Lý thuyết GDCD 8 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 8.

1 827 lượt xem


Lý thuyết GDCD 8 Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

A. Kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a. Khái niệm:

- Môi trường là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người.

- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống (mỏ khoáng sản, dầu khí, động vật,…)

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

b. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước:

+ Môi trường trong lành góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

+ Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển bền vững của đất nước.

2. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a. Khái niệm

- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên; phục hồi, tái tạo thiên nhiên có thể phục hồi được.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

b. Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên giúp cân bằng sinh thái và đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội,

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ chính chúng ta.

3. Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

+ Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

+ Bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lí tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

+ Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

+ Bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch.

+ Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chỉ trà, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

4. Một số biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Một số biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

+ Nâng cao ý thức mọi người chung tay bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

+ Khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên

+ Tuyên truyền, vận động mọi người tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

5. Trách nhiệm của học sinh

- Học sinh có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi như:

+ Không xả rác bừa bãi;

+ Hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa;

+ Tiết kiệm điện, nước,...

+ Phê phán, đấu tranh, góp ý với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên (phá rừng, săn bắt động vật trái phép,...).

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

B. Bài tập GDCD 8 Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Câu 1. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm làm

A. Ngày Môi trường thế giới.

B. Ngày Quốc tế Khoan dung.

C. Ngày Quốc tế Hạnh phúc.

D. Ngày Quốc tế Lao động.

Đáp án đúng là: A

Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm làm Ngày Môi trường thế giới.

Câu 2. Câu thành ngữ nào dưới đây nói lên sự phong phú và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam?

A. Chọn mặt gửi vàng.

B. Rừng vàng, biển bạc.

C. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.

D. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Đáp án đúng là: B

Câu thành ngữ “rừng vàng, biển bạc” nói lên sự phong phú và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.

Câu 3. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp môi trường trong lành và cân bằng hệ sinh thái.

B. Là nhân tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

C. Đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành.

D. Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Đáp án đúng là: B

- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên giúp cân bằng sinh thái và đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội…

+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ chính chúng ta.

Câu 4. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Chôn, lấp, đổ… chất thải đúng nơi quy định.

B. Xử lí chất thải rắn theo đúng quy trình kĩ thuật.

C. Tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

D. Xả nước thải, khí thải chưa qua xử lí ra môi trường.

Đáp án đúng là: D

Khoản 2, Điều 6, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: nghiêm cấm thực hiện hành vi xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lí đạt quy chuẩn kĩ thuật ra môi trường.

Câu 5. Luật Lâm nghiệp năm 2017 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tố cáo hành vi săn bắt, buôn bán động vật hoang dã.

B. Khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.

C. Tích cực trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng phòng hộ.

D. Nghiêm túc thực hiện quy định về phòng chống cháy rừng.

Đáp án đúng là: B

Khoản 1, Điều 9, Luật Lâm nghiệp năm 2017 nghiêm cấm thực hiện hành vi: chặt, phá, khai thác, lấn chiếm rừng trái quy định của pháp luật.

Câu 6. Luật Tài nguyên nước năm 2012 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Bảo vệ các công trình thủy lợi, đê, bờ kè thoát lũ.

B. Tố cáo hành vi đổ chất thải chưa qua xử lí ra sông.

C. Đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước.

D. Xử lí nước thải đúng quy trình và tiêu chuẩn kĩ thuật.

Đáp án đúng là: C

Khoản 1, Điều 9, Luật Tài nguyên nước năm 2012 nghiêm cấm thực hiện hành vi: đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hành vi khác gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

Câu 7. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Môi trường và tài nguyên có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống.

B. Bảo vệ môi trường và tài nguyên là trách nhiệm riêng của nhà nước.

C. bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ chính chúng ta.

D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.

Đáp án đúng là: B

Bảo vệ môi trường và tài nguyên là trách nhiệm riêng của nhà nước là ý kiến không đúng, vì: pháp luật Việt Nam quy định, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

Câu 8. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm riêng của các cơ quan nhà nước.

B. Tài nguyên thiên nhiên là vô tận nên không cần thiết phải tiết kiệm.

C. Bảo vệ môi trường là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cá nhân.

D. Chỉ người lớn mới cần quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Đáp án đúng là: C

Pháp luật Việt Nam quy định, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Lý thuyết Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Lý thuyết Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Lý thuyết Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

1 827 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: