Lý thuyết Mô tả sóng - Vật lí 11 Cánh diều

Tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 11 Bài 1: Mô tả sóng ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Vật lí 11.

1 1451 lượt xem


Lý thuyết Vật lí 11 Bài 1: Mô tả sóng

A. Lý thuyết Mô tả sóng

I. Các đại lượng đặc trưng của sóng

 Lý thuyết Mô tả sóng (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 1)

1. Biên độ sóng

- Độ dịch chuyển của một điểm sóng so với vị trí cân bằng của nó là li độ của điểm sóng đó

- Độ lớn của độ dịch chuyển cực đại khỏi vị trí cần bằng của một điểm sóng được gọi là biên độ sóng, kí hiệu là A, đơn vị là mét (m)

2. Tần số và chu kì sóng

- Thời gian thực hiện một dao động của một điểm sóng được gọi là chu kì sóng, kí hiệu T, đơn vị là giây (s)

- Số dao động mà mỗi điểm sóng thực hiện trong một đơn vị thời gian được gọi là tần số sóng, kí hiệu f, đơn vị hertz (Hz)

f=1T

3. Bước sóng

- Quãng đường mà sóng truyền đi trong một chu kì sóng được gọi là bước sóng, kí hiệu λ, đơn vị là mét (m)

4. Tốc độ sóng

- Tốc độ lan truyền năng lượng của sóng trong không gian được gọi là tốc độ của sóng, kí hiệu v, đây là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường, được đo bằng m/s

- Công thức tính tốc độ sóng v=f.λ

5. Cường độ sóng

- Cường độ sóng I là năng lượng truyền qua mọt đơn vị diện tích vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian

I=ES.t, đơn vị: W/m2

Trong đó: E là năng lượng sóng truyền qua một diện tích S vuông góc với phương truyền sóng trong thời gian t

II. Liên hệ giữa sóng và dao động của điểm sóng

 Lý thuyết Mô tả sóng (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 2)

III. Một số tính chất đơn giản của âm thanh và ánh sáng

1. Sự phản xạ và khúc xạ sóng

- Cả âm thanh và ánh sáng đều bị phản xạ khi gặp mặt chắn. Hướng truyền của tia phản xạ giúp người quan sát thấy được ảnh của vật qua mặt phản xạ

- Âm phản xạ đến tai chậm hơn âm trực tiếp từ 1/15 giây thì ta sẽ nghe được âm thanh trực tiếp và âm phản xạ lặp lại tạo thành tiếng vang

2. Hiệu ứng Doppler

- Tần số của sóng mà người quan sát thu được bị biến đổi khi nguồn sóng chuyển động tương đối với người quan sát

- Khi nguồn sóng và người quan sát chuyển động lại gần nhau thì tốc độ sóng đối với người quan sát lớn hơn so với khi cả hai đứng yên với nhau

- Khi nguồn sóng và người quan sát chuyển động ra xa nhau thì tần số sóng mà người quan sát thu được sẽ nhỏ hơn tần số do nguồn phát ra

- Ứng dụng: đo tốc độ của vật chuyển động

Sơ đồ tư duy về “Mô tả sóng”

Lý thuyết Mô tả sóng (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 3)

B. Bài tập Mô tả sóng

Đang cập nhật ...

1 1451 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: