Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 6 (Cánh diều): Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 11.
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
A. Lý thuyết Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á
a) Đông Nam Á hải đảo
- Tại Inđônêxia:
+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược bắt đầu từ thế kỉ XVII, dưới sự lãnh đạo của các vương triều Hồi giáo.
+ Đến đầu thế kỉ XIX, hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô tập hợp 70 quý tộc tiến hành cuộc kháng chiến lớn trên đảo Gia-va nhưng thất bại.
- Tại Philíppin:
+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bắt đầu từ giữa thế kỉ XVI.
+ Từ thế kỉ XVIII, phong trào đấu tranh của các vương quốc Hồi giáo khiến quân Tây Ban Nha chịu nhiều thiệt hại.
b) Đông Nam Á lục địa
- Tại Mianma:
+ Các cuộc kháng chiến chống thực dân Anh xâm lược (1824 - 1826, 1852 và 1885) đã diễn ra mạnh mẽ.
+ Đến năm 1885, sau sáu thập kỉ, người Anh mới xâm chiếm được toàn bộ Mianma.
- Tại Việt Nam: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra quyết liệt trong gần ba thập kỉ (1858 - 1884), gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
- Tại Campuchia: sau khi vua Nôrôđôm kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp (1863), nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra như: cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Xivôtha (1861 - 1892), của Acha Xoa (1863-1866)....
- Tại Lào: phong trào chống Pháp bùng nổ mạnh mẽ sau khi hiệp ước bảo hộ của thực dân Pháp được kí vào năm 1893.
2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:
+ Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo, diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia.
+ Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,… dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến.
- Giai đoạn 2: từ năm 1920 đến năm 1945:
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: tư sản (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và vô sản (do giai cấp vô sản lãnh đạo). Nhiều đảng phái tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hòa bình và đấu tranh vũ trang.
+ Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), nhân dân một số nước như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào,.. đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc.
- Giai đoạn 3: từ năm 1945 đến năm 1975:
+ Tại Philíppin, Mianma, Malaixia, Inđônêxia diễn ra đấu tranh yêu cầu các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập.
+ Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược của Pháp và Mỹ cho đến năm 1975.
+ Năm 1984, Brunây giành được độc lập.
3. Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập
a) Những ảnh hưởng của chế độ thực dân
♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân với các thuộc địa Đông Nam Á
- Ảnh hưởng tích cực: Sau hơn bốn thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á như:
+ Gắn kết khu vực với thị trường thế giới;
+ Du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng,…
+ Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục....
- Ảnh hưởng tiêu cực: chế độ thực dân đã để lại hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông Nam Á.
+ Về chính trị - xã hội: chính sách “chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.
+ Về kinh tế: chế độ thực dân để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn các nước trong khu vực bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa của phương Tây.
+ Về văn hóa: thực dân phương Tây áp đặt nền văn hóa nô dịch, thi hành chính sách ngu dân và hạn chế hoạt động giáo dục đối với nhân dân các nước thuộc địa.
♦ Liên hệ Việt Nam: Ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp đã để lại những hậu quả nặng nề trên mọi lĩnh vực. Ví dụ như:
- Về chính trị:
+ Từ một quốc gia thống nhất, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc Kì là xứ bảo hộ; Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ; Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Tên nước Việt Nam bị xóa trên bản đồ chính trị thế giới.
+ Thực dân Pháp cũng lập ra nhiều xứ tự trị, làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người.
- Về kinh tế:
+ Sự của du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy đem lại một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên, đó chỉ là sự chuyển biến mang tính cục bộ ở một số ngành nghề, một số địa phương.
+ Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, lạc hậu, phát triển thiếu cân đối và lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp;
- Về xã hội: hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam bị áp bức, bóc lột nặng nề, lâm vào cảnh nghèo khổ, bần cùng. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược bao trùm xã hội, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh yêu nước.
- Về văn hóa: đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp (hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ); nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội, như: cờ bạc, mại dâm, hút thuốc phiện,…
b) Quá trình tái thiết và phát triển
- Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một số nước Đông Nam Á đã bắt đầu quá trình tái thiết đất nước, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và các tàn dư của thời kì thuộc địa.
- Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN:
+ Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm các nước sáng lập ASEAN (Thái Lan, Xingapo, Philíppin, Malaixia, Inđônêxia) triển khai chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Trong vòng một thập kỉ, các nước này đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển kinh tế.
+ Những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm nước sáng lập ASEAN bắt đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. Chính sách công nghiệp hoá hướng ngoại đã tạo ra bước phát triển kinh tế, xã hội mới, thay đổi bộ mặt của nhiều nước trong khu vực.
- Đối với ba nước Đông Dương: trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam, Lào, Campuchia mới bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng cách từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
- Các nước Đông Nam Á khác:
+ Tại Mianma: dưới sự cầm quyền của chính phủ quân sự từ những năm 60 của thế kỉ XX, quá trình tái thiết và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2011, một số chính sách cải cách kinh tế, chính trị được tiến hành theo hướng dân chủ hoá, tuy nhiên tình hình Mianma hiện tại vẫn còn nhiều bất ổn.
+ Tại Brunây, sau khi tuyên bố độc lập vào ngày 1/1/1984, chính phủ đã thi hành nhiều chính sách nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước Anh. Hệ thống luật pháp hiện đại được xác lập. Nền kinh tế độc lập từng bước được phát triển, đặc biệt là ngành chế biến dầu mỏ. GDP bình quân đầu người của Brunây năm 2021 đạt 31723 USD.
+ Tại Đông Timo, sau khi tuyên bố độc lập năm 2002, chính phủ mới đã thi hành nhiều chính sách nhằm ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên xung đột phe nhóm và các cuộc đảo chính quân sự đang gây ra nhiều vấn đề bất ổn.
B. Bài tập Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông Nam Á?
A. Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
B. Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa.
C. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.
D. Giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội.
Chọn B
- Sau hơn bốn thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á như:
+ Gắn kết khu vực với thị trường thế giới;
+ Du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng,…
+ Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục....
Câu 2. Một trong những cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia chống lại ách cai trị của thực dân Pháp lag: khởi nghĩa của
A. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô.
B. Hoàng thân Si-vô-tha.
C. Đa-ga-hô.
D. A-cha-xoa.
Chọn B
Ở Campuchia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước, mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892). Các cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866), Pu-côm-bô (1866 - 1867) là những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp.
Câu 3. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Mi-an-ma nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của
A. thực dân Anh.
B. thực dân Pháp.
C. thực dân Tây Ban Nha.
D. thực dân Hà Lan.
Chọn A
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mi-an-ma bùng lên mạnh mẽ. Mục tiêu của phong trào hướng đến đòi các quyền lợi cơ bản như giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ văn hoá truyền thống. Các vị cao tăng và trí thức đóng vai trò nòng cốt lãnh đạo phong trào đấu tranh.
Câu 4. Để áp đặt được ách độ hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam, thực dân Pháp đã phải mất
A. 30 năm.
B. 28 năm.
C. 26 năm.
D. 24 năm.
Chọn C
Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp phải mất 26 năm (1858 - 1884) mới áp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
Câu 5. Nguyên nhân quyết định khiến thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884) là
A. quân Pháp từ xa đến, không quen khí hậu, địa hình Việt Nam.
B. quan quân triều đình nhà Nguyễn có chiến thuật đánh Pháp độc đáo.
C. triều đình nhà Nguyễn kiến định lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
D. Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
Chọn D
Nguyên nhân quyết định khiến thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884) là Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
Câu 6. Điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là gì?
A. Phong trào theo khuynh hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến.
B. Phong trào theo ý thức hệ phong kiến thay thế phong trào theo khuynh hướng tư sản.
C. Tồn tại song song hai khuynh hướng tư sản và vô sản trong phong trào yêu nước.
D. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối.
Chọn A
Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha của nhân dân Philíppin năm 1896.
Câu 7. Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tại Đông Nam Á, phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở
A. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.
B. Thái Lan, Việt Nam, Lào.
C. In-đô-nê-xi-a. Mi-an-ma, Phi-líp-pin.
D. Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam.
Chọn C
Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tại Đông Nam Á, phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở In-đô-nê-xi-a. Mi-an-ma, Phi-líp-pin… dưới sự lãnh đạo của các trí thức cấp tiến.
Câu 8. Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philíppin (trong những năm 30 của thế kỉ XX) đã
A. mở ra khuynh hướng tư sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
B. mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
C. khẳng định sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào đấu tranh.
D. khẳng định sự thắng thế của khuynh hướng tư sản trong phong trào đấu tranh.
Chọn C
Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philíppin (trong những năm 30 của thế kỉ XX) đã mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Câu 9. Trong những năm 1945 - 1975, nhân dân các nước Đông Dương tiếp tục đấu tranh chống lại những thế lực ngoại xâm nào?
A. Thực dân Pháp và thực dân Anh.
B. Thực dân Anh và thực dân Hà Lan.
C. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
D. Thực dân Anh và thực dân Tây Ban Nha.
Chọn C
Trong những năm 1945 - 1975, nhân dân các nước Đông Dương tiếp tục đấu tranh chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Câu 10. Một trong những nội dung của lịch sử Đông Nam Á những năm 1945 - 1984 là
A. các nước lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
B. tất cả các nước tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. các nước lần lượt trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
D. thực dân phương Tây quay lại tái chiếm Đông Nam Á.
Chọn A
Một trong những nội dung của lịch sử Đông Nam Á những năm 1945 - 1984 là các nước lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động từ chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á?
A. Tranh chấp biên giới.
B. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
C. Tranh chấp lãnh thổ.
D. Gắn kết khu vực và thế giới.
Chọn D
Chính sách “chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.
Câu 12. Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân tác động như thế nào đến nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á?
A. Cư dân Đông Nam Á được khai hóa văn minh.
B. Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo ở nhiều nước.
C. Xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống.
D. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.
Chọn C
Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân đã làm xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á, gây nên sự xung đột văn hóa, tôn giáo ở nhiều nước.
Câu 13. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Đông Nam Á là mâu thuẫn giữa
A. nhân dân Đông Nam Á với thực dân xâm lược.
B. giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến.
C. giai cấp tư sản với chính quyền thực dân.
D. giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.
Chọn A
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Đông Nam Á là mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Nam Á với thực dân xâm lược.
Câu 14. Chính sách cai trị của thực dân phương Tây cũng đưa đến một số tác động tích cực đối với khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ việc
A. du nhập nền sản xuất công nghiệp.
B. gắn kết khu vực với thị trường thế giới.
C. thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa.
D. các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
Chọn D
- Chính sách cai trị của thực dân phương Tây cũng đưa đến một số tác động tích cực đối với khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ việc các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông Nam Á?
A. Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
B. Gắn kết Đông Nam Á với thị trường thế giới.
C. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.
D. Giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội.
Chọn B
- Sau hơn bốn thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á như:
+ Gắn kết khu vực với thị trường thế giới;
+ Du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng,…
+ Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục....
Câu 16. Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài.
Chọn A
Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Câu 17. Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài.
Chọn B
Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược kinh tế công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hạn chế của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được tiến hành ở năm nước sáng lập ASEAN trong những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?
A. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
B. Chi phí sản xuất cao dẫn đến tình trạng thua lỗ.
C. Phụ thuộc nhiều vào vốn và thị trường bên ngoài.
D. Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ sản xuất.
Chọn B
- Hạn chế của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu:
+ Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ sản xuất.
+ Chi phí sản xuất cao dẫn đến tình trạng thua lỗ.
+ Chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội
+ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Câu 19. Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Việt Nam, Lào, cam-pu-chia bắt đầu
A. lựa chọn con đường phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa.
B. tiến hành công nghiệp hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường.
C. đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
D. cải cách đất nước một cách toàn diện, trong đó đổi mới chính trị là trọng tâm.
Chọn B
Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Việt Nam, Lào, cam-pu-chia bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Câu 20. Quốc gia nào ở Đông Nam Á được coi là một trong 4 “con rồng” của kinh tế châu Á?
A. Việt Nam.
B. Thái Lan.
C. Xin-ga-po.
D. In-đô-nê-xi-a.
Chọn C
Xingapo trở thành một trong bốn "con rồng” kinh tế của châu Á.
Câu 21. Ở In-đô-nê-xi-a, cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô đã
A. thất bại, In-đô-nê-xi-a trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan.
B. thành công, lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp, giành độc lập.
C. thất bại, nhưng gây tổn thất nặng nề cho chính quyền thực dân.
D. thành công, lật đổ ách cai trị của thực dân Hà Lan, giành độc lập.
Chọn C
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan đã bùng nổ mạnh mẽ ở In-đô-nê-xi-a. Trong số đó, nổi bật là cuộc ln của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830). Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã gây tổn thất nặng nề cho chính quyền thực dân.
Câu 22. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Cam-pu-chia không tiến hành cuộc khởi nghĩa nào sau đây?
A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863 - 1866).
B. Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867).
C. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892).
D. Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830).
Chọn D
Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Cam-pu-chia nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của thực dân Pháp. Tiêu biểu là: khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892); khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866); khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867),…
Câu 23. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Việt Nam nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của
A. thực dân Anh.
B. thực dân Pháp.
C. thực dân Tây Ban Nha.
D. thực dân Hà Lan.
Chọn B
Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp phải mất 26 năm (1858 - 1884) mới áp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
Câu 24. Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến.
B. Phong trào đấu tranh diễn ra theo khuynh hướng tư sản.
C. Thắng lợi hoàn toàn, lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp.
D. Diễn ra quyết liệt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.
Chọn A
Vào cuối thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân ở ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo.
Câu 25. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động tiêu cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến nền kinh tế của các nước Đông Nam Á?
A. Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.
B. Kinh tế lạc hậu, thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các địa phương.
C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế quan hệ sản xuất phong kiến.
D. Đông Nam Á trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của thực dân phương Tây.
Chọn D
- Tác động tiêu cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến nền kinh tế của các nước Đông Nam Á:
+ Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.
+ Kinh tế lạc hậu, thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các địa phương.
+ Đông Nam Á trở thành thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa của thực dân phương Tây.
+ Phương thức tư bản chủ nghĩa được du nhập (không hoàn chỉnh) vào các nước Đông Nam Á và tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch sử 11 sách Cánh diều, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Lý thuyết Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)
Lý thuyết Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Lý thuyết Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 11 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều