Nội dung chính Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (chính xác nhất) - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Với Nội dung chính Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Ngữ văn lớp 8 chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.

1 767 19/11/2023


Nội dung chính Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

Nội dung chính Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Châm biếm, đả kích thói dởm đời, thích hư danh của bọn trưởng giả lỗi thời, đã dốt nát lại còn thích học đòi. Nghệ thuật: Khắc họa tài tình tính cách lố lắng của nhân vật thông qua lời nói, hành động. Dựng lên lớp hài kịch ngắn, với những mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười.

Bố cục Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Gồm: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu → các nhà quý phái: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và bác phó may trước khi mặc lễ phục.

- Phần 2: Còn lại: Cuộc đối thoại của ông Giuốc- đanh và những tay thợ phụ sau khi mặc lễ phục.

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

Đọc tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Ông Giuốc-đanh: - A! Bác đã tới đấy à! Tôi đang sắp phát khùng lên với bác đây.

Phó may: - Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài đấy.

Ông Giuốc-đanh: - Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.

Phó may: - Rồi nó giãn ra thì lại rộng quá ấy chứ.

Ông Giuốc-đanh – Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật. Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi làm tôi đau chân ghê gớm.

Phó may – Thưa ngài, đâu có.

Ông Giuốc-đanh – Đâu có là thế nào?

Phó may – Không, đôi giày không làm ngài đau đâu mà.

Ông Giuốc-đanh – Tôi, tôi bảo là nó làm tôi đau.

Phó may – Ngài cứ tưởng tượng ra thế.

Ông Giuốc-đanh – Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ !

Phó may – Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhát triều đình và thích may vừa mắt nhất. Sáng chế ra được một bộ lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen thật là tuyệt tác. Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm nổi đấy.

Ông Giuốc-đanh – Thế này là thế nào ? Bác may hoa ngược mất rồi !

Phó may – Nào ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu !

Ông Giuốc-đanh – Lại cần phải bảo may hoa xuôi ư ?

Phó may – Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế cả.

Ông Giuốc-đanh – Những người quý phái mặc áo ngược hoa ư?

Phó may - Thưa ngài, vâng.

Ông Giuốc-đanh – Ồ ! Thế thì bộ áo này may được đấy.

Phó may – Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà.

Ông Giuốc-đanh – Không, không

Phó may – Xin ngài cứ việc bảo.

Ông Giuốc-đanh –Bác may thế này được rồi. Bác cho rằng tôi mặc áo này có vừa vặn không ?

Phó may – Còn phải nói ! Tôi đố hoạ sĩ nào lấy bút mà vẽ hầu ngài bộ áo vừa khít hơn được. Ở nhà tôi có một chú thợ phụ may quần cộc thì tài nhất thiên hạ ; và một chú khác là anh hùng của thời đại về may áo chẽn đấy.

Ông Giuốc-đanh – Bộ tóc giả và lông đính mũ có được chững chạc không?

Phó may – Chững chạc tuốt!

Ông Giuốc-đanh (nhìn áo của bác phó may) – Ô kìa, bác phó! Vải này là thứ hàng tôi đưa bác may bộ lễ phục trước của tôi đây mà. Tôi nhận ra đúng nó rồi.

Phó may – Chẳng là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã gạn lại một áo để mặc.

Ông Giuốc-đanh – Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải.

Phó may – Mời ngài mặc thử bộ lễ phục chứ ạ?

Ông Giuốc-đanh – Ừ, đưa đây tôi.

Phó may: – Khoan đã, không thể mặc như thế được. Thứ áo này phải mặc đúng thể thức, tôi có đem người đến để mặc hầu ngài theo nhịp điệu. Ớ này! Vào đây, các chú. Các chú hãy mặc bộ lễ phục này hầu ngài theo cách thức mặc cho các nhà quý phái.

Bốn chủ thợ phụ ra, hai chú cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chú thì lột áo ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc.

Thợ phụ: – Bẩm ông lớn, xin ông lớn ban cho anh em ít tiền uống rượu.

Ông Giuốc-đanh: – Anh gọi ta là gì?

Thợ phụ: – Bẩm, ông lớn ạ

Ông Giuốc-đanh: - Ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là “ông lớn”. Đây, ta thưởng về tiếng “ông lớn” đây này!

Thợ phụ: – Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm.

Ông Giuốc-đanh: - “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thưởng lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.

Thợ phụ: – Dám bẩm đức ông, anh em chúng tôi sẽ đi uống rượu chúc sức khoẻ đức ông.

Ông Giuốc-đanh: - Lại “đức ông” nữa! Hà hà! Hà hà! Các chú hãy đợi tí, đừng đi vội. Ta là đức ông kia mà! (nói riêng) Của đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Đây nữa này, thưởng cho chú về tiếng “đức ông” đấy nhé.

Thợ phụ: - Dạ, bẩm đức ông, anh em chúng tôi xin bái tạ ơn người.

Ông Giuốc-đanh: (Nói riêng) - Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi

Bốn người thợ phụ vui mừng nhảy múa.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (2023) hay, ngắn gọn - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tóm tắt Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Ông Giuốc-đanh là nhân vật chính của hài kịch, tuổi ngoài bốn mươi, con một nhà buôn giàu có nhưng dốt nát, quê kệch lại muốn học đòi làm sang. Ông có ý định may bộ quần áo sang trọng để khẳng định vị trí xã hội thượng lưu của mình. Nhưng vì thiếu hiểu biết, dốt nát nên ông trở thành nạn nhân của thói học đòi: bị ăn bớt vải, bộ lễ phục bị may hỏng. Sau đó, ông Giuốc-đanh được bốn thợ phụ ra giúp thử đồ, nịnh hót với đủ kiểu xưng hô “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”… và được ông Giuốc-đanh thưởng cho rất nhiều tiền.

Ý nghĩa nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Giuốc-đanh dốt nát, quê kệch lại muốn học đòi làm sang nên đã bị nhiều kẻ lợi dụng moi tiền, cảnh Giuốc-đanh mặc lễ phục là một biểu hiện của thói học đòi lối ăn mặc sang trọng của quý tộc.

Giá trị nội dung Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.

Giá trị nghệ thuật Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.

Xem thêm các bài Soạn Nội dung chính Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Nội dung chính Cái chúc thư

Nội dung chính Loại vi trùng quý hiếm

Nội dung chính Thuyền trưởng tàu viễn dương

Nội dung chính Nam quốc sơn hà

Nội dung chính Qua đèo ngang

1 767 19/11/2023