is found to violate the interests of consumers.
3. The Government shall specify this Article.
Article 20. Responsibility to provide evidence of transaction
1. Organizations or individuals trading goods or services are obliged to offer consumer bills or vouchers and documents relating to transactions under the provisions of law or requested by consumers.
2. In the case of transactions by electronic means, the organizations or individuals trading goods and/or services shall create conditions for consumers to access, download, store and print invoices, vouchers, documents provided in clause 1 of this article.
Article 21. Responsibility for warranty for goods, components and accessories Goods, components or accessories are guaranteed by the agreement of the parties or guaranteed compulsorily under provisions of laws. Where goods, components or accessories are warranted, organizations or individuals trading goods shall:
1. Fully comply with warranty obligations for goods, components or accessories supplied by them;
2. Provide consumers with the receipt of the warranty, clearly stating the duration of the warranty. The period for implementation of the warranty is not included in the warranty duration for the goods, components and accessories. Where organizations or individuals trading goods replace components, accessories or exchange commodities, such warranty duration for components, accessories or goods are calculated from the time of replacing components, accessories or of exchanging new commodity;
3. Provide consumer with similar goods, components or accessories for temporary use or provide other forms of settlement accepted by consumers during implementation of the warranty;
4. Exchange new similar goods, components or accessories or take back goods, components or accessories and return money to consumers in the case where time for warranty implementation run out while failing to repair or solve the error.
5. Exchange new similar goods, components or accessories, or take back the goods give money back to consumers in the case where the warranty is implemented 03 times or more within the warranty duration as to goods, components or accessories without fixing the error;
6. Bear the cost of repairs and bear freight to transport goods, components or accessories to the place of warranty, and freight to transport them from the place of warranty to the residence of the consumer;
7. Be Responsible for the warranty of goods, components or accessories to consumers even in the event of authorizing other organizations or individuals to perform the warranty.
Article 22. Responsibility for recalling defective goods
Upon detection of defective goods, organizations or individuals manufacturing or importing the goods shall:
1. Promptly take all necessary measures to stop the supply of defective goods in the market;
2. Inform publicly about the defective goods and the recovery of the goods by at least 05 consecutive issues of daily newspaper or 05 consecutive days through the radio or television in area where such goods are circulated with the following details:
a) Description of the goods to be recovered;
b) Reasons for recovery of the goods and warning on the risk of damage caused by the defects of the goods;
c) Time, place and way of recovery of the goods;
d) Time and mode of overcoming the defects of the goods;
e) The measures necessary to protect the interests of consumers in the course of recovery of the goods;
3. Implementation of the recovery of the defective goods in line with the publicly-informed content and bear the expenses incurred in the recalling process;
4. Reporting the results to the provincial state management agency for the protection of consumers’ interests where the recovery of the defective goods take place after completion of the recall, in the case where the recall of the defective goods is conducted on the territories of two or more provinces, the results shall be reported to the central state management agencies for the protection of consumers' interests.
Article 23. Liability for compensation for damage caused by defective goods
1. Organizations or individuals trading goods shall be liable for damages in the case where defective goods, which supplied by them, cause damages to life, health, properties of consumers, even if the defects are not known to or not caused by those organizations or individuals, except as provided in Article 24 of this Laws.
2. Organizations or individuals trading in goods as defined in clause 1 of this article include:
a) Organizations or individuals producing goods;
b) Organizations or individuals importing goods;
c) Organizations or individuals attaching trade name to goods or using trademark or commercial instruction, by which organizations or individuals producing or importing goods are identified;
d) Organizations or individuals directly providing defective goods to consumers in case of failure to identify organizations or individuals responsible for damages prescribed in Points a, b and c of this Clause.
3. The compensation complies with civil laws.
Article 24. Exemption from liability for damage caused by defective goods
Organizations or individuals trading goods specified in Article 23 of this Law shall be exempt from compensation if they can prove that the defects of the good could not be detected with the scientific and technical knowledge at the time organizations or individuals trading goods supplied the defective good to consumers.
Article 25. Requirement of state management agencies to protect consumers’ interests
1. Upon discovering that violations of laws on protection of consumers’ interests by organizations or individuals trading goods and/or services cause damage to the interests of the State, the interests of many consumers, public interest, the consumers, social organizations may request verbally or in writing to the State management agency on protection of consumers’ interests of the district where the transaction take place to handle.
2. Consumers or social organizations are obliged to provide information and evidence related to violations of organizations or individuals trading goods and/or services.
Article 26. Resolving the request to protect consumers’ interests
1. Upon receipt of the request of consumers, the district-level state management agencies for protection of the interests of consumers shall request the parties to explain and provide information, evidence or by themselves verify and collect information and evidence to deal with as prescribed by law.
2. District-level state management agencies for protection of the interests of consumers shall respond in writing with respect to their resolution to the consumers; in the case where organizations or individuals trading goods services are found to violate the interests of consumers, a written reply must contain the following:
a) The violation behaviors;
b) Measure to overcome the consequences;
c) The duration for applying the measure of overcoming the consequences;
d) Measures for handling administrative violations, if any.
3. Remedies for overcoming the consequences prescribed in Point b, Clause 2 of this Article include:
a) Forcing organizations or individuals trading goods and/or services to withdraw and destroy goods or stop supplying goods or services;
b) Suspending or suspending temporarily the business activities of the violating organizations or individuals;
c) Forcing organizations or individuals trading goods and/or services to eliminate provisions that violate the interests of consumers from the form-based contract, general trading conditions.
4. In addition to the measures specified in Clause 3 of this Article, re-violating organizations or individuals trading goods and/or services may also be introduced to the List of organizations or individuals trading goods and/or services violating customers' interests.
5. The Government shall specify this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực