Lý thuyết KHTN 9 Bài 12 (Kết nối tri thức): Đoạn mạch nối tiếp, song song

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 12: Đoạn mạch nối tiếp, song song ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 9.

1 392 31/07/2024


Lý thuyết KHTN 9 Bài 12: Đoạn mạch nối tiếp, song song

I. Đoạn mạch nối tiếp

Điện trở tương đương của đoạn mạch là điện trở có thể thay thế các điện trở của đoạn mạch sao cho với cùng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 12: Đoạn mạch nối tiếp, song song

Đặc điểm của đoạn mạch nối tiếp

- Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp:

R = R1 + R2

- Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm n điện trở R1, R2, … Rn mắc nối tiếp:

R = R1 + R2 + … + Rn

- Cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:

I = I1 = I2

- Cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch gồm n điện trở mắc nối tiếp:

I = I1 = I2 = … = In

- Hiệu điện thế của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:

U = U1 + U2

- Hiệu điện thế của đoạn mạch gồm n điện trở mắc nối tiếp:

U = U1 + U2 + … + Un

II. Đoạn mạch song song

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 12: Đoạn mạch nối tiếp, song song

Đặc điểm của đoạn mạch song song

- Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp: 1Rtd=1R1+1R2

- Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm n điện trở R1, R2, … Rn mắc nối tiếp: 1Rtd=1R1+1R2+...+1Rn

- Cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:

I = I1 + I2

- Cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch gồm n điện trở mắc nối tiếp:

I = I1 + I2 + … + In

- Hiệu điện thế của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:

U = U1 = U2

- Hiệu điện thế của đoạn mạch gồm n điện trở mắc nối tiếp:

U = U1 = U2 = … = Un

1 392 31/07/2024