Nội dung chính Quê hương (chính xác nhất) - Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với Nội dung chính Quê hương Ngữ văn lớp 9 chính xác nhất Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Quê hương từ đó học tốt môn Ngữ văn 9.

1 66 lượt xem


Nội dung chính Quê hương - Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Nội dung chính Quê hương

Bài thơ với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, thể hiện nỗi niềm thương nhớ da diết của tác giả đối với quê nhà. Cả bài thơ như một bức tranh sinh động, vẽ nên một miền quê chài lưới bình dị, yên ả mà rất đỗi nên thơ.

Bố cục Quê hương

- Phần 1 (2 câu đầu): Giới thiệu chung về làng quê.

- Phần 2 (6 câu tiếp): Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.

- Phần 3 (8 câu tiếp): Cảnh thuyền cá về bến.

- Phần 4 (4 câu còn lại): Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương.

Đọc tác phẩm Quê hương

Chim bay dọc biển đem tin cá”

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Ý nghĩa nhan đề Quê hương

Sự nhẹ nhàng, mộc mạc của nhan đề “Quê hương” tác giả Tế Hanh khiến người đọc xốn xang khi nhớ về nơi đã chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người.

Hoàn cảnh sáng tác Quê hương

- Trước đó, bài thơ được rút từ tập "Nghẹn ngào" (1929), sau này in lại trong tập "Hoa niên" (1945).

Giá trị nội dung Quê hương

- Bài thơ đã phác họa sinh động khung cảnh cùng không khí lao động của người dân ở làng chài ven biển. Từ đó, nhà thơ bộc lộ tình cảm yêu mến, nhớ thương quê hương tha thiết.

Giá trị nghệ thuật Quê hương

- Giọng thơ sâu lắng, thiết tha.

- Sử dụng các hình ảnh gần gũi, thân thuộc.

- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng", nhân hóa "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm"...

1 66 lượt xem