Chương VII Bộ Luật hình sự 1999: Quyết định hình phạt
Số hiệu: | 15/1999/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 21/12/1999 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 29/02/2000 | Số công báo: | Số 8 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;
o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.
Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính :
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
2. Đối với hình phạt bổ sung:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Toà án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Article 45.- Bases for deciding penalties
When deciding penalties, the courts shall base themselves on the provisions of the Penal Code, taking into consideration the nature and extent of danger posed to society by the acts of offense, the personal records of the offenders, and any circumstances that extenuate or aggravate the penal liability.
Article 46.- Circumstances extenuating penal liability
1. The following circumstances are considered as extenuating the penal liability:
a) Offenders have prevented and/or reduced the harm caused by their offenses;
b) Offenders volunteer to repair, compensate for the damage or overcome the consequences;
c) Crimes are committed in cases where it is beyond the limit of legitimate defense;
d) Crimes are committed in cases where it is beyond the requirements of the urgent situation;
e) Crimes are committed in cases where offenders are mentally incited by the illegal acts of the victims or other persons;
f) Crimes are committed due to particular difficulty plights not caused by themselves;
g) Crimes are committed but no damage or minor damage is caused;
h) Crimes are committed by first time offenders and in cases of less serious crimes;
i) Crimes are committed due to threats and/or coercion by other persons;
j) Crimes are committed due to ignorance;
k) Offenders are pregnant women;
l) Offenders are aged persons;
m) Offenders are persons suffering from illnesses that restrict their cognitive capability or the capability to control their acts;
n) Offenders give themselves up;
o) Offenders make honest declarations and reports and show their repentance;
p) Offenders who actively help responsible bodies detect and investigate the crimes;
q) The offenders have redeemed their faults with achievements;
r) The offenders are persons who have recorded outstanding achievements in production, combat, study or work.
2. When deciding penalties, the court may also consider other circumstances as extenuating, but must clearly inscribe them in the judgment.
3. The extenuating circumstances which have been prescribed by the Penal Code as signs for determining crimes or determining the penalty bracket shall not be considered extenuating circumstances for the purpose of deciding penalties.
Article 47.- Deciding penalties lighter than those prescribed by the Penal Code
Where there exist at least two extenuating circumstances as provided in Clause 1, Article 46 of this Code, the courts may decide a penalty under the lowest level of the penalty bracket stipulated by the law, which, however, must lie within the adjacent lighter penalty bracket of the law; where the law contains only one penalty bracket or such penalty bracket is the highest penalty bracket of the law, the courts may decide a penalty below the lowest level of the bracket or move to another penalty of lighter category. The reasons for such reduction must be clearly inscribed in the judgement.
Article 48.- Circumstances aggravating the penal liability
1. Only the following circumstances are considered circumstances aggravating penal liability:
a) Committing crimes in an organized manner;
b) Committing crimes in a professional manner;
c) Abusing positions and powers in order to commit crimes;
d) Committing crimes in a hooligan manner;
e) Committing crimes with despicable motivation;
f) Intentionally carrying out crimes to the end;
g) Re-offending, recidivism, dangerous recidivism;
h) Committing crimes against children, pregnant women, aged persons, persons unable to defend themselves or persons dependent on offenders in material and/or moral conditions, work or other ways;
i) Infringing upon the State’s property;
j) Committing crimes causing serious, very serious or particularly serious consequences;
k) Taking advantage of war conditions, emergency situations, natural calamities, epidemics or other special difficulties of society in order to commit crimes;
l) Using treachery or, cruel tricks to commit crimes and/or using means capable of causing harm to many persons;
m) Inciting juveniles to commit crimes;
n) Committing treacherous and/or violent acts in order to shirk or conceal crimes.
2. Circumstances which are constituents of a crime or determine the penalty bracket shall not be considered aggravating circumstances.
Article 49.- Recidivism, dangerous recidivism
1. Recidivism means cases where offenders have been sentenced and have not yet had their criminal records wiped out but again commit crimes intentionally or commit very serious crime or particularly serious crimes unintentionally.
2. The following cases are considered dangerous recidivism:
a) Offenders have been sentenced for very serious crimes or particularly serious crimes committed intentionally, have not yet had their criminal records wiped out but again commit very serious crimes or particularly serious crimes unintentionally;
b) Offenders have relapsed into crime, not yet had their criminal records wiped out but again commit crimes intentionally.
Article 50.- Deciding penalties in cases where more than one crime is committed
When trying a person who has committed more than one crime, the court shall decide a penalty for each crime, then augment the penalties according to the following regulations:
1. With regard to principal penalties
a) If the penalties already declared are all non-custodial reform or all termed imprisonment, such penalties shall be added together into a common penalty; the common penalty must not exceed three years for non-custodial reform, and thirty years for termed imprisonment;
b) If the penalties already declared are non-custodial reform and termed imprisonment, the non-custodial reform shall be converted into imprisonment penalties according to the ratio that three days of non-custodial reform shall be converted into one day of imprisonment in order to make the common penalty as prescribed at Point a, Clause 1 of this Article;
c) If the heaviest penalty among the already declared penaties is life imprisonment, the common penalty shall be life imprisonment;
d) If the heaviest penalty among the already declared penalties is the death sentence, the common penalty shall be the death sentence;
e) Pecuniary penalties shall not be augmented with other types of penalty; the fine amounts shall be added up into the common fine;
f) Expulsion shall not be augmented with other types of penalty.
2. For additional penalties
a) If the already declared penalties are of the same type, the common penalty shall be decided within the time limit prescribed by this Code for such type of penalty; particularly for pecuniary penalties, the fine amounts shall be added up into the common fine;
b) If the already declared penalties are of different types, the sentenced persons shall have to serve all the declared penalties.
Article 51.- To augment penalties of many judgements
1. In cases where a person who is serving a sentence is tried for a crime which had been committed before such sentence, the court shall decide the penalty for the crime being tried, then decide the common penalty as provided for in Article 50 of this Code.
The time served for the previous sentence shall be deducted from the term of the common penalty.
2. When a person who is serving a sentence and commits a new crime is tried , the court shall decide the penalty for the new crime, then add it to the remainder of the previous sentence before deciding the common penalty as provided for in Article 50 of this Code.
3. In cases where a person has to serve many sentences which have already taken legal effect while the penalties have not yet been augmented, the chief judge of the Court shall decide the augmentation of the sentences as provided for in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 52.- Deciding penalties in case of preparation for crime commission, incompleted commission of crime
1. For acts of preparing to commit crimes and acts of committing incomplete crimes, the penalties shall be decided according to the provisions of this Code on corresponding crimes, depending on the nature and the extent of danger to the society of such acts, the extent of realizing the intention to commit crimes and other circumstances that make the crimes not carried out to the end.
2. For cases of preparing to commit crimes, if the applicable law provision stipulates the highest penalty is life imprisonment or the death sentence, the applicable highest penalty shall not exceed twenty years of imprisonment; if it is termed imprisonment, the penalty shall not exceed half of the imprisonment term prescribed by the law provision.
3. For cases of incomplete offense, if the applicable law provision stipulates the highest penalty being the life imprisonment or death sentence, these penalties can only apply to particularly serious cases; if it is termed imprisonment, the penalty level shall not exceed three quarters of the imprisonment term prescribed by the law provision.
Article 53.- Deciding penalties in cases of complicity
When deciding penalties for accomplices, the court shall take into account the nature of complicity and the nature and extent of involvement of each accomplice.
Extenuating, aggravating or penal liability exemption circumstances of any accomplice shall only apply to such accomplice.
Article 54.- Penalty exemption
Persons who commit crime may be exempt from penalties in case where the crime commission involves many extenuating circumstances as provided by Clause 1, Article 46 of this Code, deserving special leniency, but not to the extent of penal liability exemption.