Nội dung chính Nỗi niềm chinh phụ (chính xác nhất) - Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với Nội dung chính Nỗi niềm chinh phụ Ngữ văn lớp 9 chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Nỗi niềm chinh phụ từ đó học tốt môn Ngữ văn 9.

1 1,097 05/06/2024


Nội dung chính Nỗi niềm chinh phụ - Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Nội dung chính Nỗi niềm chinh phụ

Trong bối cảnh này, nàng chinh phụ hình dung cảnh chồng nàng lên đường phò vua giúp nước, ra đi với quyết tâm giành hàng loạt thành trì dâng vua, hùng dũng trong chiếc chiến bào thắm đỏ và cưỡi con ngựa sắc trắng như tuyết. Cuộc tiễn đưa lưu luyến kết thúc, người chinh phụ trở về khuê phòng và tưởng tượng ra cảnh sống của chồng nơi chiến địa.

Bố cục Nỗi niềm chinh phụ

- Phần 1 (12 câu đầu): Cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phụ.

- Phần 2 (12 câu còn lại): Cảm xúc, tâm trạng của người chinh phụ sau khi tiễn biệt người chinh phụ.

Bố cục Nỗi niềm chinh phụ (Kết nối tri thức) chính xác nhất (ảnh 1)

Đọc tác phẩm Nỗi niềm chinh phụ

Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống,

Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay.

Hà Lương chia rẽ đường này,

Bên đường, trông bóng cờ bay ngùi ngùi.

Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu,

Kỵ sau còn khuất nẻo Tràng Dương.

Quân đưa chàng ruổi lên đường,

Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng.

Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng,

Hàng cờ bay trong bóng phất phơ.

Dấu chàng theo lớp mây đưa,

Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.

Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

Thiếp thì về buồng cũ gối chăn.

Đoái trông theo đã cách ngăn,

Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh.

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Bố cục Nỗi niềm chinh phụ (Kết nối tri thức) chính xác nhất (ảnh 1)

Ý nghĩa nhan đề Nỗi niềm chinh phụ

Lời than vãn của người phụ nữ có chồng đi đánh trận

Hoàn cảnh sáng tác Nỗi niềm chinh phụ

Được viết vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành. Triều đình cất quân đánh dẹp. Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.

Giá trị nội dung Nỗi niềm chinh phụ

- Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

- Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

Giá trị nghệ thuật Nỗi niềm chinh phụ

- Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ dân tộc lên một tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển.

1 1,097 05/06/2024