Những cái nhìn hạn hẹp – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Những cái nhìn hạn hẹp Ngữ văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 6,446 25/07/2024
Tải về


Tác giả tác phẩm: Những cái nhìn hạn hẹp - Ngữ văn 7

Văn bản 1: Ếch ngồi đáy giếng

I. Tác giả

- Tác giả dân gian

II. Tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

1. Thể loại: Truyện ngụ ngôn

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong Tổng tập văn học dân gian người Việt , tập 10, truyện ngụ ngôn

3. Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Kể về con ếch sống trong cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ nghĩ bầu trời bằng cái vung, mà nó là chúa tể. Vì thế, khi ra ngoài bầu trời rộng lớn ếch bị con trâu giẫm bẹp

Những cái nhìn hạn hẹp - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Phần 1: Từ đầu….như một vị chúa tể : Ếch ra vẻ ta đây

- Phần 2: Còn lại: Cái kết của ếch

6. Giá trị nội dung tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Phê phán sự thiếu hiểu biết của ếch nhưng lại ra vẻ tự đắc, huênh hoang

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Cách lồng bài học, lời giáo huấn nhe nhàng mà sâu sắc

- Dùng lối nói phóng đại.

- Lặp lại các sự việc

- Lời nói ngắn gọn, giản dị, xúc tích

- Dùng bút pháp ẩn dụ, nhân hóa

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

1. Tình huống truyện

- Một con ếch sông lâu ngày trong giếng

+ Cái giếng nhỏ bé chật hẹp

+ Miệng giếng nhỏ bằng cái vung

+ Nên ếch nghĩ bầu trời nhỏ bé

+ Các con vật sống chung nhỏ bé ếch nhái,cua ốc bé nhỏ

+ Ếch cho mình là lớn nhất

- Ếch kêu ngạo, ra vẻ ta đây

- Khi được ra ngoài bầu trời rộng lớn

+ Ếch vẫn giữ thói huênh hoang, tự đắc

+ Ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi

+ Nhâng mắt lên trời xanh

- Cuối cùng bị con trâu dẫm bẹp

Cái kết đáng cho kẻ có hiểu hiểu biết hạn hẹp nhưng lại cho mình là to lớn

2. Bài học cuộc sống

- Phê phán sự hiểu biết hạn hẹp của một bộ phận người

+Thế giới này kiến thức là vô tận, con người khó có thể khám phá hết

+ Con người luôn phải nâng cao, trau dồi hiểu biết của mình

+ Có thể bạn to lớn với môi trường mình đang sống, nhưng với môi trường khác thì không hẳn

-Không nên kêu ngạo, chủ quan, nếu không sẽ lãnh giá đắt.

Văn bản 2: Thầy bói xem voi

I. Tác giả

- Tác giả dân gian

II. Tác phẩm Thầy bói xem voi

1. Thể loại: Truyện ngụ ngôn

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong Tổng tập văn học dân gian người Việt , tập 10, truyện ngụ ngôn

3. Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Thầy bói xem voi

- Kể về việc năm ông thầy bói mù rủ nhau đi xem con voi. Mỗi người sờ một bộ phận. Vì thế, mỗi người có một cách miêu tả về con voi khác nhau. Không ai chịu thua ai dẫn đến đánh nhau

Những cái nhìn hạn hẹp - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Thầy bói xem voi

- Phần 1: Từ đầu …. thầy thì sờ đuôi: giới thiệu việc năm ông thầy bói xem voi

- Phần 2: Tiếp theo…. như cái chổi sể cùn: Các thầy bói xem voi và phán về hình thù con voi

- Phần 3: còn lại: Kết quả việc xem voi.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Thầy bói xem voi

- Chế giễu cách xem và phán về voi một cách phiến diện của năm ông thầy bói

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thầy bói xem voi

- Cách lồng bài học, lời giáo huấn nhẹ nhàng mà sâu sắc

- Dùng lối nói phóng đại.

- Lặp lại các sự việc

- Lời nói ngắn gọn, giản dị, xúc tích

- Dùng bút áp ẩn dụ, nhân hóa

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thầy bói xem voi

1. Tình huống truyện

- Năm ông thầy bói mù chưa biết con voi như thế nào

- Họ rủ nhau đi xem voi

+ Mỗi người được sờ một bộ phận khác nhau

+ Vòi, ngà, tai,chân, đuôi

- Vì chưa từng biết về voi trước đó

- Năm người có những phán xét về voi khác nhau

+ Người sờ vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa

+ Thầy sờ ngà thì bác bỏ voi chần chẫn như đòn càn

+ Đối với thầy sờ tai thì cảm nhận voi bè bè như quạt thóc

+ Thầy sờ chân thì miêu tả giống như cái cột đình

+ Người cuối cùng sờ đuôi thì cho rằng nó như cái chổi sể cùn

- Mỗi người có ý kiến khác nhau, không ai chịu ai gây gỗ lẫn nhau

Đây là cái kết của việc chỉ xem xét sự việc một chiều, không xét trước sau

2. Bài học cuộc sống

- Đưa ra bài học sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống

+ Khi đánh giá một sự vật, hiện tượng cần quan sát toàn diện, dựa trên tổng thể

+ Tránh đưa ý kiến chủ quan, hạn chế để đánh giá tổng thể
-
Thận trọng trước những lời đánh giá, nhận xét để tránh những sai lầm

- Để đánh giá sự vật, hiện tượng cần kết hợp giữa nhiều yếu tố: Nghe, nhìn, cảm nhận tuyệt đối không kết luận vội vàng, phiến diện, chủ quan.
- Phải
học cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác để tiến bộ.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm Những tình huống hiểm nghèo

Tác giả tác phẩm Biết người, biết ta

Tác giả tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng

Tác giả tác phẩm Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Tác giả tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen

1 6,446 25/07/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: