Lý thuyết KHTN 9 Bài 5 (Kết nối tri thức): Khúc xạ ánh sáng

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 5: Khúc xạ ánh sáng ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 9.

1 487 30/07/2024


Lý thuyết KHTN 9 Bài 5: Khúc xạ ánh sáng

I. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 5: Khúc xạ ánh sáng

II. Định luật khúc xạ ánh sáng

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.

- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới (sin i) và sin của góc khúc xạ (sin r) luôn không đổi:

sinisinr=hằng số

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 5: Khúc xạ ánh sáng

III. Chiết suất của môi trường

1. Chiết suất tỉ đối

Tỉ số không đổi trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường 2 (môi trường chứa tia khúc xạ) đối với môi trường 1 (môi trường chứa tia tới).

sinisinr=n21=n2n1

- Nếu n21 > 1 thì r < i: Tia khúc xạ bị lệch lại gần pháp tuyến hơn.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 5: Khúc xạ ánh sáng

- Nếu n21 < 1 thì r > i: Tia khúc xạ bị lệch xa pháp tuyến hơn.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 5: Khúc xạ ánh sáng

2. Chiết suất tuyệt đối

Chiết suất tuyệt đối (chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân khổn.

Nguyên nhân của hiện tượng khúc xạ là sự thay đổi tốc độ truyền ánh sáng.

Công thức tính chiết suất tuyệt đối n của một môi trường: n=cv

Trong đó:

+ c là tốc độ ánh sáng trong chân không (c = 3.108 m/s).

+ v là tốc độ ánh sáng trong môi trường.

Lưu ý: nkknCk=1

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 5: Khúc xạ ánh sáng

1 487 30/07/2024