Mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhiều lần vì vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Trả lời Luyện tập 5 trang 17 Chuyên đề KTPL 11 sách Chân trời sáng tạo ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11.

1 192 11/07/2023


Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 1: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên

Luyện tập 5 trang 17 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đánh giá các biện pháp bảo vệ môi trường được áp dụng trong các trường hợp sau:

Trường hợp a. Mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhiều lần vì vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng do lợi nhuận nên doanh nghiệp K vẫn bất chấp pháp luật và tiếp tục cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại. Đội Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đ đã kiểm tra đột xuất và phát hiện Doanh nghiệp K chuyên sản xuất mỡ bôi trơn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu dân cư. Đây không phải là lần đầu doanh nghiệp này vi phạm về bảo vệ môi trường. Trước đó, lực lượng chức năng cũng đã kiểm tra phát hiện doanh nghiệp này vi phạm và đã bị xử phạt gần 200 triệu đồng. Mặc dù chính quyền tỉnh Đ đã nhiều lần yêu cầu chủ cơ sở phải di dời ra khỏi khu dân cư nhưng đến nay, cơ sở không những chưa di dời mà còn tiếp tục lén lút hoạt động và gây ô nhiễm môi trường.

Trường hợp b. Công ty P chuyên sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu. Gần 30 năm đi vào hoạt động, Công ty P đầu tư hệ thống xử lí chất thải, khí thải. Cụ thể, cho che phủ toàn bộ các bể ngâm ủ nguyên liệu, làm tấm tôn chắn tường khu vực bể ngâm với khu dân cư.

Trường hợp c. Công ty chăn nuôi D và Cơ sở sản xuất hạt nhựa tái chế A đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại địa phương. Người dân sống xung quanh khu vực nhà máy sản xuất đã phát hiện nước thải trực tiếp trên sông có màu đen kịt, hôi thối; tôm, cá trên sông chết hàng loạt. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định buộc ngừng hoạt động đối với hai công ty này.

Lời giải:

- Trường hợp a.

+ Ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp K chưa cao. Vì mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp K đã bất chấp các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. => Đây là hành vi đáng lên án.

+ Việc xử phạt và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm của doanh nghiệp K còn chưa đủ mạnh, thiếu tính răn đe.

- Trường hợp b. Hệ thống xử lí chất thải, khí thải của công ty P còn khá đơn giản, lạc hậu; điều này dễ dẫn tới tình trạng không xử lí được hết các chất độc hại trước khi xả thải ra môi trường => công ty P nên đầu tư hệ thống xử lí chất thải, khí thải tiên tiến, hiện đại hơn.

- Trường hợp c.

+Công ty chăn nuôi D và cơ sở sản xuất hạt nhựa tái chế A đã có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Hành vi này đã gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trên địa bàn.

+ Người dân sống xung quanh khu vực nhà máy đã kịp thời phát hiện và tố giác hành vi vi phạm pháp luật của hai công ty D và A. Điều này cho thấy, người dân đã có ý thức quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường.

+ Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định đúng, kịp thời. Tuy nhiên, bên cạnh việc buộc 2 công ty D và A ngừng hoạt động, cần có thực hiện thêm một số biện pháp khác như: xử phạt; buộc hai công ty này phải khắc phục sự cố môi trường mà họ đã gây ra.

1 192 11/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: